Chương 16
Ánh Sáng Sáng Tỏ
B-
Thực Hành Chủ Yếu
Như tôi đã giải thích sơ khởi về bản văn : Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện . Giờ chúng ta tiếp cận sự thực hành chủ yếu . Longchenpa tuyên bố như sau :
Thực hành chủ yếu để ;
Nhận ra và trải nghiện trạng thái tự nhiên ;
Nhờ vào thiền định về niềm nội hỉ sáng tỏ và vắng bặt quan niệm .
Ánh sáng sáng tỏ là :
Nền tảng Minh Triết Nguyên Thủy sẵn có ;
Vắng bặt mọi sự hình thành quan niệm và nổi bật tự nhiên .
Chủ yếu sự thực hành hướng về sự thiền định Ánh sáng sáng tỏ nền tảng sẵn có . Chúng ta có thể xem ánh sáng sáng tỏ theo quan điểm thuộc đối tượng và chủ thể . Ánh sáng sáng tỏ khách quan tượng trưng cho tánh không . Có nghĩa : Tự do thoát khỏi mọi sự hình thành quan niệm . Đây là sự thật tuyệt đối - Bản chất thật sự của mọi hiện tượng .Chúng ta chỉ quan sát bề ngoài thuộc qui ước quá chểnh mảng hay chỉ phân tích sự hình thành của chúng theo sự thật tương đối . Chẳng hạn , trong truyền thống Tantra Gushyasamaja - Những trường phái mới phiên dịch Tantra đề cập đến năm giai đoạn trong thời toàn thiện . Nếu ánh sáng sáng tỏ được xem như tuyệt đối . Lúc ấy , thân huyển ảo sẽ thuộc về tương đối .Như thế , yếu tố quan trọng nhất là : Sự thành tựu trực tiếp theo khía cạnh chủ quan về Ánh sáng sáng tỏ .
Hai Sự Thật Tối Thượng
Tương tự , Tantra Guhyagarbha thuộc truyền thống Nyingma nói về hai Sự thật tối thượng :
1- Sự thật tuyệt đối tối thượng .
2- Sự thật tương đối tối thượng .
Sự thật tối thượng tuyệt đối diễn đạt chi tiết về bảy thuộc tính tuyệt hảo của sự thật tuyệt đối . Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima trong bình luận tổng quát về Tantra Guhyagarbha giải thích sự thật tối thượng tuyệt đối như sau : Cho dù có thể giải thích hai sự thật theo nhiều cách . Riêng ở đây , chúng ta chỉ chú ý đến hai sự thật theo quan điểm tiếp cận ngoại hạng vềLưới huyễn ảo bí mật . Có nghĩa : Hai sự thật tối thượng . Sự thật tối thượng tuyệt đối tương ưng với tự nhiên tuyệt đối của nền tảng không gian tự do thoát khỏi mọi sự hình thành quan niệm - Nền tảng không gian . Ý muốn nói : Khía cạnh chủ quan về ánh sáng sáng tỏ - Tâm thức nền tảng sẵn có ánh sáng sáng tỏ chính là Samantabhadra - Đức phật nguyên thủy . Như đã nói , có hai khía cạnh về tính thuần khiết nguyên thủy có nghĩa . Có hai cách hiểu về ý nghĩa này :
1- Dạng thức đầu tiên :
Tánh không thuần khiết theo nghĩa :
Vắng bặt tính chất phủ nhận .
2- Dạng thức thứ hai :
Tương ưng sự chia chẻ tâm thức nền tảng sẵn có –
Ánh sáng sáng tỏ - Rigpa ;
Thuộc dạng thuần khiết nguyên thủy và dạng hiện diện hồn nhiên .
Hình như câu kệ dựa vào sự diễn dịch thứ hai diễn dịch khía cạnh Rigpa hay sự hiện diện tỉnh thức thuần khiết nói về : Sự tuyệt đối tự nhiên của không gian nền tảng tự do thoát khỏi mọi hình thành quan niệm . Nhưng thuật ngữ : Tự nhiên . Không nhất thiết nói bản chất của những sự việc - Tánh không . Đúng hơn Tự nhiên có nghĩa : Điều gì đó sẵn có tự nền tảng như khi nói nền tảng Kaya đã sẵn có .
Theo những trường phái dịch thuật Tantra mới . Đây là một trong bốn Kaya thuộc về Quả của trạng thái Phật - Svabhavikakaya hợp thành . Như thế , khi nói đến tự nhiên sẵn có hay nguyên thủy . Đây là sự tự nhiên tuyệt đối . Sau đó như Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima tuyên bố : Phải hiểu tự nhiên tuyệt đối là Không gian nền tảng tự do thoát khỏi mọi sự hình thành quan niệm . Sau đó ông tiếp :
. . . Minh triết tuyệt đối là : Tính sáng tỏ nội tại tự do thoát khỏi tất cả những bức màn tối che mờ . . .
Thuật ngữ Minh triết tuyệt đối chỉ định sự kiện không gian nền tảng vắng bặt mọi hình thành quan niệm . Ngay lúc ấy sẽ đạt đến tự do thoát khỏi mọi tri thức vụ vặt che mờ . Vì thế , Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima kết luận :
. . . Và Kết quả tuyệt đối - Sự hiện diện kho tàng năm yếu tố tổng hợp : Thân , lời , tâm thức , những đức tính và hoạt động tỉnh thức trong sự chân chính ( Đơn vị không gian nền tảng và minh triết ) . Vì Kết quả tuyệt đối bao gồm năm đơn vị . Nên định danh là : Tập họp Bảy thuộc tính biểu hiện tuyệt vời của tuyệt đối .
Khía cạnh chủ quan của ánh sáng sáng tỏ chỉ định sự tuyệt đối . Với lý do tâm thức nền tảng sẵn có ánh sáng sáng tỏ trống không mọi thành phần phụ thuộc . Chẳng hạn thuật ngữ củaTantra Guhyasamaja theo trường phái dịch thuật mới về Bốn tính không đồng thời được định danh :
1- Trống không .
Tâm thức tỏa sáng bề ngoài sắc trắng .
2- Rất trống không .
Tâm thức tỏa sáng tăng trưởng sắc đỏ .
3- Đại trống không .
Tâm thức tỏa sáng cận hữu sắc đen .
4- Trống không toàn diện .
Ánh sáng tâm thức sáng tỏ .
Trống không có nghĩa : Sự việc trống không sự việc khác . Dạng trống không đầu tiên là :Tánh không bề ngoài của tám mươi quan niệm chỉ định và những hơi thở dùng để hỗ trợ. Những gì trống không thuộc bề ngoài và hơi thở dùng hỗ trợ được gọi là : Sự tăng trưởng . Những gì trống không tăng trưởng và hơi thở dùng hỗ trợ là : Sự cận hữu . Những gì trống không của tập họp ba trải nghiệm này và những hơi thở dùng hỗ trợ là : Ánh sáng tâm thức sáng tỏ . Tánh không với hình thức Tánh không khác biệt hay tánh không ngoại tại .
Như Jigmé Tenpé Nyima nói : Khi sự thật tuyệt đối tràn ngập quan điểm giáo huấn .Người ta thường nói theo thuật ngữ phủ định không khẳng định . Nhưng khi tiếp cận theo quan điểm thiền định về tánh không . Nên dùng thuật ngữ phủ định hay khẳng định . Khi vun trồng khía cạnh hiện diện của Rigpa trong thiền định . Hành giả thiền định về những bề ngoài thiếu hiện thực . Sự thực hành chủ yếu không có mục tiêu nào khác hơn : Bạn phải nuôi dưỡng sự nhận ra Rigpa chính là Phật nguyên thủy Samantabhadra - Nền tảng và tính thuần khiết vĩnh hằng .
Dù vậy , trước khi đạt đến cần phải thực hiện vài thực hành sơ khởi để thuần khiết thân , lời và tâm thức . Muốn thuần khiết tâm thức , chúng ta xem xét xuất xứ . Nơi tâm trú ngụ và sẽ đi về đâu . Ngay lúc này này , chúng ta thiết lập cái nhìn vi tế về tánh không theo sự tiếp cận Trung đạo Prasangika . Đặc trưng tiếp cận này là : Xử dụng lý lẻ theo hệ thống hệ quả ; để có thể thiết lập sự thật tuyệt đối về Tánh không vượt ngoài mọi hình thành quan niệm .
Nên khi trình bày cho những hành giả đã có một vài khẳng định về sự lãnh hội Tánh không vi tế . Họ sẽ nhận ra sự hiện diện thuần khiết tỉnh thức về Rigpa chính Rigpa . Từ đó có thể dựa vào thiền định kết hợp để duy trì sự nhận ra này . Nhờ đã lãnh hội vững chắc tánh không vi tế . Họ duy trì sự chú ý về sự hiện diện tỉnh thức thuần khiết Rigpa bằng cách : Thiền định kết hợp bề ngoài và tánh không và thiền định về Tánh không không theo quan điểm phủ định hay khẳng định . Với trình độ tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ . Hiển nhiên , chiều sâu những Yogatantra cao cấp phải thành tựu . Đồng thời đức tính ngoại hạng sâu sắc của Dzopachenpo cũng như của Mahamudra , xuất hiện trước ánh sáng .
Trong truyền thống chiến thắng Sakya của Lamdré về quan kiến : Luân hồi và Niết bàn bất phân ly bối cảnh Tantra cặp ba hay Ba tính liên tục tính đồng thời với những gì xuất hiện . Nếu chúng ta thấy quan kiến thuộc trường phái Gùlougpa không tương ưng với : Quan kiến nền tảng Trung đạo về tính hợp nhất bất phân ly nổi bật cùng tánh không và niềm nội hỉ . Từ đó vẫn nhận ra sự đồng tâm ; và hoàn toàn thích nghi để cho rằng : Tất cả quan kiến của các truyền thống đều tuyệt đối đồng tính .
Trường phái Sakyapa gọi ánh sáng sáng tỏ là Alaya - Căn bản toàn năng . Trong truyền thống Sakya thuộc Lamdré Lopshé . Một trong những thực tập sinh của Tsarchen Losal Gyatso - Mangtö Loudroup Gyatso nói : Ánh sáng sáng tỏ là sự thật tuyệt đối . Nhưng một thực tập sinh khác của Tsarchen Losal Gyatso - Jamyang Khyentsé Wangchouk lại tuyên bố trong những bản văn : Hai sự thật về Ánh sáng sáng tỏ bám vào sự thật tương đối cho dù có điều kiện hay vô điều kiện được điều kiện hóa giữa ba phạm trù đều bám vào sự rõ biết:
1- Những hình tướng .
2- Sự rõ biết .
3- Những yếu tố tâm thức tách biệt ;
( Tâm thức và vật chất ) bám vào sự rõ biết .
Như vậy có rất nhiều quan điểm đa dạng . Khi Mangtö Loudroup Gyatso nói : Đây là sự thật tuyệt đối . Ông không phân biệt giữa khía cạnh chủ quan và khách quan . Hình như theo những gì người ta giảng trong khung cảnh của sự toàn thiện - Nơi sự thật tuyệt đối tương ưng với ánh sáng sáng tỏ . Cuối cùng, chúng ta có thể nhận ra Sự phân biệt giữa sự trung dung và hai đối cực về ý nghĩa tuyệt đối về thực hành tuyệt đối và quả tuyệt đối . Riêng vấn đề này đã có vô số tham khảo về thuật ngữ tuyệt đối . Khi nói : Đây là sự thật tuyệt đối hay sự thật tương đối như sự khác biệt . Như thế tiếp cận này có điểm chung là : Nhấn mạnh về tâm thức nền tảng sẵn có ánh sáng sáng tỏ và nhận nó làm con đường . Khi xem thực tại về hiện thực tương đối tối thượng . Jigmé Tenpé Nyima tuyên bố :
Trong trường hợp về sự thật tuyệt đối tối thượng . Cho dù cho người ta nói : Đây là bề ngoài xuất hiện do năng lượng tuyệt đối . Riêng tôi nghĩ : Thích hợp nhất nên diễn tả nó như sự biểu lộ thần diệu . Như Déshek Zourchoungpa đã nhận định : Về những hiện tượng trong tổng thể . Sự tiếp cận Maha xem bề ngoài như năng lượng Rigpa và tiếp cận Ati cũng xem nó như chính là Rigpa .
Vấn đề này hơi phức tạp , nhưng điểm chính yếu trong bài nói chuyện của tôi có thể tóm tắt như sau : Ở trên , chúng ta kết luận về những tiếp cận khác biệt đặt nền tảng trên tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ ; và trong mỗi tiếp cận một điều có cách riêng biệt để trình bày hai sự thật . Ở đây , người ta trình bày chính xác chúng như hai sự thật tối thượng : Sự thật tối thượng là tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ là muốn nói : Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ bằng thuật ngữ trong truyền thống trường phái dịch thuật Tantra . Tất cả không gì khác hơn sự hiện diện tỉnh thức - Rigpa còn gọi là : Rigpa – Samantabhadra - Pháp thân căn bản hay đức Phật nguyên thủy . Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima giải thích :
Những trạng thái thô thiển của tâm thức : Biểu lộ những khuynh hướng thông thường của sự chuyển di ba hiện tượng chưa hiện diện ở trình độ quả . Ngay cả chúng cũng vắng bặt tính không . Do đó , hiện tại diễn tiến gần đến sự trở thành : Thân sự thật và chư Phật chỉ là : Không gian nền tảng của minh triết căn bản như dự ý tối ưu chính xác về những giáo huấn về bản chất Phật hay Sugatagarbha chúng ta tìm thấy trong Sutra của Vòng bánh xe Pháp thứ ba và cuối cùng .
Với Kho tàng những hệ phái triết lý của Longchenpa điều sáng tỏ ở đây tương tự như : Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ . Vì thế trong những văn bản những trường phái dịch thuật mới về Tantra - Giáo huấn về bản chất căn bản Longchenpa tuyên bố :
Căn bản nền tảng minh triết phát sinh tự chính nó được chuyển hóa từ những giới hạn bao la và phong phú . Trong tinh túy trống không như bầu trời nó nằm trong bản chất sáng tỏ như mặt trời hay mặt trăng . Trong lòng từ nó thẫm thấu như những tia sáng . Ba tính chất này bất phân ly trong tinh túy được thấy trong không gian nền tảng luôn thoát khỏi những thay đổi và hoán chuyển . Bản chất chúng là bản chất minh triết của ba thân :
1- Tinh túy trống không là Pháp thân .
Dharmakaya .
2- Bản chất sáng tỏ là Báo thân
Sambhogakaya .
3- Lòng từ thẩm thấu khắp nơi là Hóa thân
Nirmakaya .
Nơi An Trú Của ánh Sáng Sáng Tỏ
1- Tinh túy là :
Tính thuần khiết nguyên thủy .
2- Bản chất là :
Sự hiện diện hồn nhiên .
3- Sự tỏa sáng không ngừng là :
Lòng từ .
Nhưng thật sự chúng nằm ở đâu ? . Longchenpa tuyên bố :
Khi còn lầm lẫn giữa sáu hạng người ( Lục đạo ) , ba đức tính này xuất hiện từ những nhận thức sai lầm dưới dạng : Thân , lời và tâm thức bình thường . Tuy Minh triết về Thân , Lời và Tâm tỉnh thức không th6ẻ xuất hiện . Không phải nói : Minh triết không hề hiện diện . Vì những vấn đề vi tế đều tùy thuộc vào : Thân vật lý , hơi thở và những thành phần lệ thuộc vào những kinh mạch và trình độ vi tế giữa trung tâm bốn Chakra và lâu đài Minh triết phát sinh từ chính nó sẽ xuất hiện .
Có bốn Chakra chẳng hạn như Chakra Đại nội hỉ nằm ở đỉnh đầu . Những gì được gọi là :Lâu đài minh triết phát sinh từ chính nằm ở trung tâm giữa kinh trung tâm và trong Chakra ở trái tim . Như đã thấy , có rất nhiều trình độ vi tế về những kinh mạch , hơi thở và những tinh túy . Riêng đây nằm ở trình độ vi tế nhất . Thuật ngữ riêng của Dzogchen gọi là :Kinh mạch thủy tinh Kati . Longchenpa tiếp :
Trong cung điện Pháp thuộc trình độ trái tim , tinh túy , minh triết nguyên thủy sáng rực phát sinh từ chính nó luôn hiện diện . Và những gì trang hoàng của những thuộc tính sẽ biểu hiện vô tận minh triết như đã nói trong Khảm Ngọc .
Đại minh triết phát sinh từ chính nó ,
Nằm trong lâu đài ngọc của trái tim .
Như vậy , đã nhận ra nơi an trú của tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ như : Trung tâm Pháp Chakra thuộc trình độ trái tim . Longchenpa nói :
Ánh sáng sáng tỏ an trú trong bốn kinh mạch ngoại hạng : Kinh mạch lớn Kati đi qua trung tâm kinh mạch trung ương dính liện với trung tâm trái tim ; chứa đầy những Tiglé căn bản – Samantabhadra . Điều này dùng để diễn tả nơi Ánh sáng sáng tỏ cư trú .
Ánh Sáng Sáng Tỏ Như Phật Tính
Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ giống như bản chất Phật được nhắc đến trong Sutras chẳng hạn như : Sutra Minh Triết Vượt Biên Giới . Đó là một trong những nguồn chính liên tục tính tối ưu của Maitreya . Trong Kho tàng những nguyện vọng thể hiện và đặc biệt hơn trong chương đề : Làm thế nào luân hồi nhận nguồn từ căn bản . Vấn đề này Longchenpa đề cập đến căn bản của ảo tưởng và bình luận :
Ánh sáng sáng tỏ nguyên thủy , tinh túy cực lạc của Phật tính ,
Căn bản tối ưu tất cả sự việc - Bản chất manh mún hoàn toàn thuần khiết .
Cho dù bất cứ sự khởi đầu nào cũng như bầu trời rực nắng ;
Nhưng nó bị khuynh hướng thông thường bắt rễ từ vô minh che mờ ,
Vì thế tất cả chúng sinh đều sống trong ảo tưởng .
Căn bản như không gian luôn tự do thoát khỏi mọi nền tảng hay hỗ trợ tùy thuộc luân hồi . Ngay cả từ tinh túy đều vắng bặt ngã . Nó sáng tỏ và rực rở như mặt trời và mặt trăng và hoàn toàn hồn nhiên . Hiện diện từ xa xưa không sự khởi đầu . Không bất cứ sự bắt đầu nào vượt ngoài mọi hoán chuyển và mọi thay đổi .
Đó là lý do tại sao Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ được miêu tả là manh mún như Dodroup Jigmé Tenpé Nyima làm sáng tỏ : Nó hiện diện liên tục . Không bị những nguyên nhân và điều kiện tạm thời làm mới mẻ . Longchenpa giải thích :
Vì ( căn bản ) chuyển hóa tất cả giới hạn của những nhận định cố định . Nên nó tự nhiên rực rở . Vì ( nó ) an trú giữa không gian nền tảng . Từ đó những Kaya và Minh triết kết hợp không phân ly được gọi là : Sugatagarbha . Nói cách khác : Tiềm năng đầy đủ ba thân được tìm thấy . Vì là căn bản của mọi hiện tượng Luân hồi và Niết bàn nên được gọi là : Trạng thái tự nhiên là căn bản tối ưu của tất cả sự việc . Vì thế cho dù manh mún nhưng vẫn luôn thuần khiết toàn diện .
Khi chưa đánh tan những ô nhiễm tạm thời . Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ được chỉ định dưới tên Sugatagarbha ; và tiềm năng ba thân đặc trưng tương ưng vớiPhẩm chất không gian nền tảng . Sau khi đã đánh tan những ô nhiễm tạm thời bao phủ bản chất thật sự . Tiềm năng ba thân luôn hiện diện giữa Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng tỏ biểu lộ hay tích cực và cập nhật thành : Những đức tính của quả và trái . Do đó , những Kaya như Phật tính được cấu thành từ Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ .
Thiền Định Phân Tích
&
Quan Kiến Trung Đạo
Khi nói Tinh túy nguyên thủy thuần khiết hay trống không . Sự lãnh hội về Tánh không chủ yếu tương ưng với quan kiến Prasankiga như Longchenpa nói trong Kho tàng thể hiện những nguyện vọng :
Bây giờ chúng ta đề cập đến sự trình bày truyền thống Prasangika . Đó là đỉnh cao của Đại thừa một những sự đặc trưng giữa Phật học truyền thống . Trong bình giảng chi tiết , có một nhánh dành riêng cho phương cách những Prasangika loại trừ sự hình thành quan niệm . Vì ở đây không xác nhận bản chất thật sự tuyệt đối . Một nhánh khác đề cập đến cáchPrasangika trình bày sự tương đối . Có nghĩa : Sự thật qui ước không phủ nhận mô hình xuất hiện về những sự việc . Trong nhánh cuối cùng này ông tuyên bố :
Bây giờ , trong nhánh trình bày sự thật tương đối không từ khước phương cách những sự việc xuất hiện . Chúng ta có thể phân biệt thành ba phần :
1- Căn bản Con đường trung đạo .
2- Hai sự thật :
Con đường Trung đạo và hai tích lũy .
3- Quả con đường Trung đạo là :
Hai Kaya.
Điểm chính yếu nằm trong sự trình bày chủ yếu dựa vào quan điểm Prasangika về Tinh túy trống không cũng như trong Sutras hay Tantras thông thường . Chúng ta cần đạt đến sự chắc chắn về bản chất tính không . Trong những Yogatantra cao cấp có cách đặc biệt riêng dùng để hiểu Tánh không . Đặc biệt hơn , trong những văn bản của Dzogpachenpo đã đề cập đến những hình thức giải thoát khác biệt như : Giải thoát nguyên thủy , Tự-giải thoát , Giải thoát trần trụi , Giải thoát hoàn toàn và Giải thoát những đối cực . Mỗi một cách giải thoát trình bày những dị biết và những đặc trưng khác biệt . Nhưng tất cả đều đưa đến sự nhận ra được Tinh túy trống không . Dodroupchen Jigmé Nyima giải thích như sau :
Cách thiền định về Tánh không vi tế thuộc sự tiếp cận Prasangika , xuất hiện để xem xét xuất xứ , nơi chốn và hướng đi của tâm thức . Với vô số thừa khác biệt khác giảng dạy và đưa ra những phương pháp đạt đến tỉnh thức . Nhưng vẫn có phương cách duy nhất dùng để đạt đến tinh túy phải thực hiện . Như thế , ông muốn nói với chúng ta : Có một con đường duy nhất dẫn đến trạng thái Phật và cũng là cánh cửa đưa đến sự nghĩ ngơi của tâm thức .
Bản Chất Nền Tảng Của Tâm thức
Vượt Ngoài Sự Nổi Bật -
Nơi Ngưng Bặt Sự Dừng Chân
Khi xem xét nơi xuất xứ tâm thức . Chúng ta không thể tìm thấy bất cứ nguồn gốc nào, và cũng không có nền tảng cho sự nổi bật . Khi xem xét nơi chốn tâm thức an trú . Chúng ta không thể tìm thấy bất cứ trạm dừng chân nào . Và khi xem xét nơi đến của tâm thức .Chúng ta không thể tìm thấy bất cứ nơi chốn nào . Như vậy , bản chất nền tảng vượt ra ngoài sự nổi bật - Nơi ngưng bặt sự dừng chân . Vì thế , Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima tiếp nối :
Giây phút những con mắt thông tuệ mở ra thật lớn lần đầu . Nói cách khác, bạn phải bắt đầu xem xét tâm thức và tìm xem nó đến từ đâu , ở đâu và sẽ đi đâu . Nhưng sau đó ông lại cảnh cáo :
Nhưng sự kiện đơn giản không thể thấy ba vấn đề : Nguồn gốc , nơi chốn và mức đến . Như thế không đủ để khám phá trạng thái tự nhiên . Khi tìm tâm thức đến từ đâu , ở đâu và đi đâu . Chúng ta không thể tìm thấy gì cả có nghĩa không thể tìm thấy trạng thái tự nhiên . Nói chung , thật sự không chỉ Vượt ngoài mọi nền tảng và nguồn gốc . Thật sự không chỉ đơn giản toàn là những từ ngữ . Vì nó đòi hỏi sự trắc nghiệm hoàn toàn sâu sắc .
Hiện nay , thuật ngữ Vượt ngoài mọi nền tảng và nguồn gốc có cùng sự sáng tỏ : Đơn giản chỉ là những từ ngữ và nhãn hiệu . Thuật ngữ thứ hai tương ưng với quan điểm về mô hình hiện tượng những sự việc khi Vượt ngoài mọi nền tảng và nguồn gốc để biểu lộ quan điểm tánh không . Vì thế , chúng ta không nên buông bỏ những sự trải nghiệm của tâm thức và tuyên bố : Tâm thức vượt ngoài mọi nền tảng hay nguồn gốc hay chỉ duy nhất là nhản hiệu . Có nghĩa : Chúng ta cần đi thêm một bước để đạt đến sự lãnh hội thật sự về ý nghĩa Trung đạo loại trừ cả hai đối cực .
Ngay cả nếu chúng ta không tập trung về sự thật hiện thực dù chỉ thuộc trình độ nhỏ nhất . Nếu thế , chúng ta không thể kết thúc những hiện tượng và những nhận định sai lầm .Nagarjuna cũng đồng nhận định trong Vòng hoa quí của Trung đạo :
Một người không chỉ hình thành từ đất ,nước , lửa, không khí và không gian hay đồng thời chỉ ý thức về tất cả điều này . Như vậy vẫn có người vượt ra ngoài tất cả những điều này .
Khi đi tìm căn bản để dán nhản : Một con người . Chúng ta không thể tìm ra người này cũng không thể lập tức tuyên bố : Người này không hề hiện hữu . Sự kiện không thể tìm thấy căn bản bằng nhản hiệu : Đi tìm người này đã loại trừ sự cực đoan của chủ nghĩa vĩnh hằng . Nhưng nếu chỉ loại trừ đối cực về chủ nghĩa vĩnh hằng . Chúng ta không thể xem như đã hoàn toàn lãnh hội về Trung đạo . Vì tự nó không thể loại trừ hai đối cực . Vì thế Nagarjuna tuyên bố tiếp như sau :
Vì con người là sự tổng hợp của sáu thành phần . . .
Nói cách khác : Con người là sự chỉ định . Có nghĩa : Chúng ta phải ứng dụng về sự hội tụ của sáu thành phần . Như vậy , thật sự phải có một người cho dù không phải là một người thật sự hiện hữu . Đây là những gì dùng để loại trừ chủ thuyết hư vô . Như thế , cũng có nghĩa : Hai đối cực đã được loại trừ .
Cùng nguyên lý được ứng dụng . Vì thế , chúng ta nên xem xét : Từ đâu tâm thức xuất phát . Tâm thức ở đâu và sẽ đi đâu ? . Nhưng không thể tìm thấy cái được gọi là : Tâm thức .Như thế , điều này không phải là quan kiến thật sự của Trung đạo . Vì nếu tâm thức hiện hữu thật sự . Chúng ta phải có khả năng sẽ tìm thấy một căn bản nào đó khi xem xét :Nguồn gốc , nơi chốn và nơi đến của tâm thức . Nhưng trong thực tế không thể tìm ra căn bản để nhận định về tâm thức .
Đây là dấu hiệu cho thấy Tâm thức thật sự không hề hiện hữu . Tuy thế , vẫn không thể kết luận : Tâm thức không hề hiện hữu . Khi đã hiểu có thể chỉ định Tâm thức lệ thuộc vào sự hiện hữu độc lập với những sự việc . Điều này đủ đế chống lại nhận định tâm thức là cái gì đó hoàn toàn độc lập . Đây là kết luận chính xác nhờ vào quan kiến Trung đạo Prasangika liên quan đến tinh túy - Tính thuần khiết nguyên thủy . Nên Dodroupchen tiếp nối :
Như vậy, cho đến khi bạn hài lòng về điểm sâu sắc và mấu chốt này . Hãy theo đuổi nhận định này đến nơi đến chốn . Khi đã tin vào công sức của những người sống thật sự trong nền tảng minh triết và những người đã thành tựu .
Điều quan trọng, ở đây là : Phải thực hành thiền định phân tích để có cái nhìn hoàn toàn xác định của Trung đạo . Nhưng thiền định phân tích vẫn chưa đủ bảo đãm cho thực hành tính bất phân ly giữa sự hiện diện tỉnh thức và tánh không . Vì đây là : Sự thực hành ngoại hạng - Một hình thức thiền định để tâm thức nghĩ ngơi . Như thế , thiền định phân tích chỉ được thực hành trong thừa sơ khởi của Dzogchen . Ngay giây phút này chúng ta sẽ đạt đến sự lãnh hội quyết liệt về quan kiến Trung đạo .
Ở đây có sự quan hệ mấu chốt và sâu sắc với những Yoga - Tantra cao cấp . Khi thiền định về tánh không . Hiện tượng chúng ta thiền định chính là tâm thức. Chẳng hạn , khi nói vềTantra Guhyasamaja - Cô lập thân , cô lập lời và cô lập tâm thức . Sự cô lập tâm thức này không phải là thiền định về tánh không . Đặc biệt hơn , đây là : Thiền định trong tánh không của tâm thức . Đến nổi người ta thường nói đến sự đề cập này trong Yogatantra cao cấp về Hiện tượng cao cấp .
Nói chung , tánh không phải tùy vào một chủ đề nào đó hay về một hiện tượng riêng biệt .Nếu chủ đề hoàn toàn phù du hay hay chỉ là phụ . Tính không cho dù vô điều kiện cũng ngưng bặt khi chủ đề ngưng hiện hữu . Nói cách khác : Khi hiện tượng ngưng bặt bản chất trống không đồng thời nó cũng phải ngưng bặt . Đây là một trong những lý do chúng ta phải thực hành Yoga thần linh để mô phỏng Hình tướng thường trụ của thần linh .
Như thể , trong tâm thức thần linh được đeo đuổi và không hề tan biến . Do đó , nếu dùng hình tướng thần linh làm căn bản thực hiện bản chất trống không . Tánh không sẽ trở thành Svabhavikakaya . Thân bản chất chủ yếu của một đức Phật . Nói cách khác , nếu dùng một hiện tượng nào đó cho dù không thuần khiết làm căn bản thực hiện tánh không . Nó cũng tương tự tánh không không hiện tượng hay tánh không kéo dài đến trạng thái Phật . Vì thế , đây là lý do chúng ta đề cập đến tánh không theo thuật ngữ : Những hiện tượng thuần khiết . Tóm lại , thiền định về tánh không phải đặt nền tảng hoàn toàn vào tâm thức tỉnh thức .