Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

 

BÀI THỨ BẢY
KẾT LUẬN

  Lý Duy thức rất sâu xa và mầu nhiệm vô cùng, nếu luận bàn tỷ mỉ thì chẳng những suốt đời không hết, mà lại làm cho người nghe thêm rối loạn, không nắm được mối manh, khiến cho kẻ nói người nghe  đều vô ích. Chi bằng người nói tùy chỗ thấy biết của mình và thừa những lúc hứng thú mà trình bày; còn người nghe thì siêng năng học hỏi, tùy theo trình độ của mình mà tu, như thế ngày qua tháng lại, sự học được mở mang sáng suốt vậy.

  Thuở xưa thầy Mạnh , tự thuật lại việc khéo nuôi chí khí “hạo nhiên”, có nói rằng: “Do chứa chất việc “nghĩa” mà sanh ra vậy”. Nay người học Duy thức cũng phải lần chất chứa nghĩa lý mầu nhiệm, chẳng nhàm học nhiều, chứa chất lâu cũng như chí khí “hạo nhiên”, khắp đầy trong trời đất, rất cứng và rất lớn. Được như thế thì cái nghĩa Duy thức mới rộng, cái học Duy thức mới thành. Không lúc nào và chỗ nào mà lại chẳng thấy Duy thức, cũng như lưới ngọc của vị Đế Thích trùng trùng chiếu nhau.

  Duy Thức Phương Tiện Đàm về  quyển thứ nhứt này, phần nhiếu căn cứ theo những việc thường thấy và thường nghe của thế gian, để chứng minh muôn vật do Thức biến. Lối trình bày đã gọn mà lại dễ, có thể làm cái cửa ngỏ cho người vào nhà Duy thức. Hay nói dễ hiểu hơn là làm một quyển sách dạy vỡ lòng cho kẻ sơ cấp. Khi học giả đọc kỹ quyển nhứt rồi, mới có thể đọc  tiếp đến quyển thứ hai và sẽ thấy những nghĩa: Chủng tử khởi hiện hành, Hiện hành huân chủng tử; Tâm vương và Tâm sở tương ưng nhau, Căn và Cảnh làm chỗ sở y và sở duyên cho nhau v.v…

  Tuy rằng,  quyển nhì lời lẽ cũng như nghĩa lý, có phần sâu xa và khó hơn nhiều; nhưng quý vị đọc kỹ quyển nhứt rồi, tiếp tục đọc quyển nhì thì cũng chẳng khó chi, như người cần dao chẻ tre.

  Tuy lý Duy thức rộng rãi và rất tinhnvi, nhưng học giả đọc kỹ tập này, sẽ được cái căn bản, thời đối với sách Duy thức cũng không khó  gì. Như người đi biển có kim chỉ nam, không còn lo ngại biển khơi diệu với. Sau quý vị nghiên cứu đến Thành Duy Thức thuật ký, Du Già Sư Địa luận, Nhiếp Đại thừa luận v.v…  sẽ hiểu được những nghĩa như “Tận sở hữu tánh, chư pháp nhứt thiết tánh; như sở hữu tánh, chư pháp Chơn như tánh…” (cùng tột tánh sở hữu, là tất cả tánh của các pháp, như tánh sở hữu là tánh Chơn như của các pháp).Thế thì từ phượng tiện  mà quý vị cũng có thể đạt đến chỗ cứu cánh.

HẾT QUYỂN THƯỢNG

Xem mục lục