SITTING
There are three ways of sitting in meditation.
First, sit and keep your mind on breathing;
Second, sit and chant the sutras;
And third, sit and happily listen to the chanting of sutras.
Sitting has three levels.
First, sit with the union of mind and body.
Second, sit in peacefulness;
And third, sit without fetters.
What does it mean to sit with the union of mind and body?
That means your mind becomes one with your body.
What does it mean to sit in peacefulness?
That means your mind has no thought.
What does it mean to sit without fetters?
When all fetters are destroyed – That is what it means to sit without fetters.
KHUONG TANG HOI (? – 280)
NOTE: When mindful of your breathing, you are also mindful of your mind. Later, you will see your mind becoming one with your breath. When mindful of your bodily movement, you are also mindful of your mind. Later, you will see your mind becoming one with your body. Looking at your mind, you see thoughts coming and going, just like waves rising and falling. Your breaths will become very subtle and almost disappear; then you will see that body and mind become oneness and peacefulness. Thus, practicing mindfulness of breathing leads to practicing the four foundations of mindfulness. The suttas said that when your body is immersed in happiness, you are entering the first jhana; also, in SN 36.11 Sutta, Buddha said that speech ceased and stilled for someone who attained the first jhana. When your mind has not any thought and when your whole body and mind immerse in the blissful silence, you are entering the second jhana; also, in SN 36.11 Sutta, Buddha said that the placing of the mind and keeping it connected ceased and stilled for someone who attained the second jhana. How can all thoughts vanish? Don’t try to stop any thought; it will disappear when you observe and see its nature of emptiness. The suttas (e.g., MN 52, MN 64) said that from the first or second jhana, you can observe and feel the wind of impermanence flow constantly through your whole body and mind. In that state of mind, you are letting go of all things. All fetters will gradually fade and vanish.
NGỒI
Có ba lối ngồi theo đạo.
Một là ngồi sổ tức.
Hai là ngồi tụng kinh.
Ba là ngồi vui nghe kinh. Đó là ba.
Ngồi có ba cấp.
Một là ngồi hiệp vị.
Hai là ngồi tịnh.
Ba là ngồi không có kết.
Ngồi hiệp vị là gì?
Là ý bám lấy hạnh không rời, đó là ngồi hiệp vị.
Ngồi tịnh là gì?
Là không niệm nghĩ, đó là ngồi tịnh.
Ngồi không có kết là gì?
Là kết đã hết, đó là ngồi không có kết.
KHƯƠNG TĂNG HỘI (? – 280) --- Bản Việt dịch GS Lê Mạnh Thát.
GHI NHẬN: Khi tỉnh thức niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi tỉnh thức niệm thân, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Hơi thở bạn sẽ dịu dàng, vi tế hơn, và gần như biến mất; rồi bạn sẽ thấy thân và tâm hợp nhất và bình lặng. Như thế, chánh niệm hơi thở dẫn tới chánh niệm tứ niệm xứ. Kinh nói rằng khi bạn thấy toàn thân ngập tràn an định trong hạnh phúc, lúc đó bạn đang vào sơ thiền; thêm nữa, trong kinh SN 36.11, Đức Phật nói rằng khi chứng được Thiền thứ nhứt, lời nói được đoạn diệt, tịnh chỉ. Khi bạn thấy tâm không còn niệm nào, và toàn thân tâm an định ngập tràn trong tịch lặng hạnh phúc, là bạn đang vào nhị thiền; cũng trong kinh SN 36.11, Đức Phật nói rằng khi chứng được Thiền thứ nhì, tầm (đặt tâm vào) và tứ (dán tâm vào) được đoạn diệt, tịnh chỉ. Làm cách nào các niệm biến mất? Đừng ngăn chận niệm; niệm sẽ tự biến mất khi bạn quan sát và thấy bản tánh rỗng không của nó. Nhiều kinh (như, Trung Bộ Kinh MN 52, MN 64) nói rằng từ sơ thiền hay từ nhị thiền, bạn có thể quan sát và cảm nhận ngọn gió vô thường đang trôi chảy xuyên khắp thân tâm bạn liên tục. Trong trạng thái này, bạn sẽ buông bỏ mọi thứ; tất cả lậu hoặc phiền não sẽ từ từ nhạt đi và biến mất