Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

    Khi văn hóa bộ lạc phát triển thành các nền văn minh cổ xưa thì con người

bắt đầu phân hóa thành những chức năng nào đó: kẻ cai trị, giáo sĩ, binh lính,

nông dân, nhà buôn, người lao động,... Hệ thống giai cấp bắt đầu hình thành.

Chức năng của bạn hầu hết là do hoàn cảnh xuất thân của bạn quyết định. Nó

quyết định tư cách nghề nghiệp của bạn, quyết định bạn là ai trong cách nhìn của

người khác cũng như trong cách nhìn của chính bạn. Chức năng của bạn trở

thành một vai trò nhưng lại không được nhìn nhận là một vai trò: Nó trở thành

con người của bạn, hay ít ra là cách bạn nghĩ về chính bạn. Chỉ có những người

hiếm hoi như Đức Phật hay Chúa Jesus là nhận ra sự thiếu phù hợp của chế độ

đẳng cấp, giai cấp xã hội như thế, họ nhận thức rằng khi chúng ta làm như thế tức

là chúng ta tự đồng nhất mình với những biểu hiện của hình tướng ở bên ngoài.

Ngài nhận thức rằng tự đồng nhất với hình tướng, với những điều kiện sống tạm

bợ ấy sẽ làm che mờ những gì trong sáng, vĩnh hằng vẫn luôn chiếu soi ở trong

mỗi con người.

    Ngày nay, cấu trúc xã hội của chúng ta đã bớt khắt khe hơn, bớt bị quy định

hơn ngày xưa. Mặc dù hầu hết mọi người vẫn còn bị quy định bởi môi trường

sống nhưng họ không còn tự động bị giao phó một chức năng và đi kèm theo đó

là một tư cách. Thật ra, trong xã hội hiện đại càng ngày càng nhiều người bị bối

rối, không rõ chức năng của họ là gì, mục tiêu của họ là gì, và thậm chí họ là ai.

    Tôi thường chúc mừng khi nghe một người nào đấy thú thật với tôi rằng trong

hành trình đi vào con đường tâm linh, họ không còn biết họ là ai nữalxii. Lúc đó

trông họ rất bối rối và ngạc nhiên khi hỏi lại tôi: "Ông bảo rằng bối rối, và lẫn lộn

là một điều tốt?". Tôi yêu cầu họ nhìn sâu hơn, xem sự bối rối ấy có nghĩa là gì

Vì câu nói "Tôi thực không biết tôi là gì" không phải là biểu lộ của sự bối rối.

Bối rối là khi bạn nghĩ "Tôi thực không biết tôi là gì, nhưng tôi nên biết câu trả

lời đó là gì" hoặc "Tôi thực không biết tôi là gì, nhưng tôi rất cần biết". Bạn có

thể buông bỏ ý nghĩ rằng bạn nên biết bản chất của mình không? Hay nói khác

đi, bạn có thể buông bỏ sự tìm kiếm một khái niệm để giúp cho bạn có một cảm

nhận về con người mình không? Bạn có thôi đi tìm chính mình qua suy tư? Khi

bạn buông bỏ ý nghĩ rằng bạn nên hay cần biết bạn là gì thì bạn có còn cảm thấy

bối rối không? Bất thần bối rối không còn nữa. Khi bạn hoàn toàn chấp nhận

rằng bạn thực không biết bản chất chân thật của mình là gì, bạn đi vào một trạng

thái yên bình và sáng tỏ, điều này rất gần với bản chất chân thật của bạn hơn là

dùng suy nghĩ để cố hình dung ra. Dùng ý nghĩ để cố xác định về mình tức là bạn

tự giới hạn chính mình.

Xem mục lục