Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Tất cả các hiện tượng, các pháp, đều từ Phật Tỳ lô-giá-na sanh khởi. Tất cả các tướng đều từ tánh, tức Phật -Tỳ-lô-giá-na, sanh khởi. Tánh tức là Pháp thân, tánh Không, Phật tánh, Như Lai tạng tánh, pháp giới tánh… Cho nên, tất cả đều là Phật Tỳ-lô-giá-na, đều là Báo thân và Hóa thân của Phật Tỳ-lô-giá-na. Lý sự vô ngại cho nên Pháp thân và Sắc thân (Báo thân và Hóa thân) là một không thể chia tách.

Tánh ở đây là những biển của Phật Tỳ-lô-giá-na: biển công đức, biển trí huệ, biển đại bi, biển đại nguyện, biển đại hạnh… Pháp giới là thân của PhậtTỳ-lô-giá-na với tất cả sự kỳ diệu cho nên kinh này có tên là kinh Hoa Nghiêm, pháp giới là sự trang nghiêm bằng hoa.

Trong kinh có phẩm Bảo Vương Như Lai Tánh Khởi, thứ 32, ở bộ Hoa Nghiêm 60 cuốn, tương đương với phẩm Như Lai Xuất Hiện, thứ 37, trong bộ Hoa Nghiêm 80 cuốn, mà nhân vật chính là Bổ-tát Như Lai Tánh Khởi Diệu Đức thưa hỏi về sự xuất hiện của Như Lai và Bồ-tát Phổ Hiền trả lời. Những đoạn kinh trích ở sau đều từ phẩm Như Lai Xuất Hiện này.

Bổ-tát Phổ Hiền nói:”Chỗ này chẳng thể nghĩ bàn. Nghĩa là Như Lai Chánh đẳng Chánh giác do vô lượng pháp mà xuất hiện. Chẳng phải do một duyên, chẳng phải do một sự mà thành tựu sự xuất hiện của Như Lai, mà do mười vô lượng trăm ngàn vô số sự mới thành tựu.

Một là do quá khứ vô lượng Bổ-đé tâm nhiếp thọ tất cả chúng sanh làm thành.

Hai là do quá khứ vô lượng chí nguyện thanh tịnh thù thắng làm thành.

Ba là do quá khứ vô lượng đại từ đại bi cứu hộ tất cả chúng sanh làm thành.

Bốn là do quá khứ vô lượng hạnh nguyện tương tục làm thành.

Năm là do quá khứ vô lượng tu các phước trí không nhàm đủ làm thành..

Biển quả của Phật là biển công đức và trí huệ đã thành tựu của Phật. Cuộc đời chúng sanh chúng ta, sự tu hành của chúng ta, cũng luôn luôn nằm trong biển quả vô biên vô lượng ấy.

Chủ đề của phẩm Như Lai Xuất Hiện này là thấy, nghe, hay, biết Như Lai. Và để tiếp xúc được với Như Lai, với Như Lai tánh khởi, cái cốt yếu là tâm thanh tịnh:

“Như Lai trí cũng như vậy, hiện khắp pháp giới không trước không sau. Trong tâm thanh tịnh của tất cả chúng sanh Như Lai đều hiện.Tâm thường thanh tịnh thì thường thấy thân Phật. Nếu tâm dơ nhiễm hư hỏng thì không thấy Như Lai”.

Sự xuất hiện của Như Lai thì ở khắp tất cả, không chổ nào chẳng có, nghĩa là tất cả đều từ tánh Như Lai mà khởi: “Đại Bồ-tát phải biết tâm mình niệm niệm thường có Phật thành Chánh giác, vì chư Phật Thế Tôn chẳng rời tâm này mà thành Chánh giác. Như tâm mình, tâm của tất cả chúng sanh cũng đều như vậy, đều thường có Như Lai thành Chánh giác, rộng lớn khắp cả, không chỗ nào chẳng có, chẳng Ra, chẳng dứt, đang nhập pháp môn phương tiện giác ngộ không thể nghĩ bàn”.

Sự hiển lộ của Phật ở kháp tất cả thể hiện qua ba đặc tính tánh Không, quang minh và như huyễn:

Như Lai xuất hiện cũng như vậy

Khắp đổ mưa pháp đều pháp giới

Những người ý kém thông thọ được

Chỉ trừ tâm thanh tịnh rộng lớn.

Ví như trong không tuôn mưa lớn

Không từ đâu đến không đi đâu

Tác giả thọ giả đều củng không

Như vậy vô tâm khắp thấm ướt.

Để tương ưng với cơn mưa pháp “đẩy khắp, không đến không đi không tạo tác” tâm chúng ta cũng phải như vậy, mở khắp, không đến, không đi, không tạo tác.

Tánh hay pháp tánh, hay Như Lai tánh thì:

Pháp tánh vô tác; không biến đổi

Dường như hư không vốn thanh tịnh

Tánh tịnh chư Phật cũng như vậy

Bản tánh phi tánh, lìa có không.

Biết rõ các pháp tánh tịch diệt

Như chim trong không chẳng có dấu

Do bổn nguyện lực hiện sắc thân

Khiến thấy Như Lai đại thần biến.

Pháp giới thì vô tác, không đến không đi, lìa có không, vốn tịch diệt, thế mà xuất hiện là pháp giới sắc thanh hương vị xúc pháp thì sự xuất hiện do “Như Lai đại thẩn biến” ấy là như huyễn. Như huyễn là sanh mà thật ra thì vỏ sanh, diệt mà thật ra là vô diệt. Báo thân và Hóa thân thì sanh ra trên nền tảng Pháp thân vô sanh, nên sự sanh ra đó cũng như huyễn, nghĩa là sự sanh diệt đó thật ra là vô sanh vô diệt.

Tánh thì vô sanh vô diệt, thế nên sự xuất thế và nhập Niết-bàn của Phật cũng vô sanh vô diệt:

Như tánh vô sanh, Phật xuất thế

Như tánh vô diệt, Phật niết-bàn.

Tánh vô sanh vô diệt này luôn luôn ở trước mắt mỗi chúng ta, cho nên chúng ta có thể ứng dụng nó vào bất kỳ không gian nào, bất kỳ thời gian nào trong cuộc sống thường ngày. Bởi vì “tâm mình luôn luôn có Phật thành Chánh giác, rộng lớn khắp cả, không chỗ nào chẳng có” nên một niệm sanh ra, đó là Phật xuất thế. Một niệm diệt mất, đó là Phật niết-bàn. Sở dĩ có thể kinh nghiệm được điều này, vì một niệm sanh ra hay Phật xuất thế đều “như tánh vô sanh” và một niệm diệt mất hay Phật niết-bàn đều “như tánh vô diệt”.

Tánh khởi nghĩa là từ quang minh mà khởi, bởi vì tánh là quang minh tạng:

“Ví như trong biển lớn có ngọc lớn ma-ni tên là Tạng Tỳ- lô-giá-na gồm hợp tất cả quang minh. Nếu có chúng sanh nào chạm phải quang minh này bèn đồng một màu với ngọc báu. Nếu ai được thấy ngọc này thì mắt được thanh tịnh. Tùy quang minh chiếu đến chỗ nào thì có mưa ngọc ma-ni tên là an lạc, làm cho chúng sanh khỏi khổ và được mãn nguyện.

“Thân của chư Như Lai cũng vậy, là đại bảo tụ, là tạng đại trí huệ tất cả công đức Nếu có chúng sanh nào chạm phải quang minh của thân Phật thì đổng màu với thân Phật. Nếu ai được thấy thân Phật thì được pháp nhãn thanh tịnh.. ” Tạng đại quang minh là biểu lộ của tạng đại trí huệ tất cả công đức của Phật. Tạng đại quang minh ấy luôn luôn đầy đủ trong chúng sanh:

“Cũng vậy, trí huệ Như Lai vô lượng vô ngại có thể lợi ích khắp tất cả chúng sanh thì đầy đủ trong thân chúng sanh. Chỉ vì hàng phàm phu vọng tưởng chấp trước nên chẳng biết, chẳng hay, chẳng được lợi ích”.

Trí huệ và quang minh của Phật bao trùm tất cả pháp giới và hiện hữu trong mỗi chúng sanh, không chổ nào thiếu hụt:

“Bấy giờ Như Lai với trí nhãn thanh tịnh vô ngại xem khắp pháp giới tất cả chúng sanh mà nói rằng:

‘Kỳ diệu thay! Kỳ diệu thay! Tất cả các chúng sanh này đều có đủ trí huệ Như Lai mà ngu muội mê lẩm chẳng biết chẳng thấy.Ta nên đem thánh đạo dạy cho họ lìa hẳn vọng tưởng chấp trước để ngay trong thân mà thấy được trí huệ Như Lai rộng lớn, như Phật không khác”.

Người học kinh Hoa Nghiêm chúng ta cần phải thấy, dù chỉ là phẩn ít, thực tại Phật luôn luôn hiện hữu ngay nơi mình. Thực tại ấy gồm tánh Không, quang minh và như huyễn. Ba thực tại này được nói khắp tất cả chỗ trong kinh và cũng biểu lộ khắp nơi trong đời sống hàng ngày của mỗi người.

“Đại Bồ-tát phải ở vô lượng nơi chỗ mà thấy thân Như Lai, vì các Đại Bồ-tát chằng nên ở một pháp, một sự, một thân, một quốc độ, một chúng sanh mà thấy Như Lai. Phải khắp tất cả chỗ mà thấy Như Lai”.

“Cũng vậy, thân Như Lai khắp tất cả chỗ, khắp tất cả chúng sanh, khắp tất cả pháp, khắp tất cả quốc độ, chẳng phải đến chẳng phải đi. Vì thân Như Lai là không có thân. Vì chúng sanh mà thị hiện thân Phật..

“Thân Như Lai cũng vậy, vì do trí quang minh chiếu sáng khắp làm cho tất cả thế gian, xuất thế gian, các nghiệp thiện căn đều được thành tựu. Nhưng thân Như Lai không có phân biệt, không có hý luận”.

Thực tại tối hậu là Phật Tỳ-lô-giá-na thì ở khắp tất cả chỗ, và người nào có cái thấy khắp tất cả chỗ, không bị giới hạn trong bất kỳ hình tướng nào bèn thấy được Như Lai. Cũng vậy, quang minh của Như Lai sáng ở khắp nơi, “người nào biết như vậy, phải biết người ấy đã tùy thuận tất cả Phật pháp”.

Tâm Như Lai, với ba thực tại là tánh Không, quang minh và như huyễn, thì ở khắp, vì nơi nào cũng là sự biểu hiện của ba thực tại ấy:

“Tâm, ý, thức của Như Lai đều bất khả đắc, chỉ nên dùng trí vô lượng mà biết Như Lai. Như hư không là chỗ nương dựa của tất cả sự vật mà hư không không có chổ nương dựa. Trí huệ Như Lai cũng như vậy, là chỗ nương y của tất cả trí thế gian và trí xuất thế, mà trí Như Lai không có chỗ nương y..

“Nước biển Phật trí chảy vào tâm của tất cả chúng sanh. Nếu có chúng sanh quan sát cảnh giới, tu tập pháp môn thì được trí huệ thanh tịnh sáng suốt. Nhưng trí Như Lai bình đẳng không hai, không phân biệt, chỉ tùy theo tâm hành sai khác của chúng sanh mà trí huệ của họ riêng khác chẳng đồng nhau’!

Một điều chúng ta có thể nhận ra là tất cả tâm hành sai khác, tất cả trí huệ nhỏ lớn của chúng ta đều nằm trong và hiện hữu trên trí huệ Như Lai, như những làn sóng trên và trong đại dương.

Nếu nhận ra được tất cả tâm hành sai khác – vì mỗi chúng ta sống trong một hoàn cảnh khác nhau – đều giống nhau trong bản chất, đều cùng một vị với trí huệ Như Lai thì chúng ta bắt đầu bước vào pháp giới Nhất Chân của kinh Hoa Nghiêm. Đây là một trong rất nhiều sự “quan sát cảnh giới, tu tập pháp môn”để tương Ưng với biển Phật trí mà chúng ta vốn ở trong và trên đó.

Nói một cách khác, tất cả tâm, ý, thức của mỗi chúng ta dù là chánh niệm hay vọng niệm đểu sanh khởi từ bản tánh của tâm Phật mà tâm, ý, thức của Phật vốn là bất khả đắc. Thấy rõ ràng tâm, ý, thức của chúng sanh chúng ta đều từ”tánh khởi” như sóng đều sanh ra trên và trong đại dương, đây là cách để biết tâm ta và tâm Phật là một.

Trong phẩm Như Lai xuất hiện hay Như Lai tánh khởi này khai thị mười sự xuất hiện của Phật: Thập lực, Thân, Âm thanh,Tâm, Cảnh giới, Hạnh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân, Đại Niết-bàn, Chánh đẳng Chánh giác Những thực tại này bao trùm toàn thể pháp giới nên trong chỗ nào, nơi nào cũng đều có mười thực tại ấy.

Mỗi sự xuất hiện như vậy đều có mười tính chất. Ở đây chỉ xin trích một ít:

Trong phẩn Tâm hay Trí huệ Như Lai, có đoạn:

“Ví như có quyển sách lớn bằng đại thiên thế giới ghi chép tất cả những sự trong đại thiên thế giới… Quyển sách này dẩu lượng bằng đại thiên thế giới mà ở trọn trong một vi trân. Như một vi trần, tất cả vi trần cũng đều như vậy”.

“Bấy giờ có một người trí huệ sáng suốt thành tựu thiên nhãn thanh tịnh, phá vỡ vi trần ấy lấy cuốn sách lớn ra làm cho chúng sanh được lợi ích. Như nơi một vi trần, nơi tất cả vi trần cũng đểu như vậy”.

Nơi một hạt bụi có tất cả trí huệ Như Lai, đây là điều mà mọi người chúng ta cẩn khao khát để học, đời này sang đời khác Hơn nữa, các hạt bụi vô ngại và trùng trùng nhiếp nhập lẫn nhau nên trí huệ nhân lên vô lượng không thể nghĩ bàn.

Về Cảnh giới, kinh nói:

“Đại Bồ-tát dùng trí huệ vô ngại biết tất cả cảnh giới thế gian là cảnh giới Như Lai. Biết tất cả cảnh giới ba đời, tất cả cõi cảnh giới, tất cả pháp cảnh giới, tất cả chúng sanh cảnh giới, chân như vô sai biệt cảnh giới, pháp giới vô chướng ngại cảnh giới, thật tế vô biên tế cảnh giới, hư không vô phần lượng cảnh giới, cảnh giới không cảnh giới, tất cả đều là Như Lai cảnh giới”.

“Đại Bồ-tát phải biết tâm cảnh giới là Như Lai cảnh giới. Như tâm cảnh giới vô lượng vô biên, không buộc không thoát, Như Lai cảnh giới cũng vô lượng vô biên, không buộc không thoát. Vi do tư duy phân biệt như vậy như vậy, nên hiển hiện vô lượng như vậy như vậy. Như Lai cảnh giới cũng như vậy. Tùy ở sự phân biệt như vậy bèn có vô lượng hiển hiện như vậy, ở trong mười phương đều không chỗ đến”.

Tất cả cảnh giới chúng sanh là Như Lai cảnh giới. Cái thấy cái nghe nào cũng là cái thấy cái nghe của Như Lai và là cảnh giới Như Lai.Tất cả cảnh giới chúng sanh là tâm cảnh giới, và tâm cảnh giới là Như Lai cảnh giới.

Cảnh giới là do tư duy phản biệt mà có. Sự biến hiện của tâm thì vỏ lượng nên cảnh giới thì vô lượng. Nhưng kinh nói tâm cảnh giới là Như Lai cảnh giới, cảnh giới nào do tâm biến hiện cũng là cảnh giới Như Lai. Sự biến hiện nào của tâm cũng chính là tâm và tâm đây là tâm Phật. Sự biến hiện thành cảnh nào cũng là tâm, là tâm Phật, nên cảnh nào được biến hiện củng là cảnh Phật.

Cảnh nào cũng là tánh khởi, tâm khởi, Phật khởi, cho nên cảnh nào cũng là thân Phật. Cũng như các bóng trong gương khác biệt nhau tùy theo tâm phân biệt mà thấy, nhưng bóng nào cũng là gương, tất cả các bóng đều là gương. Nhưng các bóng, các cảnh giới vô lượng vô biên ấy không buộc không thoát, nghĩa là như huyễn, nên chúng vốn tự giải thoát.

Thấy biết được tánh khởi là thấy biết được thực tướng của sanh tử, sanh tử sanh từ đâu và diệt mất về đâu. Biết được như vậy tức là chuyển hóa sanh tử thành Niết-bàn, chuyển thức thành trí.

Kinh nói về “Đại Niết-bàn của Như Lai”:

“Đại Bổ-tát muốn biết Đại Niết-bàn của Như Lai, cần phải biết tự tánh nền tảng của nó. Như Chân như Niết- bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy. Như thật tế Niết- bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy. Như Pháp giới Niết-bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy. Như hư không Niết-bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy. Như Pháp tánh Niết-bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy. Như ngã tánh tế Niết-bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy. Như bản tánh của tất cả các pháp Niết-bàn, Như Lai Niết-bàn cũng như vậy… Vì Niết-bàn thì vô sanh khởi. Nếu pháp vô sanh vô khởi thì vô diệt”.

“Như Lai chẳng vì Bổ-tát mà nói chư Phật rốt ráo Niết- bàn, cũng chẳng vì Bổ-tát mà thị hiện việc ấy. Vì muốn cho Bồ-tát thấy tất cả chư Phật luôn luôn hiện diện trước họ, trong một niệm thấy tất cả chư Phật quá khứ vị lai sắc tướng viên mãn đều như hiện tại, cũng chẳng khởi tưởng là hai hay chẳng hai. Vì Đại Bồ-tát đã lìa hẳn tưởng chấp”.

“Chư Phật vì làm cho chúng sanh có lòng mến thích nên xuất hiện ra đời, vì muốn chúng sanh luyến mộ mà thị hiện Niết-bàn. Nhưng thật ra Như Lai không có xuất thế cũng không niết-bàn. Vì Như Lai thường trụ pháp giới thanh tịnh, thị hiện Niết-bàn theo tâm chúng sanh mà thôi”.

Bản tánh của tất cả các pháp vốn là Niết-bàn, vốn là tịch diệt; Như Lai cũng vốn là Niết-bàn, vốn là tịch diệt, không cẩn phải niết-bàn thêm nữa, không cần phải nhập diệt nữa. vì bản tánh ấy vốn là tịch diệt nên vô sanh vô khởi. Như thế, xuất thế gian và nhập Niết-bàn chỉ là “thần biến” “thị hiện”đối với chúng sanh còn sống trong tưởng.

Phật xuất thế là từ và trong bản tánh vốn Niết-bàn, vốn tịch diệt, cho nên xuất thế mà thật ra chẳng xuất thế. Các pháp xuất hiện là từ và trong bản tánh vốn Niết-bàn, vốn tịch diệt nên xuất hiện mà thật ra chẳng xuất hiện. Diệu Hữu xuất hiện nhưng thật ra là vô sanh vỏ khởi, nên vô diệt. Như thế, Diệu Hữu vốn là giải thoát, cho nên cái Hửu ấy được gọi là Diệu. Đây là ý nghĩa của tánh khởi.

Sự giác ngộ của Phật là trùm khắp và thấu triệt toàn bộ pháp giới:

“Đại Bó-tát phải biết Như Lai thành tựu giác ngộ là không có quan kiến với mọi pháp, nơi pháp bình đẳng không có nghi ngờ, không hai, không tướng, không làm, không dứt, không lượng, không bờ mé, không biên kiến, an trụ trung đạo, vượt khỏi tất cả văn tự lời lẽ. Biết tâm niệm nghĩ tưởng, căn tánh, ưa thích, phiền não nhiễm tập cùa tất cả chúng sanh. Tóm lại, biết rõ tất cả pháp ba thời”.

“Ví như biển lớn có thể ấn hiện tất cà hình tượng sác thân của chúng sanh trong bốn châu thiên hạ, thế nên mọi loài đểu gọi là đại dương. Sự giác ngộ của chư Phật cũng như vậy, phản chiếu hiện khắp tư tưởng, căn tánh, sở thích của tất cả chúng sanh mà không phản chiếu hiện khắp cái gì, thế nên gọi là giác ngộ của chư Phật..”

“Lúc Như Lai giác ngộ, bèn được thân lượng bằng tất cả chúng sanh, được thân lượng bằng tất cả pháp, được thân lượng bằng tất cả cõi, tất cả ba thời, được thân lượng bằng tất cả Phật, được thân lượng bằng tất cả ngữ ngôn, được thân lượng bằng Chân Như, được thân lượng bằng pháp giới, được thân lượng bằng hư không giới, vô ngại giới, được thân lượng bằng tất cả nguyện, tất cả hạnh, được thân lượng bằng Niết-bàn giới tịch diệt”.

“Như thân đã được, ngữ và tâm cũng như vậy, được vô lượng vô số ba luân thanh tịnh như vậy”.

Giác ngộ viên mãn là biết tất cả pháp giới cả mặt tánh lẫn mặt tướng. Đây là sự viên mãn của căn bản trí hay vô phân biệt trí về tánh Không và của hậu đắc trí hay phân biệt trí vế tất cả các tướng.

Lúc ấy toàn thể pháp giới phản chiếu hiện rõ trong thân ngữ tâm cũng như tất cả mọi hiện tượng phản chiếu hiện rõ trong đại dương, nhưng chẳng có cái gì lưu dấu trong đại dương ấy. Đây là Hải ấn tam muội thường được nói trong kinh. Cũng như tấm gương sáng lớn, mọi hình bóng đều in rõ ràng trong ấy, gương chứa tất cả nhưng gương vẫn là gương, không ô nhiễm, không bóng nào in chết cứng vào gương được. Đại dương ấy, tấm gương tâm hằng sáng ấy luôn luôn có sẵn, hiện hữu trước mặt chúng ta.Tu hành là khám phá đại dương ấy, tấm gương tâm ấỵ và sống trong ấy cho đến khi trọn vẹn.

“Lúc Như Lai thành Chánh giác, ở trong thân Như Lai, thấy khắp tất cả chúng sanh thành Chánh giác, cho đến thấy khắp tất cả chúng sanh nhập Niết-bàn, tất cả đều đồng một tánh. Một tánh ấy là không tất cả tánh. Không những tánh gì? Không tánh hiện tướng, không tánh tận, không tánh sanh, không tánh diệt, không tánh ngã, không tánh phi ngã, không tánh chúng sanh, không tánh phi chúng sanh, không tánh bồ-đề, không tánh pháp giới, không tánh hư không, cũng lại không tánh thành Chánh giác Vì biết tất cả pháp đều không tánh nên được Nhất thiết trí đại bi tương tục cứu độ chúng sanh”.

Tất cả là một, và một ấy là không có tánh. Vì không có tánh, vô tánh, cho nên vô ngại.Thế nên  một khi thành Phật thì tất cả đều viên thành. Vi vô tánh cho nên một chứa tất cả, “ở trong thân thấy tất cả chúng sanh thành Chánh giác, cũng thấy tất cả chúng sanh nhập Niết-bàn”. Vì tất cả vô tánh cho nên một chứa tất cả và tất cả nằm trong một. Như trong một thế giới làm bằng vàng, khi một cái đã nhận ra mình là vàng thì tất cả đều là vàng.

Tánh Giác hay tánh Phật vốn có sẵn.Tất cả xuất sanh từ đó (tánh khởi) nên tất cả vốn là Giác. Tánh Giác được ví như tánh vàng. Tất cả sự vật đều xuất sanh từ tánh vàng ấy nên mọi sự đều bằng vàng.

“Ví như hư không, tất cả thế giới hoặc thành hoặc hoại, hư không chẳng tăng chẳng giảm, vì hư không vốn vô sanh. Giác ngộ của chư Phật cũng như vậy, thành Chánh giác hay chẳng thành Chánh giác, cũng không tăng không giảm, vì giác ngộ vốn không tướng, không phi tướng, không một, không khác”.

“Giả sử có người có thể biến hóa ra hằng sa tâm, mỗi tâm lại biến hóa ra hằng sa Phật, tất cả đều không sắc, không hình, không tướng. Biến hóa như vậy đến hằng sa kiếp không thôi nghỉ. Này chư Phật tử, các ngài nghĩ thế nào? Người ấy hóa tâm, hóa Phật như vậy, có tất cả là bao nhiêu?”.

“Bồ-tát Như Lai Tánh Khởi Diệu Đức nói: ‘Như tôi hiểu nghĩa ngài nói, thì biến hóa cùng chẳng biến hóa đồng nhau không khác, sao lại hỏi là có bao nhiêu?”.

“Bổ-tát Phổ Hiền nói:’Lành thay! Lành thay! Đúng như ngài nói. Giả sử tất cả chúng sanh trong một niệm thành Chánh giác và việc chẳng thành Chánh giác thì đồng nhau không khác Vi sao thế? Bởi vì Giác ngộ thì không có tướng. Nếu không tướng thì không tăng không giảm’. Đại Bồ-tát phải biết như vầy: Thành chánh giác đồng với giác ngộ một tướng vô tướng”.

“Như Lai có vô lượng môn thành Chánh giác như vậy, vì thế phải biết Như Lai hiện thân vô lượng. Vi vô lượng nên nói thân Như Lai là vô lượng đồng với chúng sanh giới. Đại Bồ-tát phải biết trong một lỗ lông của thân Như Lai có thân chư Phật bằng số tất cả chúng sanh. Vì Như Lai thành Chánh giác rốt ráo không sanh diệt. Như một lỗ lông khắp pháp giới, tất cả lỗ lông cũng đều như vậy. Phải biết không có một chút không gian nào là không có thân Phật”.

Thành chánh giác hay giác ngộ thì “không tăng không giảm” “một tướng vô tướng” thế nên trong một tướng vô tướng không tăng không giảm ấy thành chánh giác hay chẳng thành chánh giác là đồng nhau không khác, vì không có tướng thành hay chẳng thành. Nói cách khác, giác ngộ vốn đã viên thành sẵn đủ như vậy, thành hay không thành không có nghĩa gì, không tăng không giảm gì đối với bản tánh giác ngộ. Như pháp giới toàn bằng vàng, có thành vàng, có công nhận mình là vàng, hay chẳng thành vàng, chẳng thấy mình là vàng thì cũng chẳng hề hấn gì đến pháp giới toàn vàng ấy. Thậm chí trong mỗi lỗ lông đều đẩy đặc vàng, không có một chút không gian nào là không có vàng.

Sự sẵn đủ ấy khiến có thể xác định tu theo kinh Hoa Nghiêm là tu trên Quả vốn tự viên thành, là tu Quả thừa.

Giác ngộ vốn sẵn nơi mỗi chúng sanh, nơi mỗi sự vật, “không có một chút không gian nào là không có thân Phật không có một niệm nào không có Phật thành chánh giác”.

Tánh giác ngộ vốn sẵn đủ nơi mỗi chúng sanh, không sanh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch, từ xưa nay. Tất cả mọi sự, thế giới, chúng sanh xuất sanh từ đó (tánh khởi) nên tất cả vốn là giác. Thành chánh giác là nhận biết trọn vẹn tánh giác và tất cả pháp giới đều là tánh giác. Cũng như khi nhận biết tánh vàng, thì tất cả mọi sự đều là vàng, không đâu không là vàng, không đâu không là thân Phật.

Nhưng kinh Hoa Nghiêm còn vi tế hơn nữa, một lỗ lông Phật, một lỗ lông bằng vàng thì chứa tất cả vàng, chứa tất cả pháp giới. “Như một lỗ lông khắp pháp giới, tất cả lỗ lông cũng đều như vậy”. Tất cả lỗ lông bằng vàng chứa tất cả Phật, chứa tất cả chúng sanh, tất cả pháp giới ấy tương tức tương nhập, tương dung tương nhiếp với nhau, tạo thành pháp giới sự sự vô ngại.

Hạnh Bồ-tát được thực hiện trên và trong thế giới toàn vàng ấy, không cách hở chút nào với thế giới vàng ròng ấy: “Bồ-tát hạnh tức là Như Lai tánh, Như Lai tánh tức là Bồ-tát hạnh”. Bồ-tát hạnh là nhân, Như Lai tánh là quả. Trong thế giới Hoa Nghiêm này, nhân chính là quả.

Xem mục lục