Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

II.A.2.b1b- Tán miễn (khen gắng).

Thực hành chỉ, tác như thế, hẳn không uổng bận pháp phục, cũng là đều được tứ ân, cứu vớt tam hữu.

 Hai câu trên nói rõ phần tự ích. Hai câu dưới nói rõ về tha ích. Nghĩa là, tu và hành được như trên đã nói thì, thực là chẳng luống uổng ở trong đoàn thể tri môn.

 Đã thế mà lại đức hạnh đầy đủ, tứ ân tự nhiên nhờ lợi ích. Truyền xướng khắp nêu chánh pháp ra, cả tam giới đều được thấm nhuần lợi lạc!

 : Pháp phục tức là Ca -sa. Đọc đủ tiếng Phạn là KaÅya (ca-sa-dệ), dịch là: màu không chính, màu đã hoại, nghĩa là dùng hoặc xanh, đen và mộc lan, ba màu ấy nhuộm đúng như màu pháp (là thâm thâm, ửng đỏ), vì các đức Như Lai cả ba đời, đồng bận y đây, nên nói là pháp phục; kẻ mà bận nó, có thể dứt được phiền não, nên lại tên là Ly trần phục; chúng long được đeo một rẻo liền khỏi cái nạn chim đại bàng bắt ăn, nên tên là Cứu long y; cũng tên là Nhẫn nhục khải; cũng tên Liên hoa phục; cũng tên Giải thoát phục; cũng tên là Phước điền y. Vì nó có mỗi mỗi công năng, thành thử có những danh nghĩa như thế, nên Phật ngài chế tác ra, dạy phải mang theo thân, chẳng đặng rời cách nó mà đi nghỉ chỗ khác.

 Sự Sao nói: “Phật dạy phải kính cẩn hộ giữ ba pháp y như cưng giữ da mỏng nơi thân của ta; giữ bình bát như giữ tròng con mắt; đều chung kính như ngồi tháp, thường phải đem theo bên thân, tỷ như cái cánh mà khi bay lúc chạy, con chim nó thường cũng chẳng lìa nhau”.

 Mỗi văn trong các bộ luật, đều dạy phải đem theo thân; ngày nay, nhiều tăng chỉ hộ khi ngủ nghỉ không rời mà thôi, thế chẳng hợp pháp. Đã nói: thời đại ngày nay, hiếm có hộ trong lúc ngủ, huống chi thường mang theo thân. Phần nhiều có kẻ trọn đời, thân không pháp phục! Thế thì, với đời mạt pháp, chỉ hộ trong khi ngủ nghỉ, cũng còn có phần hơn.

 Chỉn bởi, người thiếu đức tin thanh tịnh, lờn pháp khinh y, nên hiện tiền đến lúc đau ốm, thân thể lìa ca -sa, đời sau đọa địa ngục phải mang cái y bằng sắt! Đó, kẻ chân chánh xuất gia, nên kính thuận lời thánh huấn, chớ tự khinh thường!

Mỗi đời đều có thể chẳng lui, thì với ngôi Phật quyết định khá hẹn, qua lại làm khách tam giới, ra vào vì làm qui tắc cho kẻ khác.

 Hai câu trên là tự làm, hai câu dưới là dạy người. Nghĩa là mặc dù đã đốn ngộ được tự tâm rồi, nhưng, với phiền não quá nhiều như vi trần, hà sa, hơi hám thói quen (chủng tử) từ vô thỉ, phi chỉ nội trong một ngày nay mà có thể đào thải hết được; nên cần phải gội lòng, nuôi đức, tập trung lại những tinh thần sẵn, mới chẳng bị cái mê mờ của thân ngũ ấm gián cách (70), và có thể mỗi đời chỉ tiến không thối, hoặc tập hết, trí đức tròn, pháp thân hiển lộ, mà quả Phật tự chứng.

 Từ đây, không bị trụ nơi sanh tử của lục phàm, không trụ nơi Niết -bàn của tứ quả Thanh văn, dùng đại bi phụ giúp lẫn nhau với đại trí, vận đức từ vô duyên (71), độ thế giới hữu tình. Tùy loại chúng sanh, chia mỗi thân ứng hóa, vào chốn triền phược (72) (phiền não) mà như thả tay tự tại, hòa đồng cảnh trần, để nhen ánh đạo, khỏi vòng sáu thú (lục đạo), cùng chúng sanh làm kẻ bạn chẳng đợi mời, để khai thị quỉ tắc cho nhân thừa, thiên thừa cả tam thừa.

 : Khoa trước mở tỏ nguồn chân, là để khế ngộ cái “tánh chân như nhân địa Phật” của tự tâm; khoa đây nói Phật giai đồng chính là chứng “cứu cánh quả vị Phật” vậy.

 Muốn cho chẳng bị cái mê mờ về thân ngũ ấm sau cách với thân ngũ ấm trước, thì cầu cho được cái tâm đây thường thường đừng mê muội, mới có thể ra vào (sanh diệt) mặc ý mình, tự do qua lại nơi tam giới.

 Hoặc có người hỏi: Đã chứng Phật giai là đắc quả Vô sanh, cớ sao lại còn có xuất một (sanh diệt) ư?

 Đáp: Chư Phật chứng đắc cái cảnh giới Vô trụ xứ Niết -bàn, phi đồng với sở chứng của Nhị thừa là khôi thân đoạn trí, vô dư Niết -bàn (73), nên chư Phật không bị trụ nơi sanh tử của lục phàm, cũng bất trụ nơi Niết -bàn của tứ quả Thanh văn mà, suốt cả đời vị lai thường làm lợi lạc cho chúng hữu tình.

 Vì nếu trụ nơi Niết -bàn thì, chẳng có cái đức dụng độ sanh; còn trụ nơi sanh tử thì, chẳng có cái công dụng đoạn trừ các chướng. Do đó hay đoạn chướng, lại hay độ sanh, nên gọi là “vô trụ xứ”, dù ở đời vị lai, đủ vô lượng cái đại dụng lợi sanh, mà thể tánh vẫn vắng lặng, nên gọi là “Niết -bàn”.

 Lại, trong Phật giáo có đôi pháp môn là quyền và thực, chân và tục. Trong môn Chân đế (đạo), thì đều bặt hẳn những cái tâm phân biệt là thánh phàm là vô hữu; trong môn tục đế (đời) thì, chẳng không cái tâm nào Thánh phàm nào duyên sanh. Thành thử, hễ có cảm là theo ứng, để làm qui tắc cho kẻ khác.

 Rằng hòa quang đồng trần ấy; Hòa là xen lẫn; quang là trí dụng; trần là cái cảnh bụi bặm ô nhiễm giữa tam giới lục đạo mà các đấng thánh nhân xen lẫn vào trong, lấy cái trí quang giáo pháp, để mở mang dắt dẫn, như “tứ nhiếp pháp”.

 Châu triền: giáp vòng, tức là vãng lai xuất mộc vậy.

Một pháp thiền học đây, rất nhiệm rất mầu, nhưng tỏ khứng lòng, ắt chẳng lừa (đánh lừa) nhau.

 Hai câu trên là tán thán đạo vô thượng. Hai câu dưới là khuyên gắng tiến tới.

 Rằng: Một tông ngoài tam tạng giáo pháp đây, nó là cái tướng văn tự, tu học bằng cách tuyệt hẳn nơi lòng, không sa nơi giai cấp là quả vị của tam thừa, vì là chỉ ngay nơi nhân tâm, để thấy tự tánh thành Phật mà thôi, thế là tối diệu tối huyền! Chỉ e người đương sự lòng tin chẳng kịp! Nếu mà thâm tín không nghi, khứng lòng quyết chí, sấn sướt tiến tới ắt không lừa dối lầm nhau.

Xem mục lục