Tên thường gọi: Chùa Đại Giác
Chùa tọa lạc ở số 393/A2, ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong vùng đất cổ cù lao Phố. Chùa thường gọi là chùa Phật lớn (có tượng Phật A Di Đà lớn). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Mặt tiền chùa hướng Tây Bắc, nhìn ra sông Đồng Nai. ĐT: 061.850551.
Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết chùa do Thiền sư Giác Liễu khai sơn từ thế kỷ XVII. Vị tổ đời thứ hai là Hòa thượng Thành Đẳng – Minh Lượng (1686 – 1769) từ chùa Vạn Đức (Hội An, Quảng Nam) và Bửu Phong (Vạn Ninh, Khánh Hòa) vào trụ trì. Vị tổ đời thứ ba là Thiền sư Linh Nhạc – Phật Ý. Vị tổ đời thứ tư là ngài Tổ Ấn – Mật Hoằng, được nhà Nguyễn phong Tăng Cang. Chùa đã truyền trên mười đời trụ trì.
Tương truyền vào cuối thế kỷ XVIII, gia đình chúa Nguyễn có thời gian tạm trú ở chùa, nên năm 1820, công chúa Ngọc Anh, con thứ ba của Nguyễn Vương đã cúng một tấm biển khắc ba chữ: Đại Giác Tự (bằng chữ Hán). Bên trái khắc: Minh Mạng nguyên niên, mạnh đông cốc đán. Bên phải khắc: Tiên triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Anh.
Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Vương cho trùng kiến ngôi chùa, xây lầu chuông, lầu trống, tạc pho tượng A Di Đà cao 2,25m. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ.
Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Hỷ cho đại trùng tu vào năm 1959 theo kiểu kiến trúc cổ nhưng bằng nguyên vật liệu hiện đại: tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói vẩy cá, nền lót gạch bông. Đến năm 1967, Hòa thượng cho xây nhà Tổ. Cây bồ đề trong sân chùa được trồng vào năm 1939.
Nội thất chùa có nhiều hoành phi câu đối. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Từ trên xuống, chính giữa thờ bộ Tam Tôn: đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí; tượng đức Phật Thích Ca đắc đạo và hai tượng Thích Ca trì bình khất thực đứng hai bên (kiểu tượng Phật giáo Nam Tông); tượng đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh, tượng Tiêu Diện, tượng hai vị Hộ Pháp; tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; tượng Thất Phật Dược Sư… Phía trước có bàn thờ Hộ Pháp và Tiêu Diện. Hai bên hông có bàn thờ Thập điện Minh Vương, bàn thờ Già Lam và bàn thờ Đạt Ma. Bàn thờ Tổ ở sau điện Phật, thờ tượng Đạt Ma tổ sư cùng di ảnh, linh vị chư tổ.
Quản tự hiện nay là Sư cô Thích Nữ Diệu Trí.
Chùa đã được Bộ Văn Hóa & Thông Tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1990.
Hồi nãy mình đã nói cái gì? Niệm. Bây giờ đối xử với niệm làm sao? Niệm phải hông? Theo thầy niệm là những làn sóng nó khởi lên trên đại dương
Niềm vui, nên nhớ vui là cái bí mật tối thượng, bởi vì như đức Phật mới gọi là an vui, an lạc. Vì trong đạo Phật mình thường thường mình nhắc
Thiền sư Trạng nguyên lừng danh Việt Nam(Phunutoday) - Là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền sư Huyền Quang được hậu thế tôn xưng là một
Vào sáng ngày 12-10-2014 (nhằm ngày 19-9 Giáp Ngọ), tại Việt Nam Quốc Tự (VNQT) đã tổ chức trang trọng Lễ khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự – Trung tâm
Chùa Lâm Huê, 67/170 Bùi đình Túy, P12 Q.Bình ThạnhKhoảng sân trong chùa khi vào cổng Bảo ThápPhật tử nhiểu quanh Tháp thờ Xá lợi Bảo Tháp thờ Xá lợi (ngày và đêm)Tháp thờ
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt