Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Nhân cách của chúng ta được tạo thành bằng vô số phương diện đôi khi mâu thuẫn. Chúng có thể đáng yêu ở một số lúc, và đáng ghét ở một số lúc khác. Đôi khi sự kiêu mạn làm chúng ta từ chối mọi lời khuyên, đôi khi chúng ta tò mò muôn biết ý kiến của những người khác và tham lam học hỏi. Nhân cách của chúng ta không cô" đinh, vì bản chất bập bềnh như sóng của nó, nhưng chúng ta có thể cải thiện tính khí của chúng ta bằng cách làm quen với những tâm thái lợi lạc và làm biến mất những tâm thái có hại.

Những thái độ gây phiền não không bẩm sinh cố’ hữu ở nơi chúng ta. Giống như những đám mây che sự bao la và sự trong sáng của bầu trời, chúng có thể thay đổi và biến mất. Và bởi vì chúng có từ những diễn dịch và những phóng chiếu sai lầm, chúng không thể tự duy trì ngay khoảnh khắc chúng ta ý thức về chúng. Khi trí huệ và lòng bi chiếm chộ, những thái độ gây phiền não càng mất đi.

Nhưng chỉ mong muốn như vậy hay cầu nguyện để điều đó trở thành hiện thực thì không đủ, phải tạo ra những nguyên nhân cần thiết. Sự giảm thiểu dần dần những thái độ tiêu cực của chúng ta ữong đời sống hàng ngày tự nhiên làm khởi hiện một trạng thái tâm thức bình an. Chúng ta có trách nhiệm và hoàn toàn có thể về sự việc này. Sự trong sáng vốn có của tâm thức chứng ta luôn luôn ở đó, chi chờ hiển lộ khi những đám mây của những xúc cảm tiêu cực tan biến. Đó là cái đẹp con người, tiềm thể của chúng ta.

Đức Phật đã nói rằng những thái độ gây phiền não của chúng ta do từ vô minh và ích kỷ, chấp ngã.

Vô minh, đó là đã không hiểu chúng ta là gì và những hiện tượng hiện hữu như thế nào, kể cả bản thân chúng ta Chính vô minh khiến chúng ta gán cho bản ngã chúng ta một sự quan ữọng quá đáng. Thái độ quy ngã ích kỷ này có vẻ che chở cho sự an toàn của chúng ta, nhưng nó chỉ tạo cho chúng ta những vấn nạn rắc rối.

Triết học của một tâm thức quy ngã là tự nhủ: "Tôi là quan trọng nhất. Hạnh phúc của tôi là trước hết và sự khổ đau của tôi phải bị loại bỏ trước ai hết." Một thái độ như vậy có vẻ trẻ con, nhưng khi quan sát những tư tưởng của mình, chúng ta thấy phần lớn những hành vi của chúng ta được ý nghĩ "hạnh phúc của ta là quan trọng hơn tất cả" điều động.

Chúng ta có thái độ này từ khi mới sanh (có lẽ thậm chí trước đó nữa!) Rồi xã hội khuyến khích tinh thần ích kỷ riày, thúc đẩy chúng ta tìm hạnh phúc cho riêng mình bằng mọi giá. Sự cạnh tranh không cần ích kỷ, nhưng thường là vậy. Chúng ta học xảo thuật và lừa đảo để đạt được những mục đích của chúng ta. Trái với trẻ nhỏ, người lớn chúng ta che dấu tốt trò chơi của mình bằng cách hóa trang sự ích kỷ sau những cách thức lịch sự và một quý mến giả tạo đối với người khác. Nhưng trong sâu xa, chúng ta tự đặt mình lên ưu tiên độc nhất.

Một số' người nghĩ rằng con người vôn bản chất ích kỷ, rằng sự ích kỷ của họ không thể lìa khỏi họ, cũng như mùi hương của họ vậy. Sở dĩ như thế vì quan điểm ích kỷ của chúng ta đã có từ lâu lắm, đến nỗi thấy là tự nhiên. ích kỷ không phải là một phần không không thể tách lìa của chúng ta. Nếu như vậy, làm sao những nhân vật vĩ đại về tâm linh có thể thương yêu những người khác hơn chính họ? Làm sao một bà mẹ yêu quý đứa con hơn chính bà? Tại sao có những người đựa đời mình vào chỗ nguy hiểm để cứu người khác?

Nếu bản chất của chúng ta vôn là ích kỷ, thì khống thể nào trau dồi tình thương và lòng bi cho tất cả chúng sanh được. Vậy mà phương pháp này có đấy. Từ bao thế kỷ, nhiều người đã đạt được sự chuyển hóa trạng thái của tâm thức họ và thật sự thương yêu người khác hơn chính mình.

ích kỷ có thể được giảm đi và nhổ khỏi dòng tương tục của tâm thức chúng ta. Để làm được điều đó phải bắt đầu bằng nhận biết những tai hại của mệt thái độ chỉ tập trung vào bản ngã. Một khi đã tin rằng bản ngã/ cái ta là nguyên nhân của tất cả mọi vấn nạn rắc rối, chúng ta sẽ thử hiểu chức năng vận hành của nó và những phương cách loại bỏ nó.

Tư tưởng đặt tình yêu mình (tự ái) lên hơn hết có vẻ là bạn đồng hành với. ta, nó có vẻ bảo đảm và cung cấp cho hạnh phúc của ta. Nhưng có phải thế không? Mỗi khi có xung đột giữa hai ngựời, hai nhóm hay hai quốc gia, thì có sự ích kỷ. Mỗi bên tìm cách bảo vệ những quyền lợi của mình Thỏa thuận và hợp tác trở nên khó khăn, cũng như sự xin lỗi.

Chẳng hạn, trong một xung đột gia đình, nếu sự xảy ra khác với chúng ta mong muốn, chúng ta bất hạnh. Nếu chúng ta thắng, có thể chúng ta sung sướng nhất thời, nhưng trong sâu xa, chúng ta không hãnh diện vì những phương cách đã được dùng để đạt đến mục đích. Một sự ích kỷ được thả lỏng không biến chúng ta thành người đáng kính hơn, dù cho điều đó cho chúng ta có liền một quyền hành nào đó. Nếu tự ái của chúng 'ta là trước hết, làm sao những người khác có thể tin cậy hoàn toàn chúng ta?

Một tai hại khác của lòng ích kỷ là nó phóng đại những vấn nạn của chúng ta. Chúng ta có một khó khăn nhỏ, nhưng càng nghĩ nó càng lớn đến độ thành trung tâm của những lo tính. "Kỳ thi cửa tôi rất quan trọng!", "Sếp của tôi khó lắm!" Một thái độ như vậy làm cho những vấn nạn thành những kích thước quá cỡ. Rồi chúng ta than vãn, chúng ta mất ngủ, chúng ta uống rượu hay chìm trong tuyệt vọng. Để tóm tắt, ích kỷ là một cục nam châm chỉ hút về chứng ta những vấn nạn.

  1. fILuận lý" của thái độ ích kỷ

Tâm thức ích kỷ phát xuất từ nguyên lý chúng ta là trung tâm của vũ trụ, con người quan trọng nhất của thế giới, hanh phúc và khổ đau của nó là thiết yếu. Và đâu phải chỉ chúng ta có quyền nghĩ như vậy. Thế nên, chỉ sự kiện tin rằng hạnh phúc của chúng ta phải đi đầu mọi sự chỉ sản sanh ra hiệu quả ngược lại.

Bằng chứng nào hạnh phúc của chúng ta là tiên quyết? Có phải khi tôi đau răng, tôi đau hơn anh chăng? Có phải tôi có quyền thích ăn hơn một người ăn xin? Nếu chúng ta khảo sát sự việc một cách có luận lý, ai có thể nóỉ rằng hạnh phúc hay khổ đau của chúng ta là quan trọng hơn hay mãnh liệt hơn những người khác?

Người ta có thể cho là quan trọng hơn vì những tài năng, vị trí chủ gia đình hay nhà quản lý xã hội. Trong trường hợp người ta thường thực quan trọng, nhưng chỉ bởi vì người ta có nhiều trách nhiệm hơn trong việc phụng sự những người khác. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nhiều sung sướng hơn và ít khổ đau hơn họ.

Shantideva dã nói trong Hướng Dẩn 'sự Thực Hành của Bồ Tát:         '

Khi bản thân tôi và người khác như nhau

Trong sự ước mong hạnh phúc

Vậy thì tôi đãu có đặc biệt gì

Tại sao tôi làm như hạnh phúc là của riêng tôi?

Giàu hay nghèo, thông minh hay ít thông minh, đẹp hay xấu, tất cả đều mong muốn hanh phúc, nhưng mong muốn hạnh phúc là một mong muốn mà tất cả chúng ta đều chia xẻ. Trong nghĩa này, mỗi chúng sanh là binh đẳng. Như Shantideva đã nói:

Tôi phải xóa tan khổ đau của những người khác Vì nó là khổ đau, như của tôi.

Tôi phải giúp đỡ những ngtiời khác

Bởi vì đó là những chúng sanh, cũng như tôi.

Quan trọng là nhận biết rằng tất cả chúng ta đều ước mong hạnh phúc, nhưng chúng ta có đủ cách khác nhau để đạt đến. Chúng ta thích những cái khác nhau, và những giá trị văn hóa và mục tiêu cá nhân khác nhau. Tin rằng, do chúng ta cho cái gì là quan trọng, mọi người phải nghĩ như chúng ta là một hình thức ích kỷ. Cực kỳ quan trọng cần nhận biết và tôn trọng cái những người khác yêu thích và cái họ không yêu thích, dù thị hiếu của họ giống hay khác với chúng ta.

Chúng ta được mời gọi nhìn vượt qua những khác biệt bề ngoài giữa những con người và thấy những sự vật ở một cấp độ sâu hơrì; Chẳng hạn, bề ngoài người ta có thể nói: "Anh quan tâm đến hóa học. Cái đó tôi cũng có để ý, nhưng tôi thích lịch sử cổ hơn ", hay: "Anh muốn hiện đại hóa đất nước anh, nhưng phần tôi, tôi muôn nước tôi đi chậm thôi và gần gũi với thiên nhiên hờn."

Nếu người ta dừng lại ở những khác nhau này, người ta sẽ cảm thấy xa cách người khác. Ngược lại với cái nhìn sâu hơn, chúng ta thấy ra rằng ở nền tảng chúng ta đều giống nhau muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, và như thế chúng ta cảm thấy gần gũi nhau hơn. Sự kiện cảm thấy rằng tất cả chúng ta đều có cái gì chung sẽ ữợ giúp cho một thông cảm tốt hơn với những đồng loại.

Shantỉdeva đặt câu hỏi:

Cũng như bàn tay và -phần còn lại Đều được xem là những phần tử của thân thể Như thế, tại sao những con người không được xem Là những phần tử của nhân loại?

Khi người ta đạp gai, tay đưa xuống để nhổ nó ra khỏi bàn chân. Bàn tay không ngần ngại, nó không nghĩ gì cả. Tại sao bàn tay giúp đỡ bàn chân tự nhiên như thế? Bởi vì chúng là thành phần cùng một thực thể, cái thân.

Cũng thế, nếu người ta xem tất cả mọi người là những thành phần của một thực thể đời sông, chúng ta sẽ vui sướng giúp đỡ họ, vì khi giúp đỡ họ chúng ta giúp đỡ thành phần khác cửa thực thể rộng lớn hơn mà chúng ta thuộc về. Thay vì xem mình như những sinh thể độc lập, chúng ta hiểu rằng chúng ta tùy thuộc lẫn nhau.

Sự giúp đỡ chúng ta đem lại thì hoàn toàn không có kiêu hãnh. Khi bàn tay giúp bàn chân, nó khồng nghĩ: "Tôi lỗi lạc. Hãy nhìn tôi này. Tôi đã làm bao nhiêu hy sinh cho cại chân này. Tôi mong rằng bàn chân cảm kích điềư mà tôi đã làm cho nó." Bàn tay tự hài lòng giúp đỡ, không khoe khoang không hạ cố’. Cũng thế, chúng ta không có gì phải lớn lốì về điều mình làm cho những người khác. Nếu người ta quen với ý tưởng rằng chúng ta là thành phần của một thực thể đời sống, giúp đỡ những người khác chỉ đơn giản là giúp đỡ chính mình.

Khi suy ngẫm và chiếu soi không ngừng nghỉ sự bình đẳng giữa chính mình và người khác, có thể loại bỏ sự ích kỷ, quy ngã ra khỏi dòng tâm thức của chúng ta. Khi người ta thắp lên ánh sáng trong một căn phòng, bóng tối biến mất tức thời. Cũng thế/ khi những diễn dịch và những ý niệm sai lầm của lối tiếp cận quy ngã được phơi ra giữa ban ngày bởi sự thâu hiểu sâu xa, thái độ quy ngã biến mất. Nếu chúng ta siêng năng kiên nhẫn làm quen với thái độ vị tha, lòng vị tha này sẽ ữở nên cũng tự nhiên như lòng vị kỷ hiện giờ của chúng ta.

ích kỷ là một trạng thái tâm thức phản chiếu trong những hành động của chúng ta. Tuy nhiên không thể đánh giá mức độ ích kỷ hay vị tha của những người khác bằng cách chỉ dựa trên hành vi của họ. Chẳng hạn một người chính thức cho một hiệp hội một ngàn đô la với một động cơ tỏ ra rộng lượng để cho bạn bè biết, và một người chỉ cho năm đô la với hy vọng thành thật là số tiền ấy sẽ ích lợi cho người cần dùng. Thật ra, chỉ người sau là rộng lượng/ còn người trước chỉ tìm cách có tiếng.

  1. Trừ bỏ những nghi ngờ

Một số’ người đôi khi cảm thây có tội vì thấy mình ích kỷ/ điều hoàn toàn vô bổ. Những trách móc về chính mình chỉ là một mưu mô của chấp ngã, bởi vì đó lại là một cách nhấn mạnh vào cái tôi và một cách để thương hại cho số phận mình.

Cái cần, không phải là cảm giác phạm tội, mà là hành động. Khi chúng ta nhận ra sự ích kỷ, chúng ta có thể nhớ rằng mọi người khác đều niong muôn hạnh phúc như chúng ta. Chúng ta có thể thử cảm thấy ở điểm nào sự giúp đỡ của chúng ta có thể làm họ vui sướng. Khi nhìn lại lòng tốt của mọi chúng sanh đối với chúng ta trong những đời tiếp nối nhau, chúng ta muôn đền đáp sự quan tâm này của họ. Từ đó/ thái độ ích kỷ này sẽ mòn dần và ước muốn giúp đỡ những đồng loại sẽ lớn lên.

Không ích kỷ nữa không có nghĩa là chấp nhận tất cả mọi sự của những người khác - những sự việc sai trái - và không bao giờ bảo vệ ý kiến của mình, Nếu khác biệt quan điểm, phải bắt đầu bằng việc giải thoát tâm thức chúng ta khỏi tức giận và bám luyến. Nếu chúng ta nắm giữ quan điểm của mình chi vì nó là của chúng ta, chúng ta tự giới hạn mình lại. Nếu chúng ta từ chối một cách thiển cận theo những lời khuyên của những người khác, chúng ta không thể học hỏi. Nhưng khi chúng ta gỡ tâm thức của mình ra khỏi những yếu tố gây phiền não, chúng ta có thể nhìn hoàn cảnh trong một viễn cảnh lớn hơn và tìm giải pháp tốt nhất trong lợi ích của đa sô". Chúng tạ có thể giữ ý kiến ban đầu, nhưng vẫn giữ sự thanh bình, trừ phi thay đổi ý kiến.

Có người cho rằng "không có ích kỷ, người ta không có tham vọng trong cuộc đời, người ta sẽ thụ động, không mục đích." Nhưng giải thoát khỏi những ràng buộc của tư tưởng quy ngã đâu có phải là không hoạt động nữa, không có động cơ nữa. Bây giờ động cơ là lòng bi, người ta có thể thành công để phụng sự, để làm những việc ích lợi cho đồng loại. Chúng ta có thể từ bỏ sự cạnh tranh đặt nền trên một thái độ ích kỷ và hiến mình cho phúc lợi của người khác.

Việc những người khác tiếp tục có một động cơ ích kỷ chẳng ngăn cản chúng ta thay đổi động cơ của mình. Một phụ nữ điều khiển một công ty ở Hồng Công nói với tôi rằng theo kinh nghiệm của bà, khi người ta có một đạo đức nào đó trong công việc và thực sự quan tâm tới khách hàng, nhà cung cấp..., họ sẽ tin cậy chúng ta. Vì tương quan tốt đẹp này, họ tiếp tục làm việc' với chúng ta và bảo đảm cho chúng ta với họ. Nếu mục đích của chúng ta là chỉ làm giàu, điều đó không lợi ích về lâu dài. Kết luận của bà, chính để thành công trong kinh doanh, phải có một đạo đức tốt trong công việc và quan tâm thành thật đến những người khác!

  1. Sự cần thiết có lòng tốt

Một lòng tốt là nguyên nhân thiết yếu của hạnh phúc. Biểu lộ lòng tốt, nhân ái đối với đồng loại là điều đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trao tặng họ. Từ lúc chúng ta tôn trọng những người khác bằng cách để ý đến những nhu cầu, những ý kiến và những ước muôn của họ, mọi xung đột biến mất. Phải có hai người để tranh đấu với nhau, và nếu chúng ta từ chối làm một người trong đó, không còn tranh cãi nữa.

Lòng tốt nhân ái cố thể biểu lộ trong những hành vi nhỏ nhặt. Chẳng hạn quan tâm đến môi trường/ chúng ta có thể lượm lặt và tái sinh những tờ báo, chai và hộp bằng sắt Nếu có ai đẩy, chúng ta để cho họ đứng trước trong sắp hàng Chúng ta không cằn nhằn khi tiền đóng thuế để cho giáo dục hay kiếm việc làm.'

Nhìn xa hơn càng giúp đỡ những người khác, chúng ta càng vui sướng. Chúng ta sông trong một thế giới trong đó chúng ta tùy thuộc lẫn nhau, đến độ những người khác càng hạnh phúc, môi trường của chúng ta càng dễ chịu Như đức Dalai Lama nói: "Nếu bạn muốn ích kỷ, hãy ích kỷ một cách thông minhế Cách hay nhất để làm là giúp đỡ những người khác."

Mỗi hoàn cảnh rõ ràng là khác nhau. Một lòng tốt là biết nhẫn nhục, chờ đợi, không kiêu căng, khéo léo và chăm chú vì người khác. Trong một khóa học tôi hướng dẫn, tôi yêu cầu những người tham dự diễn lại một tình huống xung đột trong đời họ. Lần đầu, màn diễn với hai người, cả hai đều thiển cận và tức giận, mỗi người chỉ nhìn tình huống theo quan điểm của nó. Lần thứ hai, cũng những cảnh đó diễn ra với một người muốn chứng minh mình đúng, và người kia nghe và hiểu vị trí của nó. Khỏi phải nói hai cách diễn dịch của cùng một biến cô" khác nhau ra sao!

Nhờ lòng tốt mà chúng ta hòa được với những người có hệ thông tín ngưỡng khác, khi biết rằng vô ích khi bắt ép họ theo những ý kiến của chúng ta. Dù trong công việc hay trong gia đình, những khác biệt ý kiến có thể giải quyết. Những người làm việc trong lãnh vực truyền thông và hòa giải những xung đột hiểu những gìá trị của tấm lòng thiết yếu đến mức nào để đạt đến sự đồng thuận. Những nhà trị liệu và những tư vấn gia đình nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có lòng tốt để tìm thấy một giải pháp cho những xung đột, ở bên ngoài hay ở bên trong.

Một lòng tốt là gốc của sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau. Nó ngăn cản chúng ta cảm thấy bị tách lìa hay bị đe dọa với người khác và tránh cho chúng ta không rơi vào giận dữ, bám luyến, hẹp hòi trí óc, kiêu mạn và ghen tỵ. Khi những cơ hội giúp đỡ người khác xuất hiện, chúng ta không thiếu can đảm cũng như lòng bi. Nếu những nền chính trị có trách nhiệm tỏ ra vô tư và tốt lòng, thế giới chúng ta sẽ khác biết bao nhiêu!

Mọi vân nạn rắc rối đều từ thái độ ích kỷ của chúng ta, chúng ta hoàn toàn có lý, mỗi cá nhân, khi chăm chú làm giảm thiểu nó. Hòa bình thế giới không đến từ một cuộc chiến thắng trận, cũng không thể do một đạo luật được ban hành. Hòa bình đến từ sự việc mỗi người từ bỏ tính ích kỷ của mình và mở rộng lòng mình. Điều đó chắc chắn không phải ngày một ngày hai, nhưng tất cả chúng tá có thể khởi sự ngay bây giờ. Kết quả lợi lạc sẽ rõ ràng tức khắc.

Xem mục lục