Bài Viết (701)


BẺ GÃY CÁC SỢI DÂY XÍCH CỦA TƯ TƯỞNG

633

Tác giả: DZOGCHEN PONLOP RINPOCHE|

Nguồn: https://www.lionsroar.com/break-the-chains-of-thought/

Chúng ta đều là những công dân của Thời đại Thông tin, khi mà những dữ liệu yêu cầu sự chú tâm tràn ngập và bản thân sự chú tâm được xem như là một món hàng quý hiếm. Giữa những ồn ào và hỗn loạn của dòng lũ thông tin này, bạn có thường để ý xem tâm mình đang ở đâu và đang làm gì không? Sự chú tâm của bạn có thể bị thu hút vào thế giới bên ngoài, theo một nghĩa là tâm bạn không thật sự là của chính bạn. Không có “tôi” tại thời điểm ấy, bởi vì khi bạn đánh mất tỉnh giác của mình, bạn đánh mất chính mình.

Một cách tốt để hướng sự chú tâm của bạn và khôi phục tỉnh giác của bạn là thực hành thiền định, đó là chỗ mà điều đầu tiên bạn bắt gặp là những tư tưởng của mình. Nếu bạn chưa từng biết đến điều này trước đây, thì khi bạn ngồi lên một bồ đoàn và quan sát tâm mình, ngay lập tức, bạn nhận ra rằng bạn đang liên tục suy nghĩ.

Bất kể là điều gì đang diễn ra, tiến trình tư tưởng của chúng ta đang chạy, một tư tưởng tiếp nối một tư tưởng khác. Những tư tưởng này biểu hiện như thế nào? Chúng ngẫu nhiên, hỗn loạn, hay hiện lên một cách bất ngờ? Nếu bạn chú tâm thì theo thời gian, hiểu biết của bạn về tiến trình tư tưởng sẽ trở nên rõ ràng hơn và cụ thể hơn. Bạn có thể nhìn thấy những khuôn khổ trong những tư tưởng của mình và trong những phản ứng theo thói quen của mình với những khuôn khổ ấy.

Điểm khởi đầu để khám phá bản tính chân thật hoặc thực tại của tâm bạn chỉ là tỉnh giác về các tư tưởng này. Khi bạn có thể thật sự thấy những khuôn khổ này một cách rõ ràng, đó là điểm khởi đầu của việc tìm kiếm sự tỉnh táo và sáng suốt trong tâm bạn. 

Khi chúng ta nói về thực tại tích cực này của bản tính của tâm ta, thường có một số hiểu lầm. Bạn có thể hình dung bản tính này như là một thực thể chói sáng trong một không gian tuyệt đẹp, nơi mà mọi thứ an bình, tĩnh lặng, hoàn hảo, không bị thế giới điên rồ này chạm đến. 

Nhưng không có điều gì như thế cả. Tại sao? Bởi vì những hỗn loạn và sáng suốt cùng hiện hữu - chúng tuỳ thuộc vào nhau. Không có thiếu sáng suốt thì không có sáng suốt. Do đó, xin đừng lo lắng về những tư tưởng của bạn và những hỗn loạn của tâm bạn. Chúng có thể đóng vai trò như là một nền tảng cho sự chuyển hoá của bạn.

Khi bạn quan sát những tư tưởng và cảm xúc của mình, điểm khởi đầu là vô cùng quan trọng. Nó giống như là lý thuyết về những sự hỗn loạn quan sát những sự năng động của các hệ thống vô cùng nhạy cảm. Một thay đổi vô cùng nhỏ tại điểm khởi đầu của một cảm xúc khiến hệ thống hành xử hoàn toàn khác và sự thay đổi rất nhỏ ấy có thể tạo nên một sự khác biệt lớn sau một khoảng thời gian. Một ví dụ thường được trích dẫn là “hiệu ứng con bướm” - một con bướm vỗ cánh trong những khu rừng ở Brazil có thể tạo nên một trận cuồng phong ở biển Đông Trung Hoa. 

Cũng tương tự với các tư tưởng. Bạn có thể chỉ có một thoáng tư tưởng đánh giá về ai đó. Nó có vẻ như là quá nhỏ và vô hại. Nhưng tư tưởng nhỏ xíu ấy có tiềm năng tăng cường và tô màu cho tư tưởng tiếp theo của bạn, và tư tưởng tiếp theo đó, cuối cùng kích hoạt những khuôn khổ thói quen đã ăn sâu, điều này có một ảnh hưởng lớn. 

Ví dụ như bạn đã để ý rằng một bạn đồng nghiệp chưa trả lời yêu cầu của bạn cho một cuộc họp nhạy cảm nhưng lại có thời gian chia sẻ những tấm hình cho tất cả bạn bè của cô ấy trên Facebook. Đầu tiên, bạn ngạc nhiên, sau đó, bạn khó chịu, bất bình và cuối cùng nổi giận. Bạn cảm thấy phải làm một điều gì đó và bắt đầu diễn tập một bài diễn văn chua cay. Bạn đã bị xao lãng quá nhiều bởi những tư tưởng rằng bạn đã trễ và chưa được chuẩn bị cho cuộc họp của riêng mình!

Điều thú vị ở đây là trong những dường như là hỗn loạn, ngẫu nhiên của những tư tưởng của chúng ta, có những khuôn khổ, bao gồm cách các tư tưởng và cảm xúc của chúng ta tương tác. Trong nhiều văn bản Phật giáo truyền thống [Kinh và Luận - chú thích của người dịch], thật sự không có từ dành cho “cảm xúc” nào tách biệt khỏi khái niệm “tư tưởng”. Thay vào đó, các tư tưởng được xem như là luôn luôn vận hành với những năng lượng cảm xúc của chúng ta, điều khiển chúng theo hướng này hoặc hướng khác.

Do đó, khi một tư tưởng tiêu cực xen vào, những cảm xúc trở nên tiêu cực. Tâm bạn cảm thấy bị xáo trộn, đau đớn và rối bời. Khi không có tư tưởng, thì những năng lượng cảm xúc chỉ là năng lượng thanh tịnh, tỉnh giác trong sáng và năng lượng tươi đẹp của trí huệ.

Không quan trọng liệu những khuôn khổ này biểu hiện một cách hỗn loạn hay theo thứ tự. Bất kể tiến trình là gì, bạn có thể tìm hiểu nó thông qua thiền định và thiền quán của chính mình. Một khi bạn đã bắt đầu đi con đường này, bước tiếp theo là quan sát bản tính của bản thân tư tưởng.

Chúng ta có quá nhiều tư tưởng - tích cực, tiêu cực, thô, tế - nhưng khi bạn nhìn thẳng và cẩn thận vào bất kỳ tư tưởng nào hay cảm xúc, nhận thức hoặc biểu hiện trong tâm nào, bạn thấy gì?

Đầu tiên, bạn thấy rằng tư tưởng mà bạn đang quan sát biến mất. Ngay khi bạn nghĩ: “Ồ! Có một tư tưởng, tôi sẽ quan sát nó,” nó biến mất. Và sau khi tư tưởng ấy biến mất, bạn thấy gì?

Giữa sự tan biến của một tư tưởng và sự sinh khởi của tư tưởng tiếp theo, có một khoảng cách, một khoảng không gian mở. Khi một tư tưởng sinh khởi, nó chỉ ở đó trong một khoảnh khắc, sau đó bắt đầu tan biến. Khi nó tan biến, có một khoảng không trong sáng, rộng mở, không có gì diễn ra ở đó cho tới tư tưởng tiếp theo. Nếu chúng ta có thể hoàn toàn buông bỏ, nghỉ ngơi và thư giãn, thì tại thời điểm ấy, nơi những tư tưởng biến mất là nơi chúng ta sẽ tìm thấy sự giải thoát tự nhiên của chúng ta, tính giác chân thật của chúng ta.

Với những khoảng cách ngắn ngủi ấy, những tư tưởng hỗn loạn của chúng ta đã khá là tử tế, cho chúng ta một sự khoảng hở và một cơ hội để thức tỉnh. Nhưng thường thì chúng ta không nhận lấy cơ hội ấy. Chúng ta lướt nhanh qua nó. Chúng ta bị bám chặt vào khuôn khổ bận rộn, tham công tiếc việc giữ chúng ta tiếp tục đi sang tư tưởng tiếp theo, khoảnh khắc tiếp theo, kinh nghiệm tiếp theo. Đó là một trong những khuôn khổ chính của tâm ta - luôn luôn chuyển động, thay vì tạm dừng lại và nghỉ ngơi nơi chúng ta đang là, dù chỉ trong một khoảnh khắc.

Mặc dù những tư tưởng là ngắn ngủi, dường như là tâm ta luôn luôn suy nghĩ. Đó là bởi vì chúng ta không để ý những khoảng giữa. Chúng ta sáng tạo ra ảo tưởng về sự tiếp nối bằng cách kết nối những tư tưởng với nhau một cách liền mạch, do đó chúng có một cảm giác thường hằng và duy nhất. 

Đó là lý do tại sao trong Đạo Phật, được dạy rằng mỗi tư tưởng ngắn ngủi giống như là một mắt xích trong một sợi dây xích kết nối với một mắt xích khác và vân vân. Ai biết sợi dây xích ấy bắt đầu và kết thúc ở đâu? Một lúc nào đó, một cách vô tình, chúng ta đã tạo ra một sợi dây xích cột chặt chúng ta một cách hiệu quả. Chúng ta bị giam cầm bởi chính những tư tưởng của mình. Những tư tưởng tích cực mà chúng ta nắm chặt lấy có thể tạo nên một sợi dây xích bằng vàng rất đẹp, nhưng chúng ta vẫn bị bó buộc.

Để thành tựu những mục đích của mình, quan trọng là có một hiểu biết đúng đắn về những tư tưởng và cách các khuôn khổ mà chúng hình thành đã làm mờ mắt và kiểm soát chúng ta như thế nào. Chúng ta cũng cần những công cụ thiền định để phát triển tỉnh giác tới một điểm thấy bản tính chân thật của những tư tưởng như là không tách biệt khỏi trái tim tỉnh thức này - tâm Phật này.

Khi bạn có thể thấy biết sự phô diễn trọn vẹn này và chỉ buông thả nó, giải thoát ở ngay đấy. Không phải giải thoát theo một nghĩa tôn giáo, mà chỉ đơn giản là thoát khỏi việc bị kiểm soát bởi những tư tưởng của bạn. Bạn không cần phải tin vào điều này. Bạn có thể tự mình khám phá nó. Khi bạn tới gần nó hơn, bạn có thể cảm nhận nó, và sau cùng, bạn có thể thấy nó. 

Phần lớn tiến trình này, chúng ta cần phải có một phương tiện chân thật của lòng từ bi dành cho bản thân và những người khác. Thậm chí dù chỉ một chút, nó vẫn có thể có một hiệu quả sâu xa và rộng khắp, như là sự vỗ cánh của con bướm của chúng ta. 

Thực hành: Bẻ gãy các sợi dây xích của tư tưởng

Thiền toạ là một công cụ để an ổn tâm và làm chậm xung lực của các tư tưởng. Kết quả là chúng ta có thể thấy những sự năng động của tâm một cách rõ ràng hơn. Chúng ta có thể thấy cách chúng ta thiết lập từng mắt xích một của cái sợi dây xích tư tưởng cột chặt chúng ta và cách chúng ta có thể làm tiêu tan nó.

Đầu tiên, chúng ta thấy biết rằng chúng ta không kiểm soát các tư tưởng của mình, chúng kiểm soát chúng ta. Chúng cứ tiếp tục đến, đảo lộn tâm trí chúng ta, khiến chúng ta khó ngồi yên được.

Sau đó chúng ta thấy biết rằng các tư tưởng không luôn luôn cố định chỉ là các tư tưởng. Bởi vì chúng mà chúng ta nói năng và làm những hành động khác nhau, thông minh và không thông minh. Do đó những hành động của chúng ta cũng bị chi phối bởi các tư tưởng của chúng ta. Và từ những hành động đưa đến những kết quả, và từ những kết quả này đưa đến tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về hạnh phúc, niềm vui hay đau đớn và khổ sở. 

Thấy biết những khuôn khổ này, chúng ta đi đến hiểu biết về tâm mình, do đó, nó làm việc tốt hơn cho chúng ta và giúp chúng ta thành tựu những mục tiêu trong đời này. Hơn thế nữa, chúng ta có thể nhận biết chính bản tính của tâm ta, nó theo quan điểm của Phật giáo, vốn giác ngộ ngay từ ban đầu.

Chúng ta không phải nỗ lực làm việc và là một đứa trẻ ngoan để tạo nên tính giác này. Nó vốn vẫn luôn ở đó, nhưng chỉ đơn giản là bị che chắn bởi nhiều lớp của sự thiếu hiểu biết. Chúng ta thấy rằng những tư tưởng là ngắn ngủi, sinh khởi rồi biến mất, và trong không gian rộng mở giữa chúng, chúng ta có thể khám phá ra tâm thức tỉnh ngay lập tức.

633

KINH THẮNG MAN – CHƯƠNG NHƯ LAI TẠNG, PHÁP THÂN

Nói đến nghĩa lý thâm sâu của Thánh đế thì vi tế khó hiểu, không thuộc phạm vi suy nghĩ ước lượng. Đó là điều người trí có thể hiểu được, mà

1,746
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CHÚNG TA - Thích Nguyên Tạng dịch theo MANDALA

Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành

18,214
KINH NHẬP LĂNG GIÀ – PHẨM VÔ THƯỜNG

TRÍ THANH TỊNH NHƯ LAIKINH NHẬP LĂNG GIÀ – PHẨM VÔ THƯỜNGTích tập nghiệp là tâmQuán sát pháp là tríHuệ hay chứng vô tướngLiền tự tại oai quang.Cảnh giới buộc là tâmGiác

1,592
HỘ NIỆM VÀ KHAI THỊ CHO NGƯỜI LÂM CHUNG - Ấn Quang Đại Sư

Ấn Quang Đại sư khai thị:“Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành tựu cho một chúng sanh tương lai thành

21,521
KINH HOA NGHIÊM TẬP 2 – PHẨM THẬP HỒI HƯỚNG THỨ HAI MƯƠI LĂM

Bồ tát đem thiện căn bố thí lưỡi này hồi hướng như vầy:Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi cùng khắp, có thể tuyên nói các lời, các pháp.Nguyện tất cả chúng

1,559
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc