Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18

Quyển thứ 445
Hội thứ hai phẩm Dụ Thuyền Thảy thứ 49-2

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, vì sao không phương tiện khéo léo tu hành sáu Ba la mật đa đọa nơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện HIện ! Có các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, từ sơ phát tâm không phương tiện khéo léo, nên khi tu bố thí khởi nghĩ như vầy : Ta năng hành thí, ta thí vật này, kia nhận thí ta. Khi tu tịnh giới khởi nghĩ như vầy : Ta năng trì giới, ta trì giới đây, ta nên giới đây. Khi tu an nhẫn khởi nghĩ như vầy : Ta năng tu nhẫn, ta nhẫn với kia, ta nên nhẫn này. Khi tu tinh tiến khởi nghĩ như vầy : Ta năng tinh tiến, ta vì đây tinh tiến, ta nên tinh tiến này. Khi tu tĩnh lự khởi nghĩ như vầy : Ta năng tu định, ta vì đây tu định, ta nên định này. Khi tu Bát nhã khởi nghĩ như vầy : Ta năng tu huệ, ta vì đây tu huệ, ta nên huệ này.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu bố thí chấp có bố thí này. Bởi chấp bố thí đây, chấp bố thí là ngã sở mà sanh kiêu mạn. Khi tu tịnh giới chấp có tịnh giới này. Bởi chấp tịnh giới đây, chấp tịnh giới là ngã sở mà sanh kiêu mạn. Khi tu an nhẫn chấp có an nhẫn này. Bởi chấp an nhẫn đây, chấp an nhẫn là ngã sở mà sanh kiêu mạn. Khi tu tinh tiến chấp có tinh tiến này. Bởi chấp tinh tiến đây, chấp tinh tiến là ngã sở mà sanh kiêu mạn. Khi tu tĩnh lự chấp có tĩnh lự này. Bởi chấp tĩnh lự đây, chấp tĩnh lự là ngã sở mà sanh kiêu mạn. Khi tu bát nhã chấp có bát nhã này. Bởi chấp bát nhã đây, chấp bát nhã là ngã sở mà sanh kiêu mạn.

Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa này, chấp ngã ngã sở hằng đeo theo, nên khi tu bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đa tăng trưởng sanh tử chẳng năng giải thoát sanh thảy các khổ. Sở dĩ vì sao ?

Vì trong bố thí Ba la mật đa không phân biệt như thế, cũng chẳng như kia đã phân biệt. Vì cớ sao ? Vì chẳng phải đến bờ đây kia là tướng bố thí Ba la mật đa vậy. Cho đến trong Bát nhã Ba la mật đa không phân biệt như thế, cũng chẳng như kia đã phân biệt. Vì cớ sao ? Vì chẳng phải đến bờ đây kia là tướng Bát nhã Ba la mật đa vậy.

Thiện Hiện phải biết : Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa đây chẳng biết tướng bờ đây bờ kia nên chẳng năng nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến chẳng năng nhiếp thọ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do nhân duyên đây, các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa này đọa bậc Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, không phương tiện khéo léo như thế, tu hành sáu Ba la mật đa đọa nơiThanh văn hoặc bậc Ðộc giác chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Sao là các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, do năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phương tiện khéo léo, đủ các công đức, chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Có các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, từ sơ phát tâm, lìa chấp ngã ngã sở tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đa.

Các thiện nam tử thiện nữ nhân đây khi tu bố thí chẳng khởi nghĩ này : Ta năng hành thí, ta thí vật đây, kia thọ thí ta. Khi tu tịnh giới chẳng khởi nghĩ này : Ta năng trì giới, ta trì giới đây, ta đủ giới này. Khi tu an nhẫn chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tu nhẫn, ta nhẫn với kia, ta đủ nhẫn này. Khi tu tinh tiến chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tinh tiến, ta vì đây tinh tiến, ta đủ tinh tiến này. Khi tu tĩnh lự chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tu định, ta vì đây tu định, ta đủ định này. Khi tu bát nhã chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tu huệ, ta vì đây tu huệ, ta đủ huệ này.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân đây, khi tu bố thí chẳng chấp có bố thí, chẳng chấp bởi bố thí đây, chẳng chấp bố thí là ngã sở. Khi tu tịnh giới chẳng chấp có tịnh giới, chẳng chấp bởi tịnh giới đây, chẳng chấp tịnh giới là ngã sở. Khi tu an nhẫn chẳng chấp có an nhẫn, chẳng chấp bởi an nhẫn đây, chẳng chấp an nhẫn là ngã sở. Khi tu tinh tiến chẳng chấp cótinh tiến, chẳng chấp bởi tinh tiến đây, chẳng chấp tinh tiến là ngã sở. Khi tu tĩnh lự chẳng chấp có tĩnh lự, chẳng chấp bởi tĩnh lự đây, chẳng chấp tĩnh lự là ngã sở. Khi tu Bát nhã chẳng chấp có Bát nhã, chẳng chấp bởi Bát nhã đây, chẳng chấp Bát nhã là ngã sở.

Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chấp ngã, ngã sở chẳng đeo theo, nên sở hành bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa tổn giảm sanh tử, mau được giải thoát sanh thảy các khổ. Sở dĩ vì sao ? Vì trong bố thí Ba la mật đa không phân biệt như thế khá khởi chấp này, cho đến trong Ba la mật đa cũng không phân biệt như thế khá khởi chấp này. Vì cớ sao ? Vì xa lìa bờ đây kai là tướng bố thí Ba la mật đa, cho đến là tướng Bát nhã Ba la mật đa vậy.

Thiện Hiện phải biết : Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa đây khéo biết tướng bờ đây bờ kia, nên bèn năng nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến năng nhiếp thọ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do nhân duyên này, các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa đây, chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, sao là có phương tiện khéo léo tu hành sáu Ba la mật đa chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Có các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, từ sơ phát tâm có phương tiện khéo léo, nê tu bố thí chẳng khởi nghĩ này : Ta năng hành thí, ta thí vật đây, kia nhận thí ta. Khi tu tịnh giới chẳng khởi nghĩ này : Ta năng trì giới, ta trì giới đây, ta nên giới đây. Khi tu an nhẫn chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tu nhẫn, ta nhẫn với kia, ta nên nhẫn đây. Khi tu tinh tiến chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tinh tiến, ta vì đây tinh tiến, ta nên tinh tiến đây. Khi tu tĩnh lự chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tu định, ta vì đây tu định, ta nên định đây. Khi tu Bát nhã chẳng khởi nghĩ này : Ta năng tu huệ, ta vì đây tu huệ, ta nên huệ đây.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa đây khi tu bố thí chẳng chấp có bố thí, chẳng chấp bởi bố thí đây, chẳng chấp bố thí là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn.

Khi tu tịnh giới chẳng chấp có tịnh giới, chẳng chấp bởi tịnh giới đây, chẳng chấp tịnh giới là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn.

Khi tu an nhẫn chẳng chấp có an nhẫn, chẳng chấp bởi an nhẫn đây, chẳng chấp an nhẫn là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn.

Khi tu tinh tiến chẳng chấp có tinh tiến, chẳng chấp bởi tinh tiến đây, chẳng chấp tinh tiến là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn.

Khi tu tĩnh lự chẳng chấp có tĩnh lự, chẳng chấp bởi tĩnh lự đây, chẳng chấp tĩnh lự là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn.

Khi tu bát nhã chẳng chấp có bát nhã, chẳng chấp bởi bát nhã đây, chẳng chấp bát nhã là ngã sở, cũng chẳng kiêu mạn.

Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa này chấp ngã, ngã sở chẳng đeo theo, nên sở tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa tổn giảm sanh tử, mau được giải thoát sanh thảy các khổ. Sở dĩ vì sao ?

Vì trong tướng bố thí Ba la mật đa không phân biệt như thế, cũng chẳng như kia đã phân biệt. Vì cớ sao ? Vì chẳng phải đến bờ đây bờ kia là tướng bố thí Ba la mật đa vậy, cho đến trong tướng bát nhã Ba la mật đa không phân biệt như thế, cũng chẳng như kia đã phân biệt. Vì cớ sao ? Vì chẳng phải đến bờ đây bờ kia là tướng Bát nhã Ba la mật đa vậy.

Thiện Hiện phải biết : Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa đây khéo biết tướng bờ đây bờ kia, nên bèn năng nhiếp thọ bố thí, tinh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; cho đến năng nhiếp thọ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do nhân duyên đây, các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa này chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát như thế, có phương tiện khéo léo tu hành sáu Ba la mật đa, chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

HỘI THỨ HAI
Phẩm
SƠ NGHIỆP
Thứ 50 –1

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện tưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Sơ nghiệp Bồ tát Ma ha tát nên thế nào học bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Sơ nghiệp Bồ tát Ma ha tát, nếu muốn tu học bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa, trước nên gần gũi thừa sự cúng dường bạn lành chơn tịnh năng giỏi tuyên nói bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Nghĩa là khi thuyết kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu dạy trao dạy bảo cho sơ nghiệp Bồ tát Ma ha tát rằng :

Thiện nam tử đến đây, ngươi nên siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, ba la mật đa. Khi ngươi siêng tu, nên đem vô sở đắc mà làm phương tiện cùng tất cả hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem sắc mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem thọ tưởng hành thức mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem nhãn xứ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem sắc xứ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem thanh hương vị xúc pháp xứ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem nhãn giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem nhĩ tỷ thiệt thân ý giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem sắc giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem thanh hương vị xúc giác pháp giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem nhãn thức giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem nhãn xúc mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem nhãn xúc làm duên sanh ra các thọ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem bố thí Ba la mật đa mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem nội không mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem chơn như mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem khổ thánh đế mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem tập diệt đạo thánh đế mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem bốn tĩnh lự mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem bốn vô lượng, bốn vô sắc định mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem tám giải thoát mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem bốn niệm trụ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem không giải thoát môn mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem năm nhãn mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem sáu thần thông mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem Phật mười lực mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem ba mươi hai tướng đại sĩ mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem tám mươi tùy hảo mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem pháp vô vong thất mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem tánh hằng trụ xả mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem đà la ni môn mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chớ đem tam ma địa môn mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ngươi chớ đem nhất thiết trí mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng chớ đem đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mà lấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao ?

Nếu chẳng lấy sắc bèn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng lấy thọ tưởng hành thức bèn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy cho đến nếu chẳng lấy nhất thiết trí bèn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng lấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bèn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện nam tử ! Ngươi khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chớ đối sắc sanh tham ái, chớ đối thọ tưởng hành thức sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Sắc cho đến thức chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nhãn xứ sanh tham ái, chớ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nhãn xứ cho đến ý xứ chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối sắc xứ sanh tham ái, chớ đối thanh hương vị xúc pháp xứ sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Sắc xứ cho đến pháp xứ chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nhãn giới sanh tham ái, chớ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý giới sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nhãn giới cho đến ý giới chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối sắc giới sanh tham ái, chớ đối thanh hương vị xúc pháp giới sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Sắc giới cho đến pháp giới chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nhãn thức giới sanh tham ái, chớ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nhãn thức giới cho đến ý thức giới chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nhãn xúc sanh tham ái, chớ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nhãn xúc cho đến ý xúc chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh tham ái, chớ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối bố thí Ba la mật đa sanh tham ái; chớ đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nội không sanh tham ái; chớ đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nội không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối chơn như sanh tham ái; chớ đối pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối khổ thánh đế sanh tham ái, chớ đối tấp diệt đạo thánh đế sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối bốn tĩnh lự sanh tham ái; chớ đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối tám giải thoát sanh tham ái; chớ đối tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Tám giải thoát cho đến mười biến xứ chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối bốn niệm trụ sanh tham ái; chớ đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm năn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối không giải thoát môn sanh tham ái; chớ đối vô tướng, vô nguyện giải thoát môn sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Không, vô tuớng, vô nguyện giải thoát môn chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối năm nhãn sanh tham ái, chớ đối sáu thần thông sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Năm nhãn, sáu thần thông chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối Phật mười lực sanh tham ái; chớ đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối ba mươi hai tướng Ðại sĩ sanh tham ái, chớ đối tám mươi tùy hảo sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối pháp vô vong thất sanh tham ái, chớ đối tánh hằng trụ xả sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối đà la ni môn sanh tham ái, chớ đối tam ma địa môn sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Ðà la ni môn, tam ma địa môn chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nhất thiết trí sanh tham ái, chớ đối đạotướng trí, nhất thiết tướng trí sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối nhãn xứ sanh tham ái, chớ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Nhãn xứ cho đến ý xứ chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối quả Dự lưu sanh tham ái; chớ đối quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Chớ đối tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát sanh tham ái, chớ đối chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề sanh tham ái. Sở dĩ vì sao ? Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng nên tham ái. Vì cớ sao ? Vì tự tánh tất cả pháp không vậy.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Các Bồ tát Ma ha tát năng làm việc khó, với trong tự tánh tất cả pháp không, mong cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy, như ngươi đã nói, các Bồ tát Ma ha tát năng làm việc khó, với trong tự tánh tất cả pháp không, mong cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát tuy đạt tất cả pháp như huyễn,như mông, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh năng, như việc biến hoá, như thành quách tầm hương, tự tánh đều không, mà vì thế gian được nghĩa lợi, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì khiến thế gian được nhiêu ích, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì khiến thế gian được an vui, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì muốn cứu vớt các thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì làm nương về cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì làm nhà cửa cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Muốn chỉ đường rốt ráo cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì làm cồn bãi cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì làm nhật nguyệt cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì làm đèn cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Vì làm thầy dẫn đường cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì làm tướng súy cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì làm chỗ về tới cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thương xót khổ sanh tử của thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì các thế gian được nghĩa lợi, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát vì muốn giải thoát các việc khổ não tất cả hữu tình, phương tiện tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì các thế gian được nghĩa lợi nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì khiến thế gian được nhiêu ích, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát vì muốn tự trụ sáu Ba la mật đa, phương tiện khuyên phát các loại hữu tình cũng khiến an trụ sáu Ba la mật đa, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì khiến thế gian được nhiêu ích nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì khiến thế gian được an vui, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát vì muốn tự trụ mười thiện nghiệp đạo, phương tiện khuyên phát các loại hữu tình cũng khiến an trụ mười thiện nghiệp đạo, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì khiến thế gian được an vui nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì muốn cứu vớt các thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát thấy các hữu tình đọa ba ác thú vì muốn cứu vớt khiến tu thiện nghiệp được trụ chỗ yên ổn rất mát mẻ, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì muốn cứu vớt các thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì làm nương về cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát muốn vì hữu tình nói pháp không nương. Nghĩa là sắc không nương, thọ tưởng hành thức không nương. Như vậy cho đến nhất thiết trí không nương; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không nương. khiến các hữu tình nge rồi giải thoát tất cả sanh lão bệnh tử và sầu thán khổ ưu não. Do nhân duyên đây phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát làm nương về cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì làm nhà cửa cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát muốn vì hữu tình làm chỗ nương dựa, và khiến đến được cung đại Niết bàn không hãi, không sợ, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì làm nhà cửa cho thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát muốn chỉ đường rốt ráo cho thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát thấy các hữu tình chẳng thạo tướng thông suốt đường chẳng phải đường, dạo các đường tham dục, muốn vì phương tiện tuyên nói pháp yếu khiến kia biết rõ tướng đường rốt ráo, phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Muốn vì hữu tình nói pháp yếu nào ? Chỗ gọi nói rốt ráo sắc thường không sợ hãi, nói rốt ráo thọ tưởng hành thức thường không sợ hãi. Như vậy cho đến nói rốt ráo nhất thiết trí thường không sợ hại; nói rốt ráo đạo tướng trí, nhất thiết tướng tríthường không sợ hãi. Nói rốt ráo sắc tức chẳng phải sắc, nói rốt ráo thọ tưởng hành thức tức chẳng phải thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến nói rốt ráo nhất thiết trí tức chẳng phải nhất thiết trí; nói rốt ráo đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tức chẳng phải đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Thiện Hiện ! Tướng rốt ráo các pháp như đây, tướng tất cả pháp cũng như vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Nếu tướng tất cả pháp như tướng rốt ráo ấy, Bồ tát Ma ha tát làm sao đối tất cả pháp ứng hiện Ðẳng Giác ? Sở dĩ vì sao ?

Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trong sắc rốt ráo có phân biệt như vầy, rằng đây là sắc. Cũng chẳng phải trong thọ tưởng hành thức rốt ráo có phân biệt như vầy, rằng đây là thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến chẳng phải trong nhất thiết trí rốt ráo có phân biêt như vầy, rằng đây là nhất thiết trí. Cũng chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiếttướng trí rốt ráo có phân biệt như vầy, rằng đây là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Phật bảo: Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Trong sắc rốt ráo không phân biệt như vầy, rằng đây là sắc. Trong thọ tưởng hành thức rốt ráo cũng không phân biệt như vầy, rằng đây là thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến trong nhất thiết trí rốt ráo không phân biệt như vầy, rằng đây là nhất thiết trí. Trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo không phân biệt như vầy, rằng đây là đạo tướng trí,nhất thiết tướng trí. Vì tất cả pháp bản tánh không vậy.

Thiện Hiện ! Ðây là việc rất cực khó của Bồ tát Ma ha tát. Nghĩa là tuy quán tướng tất cả pháp đều vắng lặng, thẳm sâu mầu nhiệm mà tâm chẳng chìm đắm, tác nghĩ này rằng : Ta đối pháp này hiện đẳng giác rồi, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói khai chỉ pháp vắng lặng thâm diệu.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát muốn chỉ đường rốt ráo cho thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì làm cồn bãi cho thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Ví như trong biển sông ao lớn nhỏ, đất cao ở được, chung quanh nước dứt, gọi là cồn bãi.

Như vậy, Thiện Hiện ! Sắc trước sau ngằn dứt, thọ tưởng hành thức trước sau ngằn dứt. Như vậy cho đến nhất thiết trí trước sau ngằn dứt, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí trước sau ngằn dứt. Do đây ngằn trước ngằn sau dứt nên tất cả pháp dứt.

Thiện Hiện ! Tất cả pháp đây trước sau ngằn dứt, tức là vắng lặng, tức là nhiệm mầu, tức là như thật. Nghĩa là đường không vô sở đắc, ái hết không còn, tạp nhiễm dứt hẳn, rốt ráo Niết bàn.

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Muốn vì hữu tình tuyên nói khai chỉ pháp vắng lặng, thẳm sâu mầu nhiệm như thật như thế.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì làm cốn bãi cho thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì làm nhật nguyệt đèn đuốc nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát muốn vì hữu tình tuyên nói kinh điển tương ưng lục Ba la mật đa và tứ y nhiếp sự nghĩa thú chơn thật, phương tiện dạy dẫn, khiến siêng tu học phá tất cả giống vô minh đen tối, phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì làm nhật nguyệt đèn đuốc, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì làm đạo sư, tướng súy cho thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát muốn khiến hữu tình hướng tới tà đạo lìa hành bốn thứ chỗ chẳng nên hành, vì nơi nhất đạo khiến về chính vậy. Vì kẻ tạp nhiễm được thanh tịnh vậy. Vì kẻ sầu não được vui tươi vậy. Vì kẻ buồn khổ được vui mừng vậy. Vì hữu tình phi lý chứng pháp như lý vậy. Vì hữu tình trôi lăn được vào Niết bàn vậy, phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn vì hữu tình tuyên nói khai chỉ sắc không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; thọ tưởng hành thức không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Nhãn xứ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Sắc xứ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; thanh hương vị xúc pháp xứ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Nhãn giới không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Sắc giới không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; thanh hương vị xúc pháp giới không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Nhãn thức giới không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Nhãn xúc không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Bố thí Ba la mật đa không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Nội không không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Chơn như không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng táng, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Khổ thánh đế không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; tập diệt đạo thánh đế không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Bốn tĩnh lự không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; bốn vô lượng, bốn vô sắc định không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Tám giải thoát không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Bốn niệm trụ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Không giải thoát môn không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Tịnh quán địa không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Cực hỷ địa không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Năm nhãn không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; sáu thần thông không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Quả Dự lưu không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Như Lai mười lực không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Ba mươi hai tướng Ðại sĩ không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; tám mươi tùy hảo không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Pháp vô vong thất không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; tánh hằng trụ xả không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Tất cả đà la ni môn không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; tất cả tam ma địa môn không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Nhất thiết trí không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì làm Ðạo sư tướng súy cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Sao là Bồ tát Ma ha tát vì làm chỗ về tới cho thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát mong cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát muốn đem bốn nhiếp sự thu nhiếp tất cả hữu tình là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Muốn vì hữu tình tuyên nói khai chỉ sắc lấy hư không làm chỗ về, thọ tưởng hành thức cũng lấy hư không làm chỗ về. Như vậy cho đến nhất thiết trí lấy hư không làm chỗ về; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng lấy hư không làm chỗ về.

Muốn vì hữu tình tuyên nói khai chỉ sắc vị lai về không, nên không từ đâu đến; sắc quá khứ về không, nên không chỗ đến đi; sắc hiện tại về không, nên cũng không chỗ trụ. Thọ tưởng hành thức vị lai về không, nên không từ đâu đến; thọ tường hành thức quá khứ về không, nên không chỗ đến đi; thọ tưởng hành thức hiện tại về không, nên cũng không chỗ trụ.

Như vậy cho đến nhất thiết trí vị lai về không, nên không từ đâu đến; nhất thiết trí quá khứ về không, nên không chỗ đến đi; nhất thiết trí hiện tại về không, nên cũng không chỗ trụ. Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vị lai về không, nên không từ đâu đến; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí quá khứ về không, nên không chỗ đến đi; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hiện tại về không nên cũng không chỗ trụ.

Muốn vì hữu tình tuyên nói khai chỉ sắc chẳng về chẳng phải chẳng về. Vì cớ sao ? Vì tánh sắc không, trong “không” không về không chẳng về vậy. Thọ tưởng hành thức cũng chẳng về chẳng phải chẳng về. Vì cớ sao ? Vì tánh thọ tưởng hành thức không, trong “không” không về không chẳng về vậy.

Như vậy cho đến nhất thiết trí chẳng về chẳng phải chẳng về. Vì cớ sao ? Vì tánh nhất thiết trí không, trong “không” không về không chẳng về vậy. Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng chẳng về chẳng phải chẳng về. Vì cớ sao ? Vì tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không, trong “không” không về không chẳng về vậy.

Thiện Hiện ! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát vì làm chỗ về cho thế gian, nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Xem mục lục