Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (7)


Xem mục lục

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Chúng ta là những người đi sau thì phải cố gắng học hỏi, thừa kế và phát huy nền Y Học Cổ Truyền một cách hăng say đầy nhiệt quyết, để khỏi phải phụ lòng các bậc tiền nhân và tủi hổ cùng Y giới đương thời.

 

Trong vườn hoa y nghiệp mênh mong vô bờ bến, ta phải tự hào và cũng có cái đáng lo. Tự hào! Thừa hưởng di sản y học to lớn mà cổ nhân đã dày công biên soạn để lại cho đời, trong đó biết bao kinh nghiệm tích lũy lâu đời. Có lẽ cho đến hôm nay, chúng ta không thể nào bỏ qua những kinh nghiệm quý báu đó, mà phải tiếp tục nghiên  cứu cho sâu rộng, đồng thời phổ biến các nghiệm phương trong lâm sàn trị liệu đạt hiệu quả cao đến mọi tầng lớp quần chúng, rồi cùng chugn bảo vệ, đóng góp, xây dựng nền học thuật cao cả, đáng quý, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, ngày càng tiến bộ tinh vi, gây lòng tin tưởng an toàn đối với bệnh nhân ở xã hội văn minh hiện đại này.

 

Khi gặp bệnh nhân, lẽ dĩ nhiên lương y phải chẩn mạch, kê đơn, bóc thuốc. Nhưng lở gặp kẽ khốn cùng, không tiền bạc, không nhà cửa, không có người thân, nhờ điều trị, thì cũng tận tình chữa cho, đó gọi là y đức của y gia.

 

Người cành nghèo càng dễ mắc bệnh. Hễ có bệnh thì phải tìm thầy. Đến Thầy hoài, Thầy cũng bấm bụng mà chịu, không thể nào đáp ứng được vẹn toàn. Rủi ro người nghèo mà mang bệnh ngặt nghèo, cơ khổ hơn nữa. Làm sao? Việc từ thiện biết bao nhiêu cho đủ. Đó là nỗi lo của lương tâm Thầy thuốc.

 

Nay Cụ Huỳnh Minh, một lương y biên khảo, đã nhiều năm lặn lội đi khắp mọi nơi, sưu tầm những cây thuốc quý, những bài thuốc dân gian hay, biên soạn thành quyển sách này, có hơn 500 bài thuốc giá trị, đủ đáp ứng mọi tần lớp cần sách thuốc để tự điều trị, rất hợp với túi tiền người nghèo, rất dễ sử dụng, không rườm rà, thuốc lại dễ tìm, ở đâu cũng sẳn có.

 

Như ở thôn quê hẻo lánh, không có Thầy thuốc, xa chợ, xa bệnh viện, thì phải có cuốn sách này ở trong nhà, phòng khi hữu sự đem dùng cũng như có Lương y bên cạnh và tự mình chữa trị cho mình, cho gia đình, cho bà con chung quanh, tiện lợi đủ điều.

Sách của Cụ biên soạn rất công phu, phải tốn công nhiều năm mới tổng kết các phương thuốc có hệ thống hoàn chỉnh.

Kính mong bạn đọc và quý y hữu nghiên cứu, áp dụng và phổ biến những bài thuốc trong quyển sách này, ngõ hầu giúp những bệnh nhân bớt đau khổ và nền Y Học Cổ Truyền Việt Nam ngày càng phát triển.

 

Mùa Xuân Nhâm Thân - 1992

Lương Y NGUYỄN HỮU TÂN

Trưởng Phòng Chẩn Trị Đông Y

Câu Lạc Bộ Phụ Lảo Q1-TP.HCM

Xem mục lục