Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

BẢN VĂN DỊCH

1       Đây là "Tự-Giải thoát qua Thấy với tánh Giác Trần trụi", một Dẫn nhập Trực tiếp vào trạng thái của tánh Giác Nội tại,

         Từ "Giáo lý Sâu xa Tự-Giải thoát trong Trạng thái Bổn nguyên của những Bổn tôn Hiền hòa và Hung nộ".

2       Kính lễ Ba Thân và những Bổn tôn tiêu biểu cho sự trong sáng quang minh vốn sẵn của tánh giác nội tại.

3       Ở đây ta sẽ dạy "Tự-Giải thoát qua Thấy với tánh Giác Trần trụi", nó là một dẫn nhập trực tiếp vào tánh giác nội tại.

Từ "Giáo lý Sâu xa của Tự-Giải thoát trong trạng thái Bổn nguyên của những Bổn tôn Hiền hòa và Hung nộ".

Thật vậy, sự dẫn nhập này vào tánh giác nội tại của con

Cần được khéo léo tham thiền, hỡi những đứa con may mắn của gia đình cao cả!

SAMAYA                              gya gya gya

4       Emaho!

Chính cái tâm đơn nhất trùm thông tất cả sanh tử và niết bàn.

Dù bản tánh cố hữu của nó đã hiện hữu từ sơ thủy, con đã không nhận biết nó.

Dù sự trong sáng và hiện diện của nó là không dứt, con đã chưa gặp khuôn mặt của nó.

Dù sự sanh khởi của nó không bị che ám ở đâu cả, con vẫn chưa nắm hiểu nó.

Thế nên sự (dẫn nhập trực tiếp) này có mục tiêu đưa con đến tự nhận biết.

Mọi cái được các Bậc Chiến Thắng của ba thời.

Trong tám vạn bốn ngàn cửa vào Pháp.

Thì không hiểu được (trừ phi con thấu hiểu tánh giác nội tại).

Thật vậy, các Bậc Chiến Thắng không dạy gì khác hơn là sự thấu hiểu cái này,

Nhưng về thật nghĩa, có ba tuyên bố sẽ đưa con vào tánh giác nội tại của chính con.

Sự đưa vào Trạng thái Bổn nguyên biểu lộ này của Bậc Chiến Thắng.

Được hiển bày bởi phương pháp sau để đi vào thực hành, nơi không có những thực hành trước đó hay tiếp sau.

5       Kye-ho!

Hỡi những đứa con phước đức của ta, hãy nghe đây!

Dù cái thường được gọi là "tâm" được quý trọng rộng rãi và được bàn luận nhiều,

Nó vẫn không được thấu hiểu hay bị hiểu sai hay chỉ được hiểu trong một mặt.

Bởi vì nó không được thấu hiểu đúng như tự thân nó là,

Nên có vô số ý tưởng và khẳng định triết học.

Hơn nữa, bởi vì những cá nhân bình thường không thấu hiểu nó,

Họ không nhận biết bản tánh của chính họ,

Thế nên họ tiếp tục lạc lõng trong sáu số phận (tái sanh) trong ba cõi và kinh nghiệm khổ đau.

Bởi thế, không thấu hiểu tâm con là một lỗi lầm rất nặng nề.

Cho dù hàng Thanh Văn và Duyên Giác muốn hiểu nó theo học thuyết Vô ngã,

Các Vị vẫn không thâu hiểu nó như chính nó là.

Cũng có những người khác bám luyến vào những ý tưởng và giải thích của riêng họ,

Trở nên bị trói buộc bởi những bám luyến này và như vậy không tri giác Tịnh Quang.

Những Thanh Văn và Duyên Giác bị che chướng bởi những bám luyến vào chủ thể và đối tượng.

Những nhà Trung Đạo (Madhyamika) bị che chướng bởi những bám luyến vào những cực đoan của Hai Chân Lý.

Những hành giả của Kriya Tantra và Yoga Tantra bị che chướng bởi những bám luyến vào thực hành seva-sadhana.

Những hành giả của Mahayoga và Anuyoga bị che chướng bởi những bám luyến vào Không Gian và Tánh Giác.

Và về thật nghĩa của bất nhị, bởi vì họ chia những cái này (Không Gian và Tánh Giác) thành hai, họ rơi vào lệch lạc.

Nếu hai cái này không trở thành một, không có chút nhị nguyên nào, chắc chắn con không đắc Phật quả.

Về tự tâm của con, như với mọi người, sanh tử và niết bàn là không thể chia tách.

Tuy nhiên, bởi vì con cứ dai dẳng chấp nhận và ôm mang bám luyến và ghét bỏ, con sẽ tiếp tục lạc lõng trong sanh tử.

Thế nên, cần bỏ lại cả hai, những pháp hoạt động và những pháp không hoạt động,

Tuy nhiên, bởi vì tự giải thoát qua thấy trần trụi nhờ tánh giác nội tại được phát lộ ở đây cho con,

Con nên hiểu rằng mọi pháp có thể được hoàn thiện và tròn vẹn trong Tự Giải Thoát toàn thể vĩ đại.

Và thế nên, bất cứ (thực hành nào con làm) đều có thể đưa đến hoàn thiện trong Đại Toàn Thiện.

SAMAYA                  gya      gya      gya     

6       Về phần tánh giác lóng lánh được gọi là "tâm" này,

Dù người ta nói nó hiện hữu, nó không thực sự hiện hữu.

(Mặt khác) như là một nguồn, nó là nguồn gốc của sự khác biệt của tất cả an lạc của niết bàn và tất cả buồn đau của sanh tử.

Và về phần như là cái gì được khao khát, nó được yêu thích giống như Mười Một Thừa,

Về tên, những tên khác nhau áp dụng cho nó thì vô số.

Một số người gọi nó là "bản tánh của tâm" hay “tự tâm".

Những người Tirthika gọi nó là Atman (Ngã) hay "tự ngã".

Những Thanh Văn gọi nó là Anatman hay "vô ngã",

Những nhà Duy Thức (Chittamạưin) gọi nó là Chitta hay "Tâm",

Một số gọi nó là Bát Nhã ba la mật hay " sự toàn thiện của trí huệ".

Một số gọi nó là Tathagatagarbha hay "Như Lai tạng".

Một số gọi nó là Mahamudra hay "Đại Ấn",

Một số gọi nó là "Quả cầu Duy Nhất".

Một số gọi nó là Dharmadhatu (Pháp giới) hay "chiều kích của Thực tại".

Một số gọi nó là Alaya hay "căn cứ của mọi sự",

Và một số gọi nó một cách đơn giản là "cái biết bình thường".

7       Bây giờ khi con được đưa vào (tánh giác nội tại của con), phương pháp đi vào nó gồm có ba quan sát.

Những tư tưởng trong quá khứ thì trong sáng và trống không và không để lại dấu vết.

Những tư tưởng trong tương lai thì tươi mới và không bị cái gì điều kiện hóa.

Và trong khoảnh khắc hiện tại, khi (tâm con) ở trong thể trạng của chính nó mà không tạo lập một cái gì,

Tự thân tánh giác vào khoảnh khắc đó thì hoàn toàn bình thường,

Và khi con nhìn vào chính mình theo cách trần trụi thế này,

Ở đó chỉ có sự nhìn ngắm thuần túy này, nên hiện diện một sự trong sáng rạng rỡ mà không có ai là người nhìn ngắm;

Chỉ một tánh giác trần trụi biểu lộ là hiện tiền.

Nó trống không và thanh tịnh không nhiễm, không do bất cứ cái gì tạo ra.

Nó là chân thực và không thoái hóa, không có phân biệt nhị nguyên nào giữa trong sáng và tánh Không.

Nó không thường nhưng cũng không do bất cứ cái gì tạo ra.

Tuy nhiên, nó không phải đơn thuần không có gì cả hay có thể bị hủy diệt bởi vì nó rạng rỡ và hiện diện.

Nó không hiện hữu như là một thực thể đơn nhất bởi vì nó hiện diện và trong sáng như là nhiều.

(Mặt khác) nó không được tạo ra như là nhiều bởi vì nó thì không thể phân chia và là một vị đơn nhất,

Tánh giác tự thân vốn sẵn này không lưu xuất từ cái gì ngoài chính nó.

Đây là sự dẫn nhập đích thật vào thể trạng thực của sự vật.

8       Trong cái này (tánh giác nội tại), Ba Thân là không thể tách lìa và hiện diện tròn đầy như là một.

Bởi vì nó trống không và không được tạo ra bất kỳ ở đâu, nó là Pháp thân,

Bởi vì sự trong sáng quang minh của nó tiêu biểu cho sự rạng rỡ trong suốt vốn sẵn của tánh Không, nó là Báo thân.

Bởi vì sự sanh khởi của nó không bị che chướng và đứt đoạn ở bất cứ đâu, nó là Hóa thân.

Ba Thân này trọn vẹn và hiện diện đầy đủ như là một, chúng chính là tinh túy của nó.

9       Khi con được đưa vào như vậy qua phương pháp cực kỳ mạnh mẽ này để đi vào thực hành,

(Con trực tiếp khám phá) rằng tánh giác tự thân trực tiếp tức thời của con chính là cái này (và không cái gì khác),

Và rằng nó có sự trong sáng tự thân vốn sẵn hoàn toàn không do chế tạo.

Bấy giờ làm sao con có thể nói không hiểu bản tánh của tâm?

Hơn nữa, bởi vì con đang thiền định mà không tìm thấy cái gì ở dó để thiền định về,

Làm sao con có thể nói thiền định của con tiến hành không tốt đẹp?

Bởi vì tánh giác nội tại biểu lộ của con chỉ là cái này,

Làm sao con có thể nói con không thể tìm thấy tự tâm con?

Tâm chỉ là cái đang suy nghĩ đây;

Nhưng nếu con đã tìm kiếm, làm sao con có thể nói con không tìm thấy nó?

Về điều này, không đâu có cái người là nguyên nhân của hoạt động tâm thức.

Và tuy nhiên, bởi vì hoạt động là có, làm sao con có thể nói hoạt động ấy không sanh khởi?

Bởi vì chỉ cho phép (những tư tưởng) an trụ trong thể trạng của chính chúng, không cố gắng sửa sang chúng theo bất kỳ cách gì, thế là đủ,

Làm sao con có thể nói không thể ở yên trong một trạng thái an bình?

Bởi vì để cho (những tư tưởng) là chỉ như chúng là, không cố gắng làm gì với chúng, thế là đủ,

Làm sao con có thể nói con không thể làm gì với chúng?

Bởi vì trong sáng, tánh giác và tánh Không là không thể tách lìa và tự hoàn thiện một cách tự phát,

Làm sao con có thể nói rằng không có gì được hoàn thành bởi thực hành của con?

Bởi vì (tánh giác nội tại) là tự phát sanh và tự toàn thiện một cách tự nhiên mà không có bất kỳ những nhân hay duyên nào trước nó,

Làm sao con có thể nói không thể thành tựu cái gì bởi những nỗ lực của con?

Bởi vì sự sanh khởi của những tư tưởng lan man và sự được giải thoát của chúng xảy ra đồng thời,

Làm sao con có thể nói con không thể áp dụng một đối trị?

Bởi vì tánh giác tức thời của chính con chỉ là cái này,

Làm sao con có thể nói con không biết cái gì về nó?

10     Quả thật bản tánh của tâm thì trống không và không có bất kỳ nền tảng nào cả.

Tự tâm con thì không chất thể như bầu trời trống không,

Con phải nhìn thẳng vào tâm con để thấy nó giống như thế hay không.

Không có cái thấy nào, điều ấy xác quyết nó là trống không,

Quả thật tánh gịác nguyên sơ tự phát sanh ấy thì trong sáng quang minh từ sơ thủy,

Giống như trái tim của mặt trời, nó tự phát sanh chính nó.

Con phải nhìn thẳng vào tâm con để thấy nó giống như thế hay không,

Quả thật tánh giác hay cái biết nguyên sơ này, nó là tánh giác nội tại của con, là không ngừng dứt,

Giống như dòng chính của một con sông chảy trôi không dứt.

Con phải nhìn thẳng vào tâm con để thấy nó giống như thế hay không.

Quả thật sự sai khác của những chuyển động (sanh khởi trong tâm) thì trí nhớ không thể nắm bắt được,

Chúng như những làn gió nhẹ không chất thể di chuyển qua không khí.

Con phải nhìn thẳng vào tâm con để thấy nó giống như thế hay không. 

Quả thật bất cứ hình tướng gì xảy ra, tất cả chúng là tự biểu lộ,

Giống như những hình bóng trong một tấm gương là những tự biểu lộ chúng chỉ xuất hiện như vậy mà thôi,

Con phải nhìn thẳng vào tâm con để thấy nó giống như thế hay không.

Quả thật tất cả những tính cách sai khác của sự vật được giải thoát vào thể trạng của chính chúng,

Giống như những đám mây trong bầu trời là tự phát sanh và tự giải thoát.

Con phải nhìn thẳng vào tâm con để thấy nó giống như thế hay không.

11     Không hiện hữu những hiện tượng khác với cái sanh khởi từ tâm.

         Khác với sự thiền định đang xảy ra, thì đâu là người đang thiền định?

         Không hiện hữu những hiện tượng khác với cái sanh khởi từ tâm.

         Khác với sự hành xử đang xảy ra, thì đâu là người đang hành xử?

         Không hiện hữu những hiện tượng khác với cái sanh khởi từ tâm.

         Khác với thệ nguyện samaya đang xảy ra, thì đâu là người đang giữ gìn nó?

         Không hiện hữu những hiện tượng khác với cái sanh khởi từ tâm.

         Khác với quả đang xảy ra, thì đâu là người chứng ngộ (quả)?

         Con phải nhìn thẳng vào tâm con, quan sát nó trở đi trở lại mãi.

12     Khi con ngước nhìn không gian của bầu trời ngoài bản thân con,

Nếu không có những tư tưởng là những phóng xuất được phóng chiếu ra,

Và khi con nhìn vào tự tâm bên trong bản thân con,

Nếu không có người phóng chiếu những tư tưởng bằng cách nghĩ đến chúng,

Bấy giờ tâm vi tế của con sẽ trở nên trong sáng rạng rỡ mà không có gì được phóng chiếu.

Bởi vì Tịnh Quang của tánh giác nội tại của con là trống không, nó là Pháp thân;

Và nó giống như mặt trời mọc trong một bầu trời không mấy sáng sủa.

Cho dù (ánh sáng này không thể nói là) có một hình dạng đặc biệt nào, tuy nhiên, nó có thể được biết hoàn toàn,

Nghĩa của cái này, dù được thấu hiểu hay không, thì đặc biệt quan trọng.

13     Tịnh Quang tự phát sanh này, từ sơ thủy không hề được sanh ra (bởi cái gì trước nó),

Là đứa con của tánh giác, nhưng bản thân nó thì không có cha mẹ nào - kỳ diệu thay!

Tánh giác bổn nguyên tự phát sanh này không được sáng tạo ra bởi bất cứ cái gì - kỳ diệu thay!

Nó không trải nghiệm sự sanh cũng không có một nguyên nhân cho cái chết của nó - kỳ diệu thay!

Dù nó được thấy rõ ràng, nhưng không có người để thấy nó - kỳ diệu thay!

Dù nó lang thang suốt khắp sanh tử, nó chẳng hề hấn gì - kỳ diệu thay!

Ngay dù nó đã thấy chính Phật quả, nó cũng chẳng có lợi lạc gì từ điều đó - kỳ diệu thay!

Cho dù nó hiện hữu trong mọi người mọi nơi, nhưng nó vẫn không được nhận biết - kỳ diệu thay!

Tuy nhiên, con cứ mong cầu đạt được quả nào khác với cái này ở đâu khác - kỳ diệu thay!

Cho dù nó hiện hữu trong chính con (và không ở đâu khác), nhưng con cứ tìm kiếm nó ở đâu khác - kỳ diệu thay! 

14     Tuyệt diệu biết bao nhiêu!

Tánh giác nội tại tức thời này thì không có chất thể và trong sáng rạng rỡ.

Chính cái này là đỉnh cao nhất trong tất cả các cái Thấy.

Nó là trùm khắp, tự do với mọi sự, và không có bất kỳ khái niệm nào:

Chính cái này là đỉnh cao nhất trong mọi h.Thiền định

Nó không do tạo tác và không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thế gian:

Chính cái này là đỉnh cao nhất trong mọi đường lối của Hạnh,

Không phải tìm kiếm, nó tự toàn thiện một cách tự phát từ sơ thủy:

Chính cái này là đỉnh cao nhất trong mọi Quả.

15     Đây là lời dạy của bốn thừa vĩ đại không có sai lầm:

(Thứ nhất) có thừa vĩ đại của cái thấy không có lỗi lầm.

Bởi vì tánh giác tức thời này là trong sáng rạng rỡ,

Và sự trong sáng rạng rỡ này không có sai hay lỗi, nó được gọi là "một thừa",

(Thứ hai) có một thừa vĩ đại của thiền định không có lỗi lầm.

Bởi vì tánh giác tức thời này là cái vốn là trong sáng,

Và sự trong sáng rạng rỡ này không có sai hay lỗi, nó được gọi là "một thừa".

(Thứ ba) có thừa vĩ đại của hạnh không lỗi lầm. Bởi vì tánh giác nguyên sơ trực tiếp này là cái vốn sở hữu trong sáng,

Và sự trong sáng rạng rỡ này không có sai hay lỗi, nó được gọi là "một thừa",

(Thứ tư) có thừa vĩ đại của quả không có lỗi lầm.

Bởi vì tánh giác trực tiếp này là trong sáng rạng rỡ,

Và sự trong sáng rạng rỡ này không có sai hay lỗi, nó được gọi là "một thừa".

16     Đây là lời dạy về bốn "cái đinh" (những điểm mấu chốt) lớn bất biến.

(Thứ nhất) có cái đinh lớn của cái thấy bất biến:

Tánh giác trực tiếp hiện diện này là trong sáng rạng rỡ.

Bởi vì nó kiên cố bất biến trong ba thời, nó được gọi là "một cái đinh".

(Thứ hai) có cái đinh lớn của thiền định bất biến:

Tánh giác trực tiếp hiện diện này là trong sáng rạng rỡ.

Bởi vì nó kiên cố bất biến trong ba thời, nó được gọi là "một cái đinh",

(Thứ ba) có cái đinh lớn của hạnh bất biến:

Tánh giác trực tiếp hiện diện này là trong sáng rạng rỡ.

Bởi vì nó kiên cố bất biến trong ba thời, nó được gọi là "một cái đinh",

(Thứ tư) có cái đinh lớn của quả bất biến:

Tánh giác trực tiếp hiện diện này là trong sáng rạng rỡ.

Bởi vì nó kiên cố bất biến trong ba thời, nó được gọi là "một cái đinh".

17     Bấy giờ, về phần giáo huấn bí mật dạy rằng ba thời là một:

Con cần buông bỏ mọi ý niệm của quá khứ và mọi tiền lệ.

Con cần cắt đứt mọi ý đồ và mong mỏi về tương lai.

Và trong hiện tại, con cần không bám nắm (những tư tưởng sanh khởi) mà để (tâm) ở yên trong một trạng thái giống như bầu trời.

Bởi vì không có cái gì để thiền định về (trong trạng thái bổn nguyên), nên không cần thiền định.

Và bởi vì ở đây không hiện hữu bất kỳ phóng dật xao lãng nào, con tiếp tục trong trạng thái chánh niệm kiên cố này mà không xao lãng.

Trong trạng thái này, nó không có thiền định và xao lãng, con nhìn mọi sự với một (tánh giác) trần trụi.

Tánh giác của con vốn biết, vốn trong sáng, và rạng rỡ quang minh.

Khi nó hiện khởi, nó được gọi là Bồ đề tâm, "tâm giác ngộ".

Không có bất kỳ hoạt động thiền định nào, nó siêu việt mọi đối tượng của hiểu biết.

Không có bất kỳ xao lãng nào, nó là sự trong sáng quang minh của bản thân Tinh Túy.

Những hình tướng trống không trong chính chúng, trở nên tự giải thoát; trong sáng và tánh Không (bất khả phân) là Pháp thân.

Bởi vì rõ ràng là không có cái gì để thành tựu nhờ con đường đến Phật quả,

Vào lúc này con sẽ thực sự thấy Vajrasattva.

18     Bấy giờ, về phần giáo huấn để cạn kiệt sáụ cực đoan và làm sụp để chúng:

Dù có rất nhiều cái thấy khác nhau không dồng ý lẫn nhau,

Tâm này, nó là tánh giác nội tại của con, thật sự là tánh giác nguyên sơ tự phát sanh.

Và về cái này, người quan sát và tiến trình quan sát không phải là hai.

Khi con nhìn và quan sát, tìm kiếm người đang nhìn và quan sát,

Bởi vì con tìm kiếm người quan sát này mà không tìm thấy nó,

Vào lúc đó cái thây của con cạn kiệt và sụp đổ.

Như vậy, dù đó là sự chấm dứt cái thấy của con, đây là sự bắt đầu đối với chính cơn.

Cái thấy và người đang thấy không tìm thây hiện hữu ở đâu cả.

Không rơi vào cực đoan trống không và không hiện hữu ngay lúc bắt đầu,

Chính vào khoảnh khắc này tánh giác hiện tiền của con trở nên trong sáng rạng rỡ.

Đây chính là cái thấy (hay cách thấy) của Đại Toàn Thiện.

(Thế nên) hiểu và không hiểu không phải là hai (thứ khác nhau).

19    Dù có rất nhiều thiền định khác nhau không đồng ý lẫn nhau,

Tánh giác hiện tiền bình thường của con là trực tiếp thấu suốt.

Tiến trình thiền định và người thiền định không phải là hai.

Khi con tìm người thiền định hay không thiền định,

Bởi vì con đã tìm kiếm người thiền định này và không tìm ra nó ở đâu cả,

Vào lúc ấy sự thiền định của con cạn kiệt và sụp đổ.

Như vậy, dù đó là sự chấm dứt thiền định của con, đây là sự bắt đầu đối với chính con.

Sự thiền định và người thiền định không tìm thấy hiện hữu ở đâu cả.

Không rơi vào sức mạnh của mê lầm, hôn trầm, hay xáo động,

Tánh giác trực tiếp không do tạo tác của con trở nên trong sáng rạng rỡ;

Và trạng thái không chỉnh trị này của tham thiền là sự tập trung,

(Thế nên) ở trong một trạng thái bình an hay không ở trong đó không phải là hai (thứ khác nhau).

20     Dù có rất nhiều loại hạnh khác nhau không đồng ý lẫn nhau,

Tánh giác nguyên sơ tự phát sanh của con là Quả Cầu Duy Nhất.

Hạnh và người hành xử không phải là hai.

Khi con tìm người hành xử có làm hay không làm,

Bởi vì con đã tìm kiếm người hành động và không tìm thấy nó ở đâu cả,

Vào lúc đó hạnh của con cạn kiệt và sụp đổ.

Như vậy, dù đó là sự chấm dứt hạnh của con, đây là sự bắt đầu đối với chính con.

Từ sơ thủy sự hành xử và người hành xử chưa từng hiện hữu,

Không rơi vào sức mạnh của những sai lầm và những khuynh hướng nghiệp,

Tánh giác tức thời của con là một trong sáng không do tạo tác vốn sẵn.

Không chấp nhận hay chối bỏ điều gì, chỉ để cho sự vật như chúng là mà không cố gắng biến đổi chúng,

Chỉ hạnh hay cách cư xử như vậy là thanh tịnh.

(Thế nên) hành động thanh tịnh và không thanh tịnh không phải là hai (thứ khác nhau).

21     Dù có rất nhiều quả khác nhau không đồng ý lẫn nhau,

Bản tánh của tâm, tánh giác vốn sẵn, là (không gì khác hơn) Ba Thân vốn toàn thiện.

Cái được chứng ngộ và người chứng ngộ không phải là hai.

Khi con tìm quả và người chứng ngộ nó,

Bởi vì con đã tìm kiếm người chứng ngộ (quả) và không tìm thấy nó ở đâu cả,

Vào lúc đó quả của con cạn kiệt và sụp đổ.

Như vậy, dù đó là sự chấm dứt kết quả của con, đây là sự bắt đầu đối với chính con.

Cả kết quả và người đạt chứng ngộ không tìm thấy hiện hữu ở đâu cả.

Không rơi vào sức mạnh của bám luyến hay ghét bỏ hay hy vọng và lo sợ,

Tánh giác trực tiếp tiền trở nên trong sáng toàn thiện tự nhiên vốn sẵn.

Hiểu rằng trong chính con Ba Thân là hoàn toàn biểu lộ.

(Thế nên) chính cái này là kết quả của Phật quả bổn nguyên.

22      Tánh giác nội tại này tự do khỏi tám cực đoan, như thường kiến và đoạn kiến, và những cái còn lại.

Như thế chúng ta nói đến Trung Đạo nơi người ta không rơi vào bất kỳ cực đoan nào,

Và chúng ta nói đến tánh giác nội tại như sự hiện tiền chánh niệm không dứt.

Bởi vì tánh Không sở hữu một trái tim là tánh giác nội tại,

Thế nên nó được gọi là Như Lai tạng, tức là, "bào thai hay trái tim của Phật quả."

Nếu con hiểu nghĩa của cái này, bấy giờ nó sẽ siêu vượt mọi cái khác,

Thế nên, nó được gọi là Bát Nhã ba la mật, tức là, "Sự Hoàn thiện của Trí huệ",

Bởi vì nó không thể quan niệm bằng trí năng và tự do khỏi giới hạn (khái niệm) từ sơ thủy,

Thế nên nó được gọi là Mahamudra, tức là, "Đại Ấn",

Nhờ đó tùy thuận với sự được hiểu hay không được hiểu,

Bởi vì nó là cơ sở của mọi sự, của tất cả an lạc của niết bàn và của tất cả buồn đau của sanh tử,

Thế nên nó được gọi là Alaya, tức là, "nền tảng của mọi vật",

Bởi vì, khi nó ở trong không gian của chính nó, nó hoàn toàn bình thường và không có gì đặc biệt,

Tánh giác này là hiện tiền và trong sáng rạng rỡ

Được gọi là "cái biết bình thường",

Dù có nhiều tên áp dụng cho nó, dù chúng được khái niệm hóa tốt và nghe có vẻ hấp dẫn,

Về thật nghĩa của nó, nó chỉ là tánh giác hiện diện trực tiếp này (và không là cái gì khác).

23    Mong muốn cái gì khác cái này

Thì giống như có một con voi (trong nhà), nhưng đi tìm kiếm dấu vết của nó ở đâu khác.

Cho dù con có cố gắng đo vũ trụ với một thước dây, sẽ không thể nào bao trùm hết.

(Tương tự) nếu con không thấu hiểu rằng mọi sự lưu xuất từ tâm, con sẽ không thể đạt Phật quả.

Không nhận biết cái này, bấy giờ con sẽ tìm kiếm tâm con ở đâu đó ngoài bản thân con.

Nếu con tìm kiếm chính con ở nơi nào khác, có bao giờ con có thể tìm thấy chính con?

Chẳng hạn, điều này giống như người khờ, đi vào một đám đông người,

Và trở nên mê mờ vì cảnh tượng,

Không nhận biết chính nó; và dù nó tìm kiếm nó khắp nơi,

Nó tiếp tục lầm lộn những người khác với chính nó.

(Tương tự) bởi vì con không thấy thể trạng tự nhiên của thực tánh của sự vật,

Con không biết rằng những hình tướng đến từ tâm, và như vậy con bị đẩy trở lại vào sanh tử.

Do không thấy rằng tự tâm con đích thị là Phật, niết bàn trở nên bị che ám.

Về sanh tử và niết bàn, (sự khác biệt chỉ do) không biết hay biết.

Nhưng trong khoảnh khắc đơn nhất này, quả thật không có sự khác biệt thực sự giữa chúng,

Nếu con tri giác chúng như hiện hữu nơi nào khác với trong tâm con, điều này chắc chắn là một sai lầm.

(Thế nên) sai lầm và không sai lầm thực ra chỉ là một tinh túy đơn nhất (nó là bản tánh của tâm),

Bởi vì những dòng tâm của chúng sanh không là cái gì có thể chia thành hai,

Bản tánh không do tạo tác, không phải sửa sai của tâm được giải thoát bằng cách chỉ để cho nó ở trong thể trạng tự nhiên vốn có của nó.

Nếu con không thức giác rằng sai lầm hay mê lầm căn bản thì đến từ tâm,

Con sẽ không hiểu biết một cách thích đáng thật nghĩa của Pháp tánh (bản tánh của thực tại);

24    Con phải nhìn vào cái gì là tự sanh khởi và tự phát sanh,

Về phần những hình tướng này, trong lúc ban đầu chúng phải sanh khởi từ chỗ nào đó,

Ở chặng giữa chúng phải trụ ở nơi nào đó, và vào lúc chấm dứt chúng phải đi đến nơi nào đó.

Nhưng khi con nhìn (vào sự việc này), nó giống, chẳng hạn, như một con quạ nhìn vào một cái giếng,

Khi nó bay khỏi giếng, (bóng phản chiếu của nó) cũng đi khỏi giếng và không trở lại.

Cũng như vậy, những hình tướng sanh khởỉ từ tâm;

Chúng sanh khởi từ tâm và giải thoát vào tâm.

Bản tánh của tâm (có khả năng) biết mọi sự và thức giác mọi sự là trống không và trong sáng;

Như trường hợp bầu trời bên trên, sự trống không và sự trong sáng của nó là không thể tách lìa từ sơ thủy,

Tánh giác nguyên sơ tự phát sanh trở nên biểu lộ,

Và trở nên thiết lập một cách có hệ thống như là trong sáng quang minh, chính cái này là Pháp tánh, bản tánh của thực tại.

Cho dù dấu chỉ sự hiện hữu của nó là mọi hiện hữu hiện tượng (chúng biểu lộ một cách bên ngoài đối với con),

Con biết nó ở trong tâm con, và tâm con là bản tánh của tâm.

Bởi vì nó tỉnh biết và trong sáng, nó được hiểu giống như bầu trời,

Tuy nhiên, dù chúng ta dùng ví dụ bầu trời để chỉ bản tánh của tâm,

Thật ra đây chỉ là một ẩn dụ hay tương tự chỉ sự vật theo một chiều,

Bản tánh của tâm là trống không nhưng nó cũng tỉnh biết một cách nội tại; nó trong sáng khắp cả.

Nhưng bầu trời thì không có sự biết; nó trống không như một xác chết vô tri thì trống không.

Bởi thế, thật nghĩa của "tâm" không được chỉ bằng bầu trời.

Thế nên không xao lãng, chỉ để cho tâm an trụ trong trạng thái đúng như nó là.

  25  Hơn nữa về phần sự khác biệt của những hình tướng, nó tiêu biểu chân lý tương đối,

Thậm chí không cái nào trong những hình tướng ấy thực sự được tạo ra, rồi theo đó chúng lại biến mất. ¸

Mọi sự, mọi hiện hữu hiện tượng, mọi cái trong sanh tử và niết bàn, ¸

Chỉ là những hình tướng được tri giác bởi bản tánh đơn nhất của tâm cá nhân. ¸

Vào lúc đặc biệt, khi dòng tâm của con có những biến đổi, ¸

Bấy giờ sẽ sanh khởi những hình tướng mà con tri giác như là những biến đểi bên ngoài.

Thế nên, mọi sự con thấy là một biểu lộ của tâm. ¸

Và hơn nữa, mọi chúng sanh ở trong sáu cõi tái sanh tri giác mọi sự với cái nhìn thấy theo nghiệp riêng của họ.

      26  Những người Tirthika là những người ngoài, họ thấy cái này theo nhị nguyên thường kiến trái với đoạn kiến.

Mỗi cái trong chín thừa kế tiếp nhau thấy sự vật theo cái thấy của riêng nó.

Như vậy, sự vật được tri giác trong nhiều cách khác nhau và được giải thích theo nhiều cách khác nhau. 

Bởi vì con bám vào những (hình tướng sanh khởi) khác nhau này, bị trói buộc vào chúng, mà có những sai lầm. 

Nhưng về mọi hình tướng mà con đang biết trong tâm con,

Cho dù những hình tướng mà con tri giác ấy có sanh khởi, nếu con không bám vào chúng, bấy giờ nó là Phật quả.

 Những hình tướng tự chính chúng thì không sai lầm, nhưng bởi vì sự bám nắm của con vào chúng, mà có những sai lầm.

Nhưng nếu con biết rằng những tư tưởng bám nắm sự vật ấy chỉ là tâm, bấy giờ chúng sẽ được giải thoát bởi tự chúng.

Mọi sự xuất hiện chỉ là một biểu lộ của tâm.

Cho dù toàn bộ vũ trụ không có sự sống ở bên ngoài có xuất hiện với con, nó chỉ là một biểu lộ của tâm.

Cho dù tất cả chúng sanh của sáu cõi xuất hiện với con, chúng chỉ là một biểu lộ của tâm.

Cho dù hạnh phúc của loài người và những vui sướng của chư thiên trong cối trời xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm.

Cho dù những buồn đau của ba số phận thấp xấu xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm.

Cho dù năm độc tiêu biểu cho vô minh và phiền não xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm.

Cho dù tánh giác nội tại nó là tánh giác nguyên sơ tự phát sanh xuất hiện với con, nó chỉ là một biểu lộ của tâm.

Cho dù những tư tưởng tốt dọc theo con đường đến niết bàn xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm.

Cho dù những chướng ngại do quỷ ma xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm.

Cho dù chư thiên và những chứng đắc tuyệt hảo khác xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm.

Cho dù nhiều loại thanh tịnh xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm.

Cho dù (kinh nghiệm) an trụ trong một trạng thái định nhất tâm không có những tư tưởng lan man nào xuất hiện với con, chúng chỉ là một biểu lộ của tâm.

Cho dù những màu sắc là những đặc tính của sự vật xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm. 

Cho dù một trạng thái không có những đặc tính (vô tướng) và không có những thi thiết khái niệm (vô niệm) xuất hiện với con, chúng chỉ là một biểu lộ của tâm. 

Cho dù cái bất nhị của một và nhiều xuất hiện với con, chúng chỉ là một biểu lộ của tâm.

Cho dù hiện hữu và không hiện hữu, chúng không được tạo ra ở đâu cả, xuất hiện với con, chúng chỉ là những biểu lộ của tâm. 

Không có bất kỳ hình tướng nào có thể được thấu hiểu như là không đến từ tâm.

      27  Bởi vì bản tánh không chướng ngại của tâm, có một sanh khởi liên tục của những hình tướng.

Như những làn sóng và nước của đại dương, chúng không phải là hai (cái khác nhau).

Bất cứ cái gì sanh khởi đều được giải thoát vào trạng thái tự nhiên của tâm.

Tuy nhiên nhiều tên khác nhau được áp dụng cho nó trong tiến trình không dứt của sự đặt tên sự vật này,

Về thật nghĩa của nó, tâm không hiện hữu nào khác hơn là một.

Và hơn nữa, sự phi thường này không có bất kỳ nền tảng và bất kỳ gốc rễ nào.

Nhưng dù nó là một, con không thể tìm nó trong một chiều hướng riêng biệt nào.

Nó không thể được thấy như một thực thể trú ngụ nơi nào đó, bởi vì nó không được tạo tác hay làm ra bởi bất cứ cái gì.

Nó cũng không được thấy như chỉ trống không, bởi vì có hiện hữu sự rực rỡ trong suốt của trong sáng quang minh và cái biết của nó.

Nó cũng không được thấy như đa thù, bởi vì tánh Không và trong sáng là không thể tách lìa.

Tánh giác tự thân và tức thời là trong sáng và hiện tiền.

Dù hình như có những hoạt động, nhưng không có cảm thức về một tác nhân là người hành động.

Dù chúng không có tự tánh, những kinh nghiệm được có trải nghiệm.

Nếu con thực hành theo cách này, bấy giờ mọi sự sẽ được giải thoát.

Về những khả năng giác quan của chính con, mọi sự sẽ được hiểu tức thời không có sự can thiệp của hoạt động trí năng.

Như trường hợp hạt mè là nguyên nhân của dầu và sữa là nguyên nhân của bơ,

Nhưng không có ép thì không có dầu và không có khuấy thì không có bơ,

Thế nên tất cả chúng sanh, dù họ sở hữu tinh túy thật sự của Phật quả,

Sẽ không chứng ngộ Phật quả nếu không dấn thân vào thực hành.

Nếu thực hành thì dù một người chăn bò cũng có thể giải thoát,

Dù người ấy không biết giải thích, anh vẫn có thể đặt mình một cách có hệ thống trong kinh nghiệm về nó.

(Chẳng hạn) khi người ta đã có kinh nghiệm thực sự nếm đường trong miệng mình,

Người ta không cần được giải thích vị đường bởi người nào khác.

Không thấu hiểu (tánh giác nội tại) này thì dù những Pandita cũng có thể rơi vào sai lầm.

Dù họ học nhiều, hiểu biết nhiều trong việc giải thích chín thừa,

Việc ấy cũng giống như những tin đồn loan truyền về những nơi chốn họ chưa từng đích thân thấy,

Và về Phật quả, họ sẽ không tiếp cận nó thậm chí trong một khoảnh khắc.

Nếu con thấu hiểu (tánh giác nội tại), tất cả mọi công đức và tội lỗi của con sẽ được giải thoát vào trong thể trạng của chính chúng.

Nhưng nếu con không thấu hiểu nó, bất kỳ hành vi đức hạnh hay xấu xa nào mà con đã mắc

Sẽ tích tập thành nghiệp dẫn đến chuyển sanh trong cối trời hay những số phận thấp xấu.

Nhưng nếu con thấu hiểu tánh giác nguyên sơ trống không này là tự tâm con,

Những hậu quả của công đức và tội lỗi sẽ không bao giờ thành tựu,

Như một con suối sẽ không phát sanh trong bầu trời trống không,

Trong trạng thái của bản thân tánh Không, thậm chí đối tượng của công đức hay tội lỗi còn không được sanh ra.

Bởi thế, tánh giác tự thân biểu lộ của con thấy mọi sự một cách trần trụi.

Sự tự giải thoát qua thấy với tánh giác trần trụi này là sâu thẳm lớn lao như vậy.

Và, cái này là như thế, con cần phải trở nên quen biết thân thiết với tánh giác tự thân.

Ấn niêm phong một cách sâu thẳm!

  28  Tuyệt diệu thay! ¸

Về phần "Tự-Giải thoát qua Thấy bằng tánh Giác Trần trụi" này, nó là một dẫn nhập trực tiếp vào tánh giác nội tại của chính mình,

Chính để cho lợi lạc của những chúng sanh thuộc về những thế hệ sau của những thời suy thoái tương lai ¸

Mà tất cả những Tantra, Agama, và Upadesa của ta,

Dù cần phải ngắn và súc tích, đã được tạo thành.

Và dù ta có phổ biến chúng vào thời hiện tại, nhưng chúng sẽ được cất giấu như những kho tàng quý báu,

Để những người mà nghiệp tốt chín trong tương lai sẽ gặp gỡ chúng.

SAMAYA ¸         gya      gya      gya 

Luận này là một dẫn nhập vào tánh giác nội tại hiện thực hay trạng thái hiện diện trực tiếp của mỗi người 

Nó được đặt đầu đề là “Tự-Giải thoát qua Thấy với tánh Giác Trần trụi”.

Nó được tạo bởi Padmasambhava, Đạo sư từ Uddiyana.

Cho đến khi nào sanh tử luân hồi không còn chúng sanh, nguyện Tác phẩm Vĩ đại này của sự giải thoát cho họ sẽ không bị bỏ rơi!

(Vào ngày trăng tròn tháng Tám năm Sửu Mộc, bản văn Terma này có đầu đề Rig-pa ngo-sprod gcer mthong rang-grol, thuộc về vòng Zab-chos zhi-khro dgongs-pa rang-grol của Rigdzin Karma Lingpa, được dịch bởi Vajranatha với mong mỏi nó sẽ khai ngộ và làm lợi lạc tất cả chúng sanh. New York, tháng Mười, 1985).

Sarva Mangalam

Xem mục lục