Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Quá thương tiếc uổng, rất đau đớn lòng, đâu nở làm thinh, cùng nhau nhắc nhở.

Hai câu trên: Cảm thương tiếc lắm! Hai câu dưới: Khuyên người gắng sức.

Tổ Qui Sơn ngài nhận thấy hàng truy lưu(121) này, phần nhiều ham ưa tài lợi, bỏ bê đạo, rồi phải xa chìm biển sanh tử! Thành thử Ngài cảm thương than thở, lòng thống thiết chẳng nở nín lời, nên phải chép thành văn Cảnh sách đây, hầu thay lẫn với nhau để mà nhắc thức và khuyến khích đấy.

Ký: Nhá là lời than vì lấy làm quái gở quá! Giam: Bịt niêm, như nói giam khẩu bất ngôn. Để người ta đạc đệ: truyền đệ, đem truyền cho nhau.

Hiềm vì! Đồng sanh nhằm thời tượng quí. Cách với thời Phật quá xa, bậc truyền Phật pháp thưa ít, người tu phần nhiều giải đãi!

Hai câu trên, thương vì chẳng còn Phật ở đời. Hai câu dưới, thương vì đời pháp rốt, lòng người ngoan cố!

Tượng quí, quí là ngọn, chót. Số là, do đức Thích-ca Như Lai, giáo pháp của Ngài để lại, có phân ra ba thời là chánh, tượng và mạt.

Chánh pháp, chánh như chứng, là sau khi Như Lai diệt độ, trong khoảng một ngàn năm đầu, phàm là người có bẩm giáo xuất gia, đều năng tu hành, tức năng chánh quán nên gọi chánh pháp, vì chánh tức chứng.

Tượng pháp, tượng tương tự, là có bẩm giáo cũ có tu hành, thời này tương tợ nhau với thời chánh pháp, nghĩa là sau đức Phật nhập diệt, trong khoảng nghìn năm thứ hai (thời chánh pháp là một ngàn năm thứ nhất, tượng pháp là một ngàn năm thứ nhì), người có bẩm giáo, có tu mà phần nhiều chẳng thể chứng quả, chẳng được chính đích, nên gọi là tương tự.

Mạt pháp(122), mạt là mạt hậu (rốt sau), cũng là nhỏ chót. Nghĩa là, đức Phật Niết-bàn, sau hai thời chánh và tượng, trong khoảng một vạn năm, đối với giáo pháp để lại đời người ta mặc dầu có bẩm giáo mà, phần nhiều chẳng thể tu hành chứng quả được mấy. Hoặc có chỗ nói đời mạt pháp có ba ngàn năm.

Tổ Qui sơn xuất thế nhằm đời Đường, cách với đức Như Lai diệt độ, hầu đã một ngàn tám trăm năm, nên nói “đồng sanh tượng quí”, là phần rốt đời tượng. Lại cách nhau với đức Như Lai hầu hai ngàn năm, nên nói là “khứ Thánh thời diêu”, là cách thời Phật đã xa.

Thời đại đã xa cách, bậc đại nhân truyền pháp đã dần dần ít thiếu, nên nói là “Phật pháp sanh sơ”. Đã như ông Lương Đạo(123), lại nhằm đời mạt kiếp, căn khí của người hạ liệt, không có chí hướng thượng, nên nói là “nhân đa giải đãi”.

Ký: Quí là cái thời ở sau thời mạnh, thời trọng, như quí xuân, quí hạ, lại mạt thế cũng kêu là quí thế, nếu lấy một ngàn năm của thời tượng pháp để nói thì, ba trăm năm sau là thuộc về quí; nếu lấy ba thời chánh, tượng, mạt mà nói thì quí là thời sau chánh và tượng.

Thánh thế là đời Phật, tức là ngày mà đức Như Lai còn hiện tại nơi đời. Lại cái thời chánh pháp cũng gọi là Thánh thế.

Xổi bày chỗ quản kiến, để hiểu rõ lớp sau nếu chẳng bỏ chừa (thói hủ bại), thực khó đem lại (đạo chánh chơn).

ai câu trên chỉ thị ra lời dạy (văn cảnh sách), hai câu dưới lời răn khuyên gắng.

Đã có chỗ cảm thương như thế, đâu chẳng có lời đưa ra để khuyên tu trì.

Lược thân quản kiến, (Xổi bày ống dòm) lược: hẹp, sơ lược, như chưa rộng. Thân là thân thuật lại. Quản kiến như chỗ thấy trong ống dòm trời.

Đấy là lời khiêm nhượng của tổ Qui Sơn.

Để hiểu rõ lớp sau nghĩa là, lấy văn cảnh sách đây, để hiểu dụ kẻ hậu học, cần phải răn chừa điều ác dời qua việc lành.

Hai câu “nhược bất quyên căn, thành nan luân hoán” là lời xâu kết văn trước, để mà khuyến tu. Nghĩa là, nếu chẳng chừa sạch các thói xấu như trên đã dẫn ác dục tập nhiễm, ngạo mạn và phóng dật… thì thực là khó mà vãn hồi lại chánh đạo!

Ký: Quyên: rửa giặt, chừa khỏi.

Căng là kiêu căng tự phụ. Lại là khoe khoang trau chuốt lấy mình.

Hoán là chuyển đổi, luân hoán, nghĩa như vãn hồi.

Giới miễn là khiến cho đoạn các cái hạnh ác tập mà gắng tu các việc thiện hạnh.

Xem mục lục