LỜI NGUYÊN TỰ
Sau khi Phật diệt độ khoảng chím trăm năm, có ngài Vô Trước Đại sĩ ra đời tại Trung Aán Độ, tạo ra bộ Nhiếp Đại Thừa luậnv.v…dùng nghĩa lý Duy thức để xiển dương giáo pháp Đại thừa.
Em của ngài tên là Thế Thân, lại làm lời thích luận (giải thích lại các luận của Ngài) và sáng tác Duy thức Nhị Thập Tụng cùng Duy Thức Tam Thập Tụngv.v…Từ đây Duy thức học mới được đặc biệt lập riêng thành một tôn.
Tiếp theo sau có mười vị Đại luận sư, trước sau tiếp tục giải thích bộ Duy thức Tam Thập Tụng của Ngài Thế Thân, để phá tà giáo, dựng lập chánh lý. Duy có bộ của ngài Hộ Pháp giải thích, thì hoàn bị hơn cả. Từ đây về sau môn học Duy thức rất hoàn thành.
Đến đời đường, niên hiệu Trinh Quán năm thứ ba, có ngài Huyền Trang Pháp sư lưu học tại Aán Độ, thụ giáo với Tổ Huyền Giám, rất tinh thông về môn Duy thức học này.
Sau khi trở về Trung Hoa, ngài Huyền Trang lượm lặt những tinh ba, yếu nghĩa, của mười vị Đại luận sư, thích giải bộ Duy thức Tam Thập Tụng, chung làm một bộ, lại dịch văn Phạn ra văn Hán, lấy danh đề là Thành Duy Thức luận (10 quyển).
Đệ tử lớn của ngài Huyền Trang là ngài Khuy Cơ Pháp sư lại làm bộ Thành Duy thức luận thuật ký, để giải rộng lại những nghĩa trong bộ Thành Duy thức (của Ngài Huyền Trang).
Đến sau có ngài Huệ Chiểu và Trí Châu lần lượt nối nhau phát huy môn học này, này. Song từ đây về sau, lại dần dần suy đồi chí thậm! Cho đến rốt đời nhà Nguyên, thì các sách vở Duy thức bị tản lạc mất hết, nên về môn học này phải mất tịch bặt tăm!
Đến khi đường biển từ Trung Hoa qua Nhật được lưu thông trở lại, thì người ta mới tìm thỉnh các loại sách về Duy thức học ở Nhật Bản đem về, từ đó việc nghiên cứu Duy thức trở lại nghiên cứu rất thịnh hành, cho đến muốn hơn cả đời Lý Đường.
Nhưng hiềm vì văn nghĩa của Duy thức rất khó, người sơ học không biết do đâu để hỏi han bờ bến; kẻ thức giả thấy thế rất thương tâm!
Ở sông Tương chúng ta, có ông Đường Đại Viên cư sĩ, người đã nhiều năm dày công nghiên cứu về môn học này, nhân cảm thương cái tình tệ ấy, nên mới viết ra quyển Duy thức Phương Tiện Đàm và giao cho Cư Sĩ Lâm để xuất bản lưu thông.
Oâng Chứng Tánh cư sĩ đem đưa cho tôi xem và cậy tôi viết bài tựa. Tôi đọc qua, rất mừng! Vì thấy lời lẽ rõ ràng, lối lập ngôn hay khéo, đáng làm một quyển sách quý cjo người mới vào cửa Duy thức.
Nhân đây, tôi viết đôi lời để thưa với các bạn hữu chí.
Thượng Hải, ngày 27-10 Dân quốc năm thứ 13
Cư sĩ TỊCH QUANG