Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Giả sử đập tan thế giới Kham Nhẫn Tam thiên đại thiên đây đều làm cực vi, mỗi mỗi cực vi là một Thánh giả. Có các thiện nam tử thiện nữ nhân, hết thọ lượng ngắn dài Thánh chúng kia, đem các thứ thế gian thượng diệu uống ăn, áo mặc, đồ nằm và thuốc chữa thảy, khởi lòng rất tịnh phụng thí cúng dường. Sau vào Niết bàn đều thu Xá lợi thảy xây Bảo tháp, sửa sang cúng dường. Hoặc đem bảy báu đầy như trước đã nói, bấy nhiêu cực vi thế giới Ðại thiên trên lại chứa đến trời Sắc cứu cánh, đối Thánh giả kia đều phụng thí riêng, bấy nhiêu bảy báu thế giới Ðại thiên hết thọ lượng mình ngày đêm và ngày đêm nối nhau chẳng dứt.
Mạn Thù Thất Lợi! Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này nhờ nhân này nhờ nhân duyên đây được phước nhiều chăng?
Mạn Thù Thất Lợi liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm.
Trước nói phước thí hãy khó nghĩ bàn, huống nào đối lượng đây chỗ được phước.
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân thọ trì kinh đây diễn nói lưu thông, chỗ được đống phước đối phước thí trước trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn, cho đến cực số bội cũng lại là hơn.
Mạn Thù Thất Lợi! Công đức như thế nếu kẻ chẳng hồi hướng cấu Phật Bồ đề, nên trải qua chừng nấy số kiếp cực vi được Thiên vương Tha Hóa Tự Tại, lại qua chừng nấy số kiếp cực vi được làm Thiên vương Lạc Biến Hóa, lại qua chừng nấy số kiếp cực vi được làm Thiên vương Ðổ Sử Ða, lại qua chừng nấy số kiếp cực vi được làm Thiên vương Dạ Ma, lại qua chừng nấy số kiếp cực vi làm Thiên vương Ðế Thích, huống là vua Chuyển luân. Nếu kia vì hồi hướng cấu Nhất thiết trí, nên năng được thành xong Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Mạn Thù Thất Lợi! Giả sử Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc Giác đầy rẫy châu Thiệm Bộ đây như lúa nếp mè lau sậy mía rừng thảy, trong không kẽ hở. Có người bạo ác khởi cực giận dữ đều giết hại hết chừng ấy Thánh giả. Mạn Thù Thất Lợi! Nơi ý hiểu sao? Người kia bởi đấy mắc tội nhiều chăng?
Mạn Thù Thất Lợi liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều quá.
Giết một Thánh giả hãy đọa trong đại địa ngục vô gián chịu khổ một kiếp, huống nào giết hại chừng ấy Thánh giả. Kia mắc tội chẳng thể xưng kể hết được!
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Nếu có kẻ hủy báng kinh điển đây, kia bị tội hơn tội trước trăm bội, ngàn bội, cho đến cực số bội.
Mạn Thù Thất Lợi! Giả sử Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác đầy rẫy châu Ðông Thắng Thần như lúa nếp mè tre lau sậy mía rừng thảy, trong không kẽ hở. Có người bạo ác khởi cực giận dữ, đều giết hại hết chừng ấy Thánh giả. Mạn Thù Thất Lợi! Nơi ý hiểu sao? Người kia bởi đấy mắc tội nhiều chăng?
Mạn Thù Thất Lợi liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm.
Giết một Thánh giả hãy đọa trong đại địa ngục vô gián chịu khổ một kiếp, huống nào giết hại chừng ấy Thánh giả. Kia mắc tội chẳng thể xưng kể hết được.
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Nếu có kẻ hủy báng kinh điển này, kia bị tội hơn tội trước trăm bội, ngàn bội, cho đến cực số bội.
Mạn Thù Thất Lợi! Giả sử Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác đầy rẫy châu Tây Ngưu Hóa như lúa nếp mè tre lau sậy mía rừng thảy, trong không kẽ hở. Có người bạo ác khởi cực giận dữ đều giết hại hết chừng ấy Thánh giả. Mạn Thù Thất Lợi! Nơi ý hiểu sao? Người kia bởi đấy mắc tội nhiều chăng?
Mạn Thù Thất Lợi liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm.
Giết một Thánh giả hãy đọa trong đại địa ngục vô gián chịu khổ một kiếp, huống nào giết hại chừng ấy Thánh giả. Kia mắc tội chẳng thể xưng kể hết được!
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Nếu có kẻ hủy báng kinh điển đây, kia bị tội hơn tội trước trăm bội, ngàn bội cho đến cực số bội.
Mạn Thù Thất Lợi! Giả sử Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác đầy rẫy châu Bắc Câu Lô như lúa nếp mè tre lau sậy mía rừng thảy, trong không kẽ hở. Có người bạo ác khởi cực giận dữ đều giết hại hết chừng ấy Thánh giả. Mạn Thù Thất Lợi! Nơi ý hiểu sao? Người kia bởi đây mắc tội nhiều chăng?
Mạn Thù Thất Lợi liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm.
Giết một Thánh giả hãy đọa trong đại địa ngục vô gián chịu khổ một kiếp, huống nào giết hại chừng ấy Thánh giả. Kia mắc tội chẳng thể xưng kể hết được!
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Nếu có kẻ hủy báng kinh điển đây, kia bị tội hơn tội trước trăm bội, ngàn bội, cho đến cực số bội.
Mạn Thù Thất Lợi! Giả sử đập tan cõi bốn đại châu đây đều làm cực vi, mỗi mỗi cực vi đều làm một Phật. Có một chúng sanh tà kiến rất ác, khởi tâm độc hại giết chừng nấy Phật, cướp đoạt tất cả của pháp của Phật, phá diệt thế gian vua pháp thuốc pháp. Mạn Thù Thất Lợi! Nơi ý hiểu sao? Chúng sanh ác kia mắc tội nhiều chăng?
Mạn Thù Thất Lợi liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm.
Kia phải bị tội vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng kể. Tôi đối việc kia hãy chẳng nỡ nghe, huống năng nói kia mắc tội nhiều ít. Nếu hại một Phật phải đọa trong đại địa ngục vô gián chịu khổ môt kiếp, huống giết chừng nấy chư Phật Thế Tôn! Chúng sanh như thế quyết định chịu khổ đại địa ngục vô gián không có kỳ ra.
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Nếu có hủy báng chướng ngại kinh đây chẳng cho diễn nói lưu thông cúng dường, tội này hơn tội trước trăm bội, ngàn bội, cho đến cực số bội.
Mạn Thù Thất Lợi! Giả sử tất cả hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên đều trải qua trăm ngàn vô số đại kiếp tu đủ nhiều thứ các hạnh Bồ tát, đều chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chúng sanh ác kia vì tội nghiệp nặng nên vẫn chưa ra được khổ đại địa ngục.
Mạn Thù Thất Lợi! Chúng sanh ác kia địa ngục vô gián mười phương cõi không một chẳng trải qua chịu khổ nhiều kiếp, huống các địa ngục bàng sanh, quỉ giới. Vì cớ sao? Vì đứa ngu si kia hủy hoại mẹ Pháp Thân chư Phật mười phương ba đời vậy. Nếu kia trải qua số kiếp cực vi nói trước chịu trọng khổ rồi, ra khỏi ba ác thú, đến sanh trong người mắc ác tật lớn, tất cả thuốc chữa chẳng thể cứu được. Lại còn phải trải qua chừng nấy số kiếp cực vi, sanh bèn không lưỡi hoặc không tay thảy, đều phải trải qua chừng nấy số kiếp cực vi.
Mạn Thù Thất Lợi! Ta dùng thần lực trụ đời một kiếp hoặc một kiếp hơn nói tội báo chúng sanh kia hủy báng chướng ngại kinh đây cũng chẳng thể hết được.
Mạn Thù Thất Lợi! Các kẻ có trí muốn được an vui hiện tại vị lai chớ đối kinh này hủy báng chướng ngại.
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát rằng: Thiện nam tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên phải thành tựu Bát nhã Ba la mật đa trước sau. Vì cớ sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát có hai thứ hạnh trọn nên Bát nhã hóa đạo hữu tình.
Bấy giờ, Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát bèn thưa Phật rằng: Sao là các Bồ tát Ma ha tát trọn nên Bát nhã hóa đạo hữu tình?
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi rằng: Thiện nam tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ Bát nhã cho đến sau cùng, lìa tâm công dụng thuyết pháp không hết, trong không xen hở, vì giải thoát hữu tình ba cõi ác thú, khiến trụ thiện thú, hoặc cho chứng được Thánh quả Tam thừa. Mạn Thù Thất Lợi! Ðấy gọi chúng Bồ tát Ma ha tát hành Bồ tát Ma ha tát sâu thẳm hóa đạo hữu tình.
Mạn Thù Thất Lợi! Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm trọn nên vô biên vô vi Bát nhã. Ðấy gọi chúng Bồ tát Ma ha tát tự hành Bát nhã. Vì cớ sao? Vì đấy năng viên mãn được tất cả công đức vậy.
Mạn Thù Thất Lợi lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tu hạnh pháp nào năng tương ưng được cùng Nhất thiết trí?
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát rằng: Thiện nam tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tu pháp Nhất thiết trí chơn thật, xa lìa nghĩ bàn, vi diệu vô tướng lý thú sâu thẳm, chẳng thể quán sát, cực khó thông suốt, thường trụ vắng lặng, mát mẻ đầy khắp, không có phân biệt, không mắc không ngại, tùy thuận chánh lý, chẳng thể chấp lấy, rất vắng lặng lớn, vô thượng vô đẳng trong tất cả pháp. Mạn Thù Thất Lợi! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tu hạnh pháp đây năng tương ưng được cùng Nhất thiết trí.
Mạn Thù Thất Lợi lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát đối cảnh giới nào hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát rằng: Thiện nam tử! Các Bồ tát Ma ha tát nên quyết định đối cảnh giới thẳm sâu, cảnh giới rộng lớn, cảnh giới công đức hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.
Mạn Thù Thất Lợi! Cảnh thẳm sâu là thể đấy vô vi chẳng mắc hai bên, cũng chẳng lìa nhau, tự tánh thanh tịnh giải thoát các chướng, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng kể, chẳng chung tất cả Thanh văn Ðộc Giác.
Mạn Thù Thất Lợi! Cảnh rộng lớn là tất cả công đức chư Phật Như Lai, Ðại bi Bát nhã hai pháp làm tánh, lìa tướng phân biệt, không tâm công dụng, lợi vui hữu tình không lúc tạm xả, các pháp nói ra đều xứng ý kia.
Mạn Thù Thất Lợi! Cảnh công đức là các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm được tương ưng cùng tất cả công đức: ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo, theo các hữu tình căn muốn tánh hạnh chỗ ưa các thứ hình tướng sai khác, vì sức Phật uy thần đều năng thị hiện. Chỗ gọi hoặc hiện lên Ðổ Sử Ða, hoặc hiện từ trời này xuống sanh châu Thiệm Bộ, hoặc hiện ở trong thai, hoặc hiện sanh ra, hoặc hiện đồng tử, hoặc hiện dạo chơi, hoặc hiện xuất gia, hoặc hiện khổ hạnh, hoặc hiện đến dưới cội Bồ đề, hoặc hiện chứng được Vô thượng Bồ đề, hoặc hiện quay xe pháp, hoặc hiện vào Niết bàn. Thị hiện các tướng sai khác như thế đều vì giải thoát sanh tử hữu tình.
Mạn Thù Thất Lợi! Như vậy gọi là các Bồ tát Ma ha tát hành cảnh thẳm sâu Bát nhã Ba la mật đa.
Mạn Thù Thất Lợi bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn hiếm có. Bồ tát như vậy, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là cảnh giới Phật chẳng thể nghĩ bàn.
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát: Như vậy, như vậy. Như người đã nói. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là pháp bất cộng, chẳng thể nghĩ bàn. Vì cớ sao? Vì tất cả dị sanh, Thanh văn, Ðộc Giác chẳng thể thông thấu được, bởi chẳng phải cảnh giới kia vậy. Trừ Phật Thế Tôn không ai năng được. Vì cớ sao?
Chơn như các pháp nghĩa sâu thẳm vậy. Tự tại chẳng động, nhiếp vô lậu giới, khiến các hữu tình lợi vui viên mãn. Vậy nên gọi là cảnh giới chư Phật. Vượt đường ngữ ngôn, nhiếp thắng nghĩa đế, xa lìa tìm tòi phân biệt nghĩ bàn, chẳng phải pháp thế gian làm tỷ dụ được, trong tất cả pháp rất là phẩm trên. Chẳng ở sanh tử, chẳng trụ Niết bàn.
Mạn Thù Thất Lợi! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm kể có năm việc chẳng thể nghĩ bàn: một là tự tánh, hai là phương xứ, ba là các trụ, bốn là một khác, năm là lợi vui.
Mạn Thù Thất Lợi! Sao là tự tánh chẳng thể nghĩ bàn? Tức chơn như sắc cầu chẳng thể được. Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế.
Tức chơn như nhãn cầu chẳng thể được, lìa chơn như nhãn cầu chẳng thể dược. Nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng lại như thế.
Tức chơn như sắc cầu chẳng thể được, lìa chơn như sắc cầu chẳng thể được. Thanh hương vị xúc pháp cũng lại như thế.
Tức chơn như nhãn thức cầu chẳng thể được, lìa chơn như nhãn thức cầu chẳng thể được. Nhĩ tỷ thiệt thân ý thức cũng lại như thế.
Tức chơn như địa giới cầu chẳng thể được, lìa chơn như địa giới cầu chẳng thể được. Thủy hỏa phong không thức giới cũng thế.
Chơn như pháp có cầu chẳng thể được, chơn như pháp không cầu chẳng thể được. Vậy nên tự tánh chẳng thể nghĩ bàn.
Mạn Thù Thất Lợi! Sao là phương xứ chẳng thể nghĩ bàn? Chơn như như thế hoặc ở cõi Dục chẳng thể nghĩ bàn, hoặc lìa cõi Dục chẳng thể nghĩ bàn. Cõi sắc, cõi Vô sắc cũng lại như thế. Hoặc ở phương Ðông chẳng thể nghĩ bàn, hoặc lìa phương Ðông chẳng thể nghĩ bàn, phương Nam Tây Bắc cũng lại như thế. Vậy nên phương xứ chẳng thể nghĩ bàn.
Mạn Thù Thất Lợi! Sao là các trụ chẳng thể nghĩ bàn? Hoặc trụ an vui chẳng thể nghĩ bàn, hoặc trụ vắng lặng chẳng thể nghĩ bàn, hoặc trụ hữu tâm chẳng thể nghĩ bàn, hoặc trụ vô tâm chẳng thể nghĩ bàn. Vậy nên các trụ chẳng thể nghĩ bàn.
Mạn Thù Thất Lợi! Sao là một khác chẳng thể nghĩ bàn? Như Lai ba đời đồng trụ một chỗ, tự tánh thanh tịnh, nhiếp cõi vô lậu, hoặc một hoặc khác chẳng thể nghĩ bàn. Vậy nên một khác chẳng thể nghĩ bàn.
Mạn Thù Thất Lợi! Sao là lợi vui chẳng thể nghĩ bàn? Trí huệ thần lực đồng một pháp giới. Bát nhã, phương tiện hai tướng bình đẳng, năng làm vô lượng lợi vui hữu tình, chẳng thể tuyên nói được, vì quá cảnh nói lời mà thuận căn tính sai khác hữu tình làm nhiều thứ nói, thị hiện nhiều thứ: ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo, theo tâm hữu tình đều năng thị hiện được cả.
Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo?
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát rằng: Thiện nam tử! Tướng hảo Như Lai vô lượng vô biên, nếu Ta nói rộng chẳng thể hết cùng được, chỉ tùy sở thích thế gian lược nói ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo.
Mạn Thù Thất Lợi! vì sao gọi là ba mươi hai tướng? Dưới chân Như Lai có tướng bằng đầy, an trụ khéo đẹp, giống như đáy hộp, đất dù cao thấp theo chỗ chân đạp thảy đều bằng phẳng, không chỗ chẳng xúc đến; đấy là thứ nhất.
Dưới chân Như Lai nghìn vẻ vần xe, các tướng vành bánh xe thảy đều tròn đầy; đấy là thứ hai.
Tay chân Như Lai mềm mại đều đặn, như múi bông vải, hơn hết tất cả; đấy là thứ ba.
Tay chân Như Lai ngón đều thỏn dài, tròn đẹp hơn người để nêu trường thọ; đấy là thứ tư.
Tay chân Như Lai giữa kẽ mỗi mỗi ngón in như chim nhạn chúa, đều có màng lưới sắc vàng giao bện, vẻ như bức thêu dệt; đấy là thứ năm.
Gót chân Như Lai rộng dài, tương xứng với mu, hơn các hữu tình; đấy là thứ sáu.
Mu chân Như Lai dài cao đầy đặn, mềm mại khéo đẹp, tương xứng với gót; đấy là thứ bảy.
Ðôi bắp chân Như Lai lần lữa thỏn tròn như bắp đùi nai chúa ế nê da tiên; đấy là thứ tám.
Ðôi cánh tay Như Lai dài thẳng tròn trặn, như vòi voi chúa, đứng thẳng rờ gối; đấy là thứ chín.
Âm tướng Như Lai cái bướu thế giấu kín in như ngựa rồng, cũng như voi chúa; đấy là thứ mười.
Lỗ lông Như Lai sanh mỗi một lông mềm nhuận xanh biếc, xoay quanh bên hữu; là thứ mười một.
Lông tóc Như Lai thẳng đều mướt lên, xoay quanh bên hữu, mềm nhuận xanh biếc, sắc vàng nghiêm thân, rất nên ưa thích; là thứ mười hai.
Da chân Như Lai mỏng láng nhuận trơn, đất bụi nước thảy đều chẳng trụ được; là thứ mười ba.
Da thân Như Lai đều sắc chơn kim sáng bạch rực rỡ như đài diệu kim trang nghiêm các báu, được chúng ưa thấy; là thứ mười bốn.
Trong lòng đôi chân, hai tay, ót và hai vai Như Lai bảy chỗ đầy đặn, sáng láng mềm mại rất nên ưa thích; là thứ mười lăm.
Cổ vai Như Lai tròn đầy đẹp lạ; là thứ mười sáu.
Vai nách Như Lai thảy đều đầy chắc; là thứ mười bảy.
Dung nghi Như Lai đồ sộ ngay thẳng là thứ mười tám.
Thân tướng Như Lai cao rộng nghiêm nghị; là thứ mười chín.
Thể tướng Như Lai ngang rộng lượng bằng nhau, chung quanh tròn đầy như cây nặc cù đà; là thứ hai mươi.
Cằm ngực và nửa thân trên Như Lai uy dung rộng lớn, như sư tử chúa; là hai mươi mốt.
Thân quang Như Lai mỗi mặt một tằm; là hai mươi hai.
Tướng răng bốn mươi chiếc ngang bằng, sạch, dày, chân sâu, trắng hơn kha tuyết; là hai mươi ba.
Bốn răng nha Như Lai trắng tinh nhọn bén; là hai mươi bốn.
Như Lai thường được thượng vị trong vị, vì hầu mạch thẳng nên năng dẫn ngàn nhánh tiết mạch trong thân bấy nhiêu thượng vị; là hai mươi lăm.
Tướng lưỡi Như Lai mỏng sạch rộng dài che được diện luân đến mé lông tai; là hai mươi sáu.
Phạm âm Như Lai từ vận rộng lớn thanh nhã, tùy chúng nhiều ít không chẳng đồng nghe, phát tiếng rền vang giống như tiếng trống trời, lời nói thuận gọn trong trẻo như chim tần ca; là hai mươi bảy.
Lông mày mắt Như Lai in như trâu chúa, xanh biếc ngang bằng, chẳng rối loạn nhau; là hai mươi tám.
Tròng mắt Như Lai xanh biếc trắng đẹp xen lẫn màu hồng hoàn, sáng trong phân minh; là hai mươi chín.
Diện luân Như Lai như mãn nguyệt kia, tướng mày sáng sạch như chiếc cung Thiên đế; là thứ ba mươi.
Giữa mày Như Lai có tướng lông trắng quanh hữu mềm mại như múi bông vải, trắng đẹp sáng láng hơn kha tuyết thảy; là thứ ba mươi mốt.
Trên đỉnh Như Lai có viên thịt lồi cao rõ tròn trặn như cái ngù lọng trời; là ba mươi hai. Ðấy gọi ba mươi hai tướng Như Lai.
Mạn Thù Thất Lợi! Vì sa gọi là tám mươi tùy hảo? Móng tay Như Lai hẹp dài mỏng nhuận sáng đẹp sạch sẽ như hoa đồng đỏ; đấy là thứ nhất.
Tay chân Như Lai ngón tròn thỏn dài ngay thẳng mềm mại, xương lóng chẳng hiện; đấy là thứ hai.
Ngón tay chân Như Lai đều ngang bằng không so le, ở các kẽ ngón thảy đều đầy đặn; đấy là thứ ba.
Tay chân Như Lai viên mãn như ý, mềm sạch sáng láng sắc như hoa sen; đấy là thứ tư.
Gân mạch Như Lai quấn kết bền chắc, ẩn sâu chẳng hiện; đấy là thứ năm.
Đôi mắt cá Như Lai đều ẩn chẳng hiện; đấy là thứ sáu.
Như Lai bước đi thẳng tới dạng ung dung như rồng voi chúa; đấy là thứ bảy.
Như Lai bước đi ung dung nghiêm chỉnh như sư tử chúa; đấy là thứ tám.
Như Lai bước đi vững thẳng chừng mức, chẳng quá chẳng giảm in như trâu chúa; đấy là thứ chín.
Như Lai bước đi uy nghi tiến ngưng như con nga chúa; đấy là thứ mười.
Như Lai ngó lại tất đều bên hữu như rồng voi chúa cả mình chuyển theo; là thứ mười một.
Lóng đốt Như Lai lần lữa thẳng tròn an bố khéo đẹp; là thứ mười hai.
Ðốt xương Như Lai giao kết không hở, in như rộng bàn; là thứ mười ba.
Ðầu gối Như Lai khéo an bố đẹp, vững vàng viên mãn; là thứ mười bốn.
Chỗ kín Như Lai văn vẻ tốt đẹp, đầy đủ uy thế, sạch sẽ viên mãn; là thứ mười lăm.
Nhánh thân Như Lai thuận trơn mềm mại, sáng láng sạch đẹp bụi đất chẳng dính; là thứ mười sáu.
Thân dung Như Lai nghiêm nghị không sợ, thường chẳng khiếp nhược; là thứ mười bảy.
Nhánh thân Như Lai bền chắc dày đặn, khéo thuộc dính nhau; là thứ mười tám.
Nhánh thân Như Lai yên định nặng cân, thường chẳng lay động không hoại viên mãn; là thứ mười chín.
Thân tướng Như Lai in như Tiên chúa, chung quanh đoan nghiêm, sáng rực chẳng mù; là thứ hai mươi.
Thân Như Lai chung quanh có viên quang, với những lúc đi thảy hằng tự soi sáng; là hai mươi mốt.
Hình bụng Như Lai vuông chánh không thiếu, mềm mại chẳng hiện, các tướng trang nghiêm; là thứ hai mươi hai.
Cái rún Như Lai sâu, quanh hữu viên mãn, thanh tịnh sáng trơn; là hai mươi ba.
Cái rún Như Lai dày chẳng lõm chẳng lồi, chung quanh khéo đẹp; là hai mươi bốn.
Da thứa Như Lai xa lìa ghẻ ngứa, cũng không các lỗi điểm đen, bướu thừa thảy; là hai mươi lăm.
Lòng bàn tay Như Lai đầy đặn mềm mại, dưới lòng bàn chân bằng thẳng; là hai mươi sáu.
Ðường chỉ tay Như Lai sâu dài rõ thẳng, nhuận trơn không đứt; là hai mươi bảy.
Sắc môi Như Lai sáng nhuận màu hồng đơn như quả tần bà, trên dưới xứng nhau; là hai mươi tám.
Diện môn Như Lai chẳng dài chẳng ngắn, chẳng lớn chẳng nhỏ, đúng lượng đoan nghiêm; là hai mươi chín.
Tướng lưỡi Như Lai mềm mỏng rộng dài như sắc đồng đỏ; là thứ ba mươi.
Như Lai phát tiếng uy chấn rền sâu xa, như voi chúa rống rạng rỡ thanh thấu; là ba mươi mốt.
Âm vận Như Lai khéo đẹp đầy đủ như tiếng vang hang sâu; là ba mươi hai.
Mũi Như Lai cao dài mà ngay thẳng, nơi lỗ chẳng hiện; là ba mươi ba.
Các răng Như Lai vuông chỉnh trắng đẹp; là ba mươi bốn.
Các răng Như Lai tròn trắng sáng sạch lần lữa nhọn bén; là ba mươi lăm.
Mắt Như Lai trong xanh trắng phân minh; là ba mươi sáu.
Nhãn tướng Như Lai dài rộng, ví như tép hoa sen xanh rất nên ưa thích; là ba mươi bảy.
Lông nheo mắt Như Lai trên dưới ngang bằng, dày dặn chẳng trắng; là ba mươi tám.
Đôi mắt Như Lai dài mà chẳng trắng, đông đặc mà nhỏ mềm; là ba mươi chín.
Ðôi mày Như Lai dệt mướt thuận thứ, sắc biếc lưu ly; là thứ bốn mươi.
Ðôi mày Như Lai cao rõ sáng nhuận, hình như trăng đầu tháng; là bốn mươi mốt.
Tai Như Lai dày rộng lớn dài, hai trái tròn thòng xuống trọn thành; là bốn mươi hai.
Hai tai Như Lai dệt đẹp ngang bằng, lìa các lầm lỗi; là bốn mươi ba.
Dung nghi Như Lai năng khiến kẻ thấy không tổn không nhiễm, đều sanh ái kính; là bốn mươi bốn.
Trán Như Lai rộng, viên mãn bình chánh, hình tướng đẹp lạ; là bốn mươi lăm.
Thân phần Như Lai nửa trên viên mãn như sư tử chúa oai vô địch; là bốn mươi sáu.
Tóc đầu Như Lai dài thẳng xanh biếc, dày dặn chẳng bạc; là bốn mươi bảy.
Tóc đầu Như Lai thơm sạch nhỏ mềm nhuận trơn xoay quanh; là bốn mươi tám.
Tóc đầu Như Lai bằng phẳng không rối, cũng chẳng dính đùm; là bốn mươi chín.
Tóc đầu Như Lai bền chắc chẳng đứt, hẳn không rơi rụng; là thứ năm mươi.
Tóc đầu Như Lai trơn láng sáng rực đẹp lạ, bụi bẩn chẳng dính; là năm mươi mốt.
Thân phần Như Lai vững vàng đầy chắc hơn thân Na La Diên; là năm mươi hai.
Thân thể Như Lai cao lớn ngay thẳng; là năm mươi ba.
Các lỗ Như Lai thanh tịnh tròn đẹp là năm mươi bốn.
Nhánh thân Như Lai thế lực hơn hết, không ai sánh ngang; là năm mươi lăm.
Thân tướng Như Lai được chúng ưa xem thường không chán đủ; là năm mươi sáu.
Diện luân Như Lai dài rộng đúng chỗ, sáng láng rực rỡ, như trăng thu đầy; là năm mươi bảy.
Nhan sắc Như Lai thư thới sáng rõ, ngậm cười trước nói, có thuận không trái; là năm mươi tám.
Diện mạo Như Lai sáng ánh vui tươi, xa lìa các lỗi nhăn nhó, xanh đỏ thảy; là năm mươi chín.
Nhánh thân Như Lai sạch trong không bẩn, thường không hôi uế; là thứ sáu mươi.
Bao nhiêu trong các lỗ lông Như Lai thường xuất ra thơm như ý mầu nhiệm; là sáu mươi mốt.
Diện môn Như Lai thường xuất ra thơm rất thượng thù thắng; là sáu mươi hai.
Tướng đầu Như Lai quanh tròn khéo đẹp như quả mạt đạt na, cũng như cái ngù lọng trời; là sáu mươi ba.
Lông thân Như Lai xanh biếc sáng sạch như lông cổ chim công, đỏ rực dệt đẹp, sắc giống đồng đỏ; là sáu mươi bốn.
Tiếng pháp Như Lai theo chúng lớn nhỏ chẳng thêm chẳng bớt, xứng lý không lệch; là sáu mươi lăm.
Tướng đỉnh Như Lai không ai thấy được; là sáu mươi sáu.
Tay chân Như Lai ngón gọn phân minh, trang nghiêm khéo đẹp, như sắc đồng đỏ; là sáu mươi bảy.
Như Lai khi đi chân cách đất lượng chừng bốn ngón mà hiện ấn văn có dấu; là sáu mươi tám.
Như Lai giữ vững, chẳng nhờ ai dìu đỡ, thân không nghiêng động, cũng không lay qua lắc lại; la sáu mươi chín.
Oai đức Như Lai xa run tất cả, ác tâm nghe mừng, sợ hãi thấy yên; là thứ bảy mươi.
Tiếng tăm Như Lai chẳng cao chẳng thấp, theo ý chúng sanh hòa vui cho lời; là bảy mươi mốt.
Như Lai năng theo các loại hữu tình lời tiếng ý muốn mà vì nói pháp; là bảy mươi hai.
Như Lai dùng một thứ tiếng diễn nói chánh pháp, tùy loại hữu tình đều khiến hiểu được; là bảy mươi ba.
Như Lai nói pháp đều nương thứ lớp, tất có nhân duyên, lời không chẳng khéo; là bảy mươi bốn.
Như Lai bình đẳng xem các loại hữu tình khen thiện chê ác mà không ưa ghét; là bảy mươi lăm.
Như Lai làm gì trước xem sau làm, khuôn khổ đầy đủ khiến biết thiện tịnh; là bảy mươi sáu.
Tướng đẹp Như Lai tất cả hữu tình không ai xem hết; là bảy mươi bảy.
Xương đỉnh Như Lai bền chắc viên mãn; là bảy mươi tám.
Nhan dung Như Lai thường trẻ chẳng già, ưa đi chỗ cũ; là bảy mươi chín.
Tay chân và trước ngực Như Lai đều có đức tướng cát tường xoay quanh, vẻ như bức thêu, sắc giống châu đơn; là thứ tám mươi. Ðấy gọi Như Lai tám mươi tùy hảo.
Bấy giờ, Mạn Thù Thất Lợi Bồ tát Ma ha tát liền từ tòa dậy đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay mà thưa Phật rằng: Công đức Như Lai hiếm có không ngang, chẳng thể nghĩ bàn, chư Phật quá khứ vị lai hiện tại đều không có khác. Nếu thấy Như Lai hoặc nghe công đức, loại hữu tình này cũng khó nghĩ bàn. Nay một lần nữa thấy Phật quay xe Ðại pháp được chưa từng có. Khen ngợi vui mừng nhảy nhót, khởi lời ấy rồi, tức bay hư không cao bảy cây đa la, chấp tay khen rằng:
Tất cả hữu tình
Duy Phật rất là tôn
Hãy không có kẻ ngang
Huống lại sẽ là hơn.
Ngã pháp hai đều không.
Diệu lý không ngang ngang,
Duy Phật Thế Tôn ta
Ngang được không ngang ngang
Phiền não và thói quen
Ðều hết hẳn không còn.
Năng biết tất cả pháp
Không chẳng đều rõ ràng.
Hoặc trí hoặc nói pháp
Không ai kịp được Phật.
Cõi Tam thiên đại thiên
Duy Phật độc là tôn,
Mười lực vô úy thảy,
Ðịnh có chẳng hư dối.
Ðế Thích cùng Phạm vương
Ðều chỗ chẳng thể được.
Thế Tôn ơn đức lớn,
Khắp thấm các hữu tình.
Việc này khó nghĩ bàn,
Ðịnh không ai kịp được.
Năng đem huệ vi diệu
Và phương tiện khéo léo
Hóa đạo các hữu tình
Khiến đều được lợi vui.
Bấy giờ, trong hội có một Thiên tử tên là Diệu Sắc, liền từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay hướng Phật, dùng tụng khen rằng:
Có kẻ nói thế gian ngang Phật,
Lời kia chẳng thật là dối gạt.
Nếu nói Pháp vương rất là cực tôn,
Nói đây chẳng dối là lời chắc.
Những kẻ người trời chính hỏi nạn,
Không ai gãy được Ðại sư ta,
Thiện Thệ hàng ma dẹp ngoại đạo,
Dẫn đem thế gian đến giải thoát.
Bốn biện thanh tịnh nói không cùng.
Cam lồ thuốc diệu thí hữu tình.
Khắp xem các pháp trí vô ngại,
Tất cả lát ngắn chẳng giảm mất.
Ðại Bi bình đẳng xem hữu tình,
Lòng thương thanh tịnh đời chẳng nhiễm.
Khéo hay biết rõ căn dục tánh,
Tùy sở thích nghe mà ứng nói.
Phiền não sai khác chẳng một thứ,
Chỉ cho vô lượng môn đối trị.
Duy Phật khéo nói nhân duyên kia,
Chuyên vì lợi vui hữu tình vậy.
Gặp Phật nghe Pháp chẳng đặng Thánh,
Hữu tình như thế độ rất khó.
Ðại danh Như Lai ứng khác mong,
Nếu kẻ được thấy lành vô hạn.
Phật trí năng khiến tâm thanh tịnh,
Ðược nghe Chánh giáo ra sanh tử.
Nghe danh hiệu Phật điềm lành lớn,
Thường nhớ Thế Tôn hằng vui muốn,
Phát tâm tới Phật sanh huệ hiểu,
Như giáo siêng tu thành chủng trí.
Phẩm giới thanh tịnh không bẩn đục.
Tĩnh lự đệ nhất tâm lóng sáng
Trí huệ rất hơn khó nghiêng động,
Biển pháp thanh tịnh như cam lồ.
Tất cả hữu tình ưa buông lung.
Chư Phật chuyên tĩnh lìa thế gian.
Ðẳng từ hữu tình như con một,
Ơn đức sâu dày không đền được.
Trước nói pháp năng phá kết giặc,
Lâu xô thiên ma quân huyễn hóa.
Thế Tôn đã nói lỗi ba cõi,
Rộng chỉ Niết bàn đức vô lượng.
Trăm ngàn đại kiếp rất khó nghe,
Nên tôi chí thành nay tán lễ.
Bấy giờ, trong hội có một Thiên tử tên là Thiện Danh, tức từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay hướng Phật dùng tụng khen rằng:
Như Lai bình đẳng hành đại từ,
Nếu kẻ độ được cho kia trí.
Hãy khiến trời trao rốt được trước,
Huống lại những loại hữu tình khác.
Tôi nay chẳng muốn vì luống qua,
Tu trì đại hạnh đền ơn Phật.
Có chỉ tự chứng vô lậu diệt,
Kia đối ơn Phật chưa đền được.
Nếu có tu hành Phật thâm giáo,
Mới được gọi là Phật chơn tử.
Phật lâu cần khổ vì hữu tình,
Ơn lớn vô thượng ít ai trả.
Ðại từ khai rõ chơn diệu pháp,
Khiến chúng tu hành gồm hóa người.
Nếu Phật chẳng ra nơi thế gian,
Tất cả hữu tình chịu khổ lớn.
Thời không người trời duy ác thú,
Chỉ nghe các thứ tiếng tăm khổ.
Chịu khổ các thú không ai khỏi,
Vì phiền não ràng buộc hữu tình.
Phật muốn cởi mở các gút độc,
Lại được Ðại bi lâu ràng buộc.
Như Lai ruộng phước lớn của đời,
Nương giáo chính tu lìa ác thú.
Nếu trái Phật dạy chẳng tu hành,
Kia định chẳng được sanh người trời.
Có ở chỗ Phật khởi ác tâm,
Hoặc lại chẳng muốn nghe thâm pháp,
Loại hữu tình này rất đáng thương,
Quyết định phải ở chỗ tối tăm.
Như Phật Thế Tôn trí tự biết,
Loại kia Như Lai mới năng rõ.
Phật trí chẳng phải ta so lường,
Cúi đầu kính lễ mười phương Phật.
Vô úy, trí, lực, pháp chẳng chung,
Duy Phật Thế Tôn độc tròn đầy.
Tướng hảo trang nghiêm hương vi diệu,
Kẻ xem không chán vượt các sắc.
Ba thứ nở đầy chẳng tạm dứt.
Hoa Phật thanh tịnh tôi nay lễ.
Duy Phật khéo biết giác Vô thượng,
Năng ra khỏi hẳn các hiểm nạn.
Phật là đệ nhất rất Vô thượng,
Cúi đầu quy mạng Ðấng đủ hai.
Phật đem công đức nước Chánh pháp,
Khắp năng rửa trừ các uế bẩn.
Thế Tôn xưa nay sạch trong ngoài,
Tôi nay đảnh lễ thân chơn tịnh.
Bấy giờ, chủ cõi Kham Nhẫn Ðại Phạm Thiên vương liền từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay hướng Phật dùng tụng khen rằng:
Như Lai đầy đủ phước huệ thắng,
Lợi vui hữu tình không tạm ngưng.
Thường rưới cam lồ cứu đói khát.
Tôi nay cúi đầu năng lợi tha.
Thế gian kẻ hơn hết đáng kính,
Loại kia vẫn đến cúng dường Phật.
Các ác hết đầy đủ các thiện.
Tôi nay cúi đầu Ðấng Vô Ðẳng.
Khắp vì cứu vớt các hữu tình,
Chẳng có một hạnh không tu học.
Khiến độ sanh tử được an vui.
Tôi nay cúi đầu Sư cứu thế.
Cúi đầu vi diệu thân sắc vàng.
Cúi đầu đã nói pháp Cam lồ.
Cúi đầu trí thanh tịnh không bẩn.
Cúi đầu tất cả rừng công đức.
Bấy giờ, Phật bảo Ðại thiên Phạm vương rằng: Hay thay, hay thay! Như ngươi đã khen, việc đấy Như Lai là thật chẳng hư. Vì cớ sao? Vì chư Phật Thế Tôn ở vô lượng kiếp tu nhóm các thứ công đức trí huệ. Do đấy quả vị không chẳng đầy đủ. Sở dĩ vì sao? Vì Như Lai đầy đủ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa. Ba thân ngữ ý không chẳng thanh tịnh, nên thông suốt được chơn như thật tế, vì trụ thật tế nên nói ra chẳng dối.
Khi ấy, Ðại Phạm vương đảnh lễ chân Phật, chấp tay cung kính lại thưa Phật rằng: Cúi xin Thế Tôn dùng sức thần thông làm sao Bát nhã Ba la mật đa đây trụ lâu thế gian lợi vui tất cả?
Bấy giờ, Phật bảo Ðại Phạm Thiên vương: Tất cả Như Lai mười phương ba đời dùng thần thông lớn đồng chung hộ niệm Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm trụ lâu thế gian, lợi vui tất cả. Thiên ma, Phạm chí, ngoại đạo, Sa môn đều không thể diệt hoại trở ngại.
Vì cớ sao? Vì Ta nhớ quá khứ có Phật tên là Bảo Nguyệt Như Lai, mười hiệu đầy đủ, nước tên Vô Hủy, kiếp tên Hỷ Tán. Phật kia có hai đệ tử Bí sô làm Ðại pháp sư khéo thuyết thâm pháp, một tên Trí Thịnh, hai tên Ðế Thọ, thường theo Phật kia quay xe Chánh pháp, lâu trong một kiếp tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, được trăm ức chúng ma cõi Tam thiên đại thiên đó thảy đều thọ hóa, phát tâm Bồ đề. Vậy nên kinh này các thiên ma thảy đều không có sức diệt hoại trở ngại.
Bấy giờ, Tịch Tĩnh Huệ Bồ tát Ma ha tát tức từ tòa dậy, tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà thưa Phật: Bảo Nguyệt Như Lai trụ ở chỗ nào? Vì còn trụ đời hay đã Niết bàn?
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tịch Tĩnh Huệ rằng: Thiện nam tử! Cách phương Ðông đây qua mười ngàn ức thế giới chư Phật từng có thế giới tên là Vô Hủy, trong ấy Như Lai thọ mười ngàn kiếp. Thế giới Phật kia thường thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế. Các thiên ma và ngoại đạo thảy kia đối kinh điển này chẳng thể làm trở ngại được, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Trí Thịnh Bí sô nay đây tức Mạn Thù Thất Lợi, Ðế Thọ Bí sô nay đây tức là Tối Thắng Thiên vương. Hai Bồ tát đây phương tiện khéo léo các thứ ủng hộ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khiến lâu trụ đời. Nước mười phương Phật, nếu có thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, hai Bồ tát đây tức đến nghe thọ. Như Ta ngày nay thuyết pháp môn này phóng quang minh lớn, tìm quang đến nhóm.
Bấy giờ, Phật bảo A Nan Ðà rằng: Ngươi phải thọ trì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chớ để quên mất.
Khi đó A Nan Ðà liền từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà thưa Phật rằng: Kinh điển như thế thọ trì cách nào?
Liền đấy Phật bảo A Nan Ðà rằng: Thọ trì kinh này có mười phương pháp: Một là biên chép. Hai là cúng dường. Ba là thí người. Bốn là nghe chắc. Năm là lật đọc. Sáu là thọ trì. Bảy là nói rộng. Tám là phúng tụng. Chín là suy gẫm. Mười là tu tập.
Y mười pháp đây thọ trì kinh này. Ví như thế gian tất cả cỏ cây hoa quả thuốc thảy đều nương đất lớn, như vậy tất cả pháp lành thù thắng đều nương Bát nhã Ba la mật đa. Như vua Chuyển luân nếu trụ ở đời, bảy báu thường hiện, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng lại như thế, nếu trụ ở đời Tam Bảo chẳng diệt.
Bấy giờ đại chúng xem ngưỡng Tôn nhan, khác miệng đồng tiếng đều đau lòng than rằng: Sau khi Như Lai diệt độ, ai năng gánh vác được gánh nặng Ðại pháp của Thế Tôn như thế? Nghĩa là ở vô lượng vô biên đại kiếp tu nhóm mới được Vô thượng Bồ đề!
Bấy giờ, trong chúng bèn có một vạn hai ngàn Bồ tát vì hộ pháp đây, liền từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà nói tụng rằng:
Chúng tôi bỏ thân mạng,
Chẳng cầu phước đời sau
Hộ trì Phật đã thuyết
Pháp yếu sâu thẳm đây.
Bấy giờ, năm trăm Thiên tử trong chúng do Hiền Vương dẫn đầu, cũng từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà nói tụng rằng:
Vì độ các hữu tình
Thành sức đại bi nguyện,
Hộ trì Phật đã thuyết
Pháp yếu sâu thẳm đây.
Bấy giờ, Thiên Ðế Thích, Trì Kế Phạm vương, Tỳ Sa Môn vương đều từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà nói tụng rằng:
Chữa được tất cả bệnh,
Thế Tôn nay đã nói
Thuốc Bát nhã nhiệm mầu,
Chúng tôi đầu đội mang.
Thần cầm búa kim cương cũng từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà nói tụng rằng:
Pháp môn không danh tự,
Phật dùng danh tự nói,
Ðại bi chân giáo pháp.
Tôi nay đầu đội mang.
Bấy giờ, Phật bảo Trí Kế Phạm rằng: Phạm Thiên phải biết: Phật khen ba việc rất là vô thượng. Những gì là ba? Một là phát tâm Bồ đề. Hai là hộ trì Chánh pháp. Ba là như giáo tu hành.
Ba pháp như thế rất là Vô thượng, ai năng tu hành được là chơn cúng dường Phật. Nếu Ta trụ đời một kiếp hoặc một kiếp hơn, nói công đức ấy cũng chẳng thể hết. Hộ trì Như Lai một tụng bốn câu, chỗ được công đức hãy chẳng thể hết, huống năng hộ trì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là mẹ Phật ba đời. Vì cớ sao? Vì chư Phật ba đời đều nhân Bát nhã Ba la mật đa mà được sanh vậy.
Đem Pháp cúng dường chơn cúng dường Phật, nếu đem của cải chẳng phải chơn cúng dường, nên pháp cúng dường rất là thứ nhất. Nếu có kẻ hộ trì Chánh pháp Phật, phải biết loại kia an vui ba đời. Vậy nên, Phạm Thiên! Thường nên ủng hộ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, người nhờ hộ pháp, đã, sẽ, được thấy ngàn Phật Hiền kiếp đều làm chủ thỉnh.
Phạm Thiên phải biết: Ở cõi uế đây hộ trì Chánh pháp trong chừng giây lát, hơn trong cõi tịnh hoặc lâu một kiếp hoặc một kiếp hơn chỗ được công đức. Nên phải tinh siêng hộ trì Chánh pháp.
Thế Tôn lại bảo Thiên Ðế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tùy ở chỗ nào, phải biết tức là Như Lai sanh ở chỗ đó, được Bồ đề chỗ đó, quay xe pháp chỗ đó, vào Niết bàn chỗ đó. Vì cớ sao?
Kiều Thi Ca! Tất cả Bồ tát, tất cả thiện pháp, tất cả Như Lai đều từ đấy sanh. Nếu có Pháp sư tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, chỗ đây tức là chỗ Phật đi. Các loại hữu tình ở chỗ Pháp sư phải sanh bạn lành, tôn trọng Phật tâm, cung kính vui mừng, cúng dường khen ngợi. Nếu Ta trụ đời một kiếp hoặc một kiếp hơn nói Pháp sư đây lưu truyền kinh này chỗ được công đức cũng chẳng thể hết được.
Kiều Thi Ca! Nếu Pháp sư đây đi đến chỗ nào, các thiện nam tử thảy có kẻ cắt máu rải đất cúng dường chưa đủ là nhiều. Vì cớ sao? Vì Vô thượng pháp luân khó thọ trì vậy.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Trong đời vị lai chỗ thuyết kinh này, tôi và quyến thuộc đều phải ủng hộ chỗ địa phương kia và Sư thuyết pháp. Nếu thấy kinh đây để ở chỗ nào tức sanh tâm bốn thứ chỗ nói trước.
Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiên Ðế Thích: Ngươi được như thế, hay thay, hay thay! Ta đem kinh đây giao phó dặn dò nơi ngươi, phải ở đời sau ủng hộ lưu thông!
Khi ấy, Thiên Ðế Thích liền thưa Phật rằng: Các trời chúng tôi được sanh thú lành đều nhờ Bát nhã Ba la mật đa, phát tâm Bồ đề cũng lại nhờ đấy. Vậy nên chúng tôi chẳng đoái thân mạng, ủng hộ Thế Tôn thâm pháp như thế.
Khi ấy, Phật khen Thiên Ðế Thích lần nữa rằng: Hay thay, hay thay! Như nói làm được.
Khi Ðức Thế Tôn thuyết kinh này rồi, Tối Thắng Thiên vương và mười phương cõi các Ðại Bồ tát, tất cả Thanh văn, trời, rồng, dược xoa, kiện đạt phược, a tố lạc, yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạt hô lạc già, người phi người thảy, nghe Phật đã thuyết, đều vui mừng lớn, tín thọ phụng hành.