Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (7)


Xem mục lục
 
35 - MUỐNG BIỂN
 
 
Muống biển là một loại cây,
Phân ra nhiều nhánh, thành dây bò dài.
Không leo, thân tím mà dai,
Dây đặc không rỗng, như “ngài” muống ăn.
Lá mọc thưa thớt, cách ngăn,
Phía sau cuống lá, tựa rằng hình tim.
Màu xanh mơn mởn ưa nhìn,
Sắc hoa hồng tím, muốn tìm thấy ngay.
Giống như hoa muống đây này,
Nhị hoa sắc trắng, đính đầy tràng hoa.
                        *    *
Mọc nhiều viên biển nước ta,
An giang, Thanh hóa…những là nhiều nơi.
Mọc hoang ta đã biết rồi,
Muốn như trồng cấy, tiết trời mùa mưa. 
Tháng 5, tháng 6 đến mùa,
Thu hái cành lá, dùng vừa cả năm.
Lấy về ta phải đem băm,
Rửa sạch đất, cát; sau rằng đem khơi.
Công dụng ta đã biết rồi,
Chữa sốt, cảm mạo, chữa người bụng đau.
Chân tay, xương khớp nhức đau,
Sốt rét, tê thấp bảo nhau mà dùng.
Chữa phù, thông tiểu nói chung,
Mụn nhọt, lở loét nếu dùng khỏi luôn.
 
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Muống biển:
            1. Tê thấp, phù thũng: Rễ và dây sắc nước uống.
            2. Thấp khớp tạng khớp: Muống biển 45g, sắc nước uống.
           3. Mụn nhọt và viêm mủ da: Muống biển 30-60g, sắc và thêm đường đỏ uống. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ đau.
           4. Trị chảy máu: Muống biển 30g, nấu với lòng lợn 300g chia 2 lần ăn như thức ăn.
Xem mục lục