Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

Chương 3
Bản Chất Hiện Tượng
 
Như đã giải thích . Trong khung cảnh giáo huấn Phật học . Trước tiên nên tuần tự sử dụng quyền năng tư duy phối hợp với việc kiểm tra và phân tích . Khi đã nhận ra bản chất thật sự của thực tại . Chúng ta cần sống trong trạng thái tâm thức vận hành tốt tuyệt không sai lầm . Nói cách khác , tâm thức không thể đánh lừa chúng ta . Có nghĩa : Tất cả những gì tâm thức nhận định phải tương ưng với thực tại .
Đây là những gì được gọi là : Nhận thức có hiệu lực . Toàn thể giáo huấn Phật học, . Đặc biệt trong những văn bản của Đại thừa đề cập về Bồ tát đạo. Vì thế, Nhận thức có hiệu lực đặc biệt rất quan trọng . Vì đối với tất cả những mục tiêu cần tìm để đạt đến như : Tái sinh cao cấp , giải  thoát , thông suốt mọi việc chính là kết quả của nhận thức có hiệu lực .
Trong lãnh vực nghiên cứu về luận lý và khoa học luận . Người ta nói đến Quả gián tiếp của nhận thức hiệu lực và quả trực tiếp của nhận thức hiệu lực . Có nghĩa chỉ định quả gián tiếp của nhận thức hiệu lực là : Thành tựu nghiệp lực cao cấp - Sự giải thoát và thông suốt mọi sự . Điểm chủ yếu : Chỉ với trạng thái tâm thức không ảo tưởng mới có thể cho phép đạt đến những trình độ giải thoát và thấu triệt .
Muốn đạt đến kết luận kiên quyết về : Bản chất thực tại - Bản chất thật sự của hiện tượng hay sự đa dạng hóa của hiện tượng . Chúng ta phải khám phá những gì được gọi là là : Bản chất tuyệt đối những hiện tượng . Đó là điều cực kỳ quan trọng cần phải thấu triệt . Vì sao ? . Vì trạng thái tâm thức bình thường , nói chung chỉ là trò chơi ảo hóa chứa đầy sự lầm lẫn .
Như thế , phương cách dùng để nhận định về những sự việc . Hàm chứa những sự sai lầm làm hoàn toàn biến dạng thực chất . Nhưng chúng ta vẫn cho đó là sự thật . Thế nên , kết quả đưa đến toàn là những gì bất trắc và thất bại . Chẳng hạn , hãy nghĩ : Có ai đó muốn đánh lừa . Nếu nhận biết ngay từ đầu những gì họ có thể nói hay thực hiện đều không có nền tảng . Ngay cả khi điều này gần như chính xác . Nhưng hiện tượng không hề liên quan đến thực tại . Như thế , họ không còn cơ hội đánh lừa chúng ta nữa .
Giả sử : Xa rời sự việc hay hiện tượng rất quan trọng . Vì nó chia cách hoàn toàn bản chất thật của những nhận định theo thói quen . Vì nếu quá tin vào hiện tượng . Chắc chắn lúc nào chúng ta cũng bị đánh lừa . Nói chung , nếu có người mỗi ngày đều muốn đánh lừa chúng ta .Tất cả chỉ do chính chúng ta cả tin những gì họ nói và xem đó là thật như nó phải là .Đúng hơn vì quá đơn giản khi tin vào hiện tượng . Thế nên , phải biết thăm dò bản chất nền tảng của sự việc để khám phá những gì được gọi là thực tại .
 
Vô Thường Tế Nhị  &  Vô Thường Biểu Lộ
 
Một trong những xác tín sâu sắc nhất bám rễ là : Cho rằng hiện tượng không hề thay đổi với thời gian . Thí dụ : Một dãy núi chẳng . Chúng đã hiện diện từ hàng triệu năm . Thế nên , chúng ta thường nghĩ : Những dãy núi được thấy ngày hôm nay tương tự như những dãy núi đã thấy hôm qua hay ngày kia .
Hãy xem những sự việc tương tự . Vào giây phút nào đó và trong những giây phút tiếp nối . Có thể nói : Thái độ này hình như tùy thuộc vào bản năng . Đương nhiên , có thể điều này hoàn toàn đúng nếu chỉ nói về sự biểu lộ hiện hữu của hiện tượng . Những dãy núi chúng ta thấy ngày hôm nay đã có mặt từ nhiều thế kỷ . Nhưng sự việc sẽ ra sao , nếu xem xét rõ phía sau thực chất liên tục bên ngoài ? . Chẳng hạn , những vách núi không ngừng thay đổi trong trình độ hạt nguyên tử . Có nghĩa : Chúng chỉ hiện hữu trong quá trình chảy liên tục ; không giây phút nào trôi qua chúng không ngừng thay đổi .
Chắc chắn hàng triệu hay hằng triệu triệu năm nữa trong hiện hữu . Một ngày nào đó nó sẽ không còn tồn tại khi những tố chất kết thành bị tiêu hủy . Những dãy núi hôm qua vẫn luôn hiện diện ngay tại đây . Chỉ vì chúng ta mãi đeo đẳng tính liên tục bên ngoài . Nhưng nếu biết nhìn sáng tỏ hơn . Những phân tử đã thay đổi đáng kể ngay từ ngày hôm qua .
Nếu những hiện tượng không thay đổi sẽ không có bất cứ sự chuyển hóa nào . Như thế ,những gì phải thay đổi trong thế giới chung quanh không thể xảy ra . Không gì có thể tan rã và đi đến sự kết thúc . Do đó , nhìn bên ngoài những sự việc hình như có vẻ giử nguyên như trước . Nhưng nếu nhìn theo quan điểm tuyệt đối . Bạn sẽ thấy chúng không ngừng thay đổi trong từng giây phút .
Điều này chứng tỏ : Sự nhận định về thực tại của chúng ta không hề tương ưng với bản chất thật sự . Nói cách khác : Những sự việc không hề xuất hiện với chúng ta như chúng hiện hữu thật sự . Chọn một thí dụ khác : Chúng ta có thể chọn lựa sự trải nghiệm sống từ bên trong hay chỉ đơn giản thích đóa hoa trước mặt . Cho dù sự trải nghiệm tâm thức hay về một vật thể hữu hình thuộc thế giới hiện tượng . Nhưng trước sau gì nó cũng phải kết thúc bằng sự tan rã và ngưng bặt sự hiện hữu .
Đây là là một sự kiện không cần minh chứng bằng luận lý . Bông hoa sẽ tự khô héo và tàn lụi . Có nghĩa : Không hiện tượng nào có thể tồn tại miên viễn theo thời gian và chúng ta có thể nhận ra điều này từ chính mình . Quá trình tan rã và thay đổi liên tục biểu lộ theo đinh luật vô thường . Tất cả sự chuyển hóa xảy ra chỉ trong giây phút . Cuối cùng đưa đến sự hoại diệt của vật thể trong hiện tượng . Điều này minh chứng : Nếu hiện tượng không liên tục thay đổi sẽ không bao giờ hiện hữu .
 
Nguồn Gốc Của Sự Tương Thuộc
 
Nhưng đâu là chìa khóa của quá trình thay đổi ? . Khi nói đến sự thay đổi liên tục . Không thể ngầm hiểu là sự tan rã không ngừng theo chiều hướng hiện tượng hiện hữu trước đây biến mất do nguyên nhân tạo ra sự tan rã . Có thể nói đúng hơn : Nguyên nhân gốc của hiện tượng hiện hữu ngay trong bản chất tự tan rã kế tục . Cho phép tôi nói điều này :Trước tiên không phải những hiện tượng được phát sinh từ nguyên nhân đặc biệt . Sau đó tan rã do gặp gở một nguyên nhân khác tạo thành sự hủy diệt . Nguyên nhân hình thành hiện tượng thì tự chính nó đã hàm chứa nguyên nhân tan rã . Khi một sự việc phát sinh , đã mang trong chính nó tính chất hủy diệt . Điều này có nghĩa : Nguyên nhân phát sinh ra chúng chuyển đổi liên tục trong từng giây phút do nguyên nhân hủy diệt .
Như vậy , mọi hiện tượng đều phát sinh tương thuộc vào những nguyên nhân . Nếu những sự việc hiện hữu tự bản chất . Vì sự hiện hữu của chúng đã sẵn có và hoàn toàn độc lập .Như thế , hiện tượng hiện hữu sẽ bất biến . Nhưng sự thật chúng ta có thể nhận ra những sự việc lúc nào cũng thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và điều kiện bên ngoài . Cho dù dùng bất cứ thí dụ nào đi nữa . Hiện tượng cụ thể hay trải nghiệm bên trong đều do sức mạnh của nguyên nhân bên ngoài .
Vẫn chưa hết . Nếu mãi theo đuổi tư duy mọi vật thể chúng ta bám chấp . Chắc chắc sẽ xuất hiện vô số khía cạnh . Chẳng hạn một đóa hoa , nó có hình tướng , màu sắc , hương thơm , hương vị riêng . . . Hãy xem xét này những đặc tính của vật thể vừa nói . Đơn giản đóa hoa đã sẵn có những đăc tính riêng . Tất cả chỉ do chúng ta qui cho nó những phấm chất riêng biệt làm nền để hỗ trợ . Nếu đưa sự tư duy đi xa hơn chúng ta sẽ nhận ra rằng : Tuy những đặc tính của chúng hình như khác biệt . Nhưng nếu loại trừ những phẩm chất riêng biệt về hình tướng . . . Chắc chắn không thể tìm thấy những gì tạo thành sự hỗ trợ những đặc tính này .
 
Thời gian
 
Tương tự , chúng ta đã tích lũy từ quá khứ những trải nghiệm cho phép phát triển cách hành xử hiện tại . Thế nên những thái độ mới , những phương cách mới được thực hiện . Những gì đã xảy ra trong quá khứ có tính hữu dụng trong thái độ hiện thời của chúng ta . Nhưng trong giây phút này, quá khứ chỉ là một tư tưởng đi qua tâm thức . Không cần phải tìm kiếm quá khứ . Vì nó đã hiện hữu từ lâu . Thế nên , không có gì có thể tìm . Không gì có thể chạm ngón tay vào .
Những gì xảy ra trong tương lai cũng vậy . Hành động trong hiện tại đặt nền tảng từ những trải nghiệm trong quá khứ sẽ tác động vào tương lai . Sự tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực . Những gì xảy ra trong tương lai chỉ là tư tưởng hình thành trong tâm thức bao hàm những gì chưa xảy ra . Nếu thử xem xét một vài biến cố thuộc tương lai , chúng ta chỉ nhìn thấy hiện tại .
Do đó , trong vô số sự kiện . Những gì chúng ta sắp xếp vào phạm trù quá khứ hay tương lai . Thật ra chỉ là những nhận định được trình bày từ những gì đã xảy ra hay có thể xảy ra . Những thuật ngữ quá khứ và tương lai cho phép chúng ta nghĩ và đề cập về những vấn đề vừa nói . Theo chiều hướng này , chúng có thể có tác động tích cực hay tiêu cực . Nhưng rất khó tìm thấy một vài thành phần trong quá khứ và tương lai đáng để quan tâm . Những gì đang nói ở hiện tại hình như đã từng xảy ra trong quá khứ . Như thế , nó chỉ là một đối tượng của trí nhớ . Tương lai mà chúng ta gợi lại chỉ là những phỏng đoán được phát sinh từ tâm thức . Ngoài những gì có thể nói về nó , quá khứ và tương lai thật sự không hề hiện hữu .
Để kết thúc , chúng ta có thể hiện diện ngay trong hiện tại . Nhưng nếu nghĩ đến những gì được gọi là giây phút hiện tại . Những gì được xem là giai đoạn đầu tiên và về sau . Cuối cùng sẽ khám phá ra : Ngoài quá khứ và tương lai , không có gì được gọi là hiện tại .Người ta có thể chia những sự việc thành : Phút , giây , giờ , ngày , tháng , năm cho đến giây phút hiện tại . Nhưng hiện tại đã trở thành quá khứ . Tất cả những gì được xem là hiện tại lại đến từ tương lai . Như vậy không có cái gọi là hiện tại phải không ? . Quả thật rất khó để định vị hay định nghĩa nó .
Tương tự với những khái niệm khác và những phương cách lãnh hội về thế giới . Những phạm trù chúng ta sáng chế không hề có tính đặc trưng riêng về thực thể . Tất cả chỉ là những nhãn hiệu quy ước nương nhờ vào ngôn ngữ . Có nghĩa những sự qui ước xuất phát từ những tư tưởng kinh qua những gì đã xảy ra trong quá khứ hay tương lai .
Như thế , chúng ta chỉ bám vào những khái niệm qui ước . Như thế , bao nhiêu khái niệm sẽ tồn tại để hình thành những đặc trưng riêng cho những hiện tượng hay sẽ hiện hữu một cách độc lập ? . Vì thế , đức Phật nói trong những Sutra : Tất cả những hiện tượng chỉ hiện hữu theo sự định danh và từ sự chỉ định chúng ta đã gán cho chúng bằng cách qui ước . Như thường nói : Chúng không gì khác hơn là những danh từ hay đơn thuần chỉ là những biểu tượng .
 
Hai Sự Thật : Tương Đối & Tuyệt Đối
 
Khi đức Phật lần đầu quay bánh xe Pháp , ngài đã dạy về Tứ diệu đế . Ngài nói đến : Sự đau khổ , nguồn gốc đau khổ , sự ngưng bặt đau khổ và con đường dẫn đến sự ngưng bặt đau khổ . Nhưng làm thế nào có thể đi sâu vào Tứ diệu đế ? . Muốn thế , chúng ta nên cảm thông và sáng tỏ về nổi đau khổ . Nguồn gốc đau khổ phải được diệt trừ . Sự ngăn chận đau khổ phải được thành tựu và con đường ngưng bặt đau khổ cần phải vượt qua . Có nghĩa chúng ta phải dấn thân vào sự trải nghiệm về Tứ diệu đế . Cũng có thể tự hỏi : Nếu mỗi sự thật đều được hình thành từ chính nó .
Câu trả lời là không . Sự đau khổ cần được thấu hiểu . Nếu chỉ suy tư và tìm hiểu về sự đau khổ sẽ không bao giờ nhận thấy được nguồn gốc nào làm phát sinh đau khổ cần diệt trừ .Cũng như nếu chỉ tìm và thiền định về : Nguồn gốc nào cần diệt trừ . Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy được . Vì vậy , đức Phật dạy : Chúng ta nên trải nghiệm sâu sắc để loại trừ và ứng dụng Tứ diệu đế . Đồng thời ngài lại dạy thêm : Không có gì để loại trừ hay ứng dụng .
Tương tự với năm uẩn . Tập họp của những hiện tượng vật lý và tâm thức đều tùy thuộc vào nghiệp lực và những cảm xúc quấy nhiễu . Từ sự lệ thuộc này , những tập họp hoàn toàn vô thường . Không thuần khiết và vắng bặt lý lịch hay nguồn gốc đau khổ . Nếu rõ biết như thế có nghĩa : Chúng ta đã lãnh hội một cách chân chính về Tứ diệu đế .
Nếu nhận thấy những tập họp chỉ do sự thúc đẩy của nghiệp lực và từ những cảm xúc quấy nhiễu giống như thật sự hiện hữu , thuần khiết và là nguồn vui thú . Đó là sự lãnh hội hoàn toàn sai lầm . Hơn nữa , chúng ta có thể thử xem xét về những tập họp để tìm sự hiện hữu tuyệt đối phía sau những nhản hiệu . Ở trình độ tuyệt đối , hai quan kiến sai lầm và đúng đắn chỉ là huyễn hóa và không hề hiện hữu . Như vậy tất cả những hiện tượng đều có hai mô hình :
 
1- Mô hình bên ngoài .

2- Bản chất thật sự của hiện tượng .
 
Theo quan điểm bên ngoài . Chúng ta sắp theo nhiều phạm trù : Núi , hàng rào , dinh thự , hoa . . . Tất cả những sự việc cũng như những hệ quả đều tùy thuộc vào nguyên nhân và điều kiện . Chúng tạo cho chúng ta niềm vui hay nỗi khó chịu vì và có thể có lưu cho chúng ta dấu hiệu của sự tích cực hay tiêu cực . Từ những hạt mầm sẽ hình thành kết quả tác động vào chúng ta bằng cách tích cực hay tiêu cực .
Như vậy , đâu là mô hình hiện hữu tuyệt đối của hiện tượng tích cực hay tiêu cực ? . Nếu biết từ chối và không hài lòng với hiện tượng bên ngoài . Từ đó sẽ nhìn thật gần  . Người ta sẽ khám phá : Quả thật không có gì có thể được tìm thấy . Càng xem xét bên ngoài mô hình hiện hữu một cách hiển nhiên . Giả sử nhìn thấy ảo ảnh trong sa mạc . Nếu thật sự hiện diện . Chắc chắn sẽ nhận ra nó ngày càng rõ ràng . Nhưng khi chúng ta đến gần , nó lại càng mờ nhạt và cuối cùng biến mất .
Tương tự với tất cả hiện tượng trong tổng thể : Đương nhiên những nguyên nhân và điều kiện và đều kiện luôn hỗ tương và dính liền trong tính tương thuộc . Nếu không hài lòng về bề ngoài và đi tìm tinh túy tối ưu - Mô hình hiện hữu tuyệt đối - Bản chất nền tảng . Chúng ta sẽ không tìm thấy được gì cả . Vì mô hình bề ngoài của hiện tượng không bao giờ tương ưng với bản chất thật sự của nó . Nói chính xác : Hai trình độ sự thật đều dựa vào hai khía cạnh :
 
1- Mô hình bên ngoài .

2- Bản chất thật sự của hiện tượng .
 
Để tâm thức không còn mãi xem xét hay phân tích về bản chất thật sự của những sự việc như : Sở hữu những tinh túy có thể nhận dạng được . Ngược lại , nếu không hài lòng với hình tướng hời hợt và quyết định đào sâu , phân tích để xác định bản chất nguyên thủy hay nền tảng của chúng . Chúng ta sẽ nhận thấy : Tất cả không hề phụ thuộc vào nguyên nhân hay điều kiện . Những gì khám phá được được gọi là : Sự thật tuyệt đối hay bản chất nguyên thủy sâu sắc nhất .
Nhưng mọi hiện tượng đều có thể hiện diện . Do đó , hai khía cạnh : Sự thật bên ngoài hay sự thật qui ước và bản chất nội tại hay sự thật tuyệt đối lúc nào cũng hiện diện . Trên căn bản này người ta có thể nói đến : Hai trình độ sự thật khi tìm lai lịch sâu sắc nhất của những hiện tượng bên ngoài và những biến cố có thể xảy ra . Chúng ta sẽ tìm thấy dưới bề mặt một tinh túy cá nhân có thể cô lập do phân tích . Như vậy có thể nói : Hiện tượng này hiện hữu thật sự hay hiện hữu trong sự tuyệt đối .
Thật ra , nếu một sự việc thật sự hiện hữu như nó đã xuất hiện . Bên ngoài và thực tại sẽ hài hòa và hiện hữu thật sự tương thích với hình tướng . Như sự thật không phải như vậy :Những sự việc thật sự không thể hiện hữu như chúng là . Có nghĩa : Chúng không hiện hữu thật sự . Vì hình tướng của chúng không bao giờ tương ưng với bản chất thật sự . Sự mất cân đối này đến từ sự kiện hiện tượng được biểu lộ như một sự minh họa có vẻ như thật .Nếu chúng biểu lộ thật sự theo phương cách chân chính . Chắc chắn không hề có sự cách biệt nào cả .
Vì thế , những hiện tượng được xem như sai theo chiều hướng : Vắng bặt hiện hữu và không có bản chất thật sự . Ngay cả khi chúng hiện diện nhưng cũng không thể thiết lập sự hiện hữu . Nhưng vẫn không thể nói không có sự hiện diện của hiện tượng . Vì sự hiện tượng lúc nào cũng hiện diện mà không cần phân tích .
Trong Tô Điểm Ánh Sáng Thành Tựu , Maitreya nói : Điều này muốn nói , không một nhánh cây nào bị bẻ gãy . Có nghĩa : Những gì được xem là hiện hữu thật sự bị bác bỏ vì :Đặc tính nguyên thủy của nó không hề hiện diện rồi biến mất vì sự tác động của lý luận .Nói chính xác hơn , những hiện tượng luôn lệ thuộc vào bản chất vắng bặt hay trống không . Không thể tự trị hay độc lập .
Nếu những sự việc không trống không sự hiện hữu độc lập . Chúng không thể xuất hiện một cách nguyên thủy . Tất cả những hiện tượng phải tùy thuộc vào những hiện tượng và những điều kiện khác để phát sinh . Chỉ riêng những thực thể tự trị mới không tùy vào những điều kiện để xuất hiện . Như vậy , sự hiện hữu thật sự không phải là sự việc đã hiện hữu từ lâu và sau đó bị loại trừ . Vì những sự việc thì trống không không thật sự hiện hữu . Nên những gì người ta gọi là Tánh không hay khía cạnh tuyệt đối không có gì mới mẻ . Tất cả chỉ do tâm thức chúng ta thêm thắt vào .
Vấn đề này được dẫn chứng tiếp : Nếu một đơn vị được thêm vào . . . . Có nghĩa muốn nói :Hai trình độ của thực tại - Sự thật tương đối hay mô hình qui ước và mô hình hình hiện hữu tuyệt đối . Không phải là kết quả hoạt động tỉnh thức của đức Phật hay kết quả nghiệp lực của những người bình thường . Đơn giản chỉ nhìn những sự việc lúc nào cũng như thế . Như thế , nếu tâm thức không thể thỏa mãn với những hiện tượng bên ngoài và tự hỏi : Những gì là bản chất thật sự những hiện tượng ? . Từ đó có thể cho phép chúng ta phân tích rõ nét về trình độ tuyệt đối . Có nghĩa : Tất cả những gì được gọi là Tâm thức tuyệt đối sẽ giúp chúng ta nhận chân ra tất cả mọi vấn đề .
Về những hiện tượng xuất hiện trong tâm thức bình thường không thể phân tích hay kiểm tra hay những gì được khám phá hình như là sự thật do những điều kiện qui ước đều được gọi là : Sự thật tương đối . Thuật ngữ tương đối hoàn toàn dựa vào những yếu tố làm khuất lấp hay che dấu sự thật . Có nghĩa trình độ tương đối xem chính là sự vô minh làm che mờ nhận định về bản chất tuyệt đối , nội tại và thực tại . Như vậy , tất cả những gì được xem là vô minh do tương đối sẽ che mờ nhận định về hiện thực tuyệt đối
 
Vắng Bặt Hiện Hữu Nội Tại
 
Mọi hiện  tượng hay biến cố dù là Niết bàn hay Luân hồi đều xuất hiện như hiện hữu thật sự từ bản chất  . Có thể đặt vấn đề : Nếu nó hiện hữu chính xác và thật sự như đã xuất hiện . Tại sao lại tìm sự hỗ trợ của danh hay lại phải định danh . Tương tự , mô hình bề ngoài của những sự việc cũng cần tương liên với mô hình hiện hữu thật sự . Nhưng điều này hoàn toàn không thể .
Thật ra , sau khi kiểm tra chúng ta sẽ nhận ra những sự việc không đơn giản như những gì được xem là hiện hữu . Chứng tỏ , ngay khi xuất hiện , chúng hoàn toàn trống không mọi uy chế của hiện hữu . Như vậy , trống không có nghĩa : Trống không mọi hiện hữu nội tại chủ yếu . Điều này đúng với phương diện từ khước chủ nghĩa hiện tượng . Chữ Tánh trong tánh không có nghĩa nói về : Chỉ có điều này . . . Trên căn bản lý luận , chúng ta có thể gọi đây là : Sự thật tuyệt đối về tánh không .
Như đã thấy . Tất cả những gì chúng ta nhận định được trình bày như thật sự hiện hữu độc lập . Đây là sự trải nghiệm từ bên trong hay do một đối tượng bên ngoài . Có nghĩa :Hình như mỗi lần những sự việc hiện hữu theo cách chúng ta dán nhản theo qui ước .Nhưng nếu chúng hiện hữu như chúng ta nhận định một cách hợp lý . Như thế càng xem xét chúng sẽ càng trở nên sáng tỏ hơn . Nhưng sự thật người ta không thể tìm thấy gì cả . Đây là dấu hiệu chứng tỏ những hiện tượng không hề hiện hữu như chúng trình bày . Vậy những sự việc hoàn toàn trống không sự hiện hữu mà chúng ta đã ưu tiên dành cho nó theo hiện tượng bên ngoài . Khi những hiện tượng bên ngoài cũng như bên trong đều trống không người ta gọi chúng là : Trống không hiện hữu nội tại .
Trong kinh : Đi Xuống Lanka , đức Phật nói về : Bảy pháp ứng dụng phẩm chất của tánh không . Pháp thứ 7 tương ưng với trường hợp : Sự việc đều trống không những sự việc khác . Ngài cho thí dụ : Một tu viện trống không tu sĩ . Tánh không của tu viện là sự việc khác biệt hay độc lập với những gì phủ nhận sự hiện diện của những tu sĩ . Đức Phật đã diễn tả điều này như một trình độ tánh không nào đó .
Chúng ta không sử dụng thuật ngữ trống không theo chiều hướng bám trụ ở vị trí nào đó . Chẳng hạn : Một chiếc bình trống không ở góc nhà  . Nói đúng hơn : Chúng ta nhận định theo chiều hướng chiếc bình trụ ở một vị trí nhưng trống không mọi sự hiện hữu như nó đang là . . . Đôi khi người ta sử dụng thành ngữ : Trống không bản nhiên ; Tây tạng gọi làRang tong dùng để diễn tả : Mọi sự việc trống không mọi hiện hữu nội tại . Đối kháng với sự kiện trống không sự việc khác với chính nó .
Dù vậy , Trống không bản nhiên không nên hiểu quá trực nghĩa như : Trống không chính nó Khi nói về một đóa hoa trống không hiện hữu nội tại . Không có nghĩa phủ nhận về sự hiện thực của nó . Nếu nói : Đóa hoa không hề hiện hữu . Có nghĩa nó hoàn toàn vắng bặt . Không hạt nẩy mầm , không đâm chồi nở hoa . Không phát sinh nụ và quả và . Do đó không gì có thể phát sinh yêu thích hay đối kháng với quan kiến về mùi hương hay khi bị gai chích ! .
Bản nhiên trống không của đóa hoa muốn nói : Nó trống không hiện hữu nội tại . Nếu nghĩ rằng : Đóa hoa trống không tự chính nó . Điều này tương ưng với hư không đối cực của thuyết hư vô . Vì một sự việc là sản phẩm của những điều kiện bên ngoài , trống không theo chiều hướng không hiện hữu nội tại riêng biệt . Có nghĩa bản nhiên nó đã trống không .
Như thế , sự trải nghiệm về bên trong hay với đối tượng cụ thể ; luôn khác biệt giữa mô hình bên ngoài và bản chất thật sự của những sự việc . Khi xem xét một đối tượng và nhìn nó xuất hiện . Chắc chắn sẽ khám phá : Không phải như vậy . Vì chúng ta không bao giờ tìm thấy lý lịch nền tảng chủ yếu của nó như : Đây rồi , chính là như thế ! . Ngay cả nếu đi tìm trong những phân tử hay hạt nguyên tử nhỏ nhất . Cũng không thể tìm ra được gì cả . Điều này thật tế nhị và sự phân tích đối tượng của chúng ta . Cuối cùng không có gì có thể tìm ra .
 
Phương Cách Những Sự Việc Hiện Hữu
 
Điều này muốn nói : Những sự việc thật ra không hề hiện hữu theo chiều hướng chúng đã hiện hữu . Và những sự việc có thể tác động vào chúng ta theo chiều hướng hữu ích hay có hại . Nếu như thế , chúng hiện hữu như thế nào ? . Có thể nói : Mọi hiện tượng chỉ hiện hữu theo những gì được qui ước theo chiều hướng chứa đựng những chức năng thuộc về tích cực hay tiêu cực . Nó hiện diện với những đặc thù riêng biệt và có vài điều gì đó để có thể định danh . Có nghĩa : Theo dạng không thể hiện hữu tuyệt đối hay nội tại . Đây chính xác là những gì có nghĩa : Bản nhiên trống không . Không có gì được gọi là sở hửu hiện hữu riêng biệt hay nội tại .
Như vậy , bản nhiên trống không có nghĩa : Vắng bặt hiện hữu . Vì những sự việc chỉ hiện hữu theo chiều hướng có những phẩm chất riêng biệt riêng . Tất cả mọi tranh luận về sự kiện rõ biết : Những sự việc hiện hữu nội tại hay không ; được đặt vào sự kiện nó phải sở hữu những đặc tính nào đó . Nếu chúng không có những đặc tính riêng biệt . Chắc chắn không thể hỏi : Điều này có hay không thể cung cấp cho chúng sự hiện hữu nội tại .
Nếu nói rằng : Những sự việc sẵn có những lý lịch rõ ràng cũng không có nghĩa khẳng định chúng hiện hữu một cách nội tại . Như vậy , bạn có thể nói : Làm sao chúng có thể hiện hữu một cách chính xác ? . Sự thật , chúng chỉ hiện hữu do những điều kiện bên ngoài . Chúng hiện hữu vì người ta đã dán nhản , định danh cho chúng theo từng sự việc trong quan điểm hay nhận định . Có nghĩa chúng lúc nào cũng hình thành từ tùy thuộc vào những nhân tố khác .
Vì thế , đức Phật khẳng định trong vô số Kinh và Mật điển : Những sự việc hiện hữu đều tùy thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện bên ngoài . Vì chúng không thể hiện hữu một cách độc lập . Vì phải dựa vào những điều kiện khác . Đức Phật giảng thêm : Tất cả những hiện tượng xem như xuất hiện một cách độc lập . Nhưng bản chất thật sự của nó chính là tánh không .
Không có gì trong vũ trụ có thể nẩy sinh từ chính nó hay tự sở hữu sự hiện hữu nội tại . Không gì có thể xuất hiện mà không có sự hỗ trợ từ những hiện tượng khác . Điều này chứng minh : Tất cả đều được hình thành từ trò chơi của nguyên nhân và điều kiện . Những nguyên nhân và điều kiện này . Có thể tác động vào những sự việc tích cực hay tiêu cực . Nếu sự việc hiện hữu thật sự từ chính nó . Như thế , những nguyên nhân và điều kiện không có bất cứ tác động nào vào chúng . Nhưng những hiện tượng hoàn toàn vắng bặt hiện hữu nội tại . Nên sự xuất hiện của chúng phải lệ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện tương tác .
Theo những giáo huấn Phật học : Sự hình thành mọi sự việc đều có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực vào chúng ta . Nhất là có thể thay đổi bản chất tất cả những gì trong tâm thức và với thế giới quanh ta . Có nghĩa : Tất cả đều là kết quả của nguyên nhân và điều kiện .Tương tự , vô số những sự chuyển hóa của chúng cũng phải lệ thuộc những nguyên nhân và điều kiện . Hơn nữa , những sự việc không thể tự hình thành mà không có nguyên nhân hay điều kiện từ bên ngoài . Như thế , những giáo huấn Phật học đã giải thích thế giới và những gì đưa chúng ta đến nhận định : Sự thật không hề có cái gì được gọi là Đấng Sáng Tạo .
Theo giải thích của giáo huấn : Những sự việc đều tùy thuộc vào sự thay đổi . Vì chúng hoàn toàn lệ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện . Điều này chúng ta cần nghiên cứu bằng phương pháp lý luận về bốn thành phần . Khi đã vận hành được như thế . Chúng ta sẽ trực tiếp đi vào phẩm chất nền tảng hay bản chất nội tại của mọi hiện tượng ; cho dù là vật chất hay từ sự rõ biết của tâm thức .
Thật ra chúng ta không cần đề cập về tánh không . Hãy hình dung bằng thí dụ : Thành phần đất thì bền vững và chắc chắn . Trong khi thành phần không khí thì nhẹ và chuyển động . Một trong hai hiện tượng này sở hữu bản chất nền tảng riêng biệt . Một tập họp riêng biệt những về tính chất mà cái kia không thể chia xẻ . Nhưng sự kết hợp những phẩm chất nền tảng này sẽ phát sinh sự thay đổi . Nên người ta giải thích : Đây là kết quả của sự tương tác và hỗ tương .
Mọi thực thể vật chất đều sở hữu những tính chất theo phương cách : Vận hành để tạo thành sự thay đổi . Sự chuyển đổi này chứa những chức năng làm phát sinh vô số cơ hội đưa đến sự tương tác tích cực hay tiêu cực . Đất bền vững và chắc chắn . Vì đó là bản chất . Như thế phải chăng nó có sự tác động riêng biệt nào đó ? . Thông thường , mỗi thành phần đều sở hữu những tính chất riêng biệt . Cho phép chúng tác động bằng vô số dạng ảnh hưởng để hoàn thành những chức năng khác biệt . Và những sự việc có những chức năng khác biệt lại kết hợp với nhau để những tiềm năng mới xuất hiện .
Như thế , trước khi xem xét một vật thể nào đó . Hay khi quan sát vật thể ở bên trong hay bên ngoài chúng ta . Trước tiên cần rõ biết về những đặc thù này . Cũng cần hiểu rõ về những mô hình vận hành riêng biệt với dạng thức những thay đổi do sự tương tác . Khi đã vận hành như thế , điều gì đó tự nhiên có hữu ích . Chúng ta có thể xác định làm thế nào để có được . Và nếu có hại đến chúng ta . Hãy lấy quyết định loại trừ .
Từ phương cách này , chúng ta có thể định về tư duy . Điều này sẽ đưa chúng ta trực tiếp đến sự phân định rõ về hạnh phúc và đau khổ . Hoàn toàn tự nhiên chúng ta lúc nào cũng mong muốn mọi chúng sinh hạnh phúc và không đau khổ . Tất cả con người đều bình đẳng trong sự đón nhận hạnh phúc và từ khước đau khổ . Những vấn đề được đặt nền tảng trong lý luận : Hơn bao giờ hết , mọi người trong chúng ta có mọi lý do để mong muốn được hạnh phúc .

Xem mục lục