Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

WORDLESS

Birth, aging, illness, and death are normal things --- since infinite time.
While you want liberation, trying to untie only makes things tie tighter.
The more you search for Buddha, the more you deceive yourself.
The more you attach to meditation or Zen, the more you mislead yourself.
Don’t pursue Buddha and Zen.
Tighten your lips – be wordless.

DIEU NHAN (1041 – 1113)

NOTE: Dieu Nhan was a Zen nun. She had another way to express the truth. She made this poem before her death, saying that the truth should be said with no words. Don’t cling to whatsoever, even to the meditation or Zen.

The SN 21.1 Sutta (Kolita Sutta) said that as the placing of the mind and keeping it connected were stilled, Venerable Mahamoggallana entered and remained in the second jhana, which has the rapture and happiness born of concentration. This is called noble silence.

In Verse 134 of the Dhammapada, the Buddha says that if you can stay silent like a broken gong, you will realize Nirvana. Verse 268 of the Dhammapada says that staying silent alone cannot make one become a sage if this person lives an ignorant and unmindful life.

In a koan, a Zen Master pointed at a vase and asked his students to speak wordlessly about that vase. In another koan, another Zen Master pointed at a vase and said to his students, "Don't say this is a vase, don't say this is not a vase. What is this?"

Both koans above want you to show that you are living the reality of "the here and now" --- asking you to destroy any screen between you and the reality. All the words, all the thoughts, or all the concepts that arise in your mind when you see and hear the reality actually are separating you and the reality. When you, mindfully and wordlessly, observe the world around you, you will see that you are what you see, and you are what you hear. Huyền Quang (1254-1334) said in a poem that when he had no worries, he saw that he totally became one with the flowers outside his cottage.           

KHÔNG LỜI

Sanh già bệnh chết 
Xưa nay lẽ thường. 
Muốn cầu thoát ra 
Mở trói thêm ràng. 
Mê đó tìm Phật, 
Lầm đó cầu thiền. 
Phật, thiền chẳng cầu, 
Uổng miệng không lời. 

Ni Sư DIỆU NHÂN (1041 – 1113) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Ngài Diệu Nhân là một Thiền Ni. Ngài có một cách khác để diễn tả thật tướng. Ngài đã làm bài thơ này trước khi viên tịch, nói rằng thật tướng nên chỉ ra bằng vô ngôn. Đừng trụ vào bất kỳ pháp nào, ngay cả trụ vào thiền định.

Kinh SN 21.1 Sutta (Kolita Sutta) kể rằng khi diệt xong tầm (hướng tâm vào) và tứ (dán tâm vào), Đại sư Đại Mục Kiền Liên chứng và trú vào nhị thiền, trạng thái hỷ lạc do định sanh. Đó gọi là sự im lặng linh thánh.

Trong bài Kệ 134 của Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói rằng nếu bạn giữ tịch lặng như một cái chiêng (cồng) bể, bạn sẽ chứng Niết Bàn. Kệ 268 trong Kinh Pháp Cú viết rằng chỉ giữ im lặng không thể làm ai trở nên bậc thánh nếu người này sống đời sống ngu si và thiếu chánh niệm.

Trong một công án, một Thiền sư chỉ vào một cái bình, bảo học trò nói không bằng ngôn ngữ về cái bình. Trong công án khác, một Thiền sư khác chỉ vào một cái bình và nói với học trò, "Đừng nói đây là cái bình, đừng nói đây không phải bình. Nó là cái gì?"

Cả hai công án trên muốn bạn cho thấy bạn đang sống trong thực tại ở "nơi đây và bây giờ" --- yêu cầu bạn phá hủy bức màn giữa bạn và thực tại. Tất cả lời nói, tư tưởng hay khái niệm khởi trong tâm bạn khi bạn thấy và nghe thực sự cách ngăn bạn và thực tại. Khi bạn, trong chánh niệm và xa lìa ngôn ngữ, quan sát thế giới chung quanh, bạn sẽ thấy bạn là cái bạn thấy, và bạn là cái bạn nghe. Ngài Huyền Quang (1254-1334) nói trong một bài thơ rằng khi ngài xa lìa âu lo, ngài thấy rằng ngài hoàn toàn là một với các bông hoa bên ngoài căn lầu của ngài.

Xem mục lục