Bảng tiết khí và Quẻ nguyệt lệnh (theo Bát tự)
Tháng Dần (1) Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy Quẻ Thái
Tháng Mão (2) Tiết Kinh Trập, Khí Xuân Phân Quẻ Đại Tráng
Tháng Thìn (3) Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ Quẻ Quải
Tháng Tỵ (4) Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn Quẻ Kiền
Tháng Ngọ (5) Tiết Mang Chủng, Khí Hạ Chí Quẻ Cấu
Tháng Mùi (6) Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử Quẻ Độn
Tháng Thân (7) Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử Quẻ Bĩ
Tháng Dậu (8) Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân Quẻ Quan
Tháng Tuất (9) Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng Quẻ Bác
Tháng Hợi (10) Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết Quẻ Khôn
Tháng Tý (11) Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí Quẻ Phục
Tháng Sửu (12) Tiết Tiểu Hàn, khí Đại Hàn Quẻ Lâm.
Sắp xếp theo thứ tự trên này là theo lịch nhà Hạ Trung Hoa xưa lấy tháng giêng (1) làm tháng đầu năm ăn Tết, chứ theo Sử ký Lịch thư thì nhà Chu lấy tháng 11 làm tháng đầu năm.
Đứng về Hà Lạc thì thấy dùng tháng 11 làm tháng đầu năm rất thuận tiện cho sự theo dõi vòng quá trình của khí âm khí dương trong 1 năm, qua 12 quẻ Nguyệt lệnh, vì có theo dõi như thế thì mới định được 3 hạng số: Bất túc, Trung hòa và Thái quá để xem số âm dương của tuổi, có thuận hay nghịch mùa sanh. Tại sao dùng tháng 11 lại thuận tiện hơn các tháng khác? Thì ta hãy chấp nhận cái luân lý quê mùa này: Người sống ở cõi dương gian cần lấy khí dương làm chủ, để khí âm làm khách. Phải theo chân chủ ngay từ bước đầu, khi lửa mới nhóm, nghĩa là từ ngày đông chí tháng 11, quẻ Phục mới bắt đầu với hào sơ dương gọi là Nhất dương sinh.
Luật âm dương tiêu trưởng của Dịch Lý phán rằng: Hễ khi nào, nơi nào, khí dương lớn lên dần thì khí âm phải mòn dần đi, ngược lại khí âm lớn dần thì khí dương phải mòn dần đi (Nhất luật công bằng, không hơn không kém, có vậy thì mới giữ được thế quân bình trong vũ trụ cũng như cái hòa điệu trong gia đình, âm dương bao giờ cũng khăng khít với nhau, không bị xáo trộn hay đổ vỡ).
Theo luật phép này, quẻ Phục khi sang tháng 12.
Biến thành quẻ Lâm với 2 hào dương, khi sang tháng 1.
Biến thành quẻ Thái với 3 hào dương, khi sang tháng 2.
Biến thành quẻ Đại Tráng với 4 hào dương, khi sang tháng 3.
Biến thành quẻ Quải với 5 hào dương, khi sang tháng 4.
Là quẻ Kiền với cả 6 hào dương. Đến đây thì dương đã cùng cực rồi, hết chỗ lên rồi. (Nếu muốn lên nữa thì luật Trời nào cho, lòng người nào ưa?). Đến đây dương phải lẫn xuống nhường chỗ cho âm vươn lên (cho hay muôn sự tại trời, thôi đành đi xuống cho người bước lên - Tập Kiều).
Thế là tháng 5, từ ngày Hạ Chí, bắt đầu quẻ Cấu với hào sơ âm gọi là Nhất âm sinh.
Quẻ Cấu khi sang tháng 6, biến thành quẻ Độn với 2 hào âm.
Quẻ Cấu khi sang tháng 7, biến thành quẻ Bĩ với 3 hào âm.
Quẻ Cấu khi sang tháng 8, biến thành quẻ Quạn với 4 hào âm.
Quẻ Cấu khi sang tháng 9, biến thành quẻ Bác với 5 hào âm.
Và cuối chầu, sang tháng 10 là quẻ Khôn với cả 6 hào âm. Đến đây thì âm đã cùng cực rồi, hết chỗ lên rồi, lại phải lẩn xuống để nhường chỗ lại cho dương vươn lên. Đó là vào tháng 11 năm sau, ngày Đông chí, quẻ Phục lại tái phát. Cái vòng tuần hoàn âm dương lên xuống ấy tương ái tương nhượng nhau để luân phiên thống trị bốn mùa và tám phương cứ tiếp diễn mãi, năm này qua năm khác, như tuân theo một định luật gì tối cao bất di bất dịch của Hóa công.
Biết vòng âm dương như trên để làm gì?
Không ngoài mục đích để tìm hiểu xem số âm dương của tuổi là thuận hay nghịch, không những với mùa sanh, mà còn cả với tháng sanh với quẻ Nguyệt lệnh nữa.
Có 3 yếu chỉ cần nhớ để kinh nghiệm:
Yếu chỉ 1:
Bất cứ ít, vừa hay nhiều, số nào cũng có thể tốt hay xấu, tùy theo thuận hay nghịch với mùa sanh.
Đó cũng như phân lượng Vị thuốc trong 1 toa thuốc, bất cứ ít hay nhiều, miễn là đúng với bệnh.
Ví dụ: Sanh tháng 11 Nhất dương sinh, Nguyệt lệnh là quẻ Phục có 1 hào dương, thì số dương nên ít, phải dưới 25, nếu trên 25 hoặc nhiều đến 40, 50 chẳng ạhn thì là nghịch mùa, nghịch tháng, nghịch quẻ Nguyệt Lệnh rồi, tất nhiên trên nguyên tắc là xấu. Sách nói: Khuynh đại hoàng thiên, Hủy diệt chi hoạn (có cái lo đổ bay gẫy nát ngang trời).
Ví dụ: Sanh tháng 9, khí âm đã lên rất mạnh (Ngũ âm sinh), Quẻ Nguyệt lệnh là Bác 5 hào âm. Vậy tuổi có số âm trên 30, đến 40, 50 v.v... và số dương ít, thế là thuận, sẽ được hưởng phước lộc. Trái lại, nếu dương nhiều âm ít thì là nghịch, tất xấu. Sách nói: Dương sinh nhân, tất chí vọng hành thủ khốn, hành kiểm kiêu hãnh, xạ phú xạ bần (người tuổi dương sẽ làm liều, chuốc lấy vạ, mạo hiểm cầu may, giàu chiều hôm khó sớm mai).