Tên thường gọi: Chùa Hương
Chùa thường được gọi là chùa Hương, tọa lạc ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đỉnh Ngàn Hống, núi Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh. Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tĩnh, đã được chạm khắc vào Anh đỉnh, một trong 9 đỉnh đồng lớn ở cố đô Huế năm Minh Mạng thứ 17 (1836). Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.
Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, chúng ta đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng 1,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.
Chùa được dựng từ thời Trần, nhưng đã gắn với truyền thuyết xa xưa hơn, đó là sự tích Bà Chúa Ba tức Công chúa Diệu Thiện, con gái Sở Trang Vương, đến tu hành và đắc đạo ở đây.
Quần thể chùa Hương ở độ cao 650m, được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu là nơi Công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm. Chung quanh chùa còn nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên Tắm…
Tác giả Bảo Ngọc trong báo Du lịch Việt Nam (số 10, ngày 07 – 3 – 2003) cho biết Lưu Công Đạo năm 1811 đã mô tả chùa Hương Tích trong Thiên Lộc huyện phong thổ chí như sau: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng gọi là nền Trang Vương… Người ta lấy đá xây thành am, trong am đặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa có đền thờ Đại vương núi Hồng. Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng… Một dãy suối xanh, sóng tùng vạn khoảnh, theo bậc đá đi lên, mỗi bước lại một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.
Chùa còn giữ một số di vật cổ như: gạch thời Trần, chuông thời Lê…
Báo Giác Ngộ ngày 26 – 02 – 2004 cho biết, tháng 11 – 2003, Bộ Văn hóa và Thông tin và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo di tích với mức đầu tư 7 tỷ161 triệu đồng, mở rộng quy mô khu di tích tới 1.900 hecta.
Hằng năm, lễ hội chùa từ đầu tháng giêng đến 19 tháng 2 âm lịch, đã đón tiếp đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Chùa Diệu ĐếChùa tọa lạc tại số 110 đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 0914114798 (Thầy Quang Tư). Chùa thuộc
Tên thường gọi: Chùa Từ HiếuChùa tọa lạc trên một ngọn đồi thông ở đường Lê Ngô Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.884051, 054.826989. Chùa thuộc hệ
Tên thường gọi: Chùa Sư NữChùa Cần Linh thường được gọi là chùa Sư Nữ, tọa lạc ở phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Chùa thuộc hệ phái Phật
Tên thường gọi: Chùa Dược SưChùa tọa lạc tại số 126 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak. Chùa cách trung tâm thành phố
Tên thường gọi: Chùa Diệu ĐứcChùa tọa lạc ở số 184/14 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.826412. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa,
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông
Tên thường gọi: Thiên Tôn.Địa chỉ: Thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, Bình Dương.ĐT: 0650 828788.Chùa tọa lạc tại trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 828788.
Tên thường gọi: Chùa Vạn PhướcChùa tọa lạc tại số 55 đường Sư Tuệ Tĩnh, phường 13, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9627217. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa nguyên
Tên thường gọi: Chùa Phật BảoChùa có tên là Buddharatanaràma, tọa lạc ở số 57 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích
Tên thường gọi: Chùa Tuyền LâmChùa tọa lạc tại số 265 đường Hùng Vương, phường 9, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9690819. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Vào giữa thế
Tên thường gọi: Chùa Thiên PhướcChùa tọa lạc tại số 37/217 KB, khu phố 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8960215. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Ngọc Hải.Địa chỉ: Ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868646.Tịnh xá toạ lạc tại ấp Hải Sơn, thị trấn
Tên thường gọi: Châu Thới.Địa chỉ: xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.ĐT: 0650 751519.Chùa toạ lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trên một ngọn