GIẢI THÍCH: PHẨM PHÁT THÚ THỨ 20
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Tu Trị Địa thứ 18)
KINH: Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông hỏi thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát thú hướng Đại thừa ư?[1]
Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành sáu Ba-la-mật, từ một địa vị đến một địa vị, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát thú hướng Đại thừa.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế-tôn! Thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát từ một địa vị đến một địa vị?
Phật bảo: Bồ-tát ma-ha-tát biết hết thảy pháp không có tướng đến đi,[2] cũng không có pháp hoặc đến hoặc đi, hoặc đến hoặc không đến, vì tướng các pháp chẳng diệt. Bồ-tát ma-ha-tát ở các địa vị không niệm không suy nghĩ mà tu trị địa nghiệp, cũng không thấy địa.
Thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát trị địa nghiệp? Bồ-tát ma-ha-tát lúc trú ở Sơ địa tu mười việc:[3] 1. Thâm tâm kiên cố, vì là không thể có được. 2. Tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sinh, vì tướng chúng
[1] T. 5: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 48, tr. 273a3-7: Xá-lợi-tử! Các Bồ-tát ma-ha-tát nương vào phương tiện thiện xả như vậy, tu tập sáu ba-la-mật, vì muốn lợi lạc chúng sinh nên thú hướng đại thừa; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (Saṃprasthānaparivarta-發趣品20), tr. 256c5-8.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 27, Pháp thượng phẩm 89 (法尚品89), tr. 422a27-b2; T. 30: Trung luận (Madhyamaka-śāstra-中論), quyển 1, Quán khứ lai phẩm 2 (觀去來品2), tr. 3c5; Mūlamadhyamakakārikā-Gatāgata-parīkṣa.
[3] T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 4, trị địa phẩm 21 (治地品21), tr. 27a20-22; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 7, Mật thập trú phẩm 18 (蜜十住品18), tr. 196b14-17; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 56c14-17.
* Trang 311 *
chúng sinh không thể có được. 3. Tâm xả, vì người cho người nhận không thể có được. 4. Thân cận thiện tri thức, cũng chẳng tự cao. 5. Cầu pháp, vì hết thảy pháp không thể có được. 6. Thường xuất gia, vì nhà không thể có được. 7. Thọ vui thân Phật, vì tướng hảo không thể có được. 8. Diễn xuất pháp giáo, vì các pháp phân biệt không thể có được. 9. Phá kiêu mạn, vì sinh tuệ không thể có được. 10. Thật ngữ, vì các ngôn ngữ không thể có được. Bồ-tát ma-ha-tát trú ở trong Sơ địa như vậy, tu sửa mười việc trị địa nghiệp.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú ở trong địa thứ hai, thường niệm tám pháp:[1] 1. Giới thanh tịnh. 2. Biết ân, báo ân. 3. Trú lực nhẫn nhục. 4. Thọ hoan hỷ. 5. Không bỏ hết thảy chúng sinh. 6. Vào tâm đại bi. 7. Tin thầy, cung kính hỏi han lãnh thọ. 8. Siêng cầu các Ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú ở địa thứ hai phải đầy đủ tám pháp.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú ở địa thứ ba tu năm pháp:[2] 1. Học hỏi nhiều, không chán đủ. 2. Thí pháp thanh tịnh, cũng không tự cao. 3. Trang nghiêm Phật quốc độ, cũng không tự cao. 4. Chịu vô lượng cần khổ ở thế gian không lấy làm chán. 5. Ở chỗ tàm quý. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ ba phải đầy đủ năm pháp.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 256c23-29.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 256c29-257a5.
* Trang 312 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ tư phải thọ hành không bỏ mười pháp:[1] 1. Không bỏ trú xứ A-lan-nhã (chỗ tịch tịnh) 2. Ít muốn. 3. Biết đủ. 4. Không bỏ công đức tu hạnh đầu đà. 5. Không bỏ giới. 6. Gớm ghét các dục. 7. Nhàm chán tâm thế gian. 8. Bỏ tất cả sở hữu. 9. Tâm không hư mất. 10. Không tiếc hết thảy tài vật. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú ở địa thứ tư không bỏ mười pháp.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú ở địa thứ năm, xa lìa mười hai pháp: 1. Xa lìa kẻ bạch y thân thuộc. 2. Xa lìa Tỳ-kheo-ni. 3. Xa lìa sự xan tiếc nhà người khác. 4. Xa lìa đàm thuyết vô ích. 5. Xa lìa giận hờn. 6. Xa lìa tự đại. 7. Xa lìa miệt thị người. 8. Xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện. 9. Xa lìa đại kiêu mạn. 10. Xa lìa tự ý thọ dụng. 11. Xa lìa điên đảo. 12. Xa lìa dâm nộ si. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ năm xa lìa mười hai việc.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ sáu nên đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, lại có sáu pháp không nên làm: 1. Không khởi ý làm Thanh-văn, Bích-chi Phật. 2. Bố thí không nên sinh tâm ưu lo. 3. Thấy có người đến xin tâm không thối mất. 4. Vật sở hữu đem bố thí. 5. Sau khi bố thí tâm không ăn năn. 6. Không nghi pháp thâm sâu. Tu-bồ
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 257a5-12.
* Trang 313 *
đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ 6 nên đầy đủ sáu pháp, xa lìa sáu pháp.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ bảy không chấp trước 20 pháp: 1. Không chấp trước ngã. 2. Không chấp trước chúng sinh. 3. Không chấp trước mạng sống. 4. Không chấp trước chúng số, cho đến không chấp trước kẻ biết, kẻ thấy. 5. Không chấp trước đoạn kiến. 6. Không chấp trước thường kiến. 7. Không nên làm tướng vẽ. 8. Không nên chấp tác nhân. 9. Không chấp trước danh sắc. 10. Không chấp trước năm uẩn. 11. Không chấp trước mười tám giới. 12. Không chấp trước mười hai nhập. 13. Không chấp trước ba cõi. 14. Không làm chỗ chấp trước. 15. Không làm chỗ kỳ hạn. 16. Không làm chỗ dựa nương. 17. Không chấp trước ý kiến nương Phật. 18. Không chấp trước ý kiến nương Pháp. 19. Không chấp trước ý kiến nương Tăng. 20. Không chấp trước ý kiến nương Giới; ấy là hai mươi pháp không nên chấp trước (Hai mươi thứ không chấp trước này, ở Kinh Đại Bát-nhã ghi: 1. Xa lìa chấp ngã cho đến chấp kẻ thấy. 2. Xa lìa chấp đoạn. 3. Xa lìa chấp thường. 4. Xa lìa chấp tướng. 5. Xa lìa chấp kiến. 6. Xa lìa chấp danh sắc. 7. Xa lìa chấp uẩn. 8. Xa lìa chấp xứ. 9. Xa lìa chấp giới. 10. Xa lìa chấp bốn đế. 11. Xa lìa chấp duyên khởi. 12. Xa lìa chấp trú trước ba cõi. 13.
* Trang 314 *
. Xa lìa chấp hết thảy pháp. 14. Xa lìa chấp tất cả pháp như lý, không như lý. 15. Xa lìa chấp nương Phật kiến. 16. Xa lìa chấp nương pháp kiến. 17. Xa lìa chấp nương tăng kiến. 18. Xa lìa chấp nương giới kiến. 19. Xa lìa chấp nương không kiến. 20. Xa lìa chấp sự chán sợ không tánh - ND).
Lại có 20 pháp nên đầy đủ: 1. Đầy đủ không. 2. Chứng vô tướng. 3. Biết vô tác. 4. Ba phần thanh tịnh. 5. Đầy đủ trí từ bi đối với hết thảy chúng sinh. 6. Không niệm hết thảy chúng sinh. 7. Bình đẳng quán hết thảy pháp cũng không đắm trong đó. 8. Biết thật tướng các pháp, việc ấy cũng không nghĩ. 9. Pháp vô sinh nhẫn. 10. Trí vô sinh. 11. Nói các pháp một tướng. 12. Phá tướng phân biệt. 13. Chuyển ức tưởng. 14. Chuyển kiến. 15. Chuyển phiền não. 16. Địa bình đẳng định tuệ. 17. Điều ý. 18. Tâm tịch diệt. 19. Trí thông suốt. 20. Không nhiễm ái. Tu-bồ-đề, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ bảy nên đầy đủ 20 pháp.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ tám nên đầy đủ năm pháp, 1. là thuận nhập vào tâm chúng sinh, 2. dạo chơi các thần thông; 3. xem các nước Phật; 4. như nước Phật được trông thấy mà tự trang nghiêm nước mình; 5. như thật quán Phật thân mà tự trang nghiêm Phật thân, ấy gọi là đầy đủ năm pháp.
* Trang 315 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ tám còn phải đầy đủ năm pháp, 1. là biết các căn cao thấp; 2. làm thanh tịnh nước Phật; 3. vào Tam-muội như huyễn; 4. thường vào Tam-muội, 5. theo thiện căn ứng hợp của chúng sinh mà thọ thân; Tu-bồ-đề, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ tám đầy đủ năm pháp.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ chín nên đầy đủ mười hai pháp, 1. là lãnh thọ phần hóa độ trong vô biên thế giới, 2. Bồ-tát có được nguyện như vậy, 3. thời biết tiếng nói của trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà mà vì họ thuyết pháp, 4. ở trong thai thành tựu; 5. sinh thành tựu; 6. nhà thành tựu; 7. họ thành tựu; 8. quyến thuộc thành tựu; 9. xuất sinh thành tựu; 10. xuất gia thành tựu; 11. trang nghiêm cây Phật (cây giác ngộ) thành tựu; 12. hết thảy các công đức lành đầy đủ thành tựu. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú trong địa thứ chín, nên đầy đủ mười hai pháp.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát trú trong địa thứ mười, nên biết giống như Phật.
Bấy giờ, Tuệ mang Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát tâm sâu xa tu trị địa nghiệp?
Phật dạy: Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với nhất thiết chúng trí, nhóm các căn lành, ấy gọi là
* Trang 316 *
Bồ-tát ma-ha-tát tâm sâu xa tu trị địa nghiệp.
Thế nào là Bồ-tát có tâm bình đẳng đối với chúng sinh?
Phật dạy: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với trí Trí nhất thiết chủng, phát sinh bốn tâm vô lượng là từ, bi, hỷ, xả, ấy gọi là Bồ-tát tâm bình đẳng đối với chúng sinh.
Thế nào là Bồ-tát tu bố thí?
Phật dạy: Bồ-tát thí cho hết thảy chúng sinh không phân biệt, ấy gọi là tu bố thí.
Thế nào là Bồ-tát thân cận thiện tri thức?
Phật dạy: Thường dạy trú vào trong Nhất thiết chúng trí, thiện tri thức như vậy, nên thân cận hỏi han lãnh thọ, cung kính cúng dường, ấy gọi là thân cận thiện tri thức.
Thế nào là Bồ-tát cầu pháp?
Phật dạy: Nếu Bồ-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng mà cầu pháp, không rơi vào địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, ấy gọi là cầu pháp.
Thế nào là Bồ tát thường xuất gia trị địa nghiệp?
Phật dạy: Bồ-tát đời đời không có tâm hỗn tạp xuất gia trong Phật pháp, không ai làm chướng ngại được, ấy gọi là thường xuất gia trị địa nghiệp.
* Trang 317 *
Thế nào là Bồ-tát ưa vui thân Phật trị địa nghiệp?
Phật dạy: Nếu Bồ-tát thấy thân tướng của Phật cho đến khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trọn không lìa niệm Phật, ấy gọi là Bồ-tát ưa vui thân Phật trị địa nghiệp.
Thế nào là Bồ-tát diễn xuất giáo pháp trị địa nghiệp?
Phật dạy: Bồ-tát hoặc lúc Phật còn tại thế, hoặc sau khi diệt độ, vì chúng sinh thuyết pháp, đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối đều lành, diệu nghĩa khéo nói, thanh tịnh thuần nhất, đầy đủ đó là Khế kinh cho đến Luận nghị, ấy gọi là diễn xuất giáo pháp trị địa nghiệp.
Thế nào là Bồ-tát phá kiêu mạn trị địa nghiệp?
Phật dạy: Bồ-tát do phá kiêu mạn nên không sinh vào nhà hạ tiện, ấy gọi là Bồ-tát phá kiêu mạn trị địa nghiệp.
Thế nào là Bồ-tát thật ngữ trị địa nghiệp?
Phật dạy: Bồ-tát làm đúng như nói, ấy gọi là Bồ-tát thật ngữ trị địa nghiệp.
Ấy là Bồ-tát ma-ha-tát trú trong Sơ địa tu hành mười việc trị địa nghiệp.
LUẬN: Luận giả nói: Tu-bồ-đề trên kia hỏi Đại thừa, Phật mỗi mỗi đáp rõ tướng Đại thừa, trên lại hỏi phát thú Đại y gọi là thường xuất gia trị địa nghiệp.
* Trang 318 *
thừa, nay đây đáp tướng phát thú Đại thừa. Bồ-tát ma-ha-tát nương Đại thừa ấy, biết hết thảy pháp từ xưa lại đây chẳng đến chẳng đi, không động không phát, vì pháp tánh thường trú. Lại vì tâm đại bi, vì Tinh tấn ba-la-mật, vì lực phương tiện nên lại tu các pháp lành, lại cầu chỗ cao thắng mà không chấp thủ tướng địa vị, cũng không thấy địa vị ấy.
Hỏi: Nên đáp về phát thú Đại thừa, cớ sao nói phát thú địa?
Đáp: Đại thừa tức là địa, địa có mười phần. Từ Sơ địa đến Nhị địa gọi là phát thú; ví như cưỡi ngựa đi đến voi, bỏ ngựa cưỡi voi, cưỡi voi đi đến rồng, bỏ voi cưỡi rồng (Phát thú nghĩa là phát xuất và đi đến - ND).
Hỏi: Trong đây là mười địa nào?
Đáp: Địa có hai thứ: 1. Chỉ địa vị Bồ-tát. 2. Địa vị chung, địa vị chung là từ Càn tuệ địa[1] cho đến Phật địa. Chỉ riêng địa vị Bồ-tát là Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Hữu quang địa, Tăng diệu địa, Nan thắng địa, Hiện tại địa, Thâm nhập địa, Bất động địa, Thiện tướng địa, Pháp vân địa (Có chỗ ghi: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn ly địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa - ND). Tướng mười địa này như trong kinh Thập địa nói rộng.[2]
Bồ-tát vào Sơ địa nên làm mười pháp, từ Thâm tâm cho đến Thật ngữ. Tu-bồ-đề, tuy biết mà vì dứt cái nghi của chúng sinh nên hỏi Thế Tôn: Thế nào là thâm tâm? Phật đáp: Tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, nhóm các căn lành.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 17, tr. 346b3-6: Bồ-tát ma-ha-tát đầy đủ Càn tuệ địa (hoặc tịnh quán địa-Śuklavidarśanā-bhūmi), Tánh địa (Chủng tánh địa-Gotra-bhūmi), Bát nhân địa (đệ bát địa-Aṣṭamaka-bhūmi), Kiến địa (Cụ kiến địa-Darśana-bhūmi), Bạc địa (Tanū-bhūmi), Ly dục địa (Vitarāga-bhūmi), Dĩ tác địa (Dĩ biện địa-Kṛtāvi-bhūmi, Bích-chi-phật địa (Pratyekabuddha-bhūmi), Bồ-tát địa (Bodhisattva-bhūmi), Phật địa (Buddha-bhūmi).
[2] T. 10: Thập trụ kinh (十住經), tr. 497c3-535a20; T. 10: Phật thuyết thập địa kinh (Daśabhūmisūtra-佛說十地經), tr. 535a23-574c16; T. 26; Thập địa kinh luận (Daśabhūmikasūtra-śāstra- 十地經論), tr. 123a2-203b2: Hoan hỷ địa (Pramudita), Ly cấu địa (Vimala), Phát quang địa (Prabhakari), Diệm huệ địa (Arci?mati), Nan thắng địa (Surdurjaya), Hiện tiền địa (Abhimukhi), Viễn hnh địa (Duramrama), Bất động địa (Acala), Thiện tuệ địa (Sadhumati), Pháp vân địa
(Dharmameghā); T. 30: Du già sư địa luận (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 78, tr. 729a18-22; T. 16: Giải thâm mật kinh (Saṃdhinirmocana-sūtra-解深密經), quyển 4, địa ba la mật đa phẩm 7 (地波羅蜜多品7), tr. 703b14-18; T. 8: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 8, tr. 40a7-9.
* Trang 319 *
Tâm Trí nhất thiết chủng là Bồ-tát ma-ha-tát ban đầu phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nguyện Ta trong đời vị lai sẽ làm Phật, tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ấy tức là tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng.
Tương ưng là buộc tâm, nguyện ta sẽ làm Phật. Nếu Bồ-tát lợi căn, nhóm nhiều phước đức, các phiền não mỏng, tội nghiệp quá khứ ít. Phát tâm tức thâm tâm. Thâm tâm vui sâu Phật đạo, đời đời tâm thế gian mỏng, ấy gọi là tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, làm hết thảy công đức, hoặc bố thí, hoặc trì giới, hoặc tu định v.v... không cầu phước lạc đời này đời sau, sống lâu an ổn, chỉ vì Trí nhất thiết chủng; ví như người xan tham, không có nhân duyên, cho đến một tiền cũng không thí, tham tiếc tích tụ, chỉ mong tăng trưởng. Bồ-tát cũng như vậy, phước đức hoặc nhiều hoặc ít, không hướng đến việc khác, chỉ tham tiếc tích tụ, hướng đến Trí nhất thiết chủng.
Hỏi: Bồ-tát ấy chưa biết Trí nhất thiết chủng, không được mùi vị của nó, làm sao có thể có được thâm tâm cầu Trí nhất thiết chủng?
Đáp: Tôi trước đã nói. Người ấy nếu lợi căn, các phiền não mỏng, phước đức thuần hậu, không ưa vui thế gian, tuy chưa nghe tán thán Đại thừa, còn không ưa vui thế gian huống gì đã nghe. Như Ma-ha Ca-diếp[1] cưới gái Kim sắc làm vợ, tâm chẳng ưa vui, xả bỏ xuất gia. Lại như con trưởng giả Gia-xá,[2] nửa đêm trông thấy bọn thể nữ đều giống như chết, liền bỏ của báu trị giá mười vạn lượng vàng, đi chân đến bên bờ
[1] T. 4: Tạp thí dụ kinh (雜譬喻經), quyển 1, tr. 524b21-c14.
[2] T. 4: Phật sở hành tán (佛所行讚), quyển 4, tr. 30c20-31a20.
* Trang 320 *
sông, vượt qua thẳng đến chỗ Phật. Các quốc vương, quý nhân như vậy, người chán bỏ ngũ dục vô số, huống gì Bồ-tát nghe nói mỗi mỗi nhân duyên công đức Phật đạo, mà không tức thời phát tâm thâm nhập? Như trong phẩm Tát-đà-ba-luân[1] ở sau, con gái Trưởng giả nghe tán thán công đức Phật, liền bỏ nhà đi đến chỗ Đàm-vô-kiệt.[2]
* Lại nữa, năm căn tín, tấn v.v... thành tựu thuần thục nên có thể được thâm tâm ấy, ví như tiểu nhi, năm thức nhãn nhĩ v.v... vì căn chưa thành tựu nên không phân biệt được năm trần, không biết tốt xấu. Năm căn tín, tấn v.v... chưa thành tựu cũng như vậy. Không rõ thiện ác, không biết trói mở, ưa vui năm dục, chìm trong tà kiến. Năm căn tín tấn v.v... thành thục thời có thể phân biệt thiện ác. Còn ưa vui mười thiện đạo, pháp Thanh-văn, huống gì đạo Vô Thượng mà không tưởng niệm sâu xa. Bắt đầu phát tâm vô thượng đạo đã tối thượng ở trong thế gian huống gì khi đã thành tựu.
* Lại nữa, Bồ-tát bắt đầu được mùi vị Bát-nhã ba-la-mật nên có thể phát sinh thâm tâm; như người bị nhốt ở chỗ tối, qua khe nhỏ thấy ánh sáng, thời tâm sung sướng nhảy nhót, nghĩ rằng: Tất cả mọi người đều chỉ cần thấy được ánh sáng. Như vậy, hân hoan ưa vui, liền sinh thâm tâm nhớ tới ánh sáng ấy, tìm cách thoát ra. Bồ-tát cũng như vậy, vì nhân duyên nghiệp trước mà bị nhốt trong ngục, mười hai nhập vô minh tối tăm, có thấy biết gì đều là hư vọng. Khi nghe Bát-nhã ba-la-mật, được chút mùi vị, nhớ sâu Trí nhất thiết chủng,
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 27, Thường đề phẩm 88 (常啼品第八十八), tr. 419a1-421a4; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 20, Tát-đà-ba luân phẩm 88 (薩陀波倫品第八十八), tr. 143a10-144b4; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 9, Tát-đà-ba luân bồ-tát phẩm 28 (薩陀波倫菩薩品第二十八), tr. 472b29-473b10; T. 8: Tiểu phẩm bát- nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 10, Tát-đà-ba luân phẩm 27 (薩陀波崙品第二十七), tr. 582a24-b6.
[2] T. 8: Đạo hành bát nhã kinh (道行般若經), quyển 10, Đàm vô kiệt bồ-tát phẩm 29 (曇無竭菩薩品 29), tr. 474b6.
* Trang 321 *
rằng ta sẽ làm sao ra khỏi cái ngục sáu thức này, được giống như Phật, thánh nhân.
* Lại nữa, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tu hành theo nguyện, vì vậy nên sinh thâm tâm.
Thâm tâm (adhyāśaya)[1] là ưa các pháp không bằng ưa Trí nhất thiết chủng, yêu hết thảy chúng sinh không bằng yêu Phật. Lại sâu vào tâm bi, lợi ích chúng sinh, như vậy gọi là tướng thâm tâm. Sơ địa Bồ-tát nên thường tu hành tâm ấy.
Tâm bình đẳng[2] đối với hết thảy chúng sinh là Bồ-tát được thâm tâm ấy rồi, tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sinh, chúng sinh thường tình ưa cái mình thân, ghét cái mình ghét. Bồ-tát được thâm tâm nên người oán kẻ thân bình đẳng, xem đó không hai. Trong đây Phật tự nói: Đẳng tâm là bốn tâm vô lượng.[3] Bồ-tát thấy chúng sinh thọ vui, thời sinh tâm từ, tâm hỷ, nguyện rằng Ta sẽ làm cho hết thảy chúng sinh đều được cái vui của Phật. Nếu thấy chúng sinh thọ khổ thời sinh tâm bi thương xót, nguyện rằng Ta sẽ cứu chúng sinh ra khỏi khổ; nếu thấy chúng sinh thọ không khổ không vui, thời sinh tâm xả, nguyện rằng Ta sẽ làm cho chúng sinh bỏ tâm thương ghét. Các nghĩa khác về bốn tâm vô lượng như trước nói.
Tâm xả (upekṣā-citta)[4] là xả có hai thứ: 1. Xả của, tu bố thí. 2. Xả kiết sử, đắc đạo. Đây lấy việc trừ xan lẫn làm xả, làm nhân duyên cho xả kiết sử, đến địa thứ bảy mới có thể xả kiết sử.
Hỏi: Tướng xả có các thứ trong ngoài, nhẹ nặng, tài thí, pháp thí, thế gian, xuất thế gian v.v... cớ sao Phật chỉ nói bố
[1] T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 8, Thâm tâm cầu bồ đề phẩm 20 (深心求菩提品20), tr. 571b22; T. 6: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大 般若波羅蜜多經), quyển 333, Thiện học phẩm 53 (善學品53), tr. 707c2-6: Thiện Hiện! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát chơn thật không bỏ nhất thiết trí trí, không bỏ Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, thâm tâm cầu chứng nhất thiết trí trí, cầu chứng Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, rộng vì lợi ích an lạc chúng sanh, không nên thân cận cúng dường, cung kỉnh tôn trọng tán thán người ác như vậy.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 8, Tam thán phẩm 30 (三歎品30), tr. 280a23-24; T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (Daśabhūmivibhāsā śāstra-十住毘婆沙論), quyển 4, A duy việt trí tướng phẩm 8 (阿惟越致相品8), tr. 38a27-b4; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tự phẩm 1 (序品1), tr. 217c18-23, Quyển 2, tr. 229b8-15; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 10, Đàm vô yết bồ tát phẩm 29 (曇無竭菩薩品29), tr. 476c10-12; T. 8: Đại minh độ kinh (大明度經), quyển 6, tr. 507b9-1; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 6, Đại như phẩm 15 (大如品15), tr. 563-c22-26; T. 8: Phật thuyết phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經), quyển 12, Hiển thị thế gian phẩm (顯示世間品12), tr. 630c7-12, quyển 15, tr. 640c15-20.
[3] T. 8: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 415, Tu trị địa phẩm 18 (修治地品18), tr. 83c29-84a4, Quyển 490, Thiện hiện phẩm 3 (善現品3), tr. 491c25-28.
T. 15: Phật thuyết quán Phật tam muội hải kinh (佛說觀佛三昧海經), quyển 6, Quán tứ vô lượng tâm phẩm 5 (觀四無量心品5), tr. 674b5; Đại trí độ luận,(Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 3, Thích sơ phẩm-Tứ vô lượng nghĩa 33 (釋初品中四無量義第三十三), tr. 208c8.
[4] T. 6: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 324, Bồ tát trú phẩm 48 (菩薩住品48), tr. 657b6-9, Quyển 335, tr. 717b8-13, Quyển 349, Tương dẫn nhiếp phẩm 60 (相引攝品60), tr. 791c29-792a3; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Biện tài phẩm 15 (辯才品15), tr. 246c9-13, Quyển 5, Quảng thừa phẩm 19 (廣乘品19), tr. 255c24-27; T. 8: Nhân vương hộ quốc bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (仁王護國般若波羅蜜多經), quyển 1, Phụng trì phẩm 7 (奉持品7), tr. 841c21-27; T. 16: Phật thuyết bố thí kinh (佛說布施經), quyển 1, tr. 813a13-14; T. 26: Thập trụ tỳ bà sa luận (Daśabhūmivibhāsā śāstra-十住毘婆沙論), quyển 16, Giải đầu đà phẩm 32 (解頭陀品32), tr. 114b6.
* Trang 322 *
thí xuất thế gian không có phân biệt ức tưởng?
Đáp: Bố thí tuy có các tướng, nhưng đây chỉ nói đại bố thí không chấp thủ tướng.
* Lại nữa, Phật không đắm trước hết thảy pháp, cũng lấy đó dạy Bồ-tát bố thí, khiến như Phật pháp không đắm trước. Trong đây nên nói rộng bố thí không phân biệt, các tướng bố thí khác đã phân biệt nói ở nhiều nơi.[1]
Nghĩa thân cận thiện tri thức như trước đã nói.[2]
Cầu pháp[3] là Pháp có ba loại: 1. Pháp vô thượng trong các pháp, đó là Niết-bàn. 2. Pháp phương tiện được Niết-bàn, đó là tám Thánh đạo. 3. Tất cả lời nói lành, lời nói chân thật, giúp tám Thánh đạo là 84.000 pháp tụ, 12 bộ Kinh.[4] Bốn tạng là A-hàm, A-tỳ-đàm, Tỳ-ni, Tạp-tạng. Các kinh Đại thừa như đại Bát-nhã ba-la-mật v.v... đều gọi là pháp. Trong đây, cầu pháp là viết chép, đọc tụng, ức niệm đúng đắn, như vậy, vì trị bệnh chúng sinh nhóm các pháp dược, không tiếc thân mạng. Như đức Phật Thích-ca Văn, lúc xưa làm Bồ-tát, tên là Lạc Pháp, đời ấy không có Phật, không được nghe lời nói lành, đi bốn phương cầu pháp, siêng năng không biếng nhác, trọn không chứng được, khi ấy ma biến làm người Bà-la-môn, nói với Bồ-tát rằng:[5] Ta có bài kệ của Phật, ông có thể lấy da làm giấy, lấy xương làm bút, lấy máu làm mực, ghi chép kệ ấy, ta sẽ nói cho ông.
Bồ-tát liền tự nghĩ: Ta đời đời nát thân vô số mà không được lợi này, liền tự lột da phơi khô, để chép kệ ấy. Ma liền biến mất. Khi ấy Phật biết tâm chí thành của Bồ-tát liền từ
[1] Đại trí độ luận,(Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 11, 22, 29, 33.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Huyễn học phẩm 11 (幻學品第十一), tr. 240c7-241a2; T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 3, Vấn huyễn phẩm 13 (問幻品第十三), tr. 17c13-24; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 4, Huyễn phẩm 10 (幻品第十), tr. 176a4c11.
[3] T. 5: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 54, Biện đại thừa phẩm 15 (辨大乘品15), tr. 304c18-20; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 10, Đàm vô kiệt phẩm 28 (曇無竭品28), tr. 585c19-21; T. 8: Phật thuyết phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經), quyển 25, Pháp thượng Bồ tát phẩm 31 (法上菩薩品31), tr. 675a21-25.
[4] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tự phẩm (序品1), tr. 220b24-c3; T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 1, tr. 2b1-5.
[5] T. 48: Tông cảnh lục (宗鏡錄), quyển 41, tr. 660b25-27, T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 85, tr. 907c27-908a3; T. 54: Chư kinh tập yếu (諸經要集), quyển 10, tr. 101c4-9.
* Trang 323 *
phương dưới vọt lên, thuyết cho pháp thâm sâu, Bồ-tát liền được vô sinh pháp nhẫn.
Lại như Bồ-tát Tát-đà-ba-luân (Thường-đề Bồ-tát) khổ hạnh cầu pháp,[1] như Bồ-tát Thích-ca Văn, trăm cái đinh đóng vào thân, vì tâm cầu pháp.[2] Lại như vua Kim Kiên khoét thân năm trăm chỗ làm tim đèn, gieo từ núi cao vào lửa. Như vậy các cách khổ hạnh khó làm, vì chúng sinh mà cầu pháp.[3]
* Lại nữa, Phật tự nói tướng cầu pháp, vì Trí nhất thiết chủng, chứ không vì địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Thường xuất gia là Bồ-tát biết tại gia có các nhân duyên gây tội, nếu Ta ở nhà thì tự mình không thể tu hạnh thanh tịnh, làm sao khiến người khác được hạnh thanh tịnh? Nếu theo phép tại gia thời có những roi gậy làm khổ não chúng sinh, nếu làm theo pháp lành thời phá phép tại gia. Trù lượng hai việc, ta nay không xuất gia, thì khi chết cũng phải bỏ hết, xa lìa bây giờ, phước đức rất lớn.
* Lại nữa, Bồ-tát nghĩ rằng hết thảy quốc vương, quí nhân thế lực như trời, cầu vui chưa thôi thì cái chết đến cướp ngang! Ta nay vì chúng sinh nên bỏ nhà, giữ giới thanh tịnh, cầu Phật đạo, đầy đủ nhân duyên Giới ba-la-mật. Trong đây Phật tự nói, Bồ-tát đời đời không tạp tâm xuất gia.[4] Không tạp tâm (avyavakīrṇacittena) là không xuất gia trong 96 phái ngoại đạo,[5] chỉ xuất gia trong Phật đạo, vì sao? Vì trong Phật đạo có hai thứ chánh kiến là thế gian chánh kiến và xuất thế gian chánh kiến.
Ưa vui thân Phật: là nghe lời tán thán Phật có các công đức mười lực, bốn điều không sợ, đại từ đại bi, hết thảy
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 27, Như hoá phẩm 87 (如化品第八十七), tr. 416a24-420a18; T. 48: Tông cảnh lục (宗鏡錄), quyển 41, tr. 660c1-4; T. 39: Phật đảnh tôn thắng đà la ni kinh giáo tích nghĩa ký (佛頂尊勝陀羅尼經教跡義記), quyển 1, tr. 1024c15-17.
[2] T. 3: Bồ tát bản hạnh kinh (菩薩本行經), quyển 3, tr. 119b15-16; T. 53: Kinh luật di tướng (經律異相), quyển 25, tr. 136c20-137a3.
[3] T. 4: Hiền ngu kinh (賢愚經), quyển 1, Phạm thiên thỉnh pháp lục sự phẩm đệ nhất (梵天請法六事品第一), tr. 349b24-350b18; Đại trí độ luận,(Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 30, tr. 276c5-15.
[4] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 257c20-21.
[5] T. 12: Phật thuyết đại bát nê hoàn kinh (佛說大般泥洹經), quyển 4, phân biệt tà chánh phẩm 10 (分別邪正品10), tr. 880c23-25.
s New Roman"'> T. 48: Tông cảnh lục (宗鏡錄), quyển 41, tr. 660b25-27, T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 85, tr. 907c27-908a3; T. 54: Chư kinh tập yếu (諸經要集), quyển 10, tr. 101c4-9.
* Trang 324 *
thảy trí tuệ. Lại thấy thân Phật có 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, phóng hào quang lớn, trời người cúng dường, không biết chán đủ, tự biết ta trong đời sau cũng sẽ được như vậy. Giả sử không có được nhân duyên làm Phật mà còn ưa vui, huống sẽ được mà không ưa vui. Có được thâm tâm ưa vui Phật ấy nên đời đời thường được gặp Phật.
Diễn xuất giáo pháp: là Bồ-tát cầu pháp như trên rồi, vì chúng sinh mà diễn nói.
Bồ-tát tại gia là phần nhiều đem của bố thí, còn xuất gia thời tâm ưa Phật nặng nên thường lấy pháp bố thí. Hoặc Phật ở đời, hoặc không ở đời, khéo tu trì giới, không cầu danh lợi, tâm bình đẳng vì hết thảy chúng sinh mà thuyết pháp, tán thán nghĩa bố thí, gọi là sơ thiện phân biệt; tán thán trì giới, gọi là trung thiện. Quả báo của hai việc này là hoặc được sinh vào nước chư Phật, hoặc làm trời lớn, gọi là hậu thiện.
* Lại nữa, thấy chịu thân năm thọ uẩn ở trong ba cõi nhiều khổ não, thời sinh tâm nhàm chán, gọi là sơ thiện, bỏ nhà xuất gia, vì thân xa lìa nên gọi là trung thiện; vì tâm xa lìa phiền não, nên gọi là hậu thiện.
Giải nói Thanh-văn thừa, gọi là sơ thiện; giải thuyết Bích-chi Phật thừa, gọi là trung thiện; tuyên dương Đại thừa, gọi là hậu thiện.
Diệu nghĩa diệu ngữ là ba loại ngôn ngữ, tuy lời diệu mà nghĩa cạn cợt, hoặc tuy nghĩa lý thâm diệu mà lời không đầy đủ, vì vậy nên nói diệu nghĩa diệu ngữ. Lìa ba độc
* Trang 325 *
độc cấu chỉ nói chánh pháp, không tạp phi pháp, ấy gọi là thanh tịnh. Đầy đủ tám Thánh đạo, sáu Ba-la-mật nên gọi là đầy đủ.
Tu-đa-la, mười hai bộ Kinh như trước đã nói.
Phá kiêu mạn là Bồ-tát ấy xuất gia, giữ giới, thuyết pháp dứt nghi cho chúng, hoặc có khi tự thị mà sinh kiêu mạn. Lúc ấy nên nghĩ rằng, ta cạo tóc mặc Ca-sa, bưng bát khất thực, ấy là phương pháp phá kiêu mạn, tại sao ở đây ta sinh kiêu mạn?
Lại, kiêu mạn ấy ở trong tâm người thời che mất công đức, người ta không ưa, tiếng xấu lan truyền, thân sau thường sinh vào trong loài súc sinh tệ ác, hoặc sinh trong loài người quê mùa hạ tiện. Biết kiêu mạn có vô lượng tội lỗi như vậy, phá kiêu mạn ấy vì cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; như người cầu tài vật còn phải khiêm tốn hạ mình, huống gì cầu đạo Vô thượng. Do phá kiêu mạn mà thường sinh chỗ tôn quí, trọn không sinh vào nhà hạ tiện.
Thật ngữ là gốc của các điều lành, là nhân duyên được sinh cõi trời, được người tín thọ. Người tu hành thật ngữ, không cần bố thí, trì giới, học vấn, chỉ tu thật ngữ, được phước vô lượng. Thật ngữ là làm đúng như nói.
Hỏi: Khẩu nghiệp có bốn thứ, cớ sao chỉ nói thật ngữ?
Đáp: Trong Phật pháp quí sự thật, nên nói thật là thu nhiếp các điều khác. Bốn đế thật nên được Niết-bàn.
* Lại nữa, Bồ-tát với chúng sinh cọng sự, nói dữ, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, hoặc có khi có thể có, còn vọng ngữ tội
* Trang 326 *
nặng nên ở Sơ địa phải bỏ. Bồ-tát ấy tu hành Sơ địa, chưa thể đầy đủ tu cả bốn nghiệp miệng, nên chỉ nói thật ngữ. Trong địa thứ hai thời có thể đầy đủ.
Hỏi: Trong Sơ địa cớ sao chỉ nói mười việc?
Đáp: Phật là vua pháp, tự tại giữa các pháp, biết mười pháp ấy thành được Sơ địa; ví như lương y biết rõ dược thảo số lượng hoặc năm hoặc mười đủ để trừ bệnh, trong đây không nên nạn hỏi nhiều ít.
KINH: Thế nào là Bồ-tát giới thanh tịnh? Nếu Bồ-tát ma-ha-tát không có tâm niệm đến Thanh-văn, Bích-chi Phật và các sự phá giới chướng Phật đạo pháp, gọi là giới thanh tịnh.
Thế nào là Bồ-tát biết ân, báo ân? Nếu Bồ-tát ma-ha-tát hành đạo Bồ-tát cho đến ân nhỏ còn không quên huống gì ân nhiều, ấy gọi là Bồ-tát biết ân, báo ân.
Thế nào là Bồ-tát trụ ở lực nhẫn nhục? Nếu Bồ-tát không sân không não đối với hết thảy chúng sinh, ấy gọi là trú ở lực nhẫn nhục.
Thế nào là Bồ-tát thọ hoan hỷ? Thành tựu cho chúng sinh, lấy đó làm mừng, ấy gọi là thọ hoan hỷ.
Thế nào là Bồ-tát không bỏ hết thảy chúng sinh? Nếu Bồ-tát có tâm niệm muốn giáo hóa tất cả chúng sinh, ấy gọi là không bỏ hết thảy chúng sinh.
* Trang 327 *
Thế nào là Bồ-tát vào tâm đại bi? Nếu Bồ-tát nghĩ như vầy: Ta vì mỗi mỗi chúng sinh chịu cần khổ trong địa ngục trải qua nhiều kiếp như cát sông Hằng, cho đến mỗi chúng sinh ấy được Phật đạo vào Niết-bàn, như vậy gọi là vì mười phương hết thảy chúng sinh nhẫn chịu thống khổ, ấy gọi là vào tâm đại bi.
Bồ-tát tin thầy, cung kỉnh, hỏi han, lãnh thọ thế nào? Nếu Bồ-tát đối với các thầy tưởng như là Thế Tôn, ấy gọi là tin thầy, cung kính, hỏi han, lãnh thọ.
Thế nào là Bồ-tát siêng cầu các Ba-la-mật? Nếu Bồ-tát nhất tâm cầu các Ba-la-mật không cầu việc khác, ấy gọi là siêng cầu các Ba-la-mật; ấy là Bồ-tát ma-ha-tát trú ở địa thứ hai đầy đủ tám pháp.[1]
Thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát học vấn nhiều không nhàm đủ? Pháp của chư Phật nói, hoặc nói ở trong thế giới này, hoặc chư Phật trong mười phương thế giới nói, đều muốn nghe và thọ trì, ấy gọi là học vấn nhiều không nhàm đủ.
Thế nào là Bồ-tát pháp thí thanh tịnh? Có bố thí pháp cho đến không cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, huống gì cầu việc khác, ấy gọi là thí pháp không cầu danh lợi.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 258a19-21.
* Trang 328 *
Thế nào là Bồ-tát tịnh thế giới Phật? Đem các căn lành hồi hướng, tịnh thế giới Phật, ấy gọi là tịnh thế giới Phật.
Thế nào là Bồ-tát chịu vô lượng cần khổ của thế gian không lấy làm chán? Nhờ đầy đủ các căn lành nên có thể thành tựu chúng sinh, cũng trang nghiêm Phật độ, cho đến khi đầy đủ Trí nhất thiết chủng trọn không mệt chán, ấy gọi là chịu vô lượng cần khổ không lấy làm chán.
Thế nào là Bồ-tát trú ở chỗ tàm quí? Hổ thẹn ý nghĩ Thanh-văn, Bích-chi Phật, ấy gọi là trú ở chỗ tàm quí; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trú ở trong địa thứ ba đẩy đủ năm pháp.
Thế nào là Bồ-tát không bỏ trú xứ A-lan-nhã? Hay vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, ấy gọi là không bỏ trú xứ A-lan-nhã.
Thế nào là Bồ-tát ít muốn? Bồ-tát ít muốn là cho đến đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn không muốn, huống gì thứ khác, ấy gọi là ít muốn.
Thế nào là Bồ-tát biết đủ? Được Trí nhất thiết chủng, ấy gọi là biết đủ.
Thế nào là Bồ-tát không bỏ công đức đầu đà? Quán các pháp nhẫn thâm sâu, ấy gọi là không bỏ công đức đầu đà.
_______________
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 258a19-21.
* Trang 329 *
Thế nào là Bồ-tát không bỏ giới? Không chấp thủ giới tướng, ấy gọi là không bỏ giới.
Thế nào là Bồ-tát gớm ghét các dục? Tâm dục không sinh, ấy gọi là gớm ghét các dục.
Thế nào là Bồ-tát tâm chán thế gian? Biết hết thảy pháp chẳng tạo tác, ấy gọi là chán thế gian.
Thế nào là Bồ-tát bỏ tất cả sở hữu? Không tiếc các pháp trong ngoài, ấy gọi là bỏ tất cả sở hữu.
Thế nào là Bồ-tát tâm không ẩn mất? Hai thứ thức xứ tâm không sinh, ấy gọi là tâm không ẩn mất.
Thế nào là Bồ-tát không tiếc hết thảy vật? Đối với hết thảy vật không đắm không nhớ, ấy gọi là không tiếc hết thảy vật; ấy là Bồ-tát ở trong địa thứ tư không bỏ mười pháp.
Vì sao Bồ-tát xa lìa hàng bạch y thân thích? Vì Bồ-tát tùy chỗ sinh ra đều muốn xuất gia, từ một cõi Phật đến một cõi Phật, thường xuất gia, cạo tóc, mặc pháp y, ấy gọi là xa lìa hàng bạch y thân thích.
Vì sao Bồ-tát xa lìa Tỳ-kheo-ni? Không ở chung với Tỳ-kheo-ni, dù cho trong khoảnh khắc cũng không sinh niệm, ấy gọi là xa lìa Tỳ-kheo-ni.
Vì sao Bồ-tát xa lìa lẫn tiếc nhà người khác? Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Ta nên làm an lạc chúng sinh, nay kia giúp ta an lạc, cớ sao ta sinh lẫn tiếc?
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 258a19-21.
* Trang 330 *
Ấy gọi là xa lìa lẫn tiếc nhà người khác.
Vì sao Bồ-tát xa lìa đàm thuyết vô ích? Vì nếu có đàm thuyết thì hoặc sinh tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, ta nên xa lìa; ấy gọi là xa lìa đàm thuyết vô ích.
Vì sao Bồ-tát xa lìa sân hận? Vì Không để cho tâm sân, tâm não hại, tâm đấu tránh xen vào, ấy gọi là xa lìa sân hận.
Vì sao Bồ-tát xa lìa tự đại (Đại Bát-nhã ghi: Khen mình chê người - ND)? Vì không thấy pháp trong, ấy gọi là xa lìa tự đại.
Vì sao Bồ-tát xa lìa miệt thị người? Vì không thấy pháp ngoài, ấy gọi là xa lìa miệt thị người.
Vì sao Bồ-tát xa lìa mười bất thiện đạo? Vì mười bất thiện đạo ấy hay chướng ngại tám Thánh đạo, huống gì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy gọi là xa lìa mười bất thiện đạo.
Vì sao Bồ-tát xa lìa đại mạn? Vì Bồ-tát không thấy pháp có thể khởi lên đại mạn (tăng thượng mạn), ấy gọi là xa lìa đại mạn.
Vì sao Bồ-tát xa lìa tự dụng? Vì Bồ-tát không thấy pháp có thể khởi lên tự dụng, ấy gọi là xa lìa tự dụng (Đại Bát-nhã ghi: Do dự - ND).
Vì sao Bồ-tát xa lìa điên đảo? Vì chỗ điên đảo không thể có được, ấy gọi là xa lìa điên đảo.
* Trang 331 *
Vì sao Bồ-tát xa lìa dâm, nộ, si? Vì chỗ dâm, nộ, si không thể thấy được, ấy gọi là xa lìa chỗ dâm, nộ, si; ấy là trú địa thứ năm xa lìa mười hai pháp.
Bồ-tát trú trong địa thứ sáu đầy đủ sáu pháp đó là sáu Ba-la-mật. Chư Phật và Thanh-văn, Bích-chi Phật trú trong sáu Ba-la-mật, có thể qua bờ kia, ấy gọi là đầy đủ sáu pháp.
Vì sao Bồ-tát không tác ý Thanh-văn, Bích-chi Phật? Vì nghĩ rằng ý Thanh-văn, Bích-chi Phật chẳng phải đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Vì sao Bồ-tát bố thí không sinh tâm ưu? Vì nghĩ rằng tâm ấy chẳng phải đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Vì sao Bồ-tát thấy có người đến xin, tâm không thối mất? Vì nghĩ rằng tâm ấy chẳng phải đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Thế nào là Bồ-tát bố thí vật sở hữu? Bồ-tát khi mới phát tâm bố thí, không nói rằng người ấy đáng cho, người ấy không đáng cho.
Vì sao Bồ-tát sau khi bố thí không hối tiếc? Vì lực từ bi.
Vì sao Bồ-tát không nghi pháp sâu xa? Vì lực công đức của lòng tin; ấy là Bồ-tát trú trong địa thứ sáu xa lìa sáu pháp.
LUẬN: Luận giả nói: Giới thanh tịnh là ở Sơ địa phần
* Trang 332 *
nhiều tu bố thí, thứ đến biết trì giới hơn bố thí, vì sao? Vì trì giới thời thu nhiếp hết thảy chúng sinh, bố thí thời không thể trùm khắp hết thảy, còn trì giới biến khắp vô lượng; như giới không sát sinh thời là bố thí mạng cho hết thảy chúng sinh; như chúng sinh vô lượng vô biên thời phước đức cũng vô lượng vô biên. Lược nói các việc làm phá hoại Phật đạo, trong đây đều gọi là phá giới. Lìa sự ô cấu phá giới ấy, gọi là thanh tịnh; cho đến tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật còn gọi là giới cấu, huống gì các việc ác khác.
Biết ân báo ân[1] là có người nói, ta đời trước có nhân duyên phước đức nên được, hoặc nói ta tự nhiên tôn quí, ông có ân gì? Rơi vào tà kiến như vậy, nên Phật nói Bồ-tát nên biết ân. Chúng sinh tuy có nhân vui của đời trước, song đời nay việc không hòa hợp thời do đâu được vui; ví như lúa gieo ở đất, không mưa thời không mọc, không thể vì đất có thể mọc lúa mà nói mưa không có ân; tuy vật được thọ dụng là đã gieo đời trước, mà người cung phụng với tâm tốt kính ái, há lại chẳng phải ân sao?
* Lại nữa, biết ân là gốc đại bi, mở cửa ban đầu thiện nghiệp, được người ái kính, danh dự truyền xa, chết được sinh cõi trời, cuối cùng thành Phật đạo. Người không biết ân thì tệ hơn súc sinh. Như Phật nói kinh Bổn sinh rằng:[2] Có người vào núi đốn cây, mê tối lạc đường, khi ấy gặp mưa bão, trời tối đói rét, ác trùng thú độc muốn đến xâm hại. Người ấy đi vào một cái hang đá, trong hang có một con gấu lớn, người ấy trông thấy khiếp sợ đi ra. Gấu nói: Ngươi chớ khiếp sợ, nhà
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama- 雜阿含經), quyển 47, tr. 346b1-5: Phật bảo tỳ-kheo: Có một con cáo hoang kia bị bệnh ngứa làm đau đớn, liền phát ra tiếng. Nếu như có người nào vì cáo hoang (dã can) này trị lành bệnh ngứa, thì cáo hoang chắc chắn biết ân báo ân. Nay có một người ngu si, không biết ân báo ân. Vì thế, này các tỳ-kheo! Nên học như vậy: biết ân báo ân. Con cáo hoang đó có ân nhỏ còn báo đáp trọn không quên mất, huống là ân lớn?; T. 3: Đại phương tiện phật báo ân kinh (大方便佛報恩經), quyển 1, Hiếu dưỡng phẩm 2 (孝養品2), tr. 127b23; T. 10: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh bất tư nghì Phật cảnh giới phần (大方廣佛華嚴經不思議佛境界分), quyển 1, tr. 907b1-3; T. 54: Chư kinh tập yếu (諸經要集), quyển 8, Báo ân duyên đệ nhị (報恩緣第二), tr. 67c20.
T. 54: Thích thị yếu lãm (釋氏要覽), quyển 2, tr. 290a19-24.
[2] T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 15, tr. 177a25-b21; T27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 114, Nghiệp uẩn đệ tứ trung ác hành nạp tức đệ nhất (業蘊第四中惡行納息第一), tr. 592b3-c2; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển18, Phân biệt nghiệp phẩm 4 (分別業品4), tr. 96b20-21: Do biệt ân là như cha mẹ, sư trưởng và các ân khác. Như nói trong kinh Bổn sanh gấu, nai v.v… có ân; Abhidharmakośa-śāstra, Karmanirdeśaḥ, tr. 270: Upakāritvaviśeṣādyathā mātāpitroranyeṣāṃ copakāriṇām ṛṣyamṛgajātakādyudāharaṇāt.
* Trang 333 *
này ấm nóng, có thể ở đêm. Thời gian mưa suốt bảy ngày, gấu thường lấy trái ngọt nước ngon, cung cấp cho người ấy; bảy ngày ngưng mưa, gấu đưa người ấy chỉ cho đường đi. Gấu nói với người: Ta mang thân tội, có nhiều kẻ oan gia, nếu có ai hỏi, chớ nói thấy ta. Người đáp: Vâng. Người ấy đi tới, gặp các người thợ săn, thợ săn hỏi: Ông từ đâu đến? Thấy có bầy thú chăng? Đáp: Ta thấy một con gấu lớn; gấu ấy có ân với ta, không được chỉ cho ông. Thợ săn nói: Ông là người, nên vì cùng loài người thân nhau, cớ sao lại tiếc thương con gấu. Nay một lần lạc đường, lúc nào trở lại? Ông chỉ cho tôi, tôi sẽ cho ông nhiều phần! Người ấy đổi tâm, liền đem thợ săn chỉ chỗ gấu ở. Thợ săn giết gấu, liền lấy nhiều phần đưa cho. Người ấy ngả tay lấy thịt, hai khuỷu tay đều bị sa xuống. Thợ săn nói: Ông có tội gì? Đáp: Gấu ấy xem ta như cha với con, ta nay bội ân, mắc phải tội ấy… Thợ săn khiếp sợ, không dám ăn thịt, đem thí chúng Tăng, bấy giờ vị Thượng tọa là A-la-hán đủ sáu thần thông nói với các vị hạ tọa: Đây là vị Bồ-tát sẽ thành Phật trong đời vị lai, chớ ăn thịt ấy. Liền dựng tháp cúng dường. Vua nghe việc ấy, sắc xuống trong nước: Người không biết ân, không cho ở đây. Lại dùng các nhân duyên tán thán người biết ân. Cái nghĩa lý biết ân, ban khắp cõi Diêm-phù-đề, người đều tin làm.[1]
* Lại nữa, Bồ-tát nghĩ rằng: Nếu người có việc ác đối với ta, ta còn nên hóa độ, huống gì người đối với ta có ân.
Lực an trú nhẫn nhục[2] như đã nói rộng trong đoạn Nhẫn ba-la-mật.
[1] T. 53: Kinh luật dị tướng (經律異相), quyển 11, Vi hùng thân tế mê lộ nhân đệ bát (為熊身濟迷路人第八), tr. 58c4.
[2] Đại trí độ luận, quyển 14: chương 24: giải thích Sằn-đề ba-la-mật và Sằn-đề ba-la-mật pháp nhẫn; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, Phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr. 258a8-9: Nếu Bồ-tát đối với hết thảy chúng sanh không sân không não, ấy gọi là lực an trú nhẫn nhục.
* Trang 334 *
Hỏi: Tướng nhẫn nhục có nhiều nhân duyên, sao trong đây chỉ nói không giận, không não?
Đáp: Đây là thể nhẫn nhục. Trước khởi tâm giận vậy sau thân miệng mới xúc não người khác. Bồ-tát ấy mới bắt đầu tu nên chỉ nói chúng sinh nhẫn (nhẫn đối chúng sinh) không nói pháp nhân (nhẫn đối với pháp).
Thọ hoan hỷ là Bồ-tát thấy việc trì giới ấy nên thân miệng thanh tịnh; biết ân và nhẫn nhục nên tâm thanh tịnh; ba nghiệp thanh tịnh thời tự nhiên sinh hoan hỷ. Ví như người tắm nước nấu hương thơm, mặc áo mới đẹp, trang nghiêm anh lạc, tự soi gương, tâm sinh hoan hỷ, Bồ-tát cũng như vậy, được thiện pháp ấy tự trang nghiêm. Giới là căn bản của thiền định trí tuệ, ta nay được giới thanh tịnh nên vô lượng vô biên phước đức đều dễ được, vì vậy tự mình vui mừng. Bồ-tát an trú trong tịnh giới và nhẫn nhục, giáo hóa chúng sinh, khiến được sinh ở trước Phật nơi phương khác, lại sinh vào cõi trời cõi người thọ vui, hoặc khiến Thanh-văn (śrāvaka), Bích-chi Phật thừa (pratyekabuddha). Phật thừa (Buddhayāna) là, xem thấy chúng sinh ưa đắm; như Trưởng giả xem thấy con dại vui đùa với nhau, cũng cùng vui đùa với nó, rồi lấy một ít vật lạ cho nó, khiến nó bỏ các thứ ưa đắm. Bồ-tát cũng như vậy, giáo hóa chúng sinh khiến được phước lạc cõi trời người, dần dần dụ dỗ tiến tới, khiến được ba thừa (trīṇi yānāni).[1] Vì vậy nói là thọ hoan hỷ.
Không bỏ hết thảy chúng sinh[2] là khéo tu tập tâm đại bi, thệ độ chúng sinh, phát tâm kiên cố, không bị chư Phật, Thánh hiền khinh cười và sợ phụ lòng chúng sinh nên không
[1] Tham khảo T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharmapuṇḍarīka-sūtra-妙法蓮華經), quyển 2, phẩm 3: Thí dụ (Aupamyaparivartaḥ-譬喻品), tr. 10b28.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 32, lực phẩm 38 (力品38), tr. 725c7-10: Hoặc lại có người nói rằng: Như-lai có tâm đại từ bi, thương xót chúng sanh, quán khắp tất cả, những ai chưa được độ liền khiến được độ, không bỏ tất cả chúng sanh, như mẹ thương con, có người thưa thỉnh như-lai liền đến; T. 3: Đại thừa bi phân đà lợi kinh (大乘悲分陀利經), quyển 5, đại sư lập nguyện phẩm 16 (大師立願品16), tr. 269b16; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 14, Vấn tướng hành nguyện phẩm 61 (問相行願品), tr. 95a3-8; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Kim cang phẩm 13 (金剛品13), tr. 243c24-29; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 7, già đề bà phẩm 18 (伽提婆品18), tr. 569a24-28.
* Trang 335 *
bỏ; ví như trước hứa cho người vật gì, sau nếu không cho, tức là người có tội dối trá. Vì nhân duyên ấy nên không bỏ chúng sinh.
Vào tâm đại bi là như trước nói. Trong đây Phật tự nói: Bản nguyện đại tâm vì chúng sinh, nghĩa là vì mỗi mỗi người nên ở trong vô lượng kiếp chịu thay sự khổ địa ngục, cho đến khiến người ta tập tu công đức để làm Phật, vào vô dư Niết-bàn.
Hỏi: Không có việc chịu tội thay, cớ sao phát nguyện ấy?
Đáp: Đó là tâm rộng lớn của Bồ-tát thương chúng sinh sâu xa, nếu có lý lẽ thay được thì chịu thay không nghi nan.
* Lại nữa, Bồ-tát thấy nhân gian có miếu thờ trời, dùng máu thịt ngũ tạng của người để tế quỉ La-sát, có người chịu thay thế thời được. Bồ-tát nghĩ rằng trong địa ngục, nếu có lẽ thay thế như vậy, thì ta sẽ thay thế. Chúng sinh nghe Bồ-tát có tâm lớn như vậy, thời quí kính tôn trọng, vì sao? Vì Bồ-tát sâu nghĩ đến chúng sinh hơn mẹ lành.
Tin thầy, cung kính, hỏi han, lãnh thọ là Bồ-tát nhân nơi thầy mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, làm sao không tin kính, cúng dường. Thầy tuy trí tuệ cao minh, nếu không cung kính, cúng dường thời không được lợi lớn; ví như nước ngon dưới giếng sâu, nếu không có dây gàu thời do đâu múc được nước? Nếu dẹp bỏ tâm cống cao kiêu mạn mà tôn trọng kính phục, thời lợi ích lớn, công đức qui tụ về; ví như mưa xuống, chẳng ở đỉnh núi mà chắc chắn
* Trang 336 *
qui về chỗ thấp. Nếu người có tâm kiêu mạn tự cao thời nước pháp không vào, nếu cung kính thầy lành, thời công đức qui tụ về.
* Lại nữa, Phật dạy nương dựa thầy lành thời việc trì giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát đều được tăng trưởng; ví như cây cỏ nương nơi núi tuyết thời gốc, cành, nhánh, lá, hoa, quả đều được tươi tốt. Vì vậy Phật dạy đối với bậc tôn sư hãy kính như kính Phật.
Hỏi: Ác sư làm sao được cúng dường tín thọ ? Thiện sư không thể xem như Phật, huống gì ác sư? Cớ sao ở trong đây Phật dạy đối với các tôn sư hãy tưởng như Phật?
Đáp: Bồ-tát không nên thuận theo pháp thế gian. Thuận theo pháp thế gian là đối người thiện tâm ưa đắm, đối người ác xa lìa, Bồ-tát thời không như vậy. Nếu có ai mở bày giải thích nghĩa lý thâm sâu, phá tan nghi kiết, đối với ta có ích, thời tận tâm cung kính, không nhớ các ác khác, như đãy rách đựng đồ báu, không được vì đãy nhơ mà không lấy đồ báu kia. Lại như đêm đi đường hiểm, người tồi tệ cầm đuốc, không được vì người tồi tệ mà không dùng ánh sáng đó. Bồ-tát cũng như vậy, nơi thầy được trí tuệ sáng suốt, không kể thầy tệ ác.
* Lại nữa, đệ tử nên nghĩ rằng: Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, có vô lượng lực phương tiện, không biết cớ sao lại có việc tệ ác ấy? Như Bồ-tát Thường-đề (Tát-đà-ba-luân) nghe trong hư không mười phương Phật dạy rằng: Ngươi đối với
* Trang 337 *
Pháp sư, chớ nên nhớ đến điều thiếu kém của Pháp sư, mà thường nên sinh tâm kính sợ.[1]
* Lại nữa, Bồ-tát nghĩ rằng: Pháp sư hay dở, chẳng phải việc của ta, điều ta cầu là chỉ muốn nghe pháp để tự lợi ích. Như tượng đất, tượng gỗ, không có công đức thật, nhưng nhờ nơi tượng mà phát sinh tâm tưởng Phật, được công đức vô lượng, huống gì người ấy có trí tuệ và phương tiện có thể vì người giảng nói. Vì vậy, pháp sư có lỗi, đối với ta không lỗi.
Tưởng như Thế Tôn là tôi trước nói Bồ-tát khác với người đời; người đời phân biệt tốt xấu, đối với người tốt thì ưa đắm, mà còn không tưởng họ như Phật; huống nữa là đối với người xấu thì càng kiêu mạn, không coi họ ra gì. Bồ-tát thời không như vậy, quán các pháp rốt ráo không, từ xưa lại đây, giống như tướng vô dư Niết-bàn, quán hết thảy chúng sinh xem đó như Phật, huống gì pháp sư có trí tuệ lợi ích, vì hay làm Phật sự nên xem như Phật.
Siêng cầu các Ba-la-mật là Bồ-tát nghĩ rằng: Sáu Ba-la-mật ấy là nhân duyên của đạo chánh chơn vô thượng, ta hãy nhất tâm hành nhân duyên ấy, thí như người đi buôn, người làm ruộng, tùy theo quốc độ thích ứng, cần thiết vật gì và đất thích hợp giống cây gì, mà siêng năng tìm tòi cho đạt được, thì không việc gì không thành. Lại như đời nay thực hành bố thí sau được giàu to, giữ giới sau được tôn quí, tu thiền định trí tuệ thì đắc đạo. Bồ-tát cũng như vậy, tu sáu Ba-la-mật thời được thành Phật.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 27, tr. 416c6-9; T. 8: Đạo hành bát nhã kinh (道行般若經), quyển 9, tr. 470c18-472a11.
st-language:ZH- TW'>發趣品20), tr. 258a8-9: Nếu Bồ-tát đối với hết thảy chúng sanh không sân không não, ấy gọi là lực an trú nhẫn nhục.
* Trang 338 *
Siêng cầu là thường nhất tâm siêng cầu sáu Ba-la-mật, vì cớ sao? Vì nếu tâm mềm tiến chậm thời bị phiền não che lấp, ma phá hoại, vì vậy nên Phật dạy ở trong địa thứ hai siêng cầu chớ giải đãi.
Học vấn nhiều, không chán đủ là Bồ-tát biết học vấn nhiều là nhân duyên sinh trí tuệ, được trí tuệ thời có thể phân biệt hành đạo; như người có mắt, đi đến nơi không ngăn ngại. Thế nên Bồ-tát nguyện rằng: Mười phương chư Phật có nói pháp tôi đều thọ trì, nhờ có Văn trì Đà-la-ni, có lực thiên nhĩ thanh tịnh, có được Đà-la-ni không quên, ví như biển lớn, tiếp thụ giữ gìn được nước của mười phương dồn lại, Bồ-tát cũng như vậy, tiếp thụ giữ gìn pháp của mười phương Phật nói ra.
Pháp thí thanh tịnh là như cỏ sinh giữa lúa, trừ cỏ rát thời lúa tốt. Bồ-tát cũng như vậy, lúc thí pháp không cầu danh lợi, đời sau được quả báo, cho đến vì chúng sinh mà không cầu Niết-bàn Tiểu thừa, chỉ lấy tâm đại bi đối với chúng sinh, theo Phật chuyển pháp luân. Tướng thí pháp, tướng trang nghiêm Phật quốc, mà chịu vô lượng cần khổ giữa thế gian, trú ở chỗ tàm quí, không bỏ chỗ A-lan-nhã (nơi nhàn tịnh) ít muốn, biết đủ, tất cả đều như trước nói.
Hỏi: Có nhiều nhân duyên ở trong sinh tử không chán, cớ sao trong đây chỉ nói do hai nhân duyên không chán?
Đáp: Vì đầy đủ căn lành nên ở trong sinh tử mà khổ não mỏng ít, ví như người bị mụt ghẻ, được lương y xức thuốc, bệnh thuyên giảm. Bồ-tát được căn lành thanh tịnh nên
* Trang 339 *
đời nay tâm ưu sầu, tật đố, hung ác đều ngưng dứt; nếu lại thọ thân, được quả báo của căn lành, tự thọ hưởng phước lạc và các nhân duyên lợi ích chúng sinh, tùy sở nguyện của họ, tự thanh tịnh cõi nước, cõi nước trang nghiêm thanh tịnh hơn cả cung trời, trông không biết chán, làm vui thích tâm vị đại Bồ-tát, huống chi người phàm. Vì vậy nên tuy có nhiều nhân duyên chỉ nói hai việc không chán.
Tàm quí tuy có nhiều thứ, ở đây nói thứ lớn là tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật. Bồ-tát phát tâm muốn rộng độ hết thảy chúng sinh, gặp chút ít khổ não, liền muốn thủ chứng Niết-bàn riêng mình là điều đáng tàm quý ; ví như có người dọn nhiều đồ ăn ngon, mời gọi mọi người, song tâm xen lẫn khởi lên, liền tự ăn một mình, thật đáng tàm quí.
Không bỏ trú xứ A-lan-nhã là lìa chúng ở riêng, hoặc vượt quá tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật gọi là lìa chúng, vì hết thảy pháp không, không có sở đắc, không có chấp thủ, không có đắm tướng, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không chấp thủ, vì tâm không có đắm trước. Bồ-tát thường nhóm các công đức không chán đủ, được đạo Vô thượng mới đủ, vì không còn có pháp gì cao hơn.
Ăn uống, y phục, ngọa cụ biết đủ là nhân duyên của pháp lành, không cho là trọng yếu, nên không nói.
Không bỏ công đức hạnh đầu đà là như trong phẩm Giác Ma sau đây nói:[1] Vô sinh pháp nhẫn, trong đây lấy vô sinh pháp nhẫn làm hạnh đầu đà. Bồ-tát trú ở thuận nhẫn, quán vô sinh nhẫn. Mười hai hạnh đầu đà[2] vì trì giới thanh
[1] T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10, tr. 72c25; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 13, Ma sự phẩm 46, tr. 318b13.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarāgama-增壹阿含經), quyển 3, đệ tử phẩm 4 (弟子品4), tr. 557b8-9, quyển 44, tr. 788c27-28; T. 4: Tạp thí dụ kinh (雜譬喻經), quyển 1, tr. 523c15-16: Xuất gia tu đạo chuyên tinh khổ hạnh, thực hành 12 hạnh đầu đà phước độ hết thảy; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 14, lưỡng quá phẩm 47 (兩過品47), tr. 320c4-9: Mười hai hạnh đầu đà (dhudanga): 1. ở nơi rừng vắng, 2. thường khất thực, 3. mặc ba y bằng vải dơ lượn được, 4. ngồi một chỗ mà ăn, 5. chỉ ăn vật thực trong bát mà mình đã xin được, 6. sau giờ ngọ không ăn lại, 7. ở chỗ gò mã, 8. ở gốc cây, 9. ở nơi chỗ trống, 10. thường ngồi không nằm, 11. theo thứ lớp khất thực và 12. chỉ mặc nội ba y; T. 24: Tỳ ni mẫu kinh (毘尼母經), quyển 1, tr. 804c23-29; T. 24: Đại tỳ-kheo tam thiên uy nghi (大比丘三千威儀) quyển 2, tr. 919b6-18; T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (Daśabhūmivibhāsā-śāstra-十住毘婆沙論), quyển 16, Giải đầu đà phẩm 32 (解頭陀品32), tr. 114c10-15.
* Trang 340 *
tịnh, trì giới thanh tịnh vì thiền định, thiền định vì trí tuệ; vô sinh pháp nhẫn tức là chân trí tuệ, vô sinh pháp nhẫn là quả báo của hạnh đầu đà, vì trong quả nói nhân.
Không xả giới, không thủ giới tướng là Bồ-tát biết thật tướng các pháp, còn không thấy trì giới, huống gì phá giới. Có các nhân duyên không phá giới, đây là tối đại vì vào không giải thoát môn.
Gớm ghét các dục là như trước nói. Trong đây Phật nói biết rõ tâm tướng hư vọng không thật, nên cho đến không sinh tâm dục huống gì thọ dục.
Tâm chán thế gian là như đã nói ở trong mục Thế gian không thể có lạc tưởng. Trong đây Phật nói quả báo của tâm nhàm chán, đó là vô tác giải thoát môn.
Bỏ hết thảy sở hữu là như trước nói.
Tâm không thối mất là trước nói nhiều nhân duyên các việc, Bồ-tát đối với các việc ấy mà không có tướng thối mất, sợ hãi.
Không sinh nơi hai thức là, nơi nhãn và sắc không sinh nhãn thức, cho đến nơi ý và pháp không sinh ý thức. Bồ-tát an trú nơi môn không hai ấy, quán các điều sáu thức biết đều là hư vọng không thật. Phát thệ nguyện lớn khiến tất cả chúng sinh trú nơi pháp không hai, lìa sáu thức ấy.
Không tiếc tất cả vật là trong tất cả vật không tiếc, tuy có nhiều nhân duyên, mà nhân duyên này rất lớn. Đó là Bồ-tát biết tất cả pháp rốt ráo không, không ức niệm dứt hết
* Trang 341 *
thảy tướng chấp thủ. Vì vậy nên không cầu ân huệ nơi người thọ nhận bố thí, trong khi bố thí tâm không tự cao; như vậy đầy đủ bố Thí ba-la-mật thanh tịnh.
Xa lìa hàng bạch y thân thích là hành giả vì sợ làm chướng ngại đạo nên xuất gia, nếu lại tập gần gũi bạch y thời không khác gì ở nhà, vì vậy nên hành giả trước cầu độ mình, vậy sau độ người. Nếu chưa thể độ mình mà muốn độ người, thì giống như người không biết bơi mà muốn cứu kẻ bị chìm, cả hai đều chìm. Bồ-tát xa lìa kẻ bạch y thân thích thời có thể nhóm các công đức thanh tịnh, sâu niệm Phật nên biến thân đi đến nước Phật.
Xuất gia cạo tóc mặc pháp y, vì sao? Vì thường ưa pháp xuất gia, không ưa tập gần gũi bạch y.
Xa lìa Tỳ-kheo-ni là như trong phẩm đầu đã nói.[1]
Hỏi: Bồ-tát tâm bình đẳng xem tất cả chúng sinh, cớ sao không được ở chung?
Đáp: Bồ-tát chưa được địa vị bất thối, chưa dứt các lậu hoặc, nhóm các công đức nên được người ưa đắm, vì vậy nên không được ở chung. Lại vì xa lìa sự phỉ báng của người, nếu phỉ báng thời bị đọa địa ngục.
Xa lìa lẫn tiếc nhà người khác là Bồ-tát nghĩ rằng: Ta tự bỏ nhà còn không tham không tiếc, cớ sao tham tiếc nhà người khác. Phép của Bồ-tát là muốn khiến hết thảy chúng sinh được vui, người kia giúp cho ta và chúng sinh vui, cớ sao ta lẫn tiếc. Chúng sinh nhờ phước đức đời trước, đời
[1] Đại trí độ luận,(Mahāprajñāpāramitā-śāstra- 大智度論), quyển 3, chương 5: Cọng ma-ha tăng kỳ, tr. 82b10-14: Cũng như người ăn năm trăm cân vàng ròng, vàng không thể ăn, nhưng vàng là nhân của ăn nên nói ăn vàng. Phật nói: “Nữ nhân là giới cấu (cấu, uế của giới). Nữ nhân không phải là giới cấu, nhưng là nhân của giới cấu, nên nói nữ nhân là giới cấu. Như người từ chỗ cao rơi xuống chưa thấu đất mà nói người ấy chết; T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 4, trị địa phẩm 21 (治地品21), tr. 27b18-22. T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 1, tr. 3b-c.
* Trang 342 *
nay có ít nhiều công phu nên được cúng dường, cớ sao lẫn tiếc, ganh tị.
Xa lìa sự đàm thuyết vô ích là đây tức là nói thêu dệt, vì việc giải sầu cho tâm mình tâm người, nói việc phép vua, việc giặc, biển lớn, núi rừng, cỏ thuốc, bảo vật, quốc độ các phương, những việc như vậy, không có ích gì cho phước, cho đạo, Bồ-tát nên nghĩ đến hết thảy chúng sinh chìm đắm trong lửa khổ vô thường, ta hãy cứu vớt, cớ sao ngồi yên nói suông những điều vô ích; như người bị lửa cháy nổi dậy bốn phía, làm sao ngồi yên trong đó nói chuyện đâu đâu. Trong đây Phật dạy, nếu nói việc Thanh-văn, Bích-chi Phật còn cho là nói vô ích, huống gì nói chuyện khác.
Xa lìa giận hờn là trong tâm mới đầu sinh gọi là giận, vì chưa quyết định. Tâm giận tăng trưởng, sự việc quyết định, đánh, chặt, giết hại, đây gọi là tâm não; ác khẩu chê bai, đây gọi là tâm tranh tụng; nếu giết hại đánh trói v.v.. đây gọi là chiến đấu. Bồ-tát vì đại từ bi nên không sinh các tâm ấy; thường đề phòng các ác tâm ấy không cho xen vào.
Xa lìa tự đại khinh miệt người là không thấy pháp trong ngoài, nghĩa là không thấy năm uẩn chấp thọ, năm uẩn không chấp thọ.
Xa lìa mười bất thiện đạo là Bồ-tát quán mười bất thiện đạo là nhân duyên của các tội lỗi, như trước nói. Trong đây Phật dạy mười bất thiện đạo còn phá Tiểu thừa, huống gì Đại thừa.
* Trang 343 *
Xa lìa đại mạn (mana)[1] là Bồ-tát hành mười tám không-aṣṭādaśa śūnyatāḥ, không thấy các pháp có tướng lớn nhỏ nhất định.
Xa lìa tự dụng là nhổ bảy thứ gốc rễ kiêu mạn,[2] lại sâu vui thiện pháp.
Xa lìa điên đảo[3] là trong hết thảy pháp tướng thường, lạc, ngã, tịnh không thể có được.
Xa lìa ba độc là ba độc nghĩa như trước nói:[4] Lại, sở duyên của ba độc không có tướng nhất định.
Sáu Ba-la-mật là như trước nói[5]: Trong đây Phật dạy hàng tam thừa đều do sáu Ba-la-mật này mà đến được bờ kia.
Hỏi: Đây là ở địa vị Bồ-tát, cớ sao nói Thanh-văn, Bích-chi Phật do sáu Ba-la-mật đến được bờ kia?
Đáp: Nay Phật nói sáu Ba-la-mật, có nhiều công năng trong pháp Đại thừa, thời hàm thụ cả Tiểu thừa, Tiểu thừa thời không thể. Bồ-tát trú trong địa thứ sáu đầy đủ sáu Ba-la-mật, quán hết thảy các pháp không, chưa được lực phương tiện, sợ đọa vào địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, Phật thủ hộ nên nói không nên sinh tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật. Bồ-tát vì sâu nghĩ đến chúng sinh, vì tâm đại bi, vì biết hết thảy các pháp rốt ráo không, nên khi bố thí không tiếc gì, thấy người đến xin không giận không lo, sau khi bố thí tâm cũng không hối tiếc; phước đức lớn nên đức tin cũng lớn, tin kính chư Phật một cách thâm sâu thanh tịnh, đầy đủ sáu Ba-la-mật, tuy chưa có lực phương tiện, vô sinh pháp nhẫn, Ban châu Tam-muội (pratyutpannasamādhi),[6] mà đối với pháp thâm sâu cũng không nghi. Nghĩ rằng:
[1] T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 72, tr. 835c5-11; T. 45: Hoa nghiêm kinh nội chương môn đẳng tạp khổng mục chương (華嚴經內章門等雜孔目章), quyển 3, tr. 570b25-c2; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 22, tam thiện phẩm 73 (三善品73), tr. 380a16-18.
[2] A-tỳ-đạt-ma câu xá luận, chương 5: phẩm tùy miên: Luận: Có tất cả bảy loại mạn: Mạn (māna), quá mạn (adhimāna), mạn quá mạn (mānatimāna), ngã mạn (asmimāna), tăng thượng mạn (abhimāna), ty mạn (ūnamāna), tà mạn (mithyāmāna).
Sự ngạo mạn của tâm được gọi chung là mạn. Vì vận hành (pravṛtti) khác nhau nên mạn được chia làm bảy loại: (1) Mạn, là sinh tâm cao ngạo khi nghĩ rằng “mình cao cả hơn” (viśiṣṭa) hoặc mình ngang hàng (sama) so với người thấp kém hơn (hīna), hoặc bằng mình; (2) quá mạn, là khi nghĩ rằng “mình cao cả hơn” hoặc “mình ngang hàng” so với người bằng mình hoặc cao hơn mình; (3) mạn quá mạn, là khi nghĩ rằng “mình cao cả hơn” so với người cao hơn mình; (4) ngã mạn, là sinh tâm cao ngạo khi chấp trước ngũ thủ uẩn là ngã và ngã sở; (5) tăng thượng mạn, là khi chưa chứng đắc các pháp thù thắng (viśeṣa), tức các pháp vô lậu hoặc hữu lậu nương vào thiền định (samādhisaṃniśrita) nhưng lại nghĩ rằng mình đã chứng đắc; (6) ty mạn, là khi nghĩ rằng “mình chỉ hơi thấp kém” so với người thực sự cao hơn mình nhiều; (7) tà mạn là khi cho rằng mình có đủ các phẩm tánh (guṇa) mà mình thực sự không có.
Bổn luận (Jñānaprasthāna) phân tích mạn thành chín loại: (1) Ngã thắng mạn, (2) ngã đẳng mạn, (3) ngã liệt mạn, (4) hữu thắng ngã mạn, (5) hữu đẳng ngã mạn, (6) hữu liệt ngã mạn, (7) vô thắng ngã mạn, (8) vô đẳng ngã mạn, (9) vô liệt ngã mạn.
T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarāgama-增壹阿含經), quyển 38, tr. 760a29-b1; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 7, kinh số 187, tr. 49a10-11; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá thích luận (阿毘達磨俱舍釋論), quyển 14, Phân biệt hoặc phẩm 5 (分別惑品5), tr. 254c28-255al; T. 26: Chúng sự phần a tỳ đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 1, ngũ pháp phẩm 1 (五法品1), tr. 627c4-5; T. 26: A-tỳ-đạt-ma tập dị môn túc luận (Abhidharmasaṃgīti-paryāya-pāda śāstra-阿毘達磨集異門足論), quyển 19, Cửu pháp phẩm 10 (九法品10), tr. 446b3-6; T. 26: A-tỳ-đạt-ma phẩm loại túc luận (Abhidharma-prakaraṇapāda-śāstra-阿毘達磨品類足論), quyển 1, Biện ngũ sự phẩm 1 (辯五事品1), tr. 693a29-b1; T. 31: Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tập luận (Mahāyānābhidharma-samuccaya-大乘阿毘達磨集論), quyển 4, đế phẩm 1 (諦品1), tr. 676c8-9; T. 31: Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tạp tập luận (Mahāyānābhidharma-samuccaya-vyākhyā-大乘阿毘達磨雜集論), quyển 6, Đế phẩm 1 (諦品1), tr. 723b20-21; T. 31: Đại thừa ngũ uẩn luận (Mahāyānapañcaskandhaprakaraṇa-大乘五蘊論), quyển 1, tr. 849a8-9; T. 28: A tỳ đàm ngũ pháp hành kinh (阿毘曇五法行經), quyển 1, tr. 999c6-8; T. 28: Xá lợi phất a tỳ đàm luận (舍利弗阿毘曇論), quyển 19, phi vấn phần (非問分), tr. 654a5-6.
[3] Đại trí độ luận, quyển 31, chương 43: 18 không: Bốn thứ điên đảo: (1) nơi bất tịnh điên đảo tưởng tịnh,, (2) nơi khổ điên đảo tưởng vui. (3) nơi vô thường điên đảo tưởng thường. (4) nơi vô ngã điên đảo tưởng ngã; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận, chương 5: phân biệt tùy miên: Bốn thứ điên đảo (viparyāsa): (1) Chấp vô thường (anitya) là thường (nitya), (2) chấp khổ (duḥkha) là lạc (sukha), (3) chấp bất tịnh (aśuci, aśubha) là tịnh (śuci), (4) chấp vô ngã (anātman) là ngã (ātman); Abhidharmakośa śāstra, Anuśayapañcamaṃ, tr. 283: Catvāro viparyāsāḥ, anitye nityam iti. Duḥkhe sukham iti. Aśucau śuci iti. Anatmani ātmam iti. (10); Prasannapadā, Candrakīrti (Nguyệt Xứng) XXIII 460, 7-461, 8.
[4] Đại trí độ luận,quyển 34.
[5] Đại trí độ luận,quyển 11, 29, 45, 46.
[6] T. 13: Phật thuyết Ban châu tam muội kinh (Pratyutpannasamādhi-sūtra-佛說般舟三昧經), tr. 897c25.
* Trang 344 *
Hết thảy luận nghị đều có lỗi lầm, chỉ trí tuệ Phật mới diệt các hý luận. Không có khuyết mất; mà hay dùng phương tiện tu các pháp lành, thế nên không nghi.
(Hết cuốn 49 theo bản Hán)
KINH: Vì sao Bồ-tát không chấp trước ngã? Vì rốt ráo vô ngã.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước chúng sinh, không chấp trước mạng sống, không chấp trước chúng số, cho đến kẻ biết, kẻ thấy? Vì các pháp rốt ráo không thể có được.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước đoạn kiến (uccheda-dṛṣṭi)? Không có pháp đoạn, vì các pháp rốt ráo không sinh.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước thường kiến (nitya-dṛṣṭi)? Vì nếu pháp không sinh là không có thường.
Vì sao Bồ-tát không nên thủ tướng? Vì không có các phiền não.
Vì sao Bồ-tát không nên chấp tác nhân? Vì các kiến chấp không thể có được.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước danh sắc? Vì tướng chỗ danh sắc không có.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước năm uẩn (pañcaskandha),
* Trang 345 *
không chấp trước mười hai nhập-(dvādaśāyatana), không chấp trước mười tám giới (aṣṭādaśa dhātavaḥ)? Vì tánh các pháp không có.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước ba cõi (trayo dhātavaḥ)? Vì tánh ba cõi không có.
Vì sao Bồ-tát không nên khởi tâm chấp trước? Vì sao Bồ-tát không nên khởi tâm nguyện? Vì sao Bồ-tát không nên khởi tâm nương tựa? Vì các pháp ấy tánh không có.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước nơi ý kiến nương Phật? Vì khởi ý kiến nương thì không thấy Phật.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước ý kiến nương Pháp? Vì Pháp không thể thấy.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước ý kiến nương Tăng? Vì Tăng tướng vô vi không thể nương.
Vì sao Bồ-tát không chấp trước ý kiến nương Giới? Vì tội vô tội đều không thể chấp trước.
Ấy là Bồ-tát an trụ trong địa thứ bảy có hai mươi pháp không nên chấp trước.
Vì sao Bồ-tát nên đầy đủ Không? Vì đầy đủ các pháp tự tướng không.
Vì sao Bồ-tát chứng Vô tướng? Vì không niệm các tướng.
Vì sao Bồ-tát biết vô tác? Vì đối với ba cõi không có tạo tác.
* Trang 346 *
Vì sao Bồ-tát ba phần thanh tịnh? Vì đầy đủ mười thiện đạo.
Vì sao Bồ-tát đối với hết thảy chúng sinh, trí tuệ và từ bi đầy đủ? Vì được tâm đại từ bi.
Vì sao Bồ-tát không niệm hết thảy chúng sinh? Vì thế giới thanh tịnh đầy đủ.
Vì sao Bồ-tát bình đẳng quán hết thảy pháp? Vì đối với các pháp không tổn giảm và tăng ích.
Vì sao Bồ-tát biết các pháp thật tướng? Vì thật tướng các pháp vô tri.
Vì sao Bồ-tát được vô sinh nhẫn? Vì các pháp không sinh không diệt, không khởi nhẫn.
Vì sao Bồ-tát được vô sinh trí (anutpāda-jñāna)? Vì biết danh và sắc chẳng sinh.
Vì sao Bồ-tát nói các pháp nhất tướng (eka-lakṣana)? Vì nhất tâm không hành theo hai tướng.
Vì sao Bồ-tát phá tướng phân biệt? Vì hết thảy pháp không phân biệt.
Vì sao Bồ-tát chuyển ức tưởng? Vì vô tưởng lớn nhỏ đều chuyển vậy.
Vì sao Bồ-tát chuyển thấy? Vì cái thấy đối với Thanh-văn, Bích-chi Phật chuyển.
Vì sao Bồ-tát chuyển phiền não? Vì dứt các phiền não.
* Trang 347 *
Vì sao Bồ-tát được địa vị định tuệ bình đẳng? Vì được Trí nhất thiết chủng.
Vì sao Bồ-tát điều phục ý? Vì đối với ba cõi không lay động.
Vì sao Bồ-tát tâm tịch diệt? Vì chế phục sáu căn.
Vì sao Bồ-tát được trí vô ngại? Vì được Phật nhãn.
Vì sao Bồ-tát không nhiễm ái? Vì bỏ sáu trần.
Ấy là Bồ-tát trú trong địa thứ bảy đầy đủ hai mươi pháp.
Thế nào là Bồ-tát thuận vào tâm chúng sinh? Là Bồ-tát lấy nhất tâm biết hết thảy tâm tâm số pháp của chúng sinh.
Thế nào là Bồ-tát dạo chơi các thần thông? Là dùng thần thông ấy đi từ một cõi Phật đến một cõi Phật, cũng không khởi tưởng cõi Phật.
Thế nào là Bồ-tát quán các cõi Phật? Là tự ở cõi mình thấy vô lượng cõi Phật, cũng không có tưởng cõi Phật.
Thế nào là Bồ-tát như cõi Phật đã được thấy? Là tự trang nghiêm cõi mình, ở địa vị Chuyển luân Thánh vương, đi khắp ba ngàn đại thiên thế giới để tự trang nghiêm.
Thế nào là Bồ-tát như thật quán thân Phật? Là
* Trang 348 *
như thật quán pháp thân.
Ấy là Bồ-tát trú ở địa thứ tám đầy đủ năm pháp.
Thế nào là Bồ-tát biết các căn cao thấp? Bồ-tát trú ở mười lực của Phật, biết cao thấp hạ của tất cả chúng sinh.
Thế nào là Bồ-tát làm thanh tịnh thế giới Phật? Là làm thanh tịnh chúng sinh vậy.
Thế nào là Bồ-tát như huyễn Tam-muội? Là trú ở Tam-muội ấy, thành biện được hết mọi sự, cũng không sinh tâm tướng.
Thế nào là Bồ-tát thường vào Tam-muội? Là Bồ-tát được Tam-muội quả báo sinh.
Thế nào là Bồ-tát theo thiện căn thích ứng của chúng sinh mà thọ thân? Là Bồ-tát biết chúng sinh có thiện căn được sinh phát mà vì họ thọ thân, để thành tựu chúng sinh.
Ấy là Bồ-tát trú ở địa thứ tám đầy đủ năm pháp.
Thế nào là Bồ-tát thọ lãnh phần độ chúng sinh trong vô biên thế giới? Là Bồ-tát độ thoát chúng sinh đáng được độ trong mười phương vô lượng thế giới như pháp của chư Phật.
Thế nào là Bồ-tát được như sở nguyện? Là sáu Ba-la-mật đầy đủ.
* Trang 349 *
Thế nào là Bồ-tát biết ngôn ngữ của các trời (deva), rồng (nāga), Dạ-xoa (Yakṣa), Càn-thát-bà (gandharva)? Là do sức từ vô ngại biện.[1]
Thế nào là Bồ-tát thành tựu thai sinh? Là Bồ-tát đời đời thường hóa sinh.
Thế nào là Bồ-tát thành tựu gia đình? Là Thường sinh vào đại gia.
Thế nào là Bồ-tát thành tựu nơi sinh? Là Hoặc sinh vào nhà Sát-lợi (kṣatriya), hoặc sinh vào nhà Bà-la-môn (Brāhmaṇa).
Thế nào là Bồ-tát thành tựu dòng họ? Là Bồ-tát sinh theo dòng họ đã sinh ra trong quá khứ.
Thế nào là Bồ-tát thành tựu quyến thuộc? Quyến thuộc thuần là các Đại Bồ-tát.
Thế nào là Bồ-tát thành tựu khi sinh ra? Là khi sinh ra có ánh sáng chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, cũng không chấp thủ tướng ấy.
Thế nào là Bồ-tát thành tựu xuất gia? Là khi xuất gia có vô lượng trăm ngàn ức chư thiên theo hầu xuất gia, các chúng sinh ấy chắc chắn đến Tam thừa.
Thế nào là Bồ-tát thành tựu cây Phật trang nghiêm? Là cây Bồ-đề ấy lấy vàng ròng làm gốc, bảy báu làm thân cây, thớ, cành, lá; ánh sáng của thân cây, thớ, cành, lá chiếu khắp mười phương vô số ba ngàn đại thiên thế giới (tri-sāhasra-mahā-sāhasra-loka-dhātu).
[1] Tứ vô ngại trí: Trí biết nghĩa vô ngại, trí biết pháp vô ngại, trí biết từ vô ngại và trí biết lạc thuyết vô ngại. Tham khảo Đại trí độ luận, quyển 25, tr. 246 a22-247b2: Từ vô ngại trí cũng gọi là Từ vô ngại biện, từ vô ngại giải. quyển 25, tr. 246 c10-21: Trí biết từ vô ngại: Dùng ngôn ngữ để nói cái nghĩa tên gọi, các thứ trang nghiêm ngữ ngôn, tùy căn cơ thích hợp dùng ngữ ngôn khiến cho hiểu rõ, đó là ngữ ngôn trời, rồng, Dạ-xoa, Can-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già, phi nhân. Ngữ ngôn Thích-đề Hoàn-nhân, Phạm thiên, Tứ thiên vương, thế chủ. Ngữ ngôn người, một lời, hai lời, nhiều lời, lược nói, rộng nói, ngữ ngôn nữ, ngữ ngôn nam, ngữ ngôn quá khứ, vị lai, hiện tại. Các ngữ ngôn như vậy làm cho điều được hiểu rõ. Tự nói, người khác nói, không có khen chê...vì cớ sao? Vì hết thảy pháp không ở trong ngữ ngôn. Ngữ ngôn chẳng phải thật nghĩa. Nếu ngữ ngôn là thật nghĩa, thời không thể dùng ngữ ngôn thiện nói điều bất thiện. Chỉ vì đưa vào Niết-bàn cho nên nói làm cho hiểu, chớ chấp trước ngữ ngôn. Lại nữa, dùng ngữ ngôn để khiến chúng sanh thật hành theo pháp nghĩa. Vì ngữ ngôn đều đưa vào trong thật tướng các pháp. Ấy gọi là trí biết từ vô ngại.
* Trang 350 *
Thế nào là Bồ-tát thành tựu đầy đủ hết thảy công đức thiện căn? Là Bồ-tát được chúng sinh thanh tịnh, cõi Phật cũng tịnh.
Ấy là Bồ-tát trú ở địa thứ chín đầy đủ mười hai pháp.
Thế nào là Bồ-tát trú ở địa thứ mười, nên biết Bồ-tát ấy như Phật? Nếu Bồ-tát ma-ha-tát đầy đủ sáu Ba-la-mật (ṣaḍ-pāramitā), bốn chỗ quán niệm (catvāri-smṛti-upasthānāni), cho đến mười tám pháp không chung (āveṇika-buddha-dharma), Trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) đầy đủ viên mãn, dứt hết thảy phiền não (kleśa) và tập khí (vāsanā), ấy là Bồ-tát ma-ha-tát trú ở địa thứ mười (Dharmamegha-bhūmi), nên biết Bồ-tát ấy như Phật.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát trú trong mười địa ấy, do sức phương tiện (vô sở đắc - ND) nên hành sáu Ba-la-mật, bốn chỗ quán niệm cho đến mười tám pháp không chung, trải qua Càn-tuệ địa (viṣkavidarśaṇabhūmi), Tánh địa (Gotra-bhūmi), Bát nhẫn địa (Aṣṭamakabhūmi), Kiến địa (Darśanabhūmi), Bạt địa (Tanubhūmi), Ly dục địa-(Vitarāgabhūmi), Dĩ tác địa (Kṛtāvibhūmi), Bích-chi Phật địa (Pratyekabuddhabhūmi), Bồ-tát địa-(Bodhisattvabhūmi); qua khỏi chín địa ấy, trú ở Phật địa (Buddhabhūmi), ấy là Bồ-tát mười địa của Bồ-tát .
Như vậy, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa.
LUẬN: Luận giả nói: Ngã v.v... hai mươi pháp không thể có được[1] nên không chấp trước. Lý do không thể có được như trước đã mỗi mỗi nói.
[1] Đại trí độ luận, quyển 12: Ta có các thứ tên chữ như người, trời, trai, gái, người thí, người nhận, người thọ khổ, người thọ vui, súc sanh v.v... đều chỉ có tên gọi, mà thật pháp thì không thể có được. . Quyển 55; Không thể có được (我不可得): Đại trí độ luận, quyển 12, tr. 148 b3-150 a17: Lại nữa, thật tánh của thần ngã ấy quyết chắc là không thể có được. Hoặc nó có tướng thường, tướng phi thường, tướng tự tại, tướng chẳng tự tại, tướng làm, tướng chẳng làm, tướng sắc, tướng chẳng sắc; các tướng như vậy đều không thể có được; quyển 31, tr. 295 c-296a, quyển 42, tr. 364 c21-365 a15, quyển 42, tr. 368 c28-369 a24 v 42, tr. 368 c28-369 a24.
* Trang 351 *
Chấp ngã cho đến kẻ biết kẻ thấy, chấp Phật, chấp tăng là nhiếp vào chúng sinh không (ātma-śūnyatā), các kiến chấp ấy không nên chấp trước. Còn chấp đoạn-(uccheda-dṛṣṭi), chấp thường (nitya-dṛṣṭi) cho đến chấp giới (Śīla-dṛṣṭa), là nhiếp vào pháp không (dharma-nairātmya) nên không nên chấp trước.[1]
Hỏi: Các kiến chấp khác có thể biết, còn kiến chấp về nhân thế nào?
Đáp: Hết thảy pháp hữu vi (saṃskṛta-dharma), triển chuyển làm nhân làm quả. Đối với pháp ấy tâm đắm trước thủ tướng sinh chấp kiến, ấy gọi là kiến chấp về nhân. Đó là chẳng phải nhân mà nói nhân; hoặc chấp nhân và quả là một, là khác v.v...
Đầy đủ không là, nếu Bồ-tát tu hành đủ mười tám không (aṣṭādaśaśūnyatā)[2] ấy gọi là đầy đủ không.
* Lại nữa, tu hành hai không là chúng sinh không (ātma-śūnyatā) và pháp không (dharma-nairātmya), ấy gọi là đầy đủ không.[3]
* Lại nữa, nếu Bồ-tát tu được rốt ráo không (atyanta-śūnyatā) mà không đắm trước rốt ráo không ấy, gọi là đầy đủ không.
Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao trong Kinh trên đây Phật chỉ nói tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā)?
Đáp: Ba thứ không là chúng sinh không (ātma-śūnyatā), pháp không (dharma-nairātmya), rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), đều là tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā). Vì Bồ-tát trú ở địa thứ sáu (Abhimukhi) có phước đức (puṇya) nên lợi căn (tikṣa-indriya), lợi căn nên phân biệt thủ tướng các pháp. Vì vậy, ở trong địa thứ bảy lấy tự tướng không làm đầy đủ không.
Phật hoặc có khi nói hữu vi không (saṃskṛta-śūnyatā), vô vi không (asaṃskṛta-śūnyatā), gọi là đầy đủ không.
[1] Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 20, tr.207b2-5, quyển 31, tr.287b13-14, quyển 50, tr.417b3-4
[2] Đại trí độ luận, quyển 32, chương 43: mười tám không: Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, các pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.
[3] Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 50, phát thú phẩm 20 (發趣品20), tr.417b3-4.
* Trang 352 *
Hoặc có khi nói “bất khả đắc không” (anupalambha-śūnyatā) là đầy đủ không.
Chứng vô tướng là vô tướng tức Niết-bàn (nirvāṇa), có thể chứng không thể tu; không thể tu nên không được nói là biết, vì vô lượng vô biên không thể phân biệt nên không thể là đầy đủ.
Biết vô tác là ba việc không (śūnyatā), vô tướng (animita), vô tác (apraṇihita) tuy đều chung là biết, song hai việc là không, vô tướng thay đổi nghĩa mà lập tên là tu không, chứng vô tướng, còn vô tác thời chỉ có biết tên thôi.
Ba phần thanh tịnh là mười thiện đạo (daśakuśala-pathāni) gồm thân ba, miệng bốn, ý ba, ấy gọi là ba phần. Giải thoát môn (trīṇi vimokṣa-mukhāni), trên đã nói nên ở đây không nói lại.[1]
Ba phần thanh tịnh là hoặc có người nghiệp thân thanh tịnh (Daśakuśala-karma-pathāni), nghiệp miệng không thanh tịnh; nghiệp miệng thanh tịnh, nghiệp thân không thanh tịnh; hoặc nghiệp thân miệng thanh tịnh, nghiệp ý không thanh tịnh. Hoặc có thế gian ba nghiệp đều thanh tịnh mà chưa thể xa lìa chấp trước, còn Bồ-tát ấy ba nghiệp thanh tịnh lại xa lìa chấp trước, ấy gọi là ba phần thanh tịnh.
Đầy đủ trí từ bi đối với chúng sinh là, từ bi có ba là chúng sinh duyên, pháp duyên, vô duyên.[2] Trong đây nói vô duyên đại bi gọi là đầy đủ. Nghĩa là pháp không cho đến thật tướng cũng không, ấy gọi là vô duyên đại bi. Bồ-tát sâu vào thật tướng, vậy sau thương nghĩ đến chúng sinh; thí như người có một người con, được vật báu tốt, tâm rất thương tưởng, muốn lấy đem cho.
[1] Đại trí độ luận, quyển 50, tr. 417 b2-15. … Vì sao Bồ-tát nên đầy đủ Không? Vì đầy đủ các pháp tự tướng không. Vì sao Bồ-tát chứng Vô tướng? Vì không niệm các tướng. Vì sao Bồ-tát biết vô tác? Vì đối với ba cõi không có tạo tác.
[2] Đại trí độ luận, quyển 40, tr. 350, b25-29; quyển 20, tr. 208c-209a: Vô duyên từ: là tâm từ chỉ chư Phật mới có; vì cớ sao, vì tâm chư Phật không trụ trong tánh hữu vi, vô vi; không nương tựa đời quá khứ, vị lai, hiện tại; biết các duyên không thật, đều là điên đảo hư dối, nên tâm không duyên gì. Song vì thấy chúng sanh không biết thật tướng của các pháp, mà phải bị qua lại năm đường, tâm đắm theo các pháp, phân biệt lấy, bỏ; nên Phật đem trí tuệ biết về thật tướng các pháp, khiến cho chúng sanh ngộ được; ấy gọi là vô duyên từ.
* Trang 353 *
Hoặc có khi nói “bất khả đắc không” (anupalambha-śūnyatā) là đầy đủ không.
Chứng vô tướng là vô tướng tức Niết-bàn (nirvāṇa), có thể chứng không thể tu; không thể tu nên không được nói là biết, vì vô lượng vô biên không thể phân biệt nên không thể là đầy đủ.
Biết vô tác là ba việc không (śūnyatā), vô tướng (animita), vô tác (apraṇihita) tuy đều chung là biết, song hai việc là không, vô tướng thay đổi nghĩa mà lập tên là tu không, chứng vô tướng, còn vô tác thời chỉ có biết tên thôi.
Ba phần thanh tịnh là mười thiện đạo (daśakuśala-pathāni) gồm thân ba, miệng bốn, ý ba, ấy gọi là ba phần. Giải thoát môn (trīṇi vimokṣa-mukhāni), trên đã nói nên ở đây không nói lại.[1]
Ba phần thanh tịnh là hoặc có người nghiệp thân thanh tịnh (Daśakuśala-karma-pathāni), nghiệp miệng không thanh tịnh; nghiệp miệng thanh tịnh, nghiệp thân không thanh tịnh; hoặc nghiệp thân miệng thanh tịnh, nghiệp ý không thanh tịnh. Hoặc có thế gian ba nghiệp đều thanh tịnh mà chưa thể xa lìa chấp trước, còn Bồ-tát ấy ba nghiệp thanh tịnh lại xa lìa chấp trước, ấy gọi là ba phần thanh tịnh.
Đầy đủ trí từ bi đối với chúng sinh là, từ bi có ba là chúng sinh duyên, pháp duyên, vô duyên.[2] Trong đây nói vô duyên đại bi gọi là đầy đủ. Nghĩa là pháp không cho đến thật tướng cũng không, ấy gọi là vô duyên đại bi. Bồ-tát sâu vào thật tướng, vậy sau thương nghĩ đến chúng sinh; thí như người có một người con, được vật báu tốt, tâm rất thương tưởng, muốn lấy đem cho.
Không nghĩ đến hết thảy chúng sinh là vì đầy đủ thế giới thanh tịnh.
Hỏi: Nếu không nghĩ đến chúng sinh làm sao có thể làm thanh tịnh cõi Phật?
Đáp: Bồ-tát khiến chúng sinh trú ở mười thiện đạo, là trang nghiêm cõi Phật. Tuy trang nghiêm mà chưa được vô ngại trang nghiêm. Nay Bồ-tát giáo hóa chúng sinh mà không thủ tướng chúng sinh nên các thiện căn phước đức thanh tịnh, các thiện căn phước đức thanh tịnh ấy là vô ngại trang nghiêm.
Bình đẳng quán hết thảy pháp là như đã nói trong phẩm Pháp đẳng nhẫn.[3] Trong đây Phật tự nói đối với các pháp không thấy thêm bớt.
Biết thật tướng các pháp là như trước đã nhiều cách nói rộng.[4]
Vô sinh pháp nhẫn là đối với thật tướng các pháp không sinh không diệt, tin thọ thông suốt vô ngại không thối chuyển, ấy gọi là Vô sinh nhẫn.
Vô sinh trí là đầu nhẫn sau trí; thô là nhẫn, tế là trí. Ở đây Phật tự nói trí biết danh và sắc bất sinh.
Nói các pháp một tướng là Bồ-tát biết trong ngoài mười hai nhập đều là lưới ma, hư dối không thật, sáu thức sinh từ trong đó cũng là lưới ma, hư dối. Thế nào là thật? duy pháp không hai, không mắt, không sắc, cho đến không ý không pháp v.v... ấy gọi là thật. Khiến chúng sinh xa lìa mười
[1] Đại trí độ luận, quyển 50, tr. 417 b2-15. … Vì sao Bồ-tát nên đầy đủ Không? Vì đầy đủ các pháp tự tướng không. Vì sao Bồ-tát chứng Vô tướng? Vì không niệm các tướng. Vì sao Bồ-tát biết vô tác? Vì đối với ba cõi không có tạo tác.
ì. Song vì thấy chúng sanh không biết thật tướng của các pháp, mà phải bị qua lại năm đường, tâm đắm theo các pháp, phân biệt lấy, bỏ; nên Phật đem trí tuệ biết về thật tướng các pháp, khiến cho chúng sanh ngộ được; ấy gọi là vô duyên từ.
[2] Đại trí độ luận, quyển 40, tr. 350, b25-29; quyển 20, tr. 208c-209a: Chúng sanh duyên từ: Đối với mười phương chúng sanh trong năm đường, lấy một tâm từ xem đó như cha như mẹ, như anh em, chị em, con cháu, tri thức; thường cầu sự tốt đẹp cho họ; muốn làm cho họ được lợi ích an ổn. Tâm như vậy biến khắp chúng sanh trong mười phương. Tâm từ như vậy, gọi là chúng sanh duyên từ.
Pháp duyên từ: là hàng A-la-hán lậu tận, Bích-chi Phật và chư Phật. Các bậc Thánh nhân phá hết tướng tự ngã, diệt hết tướng nhất dị; chỉ quán tất cả đều do nhân duyên tương tục sanh các dục. Khi bậc Thánh thương nghĩ đến chúng sanh, thấy đều do nhân duyên hòa hiệp tương tục sanh, chỉ là không. Năm uẩn tức là chúng sanh, nghĩ đến năm uẩn ấy, nên đem từ tâm nghĩ đến chúng sanh vì không biết pháp không ấy nên thường một mặt mong muốn được vui. Thánh nhân thương xót làm cho được vui theo ý muốn. Đây là vì theo pháp thế tục, nên gọi là pháp duyên từ.
Vô duyên từ: là tâm từ chỉ chư Phật mới có; vì cớ sao, vì tâm chư Phật không trụ trong tánh hữu vi, vô vi; không nương tựa đời quá khứ, vị lai, hiện tại; biết các duyên không thật, đều là điên đảo hư dối, nên tâm không duyên gì. Song vì thấy chúng sanh không biết thật tướng của các pháp, mà phải bị qua lại năm đường, tâm đắm theo các pháp, phân biệt lấy, bỏ; nên Phật đem trí tuệ biết về thật tướng các pháp, khiến cho chúng sanh ngộ được; ấy gọi là vô duyên từ.
[3] Đại trí độ luận, quyển 5, tr. 97 b22-29: Thế nào gọi là Pháp đẳng nhẫn? Pháp thiện, pháp bất thiện, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi v.v... với các pháp như vậy mà vào bất nhị pháp môn (advayadharmamukhapravesaparivarta), vào thật pháp tướng môn. Vào như vậy rồi, ở trong đó, khi thâm nhập thật tướng các pháp, thì tâm nhẫn mà trực nhập, không tránh, không ngại, ấy gọi là Pháp đẳng nhẫn.
[4] Đại trí độ luận, quyển 43, tr. 25, 370 a21-c23: Bát-nhã ba-la-mật là thật tướng hết thảy pháp, không thể phá, không thể hoại, hoặc có Phật, hoặc không có Phật, thường trú các pháp tướng, pháp vị.
* Trang 354 *
hai nhập nên thường dùng nhiều nhân duyên nói pháp không hai ấy.
Phá tướng phân biệt là Bồ-tát trú ở trong pháp không hai ấy, phá các pháp sở duyên phân biệt trai gái, dài ngắn, lớn nhỏ v.v...
Chuyển ức tưởng là phá nội tâm ức tưởng phân biệt các pháp.
Chuyển kiến là Bồ-tát trước chuyển các tà kiến, ngã kiến, biên kiến v.v... vậy sau mới vào đạo. Nay chuyển pháp kiến, Niết-bàn kiến, vì các pháp không có tướng nhất định.
Chuyển Niết-bàn là chuyển Thanh-văn, Bích-chi Phật kiến mà thẳng đến Phật đạo.
Chuyển phiền não là Bồ-tát lấy lực phước đức, trì giới, chiết phục phiền não thô, an ổn hành đạo, chỉ còn có ái, kiến, mạn vi tế, nay cũng xa lìa phiền não vi tế.
* Lại nữa, Bồ-tát dùng trí tuệ thật quán phiền não ấy tức là thật tướng; ví như người có thần thông, hay chuyển bất tịnh thành tịnh.
Địa vị định tuệ bình đẳng là Bồ-tát ở ba địa đầu tuệ nhiều định ít, chưa thể nhiếp tâm; ba địa kế tiếp định nhiều tuệ ít, vì vậy nên không vào được Bồ-tát vị. Nay chúng sinh không, pháp không, định tuệ bình đẳng nên có thể an ổn hành Bồ-tát đạo, từ địa vị bất thối dần dần đến được địa vị Trí nhất thiết chủng.
Điều ý là Bồ-tát trước ức niệm già, bệnh, chết, ba ác
* Trang 355 *
đạo, thương xót chúng sinh nên điều phục tâm ý, khiến biết thật tướng các pháp, không đắm trước ba cõi, không đắm trước ba cõi nên tâm ý điều phục.
Tâm tịch diệt là Bồ-tát vì Niết-bàn nên đối với năm dục chiết phục năm thức. Vì ý thức khó chiết phục, nên nay trú ở địa thứ bảy, ý thức tịch diệt.
Trí vô ngại là Bồ-tát được Bát-nhã ba-la-mật, đối với các pháp thật chẳng thật, được vô ngại. Được đạo tuệ ấy, đưa hết thảy chúng sinh khiến vào thật pháp, được giải thoát vô ngại, được Phật nhãn, đối với hết thảy pháp vô ngại.
Hỏi: Trong địa thứ bảy cớ sao nói được Phật nhãn?
Đáp: Trong ấy hãy học Phật nhãn đối với các pháp vô ngại, giống như Phật nhãn.
Chẳng nhiễm ái là Bồ-tát tuy trú ở địa thứ bảy được lực trí tuệ, song còn có nhân duyên đời trước, nên có nhục thân này. Khi vào thiền định thời không nhiễm đắm, khi ra thiền định thời có tập khí nhiễm đắm, tùy theo mắt thịt trông thấy, thấy người đẹp thì thân ái; hoặc ái trước trí tuệ thật pháp của địa thứ bảy, cho nên Phật dạy hành tâm xả đối với sáu trần, không thủ lấy tướng tốt xấu (xong Địa thứ bảy).
Thuận vào tâm chúng sinh là Bồ-tát ở trong địa thứ tám, quán thuận theo chỗ tâm xu hướng của chúng sinh, phát động tư duy, niệm sâu quán thuận, dùng trí tuệ phân biệt biết chúng sinh ấy vĩnh viễn không có nhân duyên đắc độ, chúng sinh ấy trải qua vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, sau mới đắc
* Trang 356 *
độ, chúng sinh ấy trải qua một kiếp, hai kiếp, cho đến muôn kiếp mới đắc độ; chúng sinh ấy trải một đời, hai đời, cho đến đắc độ ngay trong đời này; chúng sinh ấy hoặc tức thời đắc độ; là thuần thục là chưa thuần thục; người ấy có thể dùng Thanh-văn thừa mà độ thoát, người ấy có thể dùng Bích-chi Phật thừa mà độ thoát. Thí như lương y thăm bệnh, biết sắp lành hoặc có thể trị hoặc không thể trị.
Dạo chơi các thần thông là trước được các thần thông, nay được dạo chơi tự tại, đi đến vô lượng vô biên thế giới. Bồ-tát khi ở trong địa thứ bảy, muốn thủ chứng Niết-bàn. Bấy giờ có các nhân duyên và chư Phật mười phương ủng hộ, trở lại sinh khởi tâm muốn độ chúng sinh, khéo trang nghiêm thần thông, theo ý tự tại, cho đến trong vô lượng vô biên thế giới, không gì trở ngại, thấy các nước Phật, cũng không chấp thủ tướng nước Phật.
Xem các nước Phật là có Bồ-tát dùng sức thần thông bay đến mười phương, xem các thế giới thanh tịnh, thủ lấy tướng ấy muốn tự trang nghiêm nước mình; có Bồ-tát được Phật đem đến mười phương chỉ cho thế giới thanh tịnh, thủ lấy tướng thế giới thanh tịnh, tự phát nguyện tu hành, như đức Phật Thế Tự Tại Vương đem Tỳ-kheo Pháp Tích[1] đến mười phương chỉ cho thế giới thanh tịnh; hoặc có Bồ-tát tự ở nước mình, dùng thiên nhãn thấy thế giới thanh tịnh ở mười phương, lúc đầu thủ lấy tướng tịnh, lúc sau được tâm không nhiễm trước, nên trở lại bỏ. Tự trang nghiêm nước mình như nước Phật đã được trông thấy như trước đã nói.[2]
[1] T. 12: Phật thuyết vô lượng thọ kinh (Aparimitāyus Sūtra-佛說無量壽經), quyển 1, tr. 267b19-c13; Đại trí độ luận, quyển 10, tr. 134 b4-10: Hỏi: Còn có các thế giới thanh tịnh ở mười phương, như thế giới An lạc của Phật A-di-đà v.v..., sao chỉ lấy thế giới Phổ Hoa làm thí dụ? Đáp: Thế giới của Phật A-di-đà không bằng thế giới của Phật Hoa Tích, vì cớ sao? Tỳ-kheo Pháp Tích tuy được Phật dẫn đến mười phương xem thế giới thanh tịnh, nhưng vì sức công đức mỏng không thể thấy được thượng diệu thanh tịnh. Do vậy thế giới không bằng.
[2] Đại trí độ luận, quyển 10, tr. 134 b; quyển 38, tr. 342 c28-343 a4, quyển 39, tr. 344 b1-16.
>[2]Đại trí độ luận, quyển 40, tr. 350, b25-29; quyển 20, tr. 208c-209a: Chúng sanh duyên từ: Đối với mười phương chúng sanh trong năm đường, lấy một tâm từ xem đó như cha như mẹ, như anh em, chị em, con cháu, tri thức; thường cầu sự tốt đẹp cho họ; muốn làm cho họ được lợi ích an ổn. Tâm như vậy biến khắp chúng sanh trong mười phương. Tâm từ như vậy, gọi là chúng sanh duyên từ.
Pháp duyên từ: là hàng A-la-hán lậu tận, Bích-chi Phật và chư Phật. Các bậc Thánh nhân phá hết tướng tự ngã, diệt hết tướng nhất dị; chỉ quán tất cả đều do nhân duyên tương tục sanh các dục. Khi bậc Thánh thương nghĩ đến chúng sanh, thấy đều do nhân duyên hòa hiệp tương tục sanh, chỉ là không. Năm uẩn tức là chúng sanh, nghĩ đến năm uẩn ấy, nên đem từ tâm nghĩ đến chúng sanh vì không biết pháp không ấy nên thường một mặt mong muốn được vui. Thánh nhân thương xót làm cho được vui theo ý muốn. Đây là vì theo pháp thế tục, nên gọi là pháp duyên từ.
Vô duyên từ: là tâm từ chỉ chư Phật mới có; vì cớ sao, vì tâm chư Phật không trụ trong tánh hữu vi, vô vi; không nương tựa đời quá khứ, vị lai, hiện tại; biết các duyên không thật, đều là điên đảo hư dối, nên tâm không duyên gì. Song vì thấy chúng sanh không biết thật tướng của các pháp, mà phải bị qua lại năm đường, tâm đắm theo các pháp, phân biệt lấy, bỏ; nên Phật đem trí tuệ biết về thật tướng các pháp, khiến cho chúng sanh ngộ được; ấy gọi là vô duyên từ.
* Trang 357 *
Địa thứ tám này gọi là Chuyển luân địa, giống như chuyển Luân thánh vương cưỡi xe báu đi đến đâu không bị chướng ngại, không có oán địch, Bồ-tát ở trong địa này, hay mưa pháp bảo làm mãn nguyện chúng sinh, không có chướng ngại, cũng hay thủ lấy tướng nước Phật mà tự trang nghiêm nước mình.
Như thật quán thân Phật là quán thân chư Phật như huyễn như hóa, chẳng nhiếp thuộc năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc ngần ấy sắc theo chỗ thấy của chúng sinh bởi nghiệp nhân duyên đời trước. Trong đây Phật tự nói, thấy Pháp thân ấy là thấy Phật. Pháp thân là pháp bất khả đắc không; pháp bất khả đắc không là các pháp sinh ra theo bên nhân duyên, không có tự tánh.
Biết các căn cao thấp là như đã nói trong đoạn mười lực.[1] Bồ-tát trước biết tâm sở hành của hết thảy chúng sinh, ai thuần thục, ai lanh lợi, ai bố thí nhiều, ai trí tuệ nhiều, nhân người có nhiều mà độ thoát.
Tịnh thế giới Phật là, có hai thứ tịnh: Một là Bồ-tát tự tịnh thân mình, hai là tịnh tâm chúng sinh, khiến tu đạo thanh tịnh. Do nhân duyên kia với ta thanh tịnh nên theo sở nguyện mà được thế giới thanh tịnh.
Vào Tam-muội như huyễn[2] là như người huyễn thuật ở một chỗ mà làm, các việc huyễn đầy khắp thế giới, nào bốn thứ binh chủng,[3] cung điện thành quách, uống ăn ca múa giết chết, sống, ưu, khổ v.v... Bồ-tát cũng như vậy, ở trong Tam-
[1] Đại trí độ luận, quyển 24, tr. 238c27-239a26.
[2] T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 7, tr. 198 b27-28: Như huyễn tam muội, Bồ-tát trú ở tam muội này thời có thể biến hiện hết thảy không có chỗ nào không vào, tâm vô sở trú; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 4, tr. 27 c19-21: Thường tọa như huyễn tam muội, biết được việc làm công đức của chúng sanh, mỗi mỗi tùy theo đó mà thành tựu; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra -摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, tr.257 b26-27: Vào như huyễn tam muội, thường vào tam muội, tùy chúng sanh ứng thiện căn thọ thân.
[3] T. 10: Tối thắng vấn Bồ-tát thập trú trừ cấu đoạn kết kinh (最勝問菩薩十住除垢斷結經), quyển 8, tr. 1030 c5-6: Bốn thứ binh chủng: voi binh (tượng binh), ngựa binh (mã binh), xe binh (xa binh) và bộ binh; T. 3: Phật bản hành tập kinh (Buddhacarita-佛本行集經), quyển 28, tr. 785 b5; T. 9: Đại pháp cổ kinh (Mahābherīhāraka-parivarta-大法鼓經), quyển 1, tr. 292 a1-2.
* Trang 358 *
muội này có thể biến hóa ở mười phương thế giới; đầy khắp trong đó, trước làm bố thí no đủ cho chúng sinh, sau thuyết pháp giáo hóa; phá hoại ba đường ác, sau mới an lập chúng sinh nơi ba thừa, tất cả việc có thể lợi ích không việc gì không thành tựu. Tâm Bồ-tát ấy không động, cũng không thủ lấy tướng của tâm.
Thường vào Tam-muội là Bồ-tát được Tam-muội như huyễn v.v... Tâm làm lụng tạo tác nên nay chuyển thân được Báo sinh Tam-muội (Tam-muội phát sinh theo quả báo chứ không phải theo sự tu tập hiện tại - ND); như người thấy sắc, không dùng tâm lực. Ở trong Tam-muội này, độ chúng sinh an ổn, hơn Tam-muội như huyễn, tự nhiên thành việc, không cần làm lụng, như người cầu tài có khi do sức làm lụng mà được, có khi tự nhiên được.
Tùy theo thiện căn thích ứng của chúng sinh mà thọ thân là Bồ-tát được hai thứ Tam-muội, hai thứ thần thông, do tu hành được và do quả báo được, biết dùng thân gì, ngôn ngữ gì, nhân duyên gì, việc gì, đạo gì, phương tiện gì, để mà thọ thân, cho đến thọ thân súc sinh để mà hóa độ (xong Địa thứ tám).
Thọ lãnh phần độ chúng sinh trong vô biên thế giới là sáu nẽo chúng sinh trong vô lượng vô vố mười phương thế giới, là phần đáng độ mà Bồ-tát giáo hóa để độ. Thế giới có ba loại là tịnh, bất tịnh, lẫn lộn. Chúng sinh trong ba loại thế giới ấy, hạng đáng được độ có lợi ích, thời đều thu nhiếp hết. Ví như đốt đèn là vì người có mắt, chứ không vì
* Trang 359 *
người mù. Bồ-tát cũng như vậy, hoặc người trước đã có nhân duyên, hoặc người mới làm nhân duyên.
* Lại nữa, ba ngàn đại thiên thế giới, gọi là một thế giới, một thời sinh khởi, một thời hoại diệt. Mười phương thế giới như hằng hà sa như vậy là một Phật thế giới.[1] Phật thế giới như vậy, số như hằng hà sa thế giới, là một biển thế giới Phật. Biển thế giới Phật như vậy, số như hằng hà sa thế giới mười phương là một Phật thế giới chủng. Thế giới chủng như vậy, mười phương vô lượng, ấy gọi là một thế giới Phật. Đối với hết thảy thế giới thủ lấy phần như vậy, ấy gọi là phần chúng sinh được độ của một đức Phật.
Được như sở nguyện là Bồ-tát phước đức trí tuệ đầy đủ, nên không ước nguyện gì không được. Người nghe nói phần chúng sinh được độ trong vô lượng vô biên thế giới nghi không thể làm được, thế nên tiếp nói sở nguyện được như ý. Trong đây Phật tự nói sáu Ba-la-mật đầy đủ, năm độ thời phước đức đầy đủ, Bát-nhã thời trí tuệ đầy đủ.
Biết ngôn ngữ các trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà là như tôi ở trên kia nói, phước đức trí tuệ đầy đủ, sở nguyện được như ý. Biết ngôn ngữ của kẻ khác tức là việc ước nguyện.
* Lại nữa, Bồ-tát được trí túc mạng thanh tịnh nên biết được hết thảy ngôn ngữ ở những nơi sinh ra.
* Lại nữa, được nguyện trí nên biết tâm của người lập danh, cưỡng lập danh tự ngữ ngôn.
[1] T. 9: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra- 大方廣佛華嚴經), quyển 46, tr. 692 b16-21: Đối trong một niệm biến đến mười phương một Phật thế giới, trăm Phật thế giới, ngàn Phật thế giới, trăm ngàn Phật, vô lượng Phật thế giới, cho đến bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới chư Phật. Thế giới Diêm-phù-đề vi trần, cho đến bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần v.v. .. thế giới, đều được thấy hết thảy chư Phật và quyến thuộc trong thế giới đó.
* Trang 360 *
* Lại nữa, Bồ-tát được Tam-muội biết ngôn ngữ chúng sinh nên thông suốt hết thảy ngôn ngữ không trở ngại.
* Lại nữa, tự được bốn trí vô ngại, còn học bốn trí vô ngại của Phật, vì vậy nên biết ngôn ngữ âm thanh của chúng sinh.
Ở thai thành tựu là có người nói Bồ-tát cưỡi voi trắng, có vô lượng chư thiên Đâu-suất vây quanh cung kính cúng dường, hầu hạ vào thai mẹ; có người nói mẹ Bồ-tát được lực Tam-muội như huyễn nên làm cho bụng lớn rộng vô lượng, hết thảy ba ngàn đại thiên thế giới Bồ-tát, trời, rồng, quỷ, thần đều được vào ra trong thai. Do nhân duyên nghiệp phước đức của Bồ-tát chiêu cảm nên đã sẵn có cung điện đài quán, giường tọa trang nghiêm, treo màn rũ phan, rải hoa đốt hương, vậy sau Bồ-tát hạ đến ở đó. Cũng do lực Tam-muội nên xuống vào thai mẹ mà ở trên trời Đâu-suất vẫn như cũ.
Sinh thành tựu là Bồ-tát khi sắp sinh, chư Thiên, rồng, quỷ, thần, trang nghiêm ba ngàn đại thiên thế giới, lúc ấy có tòa hoa sen bảy báu, tự nhiên hiện ra. Từ trong thai mẹ có vô lượng Bồ-tát ra trước, ngồi trên hoa sen chấp tay tán thán, chờ đợi Bồ-tát và các trời, rồng, quỷ, thần, tiên, thánh, ngọc nữ v.v... đều chấp tay một lòng mong thấy Bồ-tát sinh, vậy sau Bồ-tát mới từ hông bên phải của mẹ sinh ra, như trăng tròn từ trong mây xuất hiện, phóng hào quang lớn chiếu vô lượng thế giới. Lúc ấy có tiếng lớn, vang khắp mười phương thế giới, xướng rằng: Vị Bồ-tát ở nước ấy sinh thân cuối cùng. Hoặc có Bồ-tát hóa sinh trong hoa sen. Trong bốn
* Trang 361 *
cách sinh, Bồ-tát hoặc thai sinh hoặc hóa sinh; trong bốn chủng người, Bồ-tát sinh vào hai chủng tánh Sát-lợi hoặc Bà-la-môn, vì sinh vào hai chủng tánh này thì được mọi người yêu quý.
Nhà thành tựu là nhà Bà-la-môn có trí tuệ, nhà Sát-lợi có thế lực. Bà-la-môn lợi ích đời sau, Sát-lợi lợi ích đời này. Hai chủng tánh có ích ở đời nên Bồ-tát sinh ở trong đó.
* Lại nữa, nhà có các pháp công đức, nghĩa là không thối chuyển, sinh, ấy gọi là gia sinh thành tựu.
Dòng họ thành tựu là Bồ-tát ở trên trời Đâu-suất xem thế gian dòng họ nào quý, có thể thu nhiếp chúng sinh, tức sinh vào nơi dòng họ đó. Như trong bảy đức Phật, ba đức Phật đầu Tỳ-bà-thi, Thi-khí, Tỳ-xá-phù, sinh trong dòng họ Kiều-trần-như; ba đức Phật kế tiếp Câu-lưu-tôn, Câu-na-hàm Mâu-ni, Ca-diếp sinh trong dòng họ Ca-diếp. Còn đức Phật Thích-ca Mâu-ni sinh trong dòng họ Kiều-đàm.
* Lại nữa, Bồ-tát ban đầu tâm sâu xa bền chắc, ấy gọi là dòng họ của chư Phật. Có người nói: Được vô sinh pháp nhẫn, ấy là dòng họ của chư Phật; lúc ấy được khí phần Trí nhất thiết chủng của Phật, như hạng người tánh địa trong pháp Thanh-văn.
Quyến thuộc thành tựu là đều thuần người trí, người lành, đời đời nhóm công đức. Trong đây Phật tự nói thuần lấy Bồ-tát làm quyến thuộc, như trong Kinh Bất khả tư nghì[1] nói Cù-tỳ-gia là đại Bồ-tát.[2] Tất cả quyến thuộc đều là Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển. Dùng lực Tam-muội phương tiện
[1] Bất khả tư nghì kinh (不可思議經): Quyến thuộc Cù-tỳ-da đều trú ở địa vị bất thối.
[2] T. 10: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra-大方廣佛華嚴經), quyển 75, tr. 406 c8-17.
* Trang 362 *
tiện biến hóa làm nam làm nữ, chung làm quyến thuộc. Như Cư-sĩ-bảo của Chuyển luân Thánh vương,[1] là những Dạ-xoa, quỷ thần hiện làm thân người, cọng sự với người.
Xuất gia thành tựu là như Bồ-tát Thích-ca Văn đang đêm ở cung điện thấy các thể nữ, đều giống như chết; chư thiên quỷ thần mười phương, cầm đồ phan hoa cúng dường, phụng rước Bồ-tát đi ra. Lúc ấy, tuy Xa-nặc trước lãnh sắc lệnh vua Tịnh-phạn, nhưng lại theo ý Bồ-tát, tự dắt ngựa đến, sứ giả bốn thiên vương tiếp đở chân ngựa, vượt thành đi ra, vì để phá các phiền não, ma nhân nên chỉ cho mọi người thấy sự uế tạp tại gia rằng: Hạng người đại công đức quí trọng như thế mà còn xuất gia, huống gì hạng người phàm tiểu. Có các nhân duyên như vậy gọi là xuất gia thành tựu.
Trang nghiêm cây Phật thành tựu là trang nghiêm cây Bồ-đề như trước nói.[2] Trong đây Phật tự nói, cây Bồ-đề ấy lấy huỳnh kim làm gốc, bảy báu làm thân cây, thớ, cành, lá; ánh sáng của thân cây, thớ, cành, lá chiếu khắp mười phương vô lượng vô số thế giới Phật. Hoặc có đức Phật, lấy bảy báu của Bồ-tát trang nghiêm cây Phật, hoặc có vị không như vậy, vì cớ sao? Vì thần lực của chư Phật không thể nghĩ bàn; vì chúng sinh nên hiện các thứ trang nghiêm.
Hết thảy các thiện căn công đức đầy đủ là Bồ-tát ở trong địa thứ bảy phá các phiền não, lợi mình đầy đủ, vào ở địa thứ tám, địa thứ chín, lợi ích người khác, nghĩa là giáo hóa chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật. Lợi mình lợi người sâu xa rộng lớn, nên hết thảy công đức đầy đủ; như A-la-hán, Bích-
[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama- 增壹阿含經), quyển 1, tr. 552 a14-19: Lúc bấy giờ Trường thọ vương nhớ lời dạy của Vua, chưa từng tạm bỏ; lấy pháp trị hóa, không có a khúc, chưa trãi qua mười ngày, lại được làm chuyển luân thánh vương, bảy báu đầy đủ; đó là luân báu (xe), tượng báu (voi), mã báu (ngựa), châu báu, ngọc nữ báu, điện tạng bảo điện binh báu, ấy là bảy báu. Lại có ngàn người con trí tuệ dõng mãnh, có thể trừ được các khổ, thống lãnh bốn phương; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增壹阿含經), quyển 44, tr. 788 a9-23; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增壹阿含經), quyển 48, tr. 806 c28-807 a4.
[2] Đại trí độ luận, quyển 50.
* Trang 363 *
chi Phật nặng về tự lợi, nhẹ về lợi tha nên không gọi là đầy đủ. Chư thiên và tiểu Bồ-tát tuy có thể làm lợi ích mà tự mình chưa trừ hết phiền não, nên cũng không đầy đủ. Ấy gọi là công đức đầy đủ (xong Địa thứ chín).
Nên biết Bồ-tát ấy như Phật là Bồ-tát ngồi dưới cội cây như vậy, là vào địa thứ mười, gọi là Pháp vân địa (dharma-meghā). Ví như đám mây lớn trút mưa liên tục không nghỉ, tâm tự nhiên sinh vô lượng vô biên các Phật pháp thanh tịnh, niệm niệm vô lượng. Bấy giờ Bồ-tát nghĩ rằng: Tâm bọn Ma vương cõi Dục chưa hàng phục, nên phóng hào quang giữa hai chân mày, khiến trăm ức cung điện ma tối tăm không hiện, ma liền sân não, tập hợp binh chúng của nó đi đến bức não Bồ-tát. Bồ-tát hàng phục ma xong, mười phương chư Phật mừng công huân ấy, đều phóng hào quang giữa hai chân mày, chiếu vào đỉnh Bồ-tát. Lúc ấy, công đức của địa thứ mười có được, biến làm Phật pháp, dứt hết thảy tập khí phiền não, được giải thoát vô ngại, đủ mười lực, bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi v.v... vô lượng vô biên Phật pháp.
Lúc ấy đất chấn động sáu cách, trời mưa hoa hương, các Bồ-tát trời, người đều chấp tay tán thán.
Lúc ấy Phật phóng hào quang lớn chiếu khắp mười phương vô lượng thế giới, mười phương chư Phật, các Bồ-tát, trời, người lớn tiếng xướng rằng: Phương ấy, nước ấy, Bồ-tát ấy, ngồi ở đạo tràng thành tựu Phật sự, là hào quang ấy. Ấy gọi là Bồ-tát ở địa thứ mười như Phật.
* Trang 364 *
* Lại nữa, trong đây Phật còn nói tướng trạng địa thứ mười, là Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật do lực phương tiện nên trải qua Càn-tuệ địa (Viṣkavidarśaṇabhūmi) cho đến Bồ-tát địa (Bodhisattvabhūmi), trú ở Phật địa (Buddhabhūmi). Phật địa tức là địa thứ mười.
Bồ-tát tu mười địa như vậy, gọi là Phát thú Đại thừa.[1]
[1] Đại trí độ luận, quyển 50.
* Trang 365 *