Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Phương diện chánh thứ hai của con đường là ý định vị tha đạt đến Giác Ngộ vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Trong tiếng sanskrit, đó là Bodhicitta (Bồ đề tâm) có thể dịch là tâm thức của giác ngộ, tâm thức của Bồ đề, lòng hồi hướírg và tư tưởng của giác ngộ. Những người sông động bởi động cơ này - những bồ tát - có một tình thương và lòng bi vô cùng với tất cả chúng sanh, không có ích kỷ và thiên vị, đến độ họ tìm cách đạt đến giác ngộ để có thể giúp đỡ chúng sanh nhiều hơn.

Chúng ta sống trong một vũ ữụ chứa đầy những chứng sanh khác. Dù chúng ta có một thân thể và một dòng sông khác nhau, chúrig ta rất giông nhau. Tất cả chúng ta đều có những vấn nạn và những phiền não. Chúng ta trải qua thời gian của mình để tái sanh và để chết, mãi hoài như vậy. Mỗi chúng ta mong mỏi sâu xa hạnh phúc và muốn trốn tránh khổ đau.

Nếu chúng ta ý thức rằng tất cả chúng ta cùng ở chung số phận thì làm sao chúng ta có thể biện minh cho sự kiện chỉ lo cho hạnh phúc của riêng mình? Sự khổ đau và những vấn nạn của những ngườỉ khác cũng làm chúng ta khổ như cái của chính chúng ta. Làm sao chúng ta có thể xác đinh rằng chứng ta quan trọng hơn họ, đáng quý trọng hơn họ?

Nếu suy nghĩ một cách dân chủ/ chúng ta thấy rằng chỉ có một cái tôi và một vô số những người khác. Nếu so sánh hạnh phúc của một cá nhân với hạnh .phúc của tất cả chúng sanh, thật không công bằng khi chỉ nghĩ đến mình. Trong khi đi tìm hạnh phúc cho mình, chúng ta cũng phải giúp đỡ những người khác tìm hạnh phúc.

Khó mà giúp đỡ người khác khi tâm thức chúng ta thiên vị. Bao giờ chúng ta còn thấy và dán nhãn cho những người là bạn, là thù hay là xa lạ, chừng đó chúng ta còn phát sanh bám luyến, ghét bỏ hay thản nhiên với họ, chúng ta sẽ khó mà cho họ những giủp đỡ. Chúng ta phải bắt đầu bằng biểu hiện tình thương và lòng bi bình đẳng cho mọi chúng sanh.

Nền tảng của tình thương là hiểu rằng mọi người không bẩm sinh là bạn, thù hay xa lạ. Một người bạn có thể trở thành xa lạ hay một kẻ thù. Những tương quan này thay đổi theo thời gian và trường hợp. Biết rằng những quan hệ thay đổi, việc gì phải xếp họ vào những phạm trù cô" định và nuôi dưỡng những tình cảm bám luyến, ghét bỏ hay- thản nhiên với họ.

Bạn hay thù là những phân biệt tụy tiện, theo thời gian, tình huông và nhãn hiệu mà chúng ta gán cho. Nếu chúng ta có thể nhớ lại những tương quan chúng ta đã có với mọi người - kể cả những đời quá khứ - chúng ta sẽ thấy rằng họ đều là một người bạn, một đối thủ hay một người xa lạ vào những thời điểm khác nhau.

Nói chung chúng ta xem ai tốt với mình, chấp nhận ý kiến mình là bạn; ai bất đồng với mình thì chẳng có giá trị gì, người đó đúng là một kẻ thù. Tuy nhiên cả hai đều có những mặt tốt mặt xấu. Chúng ta chỉ nhìn một phần, xem đó là toàn thể tính khí của anh ta. Cái nhìn của chúng ta rất chủ quan. Một người với chúng ta có vẻ tuyệt, trong khi người khác thì cho nó là đáng sợ. Vì sao? Vì chúng ta chỉ nhìn người nào từ một quan điểm, còn người, khác thì nhìn từ một quan điểm khác. Thật ra người ấy có những phẩm tính tốt lẫn xâu.

Khi cố gắng triển khai một cái nhìn trọn vẹn hơn, chúng ta thôi thất vọng khi những người chúng ta yêu thích không phù hợp với những mong đợi của chúng ta. Chúng ta có thể nhận biết và chấp nhận những yếu đuối của họ. Cũng thế, sự không khoan dung và thiếu tôn trọng đối với những người ta không thể yêu thích sẽ giảm đi, vì chúng ta sẽ ý thức được những bản chất tốt của họ. Dù lòng tốt của họ không biểu lộ cho chúng ta lúc này, họ cũng tỏ ra tốt với những người khác đấy thôi.

Khi chúng ta xem xét mọi khía cạnh của nhân cách người khác và ý thức bản chất thay đổi và chủ quan của những tương quan, những tình cảm chúng ta đối- với họ sẽ quân bình hơn. Thoát khỏi những gai góc của tham luyến, ghét giận và thản nhiên, lòng chúng ta sẽ mở ra hơn với người khác.

  1. Lòng tốt của những người khác

Trên nền tảng bình đẳng cho tất cả, chúng ta có thể trau dồi tình thương và lòng bi, do nhớ đến lòng tốt của những người khác.

Tất cả mọi cái chúng ta có đều dựa vào lòng tốt của họ. Cái chúng ta ăn được nuôi trồng, mang đến và sửa soạn do những người khác. Áo quần, nhà cửa...nếu chúng ta nhìn kỹ, mọi cái chúng ta đang hưởng là do sự làm việc của người khác.

Có người sẽ nói: "Khi họ làm việc, họ làm vì tiền chứ có giúp đỡ gì chúng ta?" Hẳn nhiên. Nhưng rất đáng tò mò khi thấy rằng, một mặt, chúng ta muốn có những tình cảm nồng hậu với họ, nhưng khi bắt đầu nghĩ xem họ đã làm gì cho chúng ta, một phần tâm thức chúng ta lùi lại, và nói: "Vâng, nhưng..'.", để rồi sau đó là một danh sách những khuyết điểm của họ.

Để trả lời cho những nghi ngờ như vậy: vâng, một sô" người phạm những sai lầm và thậm chí làm khổ đau những người chung quanh họ, cố tình hay không, nhưng họ đã làm đến mức tốt nhất của họ, tùy theo tình trạng tâm thức và thân thể họ. Nếu có những người làm hại người khác hay phạm những lỗi nặng, phải thử cứu chữa hoàn cảnh mà không nổi giận.

Một trong những vị thầy của tôi lama Yéshé, thường nói với chúng tôi: "Họ muốn làm tốt, các bạn thân yêu ạ" Ngay cả những người làm hại người khác cũng chỉ muốn hạnh phúc Do vô minh và mê lầm của họ, họ làm điều họ nghĩ là đúng.

Có những người có lẽ làm việc vì tiền, không có ý định tử tế với chúng ta. Không cần biết tại sao họ làm việc, mà cần thấy chúng ta đang hưởng những nỗ lực của họ. Họ có làm việc vì tiền hay danh tiếng hay không/ sự kiện là nếu họ không làm việc, đó sẽ là điều tệ cho chúng ta.

Người ta có thể tự nhủ: "Tôi trả tiền cho công việc của họ, họ chỉ làm cái lý do khiến tôi mướn họ. Lòng tốt nào trong ấy đâu?" Ngay cả lúc chúng ta trả tiền cho người làm một công việc, chúng ta tiếp tục được ích lợi từ những nỗ lực của họ. Hơn nữa, tiền chúng ta đưa cho họ không phải là của chúng ta. Chúng ta đâu có sanh ra với hai tay đầy tiền! Tiền bạc chúng ta có đến từ những người khác. Không có lòng tốt của những người làm công và những người khách hàng của chúng ta, làm gì chúng ta có tiền đó?

Khi sanh ra chúng ta không có gì cả. Thậm chí chúng ta không tự mình nuôi dưỡng hay tự bảo vệ khỏi lạnh và nóng. Chỉ vì lòng tốt của cha mẹ mà chúng ta còn đến bây giờ.

Có lẽ chúng ta có cảm giác mình thông minh và có học, nhưng những phẩm tính này đến từ đâu? Cha mẹ chủng ta dạy chúng ta nói, những thầy cô dạy chúng ta biết bao điều. Thậm chí khi còn nhỏ chúng ta đâu có biết những gì cha mẹ và thầy cô đã làm cho chúng ta, chúng ta có thể thấy khi nhìn lại họ đã giúp chúng ta nhiều thế nào. Nói gì đến những lúc nguy ngập của sinh mạng chúng ta, với biết bao người lo cho chúng ta?

Để bắt đầu, chúng ta có thể nghĩ sâu xa đến tất cả những người đã biểu lộ lòng tốt với chủng ta. Hoặc đó là một người lo cho những người đang bị nạn, một thầy giáo, một người bạn hay một người lạ với một nụ cười cảm thông và chú ý, chúng ta đều đã nhận được lòng tốt. Kỷ niệm những cử chỉ tốt lòng của những người khác, dù nhỏ, làm nhẹ gánh nặng của chúng ta và mở lòng chúng ta.

Tiếp theo chúng ta có thể nhìn người hay những người đã làm hại chúng ta. Với họ, có thể chúng ta còn những kinh nghiệm khác, những kinh nghiệm trung tính hoặc thậm chí tích cực. Nhớ đến những cái ấy giúp chúng ta nhìn thấy rằng những người làm chúng ta khổ đau không hoàn toàn xấu.

Chúng ta còn biết rằng những người tấn công chúng ta đã hành động vì sự mê mờ và vô minh của họ: họ chỉ muốn được sung sướng, nhưng họ đã dùng những phương tiện xấu và tự làm hại chính họ hơn nữa khi đem lại cho chúng ta sự thiệt hại. Xem những điều như vậy chúng ta có thể bắt đầu tha thứ họ và chữa lành những vết thương tình cảm của chúng ta.

  1. Một tấm lòng rộng mở

Người Phật giáo tin rằng lòng tốt của những người khác còn trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta xét xem mọi đời quá khứ của chúng ta. Trong mỗi đời, những người khác đã bày tỏ nhiều lòng tốt với chúng ta. Trong những đời quá khứ, chúng ta đã có mọi loại tương quan với tất cả chúng sanh. Chúng ta đã là cha mẹ và con cái lẫn nhau nhiều lần trong quá khứ, dù chúng ta chẳng nhớ chút gì.

Điều đó có vẻ lạ lùng khi mới nhìn, nhưng nếu chúng ta khảo sát sự quan trọng của những đời từ vô thủy, chúng ta sẽ hiểu rằng chúng ta đã từng biết tất cả mọi người. Trong những đời quá khứ khi những người khác là cha mẹ chúng ta, họ đã thường tốt với chúng ta. Dù họ không là cha mẹ, họ cũng đã giúp đỡ chúng ta. Biết thế, chúng ta phát khởi một sự biết ơn bao la với họ. Rồi khi nghĩ đến họ, họ xuất hiện như là rất tốt với chúng ta. Chúng ta thành thật muốn đền đáp lòng tốt của họế Tự đáy lòng chúng ta muốn họ hạnh phúc. Đó là tình thương.

Một tấm lòng rộng mở và tràn đầy tình thương làm chúng ta vui vẻ. Còn khi người ta cảm thấy ích kỷ thì sao? Tim người ta siết lại, người ta sợ hãi và không thoải mái. ích kỷ có' giúp gì? Thái độ ích kỷ của chúng ta đòi hỏi tự lo cho mình và nói rằng: "Nếu tôi không lo cho mình trước hết, thì ai khác sẽ chịu đây? Trong thế giới này tôi là người trước tiên phải làm đỉều đó." Thật ra, thái độ đó hủy hoại người ta. Nếu chúng ta khảo sát kinh nghiêm của mình, chúng ta sẽ thấy rằng mỗi lần chúng ta có xung đột với ai, khi ấy có ích kỷ. Mỗi khi chúng ta hành động theo cách tiêu cực, như vậy tạo ra sự khổ đau cho chính mình trong tương lai, đó là tâm thức chấp ngã đang thao tác. Mỗi khi chúng ta lười biếng, khó tính hay khô khan, cạn kiệt, chúng ta đang ở trong sự thống trị của thái độ ích kỷ. Tại sao các nước đánh nhau? Tại sao có những cuộc gây gỗ trong gia đình? Tại sao một số người lạm dụng rượu và chất kích thích, quyền lực và giàu có? Câu trả lời luôn luôn nằm trong sự chấp ngã, khi người ta lo cho chính mình hơn những người khác.

Một kỹ thuật rất hiệu quả để giảm thái độ ích kỷ khi nó biểu lộ là tưởng tượng đang được bao quanh bởi nhiều người. Điều này nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta chia xẻ thế giới với những người khác. Rồi thay vì tự đồng hóa với mình, người ta đồng hóa với những người khác và nhìn cái tôi cũ của mình qua họ. Chúng ta xuất hiện như thế nào trước con mắt của những người khác? Chúng ta có quan trọng như chúng ta tưởng không?

Thật ra có vô số người khác và chỉ có một cái tôi. Bấy giờ có phải chỉ lo cho phúc lợi của riêng mình? Có công bằng không khi nghĩ hạnh phúc của mình là quan trọng hơn hạnh phúc của những người khác? Một cái nhìn như vậy về sự vật giúp chúng ta nhận thấy hoàn cảnh trong một viễn cảnh đúng hơn.

Thái độ ích kỷ như một đám mây che bầu trời trong sáng trong tâm thức chúng ta. Chúng ta không đồng hóa với sự ích kỷ, mà còn quyết tâm chống lại nó, bởi vì nó làm chúng ta khổ đau, chúng ta và nhữhg người khác.

Vả lại, sự kiện quý chuộng người khác đem lại những lợi lạc lớn. Họ sung sướng và chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta quan tâm đến người khác, chúng ta sẽ hành động theo cách tích cực, điều sẽ có hậu quả là phát sanh hạnh phúc cho chúng ta trong tương lai. Những tương quan của chúng ta sẽ hài hòa hơn, cũng như môi ữưừng chung quanh. Nếu chứng ta quý chuộng những người khác hơn chính mình, tâm thức chúng ta sẽ tự cải thiện và chúng ta tiến bộ trên con đường đến giác ngộ. Đại hiền giả Ân Độ đã nói:

Mọi niềm vui của thế giới này

Đến từ sự mong muốn hạnh, phúc của người khác.

Mọi khôn khổ của thế giới này

Đến từ sự mong muôn hạnh phúc của chính mình.

ích gì những giâỉ thích đài dòng!

Đứa con nít hành động cho lợi ích riêng của nó, Bậc Đại Hùng thì cho lợi ích của những người khác Hãy thấy sự khác biệt giữa họ!

  1. Tình thương và lòng bi

Tình thương (từ), đó là lòng mong muôn rằng những người khác được hạnh phúc. Lòng bi là ước mong họ thoát khỏi mọi khổ đau. Tình thương và lòng bi có thể không thiên vị và hướng về mỗi người ngay lúc chúng ta đã loại bỏ sự bám luyến đối với bạn bè, sự tức giận đối với những kẻ thù và sự thản nhiên với những người lạ. Tình thương không phải là một sản phẩm hiếm hoi phải phân phát cần kiệm. Nếu chúng ta nhận biết lòng tốt của những người khác và tôn trọng ước muốn được hạnh phúc và tránh khổ đau của họ, tình thương của chúng ta sẽ thành không giới hạn.

Tình thương đi đôi với trí huệ. Đối với gia đình, chứng ta có thể ừau dồi tình thương thay vì bám luyến. Chúng ta có thể thương ýêu mọi người bình đẳng và tiếp tục sông với những người thân. Tình thương là một trạng thái tâm thức bên trong chăm sóc cho tất cả. Tuy nhiên cần hành động theo cách thích hơp trong mỗi tình huống, biết cái gì lợi lạc nhất cho số đông nhất. Nếu chúng ta phải ngăn cản ai đó làm hại, chúng ta có thể làm thế mà không tức giận, không có tâm trả thù, mà nghĩ đến người phạm vào hành động xấu và những người gánh chịu hành động xấu đó. Sự phản ứng của chúng ta đối với những người khác sẽ bình đẳng, về mặt trí óc lẫn tình cảm. Rồi chúng ta tiếp tục hành động thích hợp trong mỗi tình huống, trong lời nói và việc làm.

Ngoài tình thương, chúng ta nuôi dưỡng lòng bi, sự mong ước tất cả chúng sanh thoát khỏi những vấn nạn và những nguyên nhân của những hoàn cảnh bất như ý. Lòng bi này trải ra cho mỗi người, dù những hành động của họ có thế nào.

Lòng bi không phải là thương hạiế Thương hại là một thái độ in dấu sư kiêu hãnh và kẻ cả: "Tôi là một người tốt để giúp đỡ những người nghèo khốn khổ này." Ngược lại/ lòng bi xem những người khác ngang bằng chúng ta, vì tất cả chúng ta đều muốn biết hạnh phúc và tránh những vấn nạn. Với tôn trọng và khiêm nhường, không chờ đợi một biết ơn nào cả, chúng ta giúp đỡ những người khác bằng những gì tốt nhất của mình. Chúng ta giúp đỡ họ cùng một cách như chúng ta giúp đỡ chính mình.

Với tình thương và lòng bi, chúng ta quyết định mang lấy trách nhiệm về hạnh phúc của người khác. Không có quyết tâm này, dù với tình thương và lòng bi, có lẽ chúng ta không có động cơ để hành động. Từ khi chúng ta khai triển quyết tâm này, chúng ta sẽ làm một cách tự nhiên mọi cái trong khả năng mình để giúp đỡ những người khầc, không ngần ngại cũng không thấy bị bắt buộc hay gượng gạo Sự quyết tâm chuyển hóa tình thương và lòng bi thành hành động.

Làm sao góp phần một cách có hiệu quả vào hạnh phúc an vui của những người khác? Hiện giờ những khả năng của chúng ta giới hạn, lòng bi chưa hoàn hảo, chúng ta thiếu trí tuệ và phương tiện. Những vị thánh - những A la hán và những Bồ tát - đã phát triển rộng lớn những phẩm tính này, nhưng cũng chưa trọn vẹn. Chỉ những vị Phật mới hoàn toàn loại bỏ mọi màn che phiền não khỏi dòng tâm thức của các ngài và hoàn toàn thể hiện mọi phẩm tính. Thấy thế, chúng ta cũng ước mong ứở thành một vị Phật để giúp đỡ VÔ cùng chúng sanh. Đó là ý định vị tha, phương diện chánh thứ hai của con đường.

Nếu ý định vị tha này có mặt nơi chúng ta trong mỗi khoảnh khắc, chúng ta được gọi là những bồ tát. Giai đoạn tiếp theo là trau dồi sáu sự hoàn thiện: rộng lượng (bố thí), giới, nhẫn nhục, nỗ lực, tập trung, và trí huệ. Đó là con đường giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật. Bây giờ chứng ta khám phá hai yếu tố quan ữọng nhất cho phép đạt đến giác ngộ, trí tuệ và thiền định.

Xem mục lục