Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục

(1) Người ta có thể hiểu lầm tánh không là không có thiện ác nếu họ không biết rằng hiện hữu (sắc) và tánh không là đồng nhất trong bản chất, và điều này bao gồm mọi sự thật và quy luật đạo đức. Hiểu lầm như vậy là lạc khỏi cái Thấy của Đại Ấn. Mặt khác, nếu người chỉ có một kiểu hiểu nào đó về chân lý này nhưng không thể kinh nghiệm nó một cách thân thiết, người đó cũng được xem là lạc khỏi sự thấu hiểu Đại Ấn.

(2) Nếu người ta không biết rằng thực hành Đại Ấn (Con Đường) trong bản chất thì không khác với thành tựu Đại Ấn (Quả) và rằng mọi công đức kỳ diệu đều nằm trong chính sự thực hành, nó có thể nghĩ rằng thực hành có trước và chứng ngộ theo sau, như vậy giác ngộ là một sản phẩm của sự thực hành. Điều này có lẽ đúng trên cấp độ thông tục hàng ngày, nhưng khi ở trong cái Thấy, đó là sự đi lạc.

(3) Nếu người ta có một nỗ lực đích thực trong thực hành Đại Ấn mà không có niềm tin không chuyển dời vào bản thân giáo lý, nó có thể nuôi dưỡng một hy vọng thầm kín rằng một ngày nào đó nó sẽ đạt được một giáo lý cao hơn Đại Ấn. Đây cũng là một dấu hiệu đi lạc khỏi Đại Ấn.

(4) Người không biết rằng trong bản chất sự chữa trị và cái được chữa trị là một, thì có thể bám chấp quan niệm rằng sự thực hành Pháp (sự chữa trị) và những phiền não (cái được chữa trị) là hai cái tuyệt đối khác nhau. Đây cũng là sự lạc khỏi cái Thấy của Đại Ấn.

(5) Trong thực hành Đại Ấn, luôn luôn có một khuynh hướng của thiền giả làm quá nhiều chỉnh trị, sửa sai. Người thấy mình luôn luôn cố gắng sửa chữa những lỗi lầm thì hầu như đã lạc khỏi Con Đường.

Xem mục lục