Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục

Những người có thể khai mở lần lượt Bốn Cái Không bằng cách quy tụ khí vào trong Kinh Mạch Trung Ương lúc ban ngày cũng có thể làm thế trong khi ngủ nếu họ tập trung vào chữ Hum trong Trung Tâm Trái Tim ngay trước khi rơi vào giấc ngủ.

Thời gian tốt nhất để “giữ” Ánh Sáng không phải là (trong khoảng giữa) đêm khi giấc ngủ quá nặng, mà là lúc bình minh, hay bất kỳ lúc nào giấc ngủ nhẹ ; và tư thế tốt nhất là nằm nghiêng bên hông, với hai đầu gối cong.

Đến đây, hai cái chính yếu của thực hành Yoga Ánh Sáng là quán tưởng năm chữ then chốt trên năm cánh hoa sen trong Trung Tâm Trái Tim, và giữ hơi thở.

Trước khi rơi vào giấc ngủ, thiền giả nghĩ (lập đi lập lại) hai mươi mốt lần, rằng nó phải nhận ra Ánh Sáng Bổn Nguyên khi nó khởi hiện sau những giai đoạn Xuất Hiện, Tăng Trưởng và Đạt Đến. Rồi nó quán tưởng toàn thân tan biến vào chữ Hum và chữ Hum vào trong Ánh Sáng, và định tâm vào đó. Khi cảm thấy hơi buồn ngủ, nó tập trung vào chữ A [ ] ; khi khá buồn ngủ, vào chữ Nu [ ] ; khi rất buồn ngủ, vào chữ Ta [ ], khi gần như rơi vào giấc ngủ, vào chữ Ra [ ] và khi rơi vào giấc ngủ (hay trở nên vô thức), vào chữ Hum [ ].

Lúc bắt đầu thiền giả thấy khó quán tưởng hai chữ chót này, vì nó có khuynh hướng rơi vào giấc ngủ ngay sau khi tập trung vào ba chữ trước ; nhưng qua thực hành lập lại nhiều lần nó có thể dần dần làm được. Người không thể giữ cho tỉnh giác trong trạng thái vô thức của giấc ngủ, cần thực hành nhiều vào ban ngày để có được sức Định nhiều hơn. Điều ấy sẽ làm cho nó giữ được tỉnh giác trong trạng thái vô thức và thấy được phần nào Ánh Sáng…

Vài chỉ dạy nói rằng nếu người ta còn chưa nhận ra Ánh Sáng, nó cần bỏ ngủ trong ba ngày đêm và rồi cố gắng làm lại…

Người có thể khai mở lần lượt Bốn Ánh Sáng hay Bốn Cái Không, tức là những Ánh Sáng của Xuất Hiện, Tăng Trưởng, Đạt Đến và Bổn Nguyên, có thể loại trừ cả hai loại tư tưởng thô và tế của Sanh Tử và siêu vượt tâm thức phân biệt. Rồi nó sẽ thấy mặt đối mặt với Ánh Sáng đích thật của Giấc Ngủ, trong suốt và sáng tỏ như một bầu trời không mây. Đây là kinh nghiệm kỳ vĩ, hay Ánh Sáng hoàn chỉnh. Tiếp theo cái này là cái mà chúng ta có thể gọi là kinh nghiệm “kha khá”, hay Ánh Sáng “kém”, trong đó, dầu thiền giả không thể nhận ra Bốn Cái Không lần lượt hay loại trừ mọi biểu lộ của Sanh Tử, nó cũng có thể vượt thắng được hôn trầm nặng và nhận thấy rõ ràng tánh Không-Sáng Tỏ trong suốt. Tiếp theo là kinh nghiệm “thấp”, trong đó thiền giả có thể không nhận ra Ánh Sáng “hoàn chỉnh” hay Ánh Sáng “kém”, mà kinh nghiệm một tâm sáng tỏ và trong suốt trong trạng thái ngủ trước khi những giấc mộng khởi sanh… Đây gọi là kinh nghiệm về Ánh Sáng “tương tợ”.

Nếu trong thực hành ban ngày người ta đã đạt đến một Định vững chắc, sức mạnh của nó sẽ xuyên suốt ngày và đêm, bao gồm những trạng thái ngủ và mộng. Trong trường hợp đó, thiền giả sẽ không mộng (như lệ thường) ; và nếu nó có mộng, nó có thể nhận ra lập tức. Nhưng vài vị Guru nói rằng đây không phải là Ánh Sáng của Giấc Ngủ, mà chỉ là một kinh nghiệm của Định trong trạng thái ngủ. Điều này có thể đúng, nhưng nếu người ta có thể thực hành như thế, nó thật sự có thể làm tăng cơ hội để nhận ra Ánh Sáng và sẽ sớm thấy Ánh Sáng “kém”.

Dầu có nhiều phương pháp để giữ được Ánh Sáng, những lời dạy ở trước đã khá đầy đủ cho mục đích ấy ; thiền giả nên theo cái nào đặc biệt trợ giúp nhiều nhất cho nó…

Xem mục lục