Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 8
GIẢI THÍCH: MA-HA TÁT-ĐỎA
            KINH: Ma-ha tát-đỏa (Mahā-sattva).
            LUẬN: Hỏi: Sao gọi là Ma-ha Tát-đỏa?
            Đáp: Ma-ha là đại, Tát-đỏa là chúng sanh. Hoặc gọi là dũng tâm, vì tâm người này làm được việc lớn, vì tâm đại dũng mãnh không thối không lui, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.
            Lại nữa, là người đứng đầu bậc nhất trong nhiều chúng sanh, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.
            Lại nữa, ở giữa nhiều chúng sanh, khởi tâm đại từ đại bi, thành lập Đại thừa, thực hành đại đạo, được ở chỗ tối đại, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.
            Lại nữa, thành tựu các tướng của bậc đại nhân, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.
            Tướng Ma-ha Tát-đỏa như trong bài kệ tán Phật nói:
                        “Duy một mình Phật là đệ nhất,
                        Là cha mẹ ba cõi, là Nhất thiết trí,
                        Ở trong tất cả, không ai bằng,
                        Cúi lạy Thế Tôn, đấng hy hữu,
                        Phàm nhân thi ân vì lợi mình,
                        Đem của bố thí, cầu quả báo,

* Trang 194 *
device

                        Phật Đại nhân từ không việc ấy,
                        Lợi cả người oán, thân, thương, ghét.”[1]
            Lại nữa, vì có thể thuyết pháp phá trừ các phiền não đại tà kiến, đại ái mạn, đại ngã tâm cho mình và hết thảy chúng sanh, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.
            Lại nữa, chúng sanh mênh mông như biển cả, không đầu, không giữa, không cuối, dù có vị toán sư minh trí, trải qua vô lượng năm tính toán cũng không thể tính hết. Như Phật dạy Vô-tận-ý Bồ-tát rằng: “Ví như tất cả thế giới trong mười phương, cho đến biên tế của hư không, hợp lại thành một dòng nước, khiến vô số vô lượng chúng sanh chung nhau cầm một sợi tóc lấy một giọt nước đem đi. Lại có vô lượng vô số chúng sanh cũng chung nhau cầm một sợi tóc lấy một giọt nước đem đi. Cứ như vậy làm cho dòng nước kia hết sạch không còn, thì số chúng sanh vẫn không tính hết.[2] Với số chúng sanh vô biên, vô lượng, không thể đếm, không thể tư nghì ấy, mà hay cứu vớt hết, làm cho xa lìa khổ não, đặt vào trong chỗ thật vui vô vi an ổn; vì có đại tâm muốn độ nhiều chúng sanh ấy, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.
            Như trong kinh Bất Khả Tư Nghì,[3] Ưu-bà-di Âu-xá-na nói với Bồ-tát Tu-đạt-na rằng: “Các hàng Bồ-tát Ma-ha-tát, không vì độ một người mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không phải vì hai, ba, cho đến mười người; cũng không phải vì trăm, ngàn, vạn, mười vạn, trăm vạn, một ức, mười trăm ngàn vạn cho đến ức ức; cũng không phải vì A-do-tha ức chúng sanh mà phát tâm. Không phải vì Na-do-
 

[1] T. 85: Đại thông phương quảng sám hối diệt tội trang nghiêm thành phật kinh (大通方廣懺悔滅罪莊嚴成佛經), quyển 3, tr. 1351b12-19.
[2] T. 13: Đại phương đẳng đại tập kinh (大方等大集經), quyển 29, vô tận ý bồ tát phẩm 12 chi 3, tr. 199b22-c16;
[3] Tham khảo T. 9: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), quyển 47, (60 quyển), tr.  698c25-699b23; T. 20: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), quyển 64, (80 quyển), tr. 344b2-345a20; T. 9: Đại phương quảng đại trang nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), quyển 8, (40 quyển), tr. 695c6-697a24.
 
 

* Trang 195 *
device

tha, không phải vì A-già-đà chúng sanh. Cũng không phải chỉ vì Tần-ba-la, Ca-ca-la, A-ca-la, Bệ-bà-la, Ma-bà-la, Ba-đà, Đa-bà, Tỳ-bà-ha, Bố-ma, Niệm-ma, A-bà-ca, Ma-già-bà, Tỳ-la-già, Tăng-già-ma, Tỳ-tát-la, Vị-diêm-bà, Tỳ-xà-ca, Ty-lô-ha-tỳ-bạt-đế, Tỳ-ca-đa, Đâu-la, A-bà-la-na, Tha-bà-la, Tỳ-bà-na-bà, Miệu-tã, Độn-na-gia-tã, Hê-ba-la, Tỳ-bà-la, Tát-giá-đa, A-bạt-xà-đài, Tỳ-thi-đà, Nê-bà-la, Hê-lê-phù-đà, Ba-ma-đà-dạ, Tỷ-sơ-bà, A-lê-phù-đà, A-lê-tát-tã, Hê-vân-ca, Độ-ư-đa, A-lâu-na, Ma-lâu-đà, Xoa-dạ, Ô-la-đa, Mạt-thù-dạ-ma, Ta-ma-đà, Tỳ-ma-đà, Ba-ma-đà, A-mãn-đà-la, Bà-mãn-đa-la, Ma-đa-la, Hê-đâu-mạt-đa-la, Tỳ-ma-đa-la, Ba-la-đa-la, Thi-bà-đa-la, Hê-la, Vi-la, Đề-la, Chi-la, Sí-la, Thi-la, Tư-la, Ba-la, Di-la, Bà-la-la, Mê-lâu, Sí-lô, Ma-đổ-la, Tam-mâu-la, A-bà-dạ, Kiến-ma-la, Ma-ma-la, A-đạt-đa, Hê-lâu, Tỳ-lâu-bà, Ca-la-bạt, A-bà-bạt, Tỳ-bà-bạt, Bà-bà, A-la-bà, Ta-bà-bà-la, Mê-la-phù-la, Ma-giá-la, Đà-ma-la, Bà-ma-đà, Ni-già-ma, A-bạt-đa, Nê-đề-xá, A-xóa-dạ, Tam-phù-đà, Bà-ma-ma, A-bà-đà, Âu-bà-la, Ba-đầu-ma, Tăng-khư, Già-đề, Âu-ba-già-ma, A-tăng-kỳ, A-tăng-kỳ A-tăng-kỳ, Vô lượng, Vô lượng vô lượng, Vô biên, Vô biên vô biên, Vô đẳng, Vô đẳng vô đẳng, Vô số, Vô số vô số, Bất khả kế, Bất khả kế bất khả kế, Bất khả tư nghì, Bất khả tư nghì bất khả tư nghì, Bất khả thuyết, Bất khả thuyết bất khả thuyết. Cũng không phải vì số chúng sanh nhiều như vi trần của một quốc độ mà phát tâm.
            Cũng không phải vì hai, ba, đến mười trăm ngàn vạn ức ngàn vạn ức A-do-tha, Na-do-tha, cho đến vì số chúng sanh

* Trang 196 *
device

nhiều như vi trần của Bất khả thuyết bất khả thuyết quốc độ mà phát tâm.
            Không phải vì số chúng sanh nhiều như vi trần của một cõi Diêm-phù-đề mà phát tâm.
            Không phải vì số chúng sanh nhiều như vi trần của cõi Câu-đà-ni, Uất-đát-la-việt, Phất-bà-đề mà phát tâm.
            Không phải vì số chúng sanh nhiều như vi trần của Tiểu thiên thế giới, Trung thiên thế giới, Đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì số chúng sanh của hai, ba, đến mười trăm ngàn vạn ức A-do-tha cho đến Bất khả thuyết bất khả thuyết tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì cúng dường cung cấp cho một đức Phật mà phát tâm, cho đến không phải vì cúng dường cung cấp cho Bất khả thuyết bất khả thuyết các đức Phật mà phát tâm.
            Không phải vì cúng dường cung cấp cho các đức Phật số nhiều như vi trần của một quốc độ mà phát tâm, cho đến không phải vì cúng dường cung cấp cho các đức Phật số nhiều như vi trần của Bất khả thuyết bất khả thuyết tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì làm thanh tịnh một Phật độ mà phát tâm, cho đến không phải vì làm thanh tịnh Phật độ nhiều như số vi trần của Bất khả thuyết bất khả thuyết Tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì thọ trì pháp của một đức Phật mà phát tâm, cho đến không phải vì thọ trì pháp của các đức Phật số

* Trang 197 *
device

nhiều như vi trần của Bất khả thuyết Bất khả thuyết tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì làm cho Phật chủng của trong một tam thiên đại thiên thế giới không bị dứt mà phát tâm, cho đến không phải vì làm cho Phật chủng của trong Tam thiên đại thiên thế giới số nhiều như vi trần của Bất khả thuyết bất khả thuyết Tam thiên đại thiên thế giới không bị dứt mà phát tâm.
            Không phải vì phân biệt biết đại nguyện của một đức Phật mà phát tâm, cho đến không phải vì phân biệt biết đại nguyện của các đức Phật nhiều như số vi trần của Bất khả thuyết bất khả thuyết Tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì trang nghiêm một Phật độ mà phát tâm, cho đến không phải vì trang nghiêm Phật độ nhiều như số vi trần của bất khả thuyết bất khả thuyết tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì phân biệt biết chúng hội đệ tử của một đức Phật mà phát tâm, cho đến không phải vì phân biệt biết chúng hội đệ tử của các đức Phật số nhiều như vi trần của Bất khả thuyết bất khả thuyết Tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì giữ gìn Pháp luân của một đức Phật mà phát tâm, cho đến không phải vì giữ gìn Pháp luân của các đức  Phật  số  nhiều  như  vi  trần  của  Bất khả thuyết bất khả thuyết Tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Không phải vì biết các tâm của một người.

* Trang 198 *
device

            Không phải vì biết các căn của một người.
            Không phải vì biết các kiếp thứ lớp tương tục của trong một Tam thiên đại thiên thế giới.
            Không phải vì phân biệt dứt các phiền não của một người mà phát tâm, cho đến không phải vì phân biệt dứt các phiền não của nhiều người như số vi trần của Bất khả thuyết bất khả thuyết Tam thiên đại thiên thế giới mà phát tâm.
            Các Bồ-tát Ma-ha-tát ấy nguyện rằng: “Giáo hóa hết thảy mười phương chúng sanh, cúng dường cung cấp hết thảy mười phương chư Phật. Nguyện làm cho hết thảy mười phương Phật độ được thanh tịnh, tâm kiên cố thọ trì hết thảy pháp của mười phương chư Phật, phân biệt biết hết thảy các Phật độ, biết chúng đệ tử của hết thảy chư Phật, phân biệt biết các tâm của hết thảy chúng sanh, biết đoạn các phiền não cho hết thảy chúng sanh, biết hết các căn của tất cả chúng sanh.” Vì các nguyện ấy, các Bồ-tát phát tâm cầu trú trong Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác
            Như vậy v.v... lấy mười môn làm đầu, cho đến trăm, ngàn, vạn, ức A-tăng-kỳ môn, đó là môn đạo pháp. Bồ-tát phải biết, phải vào. Thật đạo của các Bồ-tát lược nói như vậy. Hết thảy các pháp đều vào, đều biết, vì trí tuệ mà biết vậy, vì hết thảy Phật độ ở trong Bồ-tát đạo mà trang nghiêm vậy.
            Âu-xá-na (Āśā) nói: “Thiện nam tử! Tôi nguyện như vầy: Từ khi có thế giới đến nay, hết thảy chúng sanh đều thanh tịnh, hết thảy phiền não đều đoạn trừ.” Tu-đạt-na nói: “Ấy là giải thoát gì?” Âu-xá-na đáp: “Ấy là vô ưu an ổn

* Trang 199 *
device

tràng. Tôi chỉ biết được một môn giải thoát ấy, không biết các Bồ-tát có đại tâm như biển cả, hết thảy các Phật pháp đều hay trì thọ. Tâm các Bồ-tát bất động như núi Tu-di. Các Bồ-tát như vị Dược-vương, hay trừ hết thảy các phiền não. Các Bồ-tát như mặt trời, hay trừ hết thảy tối tăm. Các Bồ-tát như đất, hay hàm chứa tất cả chúng sanh. Các Bồ-tát như gió, hay lợi ích tất cả chúng sanh. Các Bồ-tát như lửa, hay đốt tất cả phiền não của ngoại đạo. Các Bồ-tát như mây, hay mưa xuống nước pháp. Các Bồ-tát như mặt trăng, phước đức sáng suốt soi khắp tất cả. Các Bồ-tát như Thích-đề-hoàn-nhơn, thủ hộ hết thảy chúng sanh. Ấy là đạo pháp của Bồ-tát sâu xa, tôi làm sao biết hết được.”        Do vì các Bồ-tát phát nguyện lớn, muốn được sự lớn, muốn đến chỗ lớn, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.
            Lại nữa, tướng Ma-ha Tát-đỏa trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật ấy,[1] Phật tự nói tướng như vậy như vậy, là tướng Ma-ha Tát-đỏa. Các đại đệ tử Xá-lợi-phất, Phú-lâu-na v.v... mỗi vị đều nói. Phẩm kia, ở trong đây nên nói rộng.[2]
__________
 
 

[1] Tham khảo T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật đa kinh (摩訶般若波羅蜜多經), quyển 4, Kim cang phẩm, tr. 243b9-244a17; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 3, ma-ha tát phẩm đệ thập ngũ, tr. 19c1-20a14; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 5, ma-ha tát phẩm đệ thập nhất, tr. 180b21-181b11.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Lạc thuyết phẩm đệ thập tứ, tr. 244a20-247a18; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 45, Thích đoạn kiến phẩm đệ thập tứ.
 
 

* Trang 200 *
device

Xem mục lục