Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

1. Đoạn vọng chứng chân: Lấy chân trí đoạn vọng hoặc. Đoạn một phần hoặc (vô minh hoặc) thì tâm nó hiển ra một phần chân lý (Pháp thân hay Chân như), gọi là chứng lý. Chứng lý là cái quả đoạn hoặc. Các tu sĩ của tam thừa từ ngôi kiến đạo nhẫn lên, mới bắt đầu đoạn một phần hoặc, từ đó về sau là bực Thánh giả, còn về trước là nội phàm phu. Kiến đạo: Một trong ba đạo là ngôi mà, bắt đầu sanh ra cái trí vô lậu chiếu thấy cái lý chân đế. Đạo là đạo lộ, tức đạo lộ của học giả tiến thủ. Lại, Bồ-tát bên Đại thừa, với cuối sơ A -tăng-kỳ, rốt tứ thiện căn là Thế đệ nhứt pháp Gia hạnh, liền đoạn được hai cái chướng phiền não và sở tri do phân biệt sanh khởi gọi là ngôi kiến đạo. Tam đạo: 1-Kiến đạo vị; 2-Tu đạo vị; 3- Vô học đạo vị. Ngôi kiến đạo Là từ vô thỉ lại, ban sơ phát sanh cái trí chân vô lậu mà quán cái đế lậu để đoạn tất cả kiến hoặc. Tại nơi Thanh Văn thừa là ngôi Dự -lưu hướng ở sau ngôi Thế đệ nhứt pháp gia hạnh; tại nơi Bồ -tát thừa là ngôi nhập tâm của Sơ địa. Thấy cái lý chân đế: Kiến đế là chứng ngộ chân lý. Về Thanh Văn thì quả Dự lưu thấy lý chân đế; về Bồ -tát thì Sơ địa thấy lý chân đế. Chân đế: Chân là chân thực không vọng, chữ Đế cũng như chữ Nghĩa. Đối với tục đế nên nói là chân đế. Như bảo pháp thế gian là tục đế, pháp xuất thế gian là chân đế. Lại, chân đế là thực nghĩa trên chân lý; thấy đế là thực nghĩa của Thánh giả quán thấy; Tục đế là thực nghĩa trên tục sự và là thực nghĩa của phàm phu xét biết (với thực nghĩa, Duy vật gọi thực tế).

 2. Chấn chiệp. Chấn: sợ; Chiệp: khiếp mất hơi thở, là bị uy thế hiếp đáp. Chấn chiệp ma quân: Làm cho ma quân sợ khiếp!

 3. Thiên ma: Tức là Thiên tử ma, vị ma vương ở trên cung trời thứ 6 của Dục giới, tên là Ba Tuần, có quyến thuộc nhiều đến vô lượng, chúng thường làm chướng ngại cho người hành Phật đạo, vì cực thiện hay bị cực ác làm đối phương thử thách! Kêu rằng “Đạo cao nhứt xích ma cao nhứt trượng”. Huyên ứng âm nghĩa 23 nói “Phạm ngữ Mara (Ma-la), dịch chướng, là ưa làm chướng ngại cho kẻ hành đạo; cũng dịch là Sát, thường làm cho hành giả tự buông lung mà phải tự hại lấy thân mạng. Ba Tuần dịch ác ái, là tên của ma vương đương thời Phật Thích -ca xuất thế. Thời Phật Ca -diếp thì, ma vương tên là Đầu sư, dịch ác sân… Thế, biết rằng kêu tắt là ma, gọi đủ là Ma -la. Nguyên chữ Ma bằng chữ Thủ là tay ở dưới, như các chữ Ma ở các câu Ma -ha-tát, Ma-ha Bát -nhã… Vũ Đế đời Lương, đem chữ Quỷ thay vì chữ Thủ, bởi cho là ma cũng như quỷ hay làm nhiễu hại người, mà thành ra chữ Ma của Vũ Đế chế, chứ phi chữ Ma của tiếng Phạm.

 4. á Dương tăng: (sãi dê câm). Trí Độ Luận nói “Vị Tỳ -kheo mà ngu si, nghĩa là, chi là thiện ác, gì là trì phạm đều chẳng biết, theo cái tội mình đã phạm, mà chẳng biết sám hối, dường như con dê câm, vì từ nhỏ mãi đến già chết, vẫn không biết kêu một tiếng be he!”

 5. Điểu thử tăng: (thầy chim chuột, tức con dơi). Con Dơi là một vật phi cầm, vì có bốn cái cẳng, phi thú, vì có hai cái cánh. Khi mà nó lên trên để kiếm ăn, bị thượng cầm kẽ vạch là thú thì, nó cãi rằng: - Tôi cũng thượng cầm như các anh, vì có hai cánh thế này; khi mà xuống dưới kiếm ăn bị hạ thú phủ nhận thì, nó cãi rằng: - Tôi cũng hạ thú như các anh, vì có bốn cái giò. Còn nhà sư mà không giữ giới luật, Phật quở là Điểu thử tăng tức phi tục, vì đầu tròn áo vuông, phi tăng, vì hành động như kẻ tục. Bởi thân ở trong chùa mà, tâm rông ngoài thế. Điểu thử tăng tức Biến bức tăng…

 6. Thốc cư sĩ (cư sĩ sói đầu): Là Tỳ -kheo phá giới chẳng hộ chánh pháp, nên bị mỉa mai rằng Thốc cư sĩ. Lại, Thốc nhân, Thốc cư sĩ, Thốc nô… đều là lời quở mắng tăng nhân, vì bên ngoài thì tương tợ tăng nhân mà, bên trong thì tâm hạnh phi tăng. Lâm Tế Lục chép “Có một hạng Thốc nô, chả biết tốt xấu, liêm sĩ gì ráo!” Thuyết Văn Tự Điển nói “Thốc là không tóc”. Trong kinh, Phật quở Tỳ -kheo phá giới, vô hạnh kiểm là thốc nhân, hoặc thốc cư sĩ, do vì tuy cạo tóc mà chẳng có cái hạnh xuất gia Sa -môn thì, chỉ là người tục sói đầu thế thôi. Kinh Niết -bàn cuốn 3 nói “Phá giới, chẳng hộ chánh pháp, gọi là Thốc cư sĩ”.

 7. Làm sự buôn bán: Kinh Lăng Nghiêm nói “Bi phán Như Lai chánh pháp” nghĩa là nương tựa trong giáo pháp của ta, hóa Phật pháp thành ra mối hàng, để tham lấy lợi dưỡng. Như thầy cúng, thầy đám lãnh sát đàn tràng, đem Phật tượng treo lên, bày kinh, sám, chuông, mõ, có giá ăn tiền, vì một ngọ là bao nhiêu bạc, tụng một phẩm là mấy chục tiền… Nên bị đời gọi các sư ứng phú là các ông thợ tụng, vì nghề tụng tán chuyên nghiệp. Bi: Phụ tá, phụ thuộc, tức nương dựa, hay nhảy dù. Phán: mua một giá rẻ, bán lại bằng giá mắc. Tấc bước chẳng dời, như những lời thành ngữ “đánh cho chết cái nết cũng không chừa!”, “ngựa quen đường cũ không chừa!”

 8- Bích lập thiên nhẫn (vách đứng ngàn nhẫn): Bờ vực đứng dựng, nói là vách. Tùy thư nói “Núi dựng như vách nghìn tầm”. Theo Kinh chú rằng “Thân núi chỉ toàn bằng đá, như vách đứng ngàn nhẫn”. Nhẫn: Xưa dùng thước nhà Châu, tám thước là một nhẫn. Kinh điển thư nghĩa nói: một nhẫn là bảy thước. Tiểu Nhĩ Nhã nói: một nhẫn bốn thước. Tại đây nói “vách đứng ngàn nhẫn” tỏ ý nghĩa là lập chí kiên cố độc lập, như vách cao đứng sựng giữa hoàn cảnh lục trần, đừng cho nó ngã trụ vào đâu, cảnh trần cũng không duyên vào, như người không leo lên vách đá nghìn nhẫn được.

 9. Vịnh ngâm: Tuồng tập về hoa nguyệt, hay là tiểu thuyết ái tình, sách vở khiêu dâm, không đặng vịnh ngâm.

 10. Tửu sắc tài khí: Sách Thông Tục biên “ông Dương Bĩnh thường nói: Ta có ba điều chẳng làm, là tửu, sắc và tài”. Đời nay người ta thêm cái “khí” thành “tửu sắc tài khí” là tứ đổ tường: bốn vách, đã thành lời thường nói, bắt đầu từ đời nhà Minh. Khí: làm hơi, làm bộ, tức khí khái, phách lối, kiêu căng, cống cao, ngã mạn đều là khí cả.

 11. Ngũ quan. Quan: thể; tai, mắt, miệng, mũi và thân là ngũ giác quan của nhân thân, nghĩa là đều có chức chưởng chủ biết. Ty: chủ. Như nhãn ty thị giác: mắt chủ biết xem, tai chủ biết nghe, mũi chủ biết hửi, lưỡi chủ biết mùi, da thứa chủ biết đụng chạm, cả năm đều có dây thần kinh liên thông lên não hảỷi, đều có chức chưởng chủ truyền bảo với hiện tượng bên ngoài. Nhà Phật gọi là ngũ căn: nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt và thân.

 12. Truy điền: Tức là truy điền y, Truy là Truy y, đồ bận của Tăng gia. Truy điền tức như tăng viên. Tăng Sử Lược chép rằng “Xứ Tinh Bộ U Châu người ta ưa chuộng màu đen, nếu Tăng mà bận quần áo đen rất là phi pháp! Sao vậy? Vì hắc là nhuộm thực đen, một trong năm màu chính của ngũ phương mà hắc sắc thuộc về phương bắc, Phật không cho chư Tăng bận chính sắc của năm màu ấy, chỉ nên dùng hoại sắc, nghĩa là làm cho hư hoại cái màu chính để mà, dùng bằng phi màu, như thâm thâm, lem lem chẳng hạn. Hỏi: Thế thì Truy y là trạng mạo nó như thế nào? Đáp: Đỏ mà hơi ửng đen thâm thâm.

 13. Một ky đất: Kinh Thư chép “Đắp hòn núi cao chín nhẫn, còn kém một ky đất”. Chú: đắp núi tuy đến chín nhẫn, nếu thiếu một ky mà bỏ đi thì cũng chẳng thành núi. Đấy là ví dụ công lao bị thất bại vào lúc sắp thành.

 14. Đốn ngộ: Có một hạng đại tâm chúng sanh (Đại Bồ -tát) chỉ nghe ngay pháp Đại thừa, tu ngay pháp Đại thừa, chứng ngay quả Phật, thế là đốn ngộ; ban đầu học tu đắc quả Tiểu thừa, sau hồi đầu vào học tu Đại thừa cho đến quả Phật, ấy là tiệm ngộ.

 15. Siêu hẳn giai cấp. Giai cấp: thềm, bậc, cái thềm chung quanh nhà, mà xây có từ cấp tức bậc bước từ bậc mà lên, là thập cấp. Phàm sự vật quan phẩm, tu chứng, cũng đều có từ đẳng từ cấp. Người phát tâm xuất gia tu Phật, dần dần chứng quả, như trải qua mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, Đẳng giác, Diệu giác, Viên giác tức Phật học tu chứng quả như thế, gọi là tiến lên từ giai cấp. Trái lại, chỉ nhứt văn thủ ngộ, tức đốn ngộ, như trên đã dẫn, nên nói siêu hẳn giai cấp.

 16. Tình thức: Tình: cái tánh nó phát lộ ra ngoài hình sắc, nói là tình, như kinh Lễ nói “Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục: mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét và muốn, gọi là thất tình”. Lại, ngũ tình tức năm thức trước. Thức: cả thức, ở đây nói “tình thức quên hết” là đã chuyển thức thành trí, thì tình thức đều không còn, vì đã hoàn toàn bị thành trí, nên nói “tức đồng với Phật”.

 17. Sáu kinh: Sáu bộ kinh sách tức kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Xuân Thu, kinh Lễ và kinh Nhạc. Kinh Nhạc bị tiêu mất từ nhà Tần (vì Tần Thỉ Hoàng, phần thư khanh nho), nên kinh Nhạc không còn truyền nữa.

 18. Rừng nhu: Sách Lễ Nhu Hành Thích Văn nói “Nhu là ưu tú, là hòa nhã”. Là nói có thể làm an cho người, có thể phục vụ với người. Nhu Lâm: Chỗ các nhà Nho tụ hội đông đảo như lùm rừng nên nói nhu lâm. Sử ký Thái Sử Công tự rằng “Từ Khổng Tử mất, tại kinh sư không còn chuộng nhà tường nhà tự nữa; duy trong khoảng niên hiệu Kiến Nguyên nguơn thú, nghề văn chương từ cú rất rỡ ràng, trứ tác được bộ Nhu Lâm truyện 61 quyển”. Từ đó về sau Sử, Thư đều có truyền Nhu Lâm là đầu từ đây.

 19. Hương trầm thủy: gọi tắt là trầm hương. Lời chú sách Bản Thảo, dẫn lời của Thời Trân nói: Cây hương này trong lõi có đốt, (mắt), cái đốt ấy để vào nước thì chìm, nên gọi là trầm thủy hương, chìm chừng phân nửa là sạn mộc hương, không chìm là hoàng thục hương.

 20. Xạ hương, hoắc hương. Xạ hương: Con xạ, giống con nai mà không có gạc, lông dài, màu xám tro. Con đực răng như răng chó mà ló ra ngoài mép. Dưới bụng có cục da lớn bằng trứng gà do mỡ kết tinh mà thành, mùi nó thơm rất xẳng. Hoắc hương: Cộng vuông, có lóng, trong tồng phổng, lá cộng đều có hơi thơm, được nhập với thuốc bắc.

 21. Thầy ác tục: Là các ông sư mà tập theo ác tục, phóng túng tửu nhục, thê thất lại tự cho là không chướng ngại đạo, nên ví các ông như các ông Tỳ -kheo ở xứ Bắc sông Hà cũng tập tục theo nghề bắt rắn để sống. Không nhân: a-Người ở trong không môn tức cửa chùa, là chỉ cho các Tỳ -kheo xứ Bắc sông Hà… b -Người chấp cái không lý của Đại thừa rồi nói càn làm bướng, nên gọi là không nhân. Thế là không lý của Đại thừa trở thành ra cái tà không của ngoại đạo hóa. Vô cấm tróc xà. Cấm: cấm chế, bắt rắn độc nhờ có cái phép hạn chế, nghĩa là, dùng củ nén thoa hai tay, lấy cây gậy sắt, trước đè nơi cổ, kế lấy tay nắm cái đầu của nó, thế, gọi là “hữu cấm tróc xà” có cái cách cấm chế để bắt rắn. Trái lại, nếu chẳng y pháp thuật ấy, chỉ vội vàng chụp bắt bằng tay không, tất bị nó cắn, nọc (nọc độc ở tại hai cái răng cấm của nó) độc chạy lên trào bọt ra miệng mà chết. Thế, gọi là “vô cấm tróc xà”. Đây, là thí dụ Tỳ -kheo không có các chế pháp bằng quán trí, lại nói bướng cái không ly (vô cấm tróc xà) buông lung ngũ dục (độc xà cắn)! Rút ở kinh A -lê-tra. Sách Chỉ Quán quyển 2 nói “Hai xứ miền Bắc sông Hoài sông Hà, có người tà không, hành pháp Đại thừa, tỷ như không có cái thuật cấm chế mà, chỉ hai tay không dám bắt rắn độc”. Sách Phụ Hạnh nói: Hai xứ Hà Bắc, Hoài Bắc, có người tà không (Hà Bắc không nhân) lệch về không lý, lạm xưng là tu Đại thừa, không có cái quán trí mà vào nơi ác không (chấp không lý mà chẳng có quán trí, nên gọi là ác không), nên lấy dụ “Không thuật cấm chế mà bắt rắn bằng tay không để thí tỷ đó. Lòng tham dục tỷ là độc xà, quán pháp ví như cấm chế lấy phép quán để quán xét lòng tham dục như bắt rắn, bốn câu bất thiện như về cấm”.

 22. A--tra: Tên của một Tỳ -kheo. A-lê-tra, dịch Vô Tướng. Luận Tát Bà Đa nói “Người này trước là đệ tử của ngoại đạo, vâng lời thầy dạy vào trong Phật pháp, đem Phật pháp nói đảo loạn. Người này bẩm tính thông minh, chẳng bao lâu, học suốt tam tạng, rồi nói đảo loạn rằng “Sơ quả, Nhị quả, đều có thê tử, cũng chẳng chướng đạo”. Bịa lời ấy để tự tỷ đề cao mình, và ác ngôn rằng “Tuy hành dâm dục, cũng không ngần ngại gì với đạo đức”. Song, y tự hành chướng đạo mà chẳng thể chướng đạo, vì chúng nhân ai cũng chẳng nghe theo…

 23. ác giác: Là tư tưởng ác. Sách Đại thừa nghĩa chương cuối quyển 5 nói “Cái tâm tư tưởng gọi là giác; trái với chánh lý, nên gọi là ác. Song, ác giác nó có những tánh cách bất đồng với nhau nên riêng rời có tám thứ”. Sách Chỉ Quán cuốn 5 nói “Tám gió ác giác, là chỗ chẳng thể vào”. Bát phong: Tám gió, tức: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ và lạc. Sách Đại Tạng Pháp Số chép: Tám điều ấy, người trong thế gian chỗ ưa chỗ ghét mà, nó hay phiến hoặc lòng người, nên gọi là gió.

 24. Uẩn tố tinh thần: Chứa tinh thần sẵn. Tố: cố hữu, sẵn có. Sách Trang Tử chép “Tháo tuyết tinh thần”: gội rửa tinh thần. Linh khí của con người gọi là tinh thần. Đời nay, người ta gọi chung chỗ tinh vi của sự vật là tinh thần. Sách Phật gọi tinh thần là tư tưởng mà, tư tưởng có chánh có tà… ở đây nói “chứa tinh thần sẵn” thì, tinh thần này chính là cái năng lực của chánh niệm, tức là “chánh tư duy”.

 25. Hối: Mờ tối, tự giấu thanh danh, như ở ẩn chẳng cầu ai đồn đãi, nói là dưỡng hối.

 26. Thần khuất mặt: Kẻ khuất mặt là vị thần Bổn Cảnh, vì con mắt thịt của nhân gian không thể trông thấy được, nên gọi là khuất mặt. Còn con mắt của quỷ thần thì chỉ thấy cái tâm niệm (tư tưởng) của người chứ không thể thấy được hình tướng của người. Xưa có vị Tổ xuống nhà trù, thấy món đồ bị bể, khởi niệm lên quở ông thủ khố… chợt có vị thần Bổn Cảnh quỳ gối chắp tay trước mặt; Tổ hỏi: - Ngài có việc chi? Thưa rằng: - Đến đây đã mấy năm, chực mãi hằng ngày, để trông thấy Tổ cầu quy y mà không được thấy, vì Tổ tâm thường ở trong định; nay nhờ Tổ khởi niệm quở viên thủ khố, nên tôi mới được nhân thây tâm niệm mà thấy luôn pháp tướng của Tổ, và nhân cơ duyên cảm ứng nên Tổ cũng thấy được thân căn của tôi…

 27. Trưởng dưỡng Thánh thai: Trưởng dưỡng: là với công đức thiện căn, cần sanh trưởng dưỡng dục vậy. Kinh Hoa Nghiêm cuốn 14 nói “Lòng tin là mẹ công đức ở đầu đạo, vì hay trưởng dưỡng cả các thiện căn”. Thánh thaiLà ba ngôi Hiền tức mười trú, mười hành, mười hồi hướng đồng gọi là bực được trưởng dưỡng Thánh thai. Bởi vì lấy tự chủng tánh làm nhân, thiện hữu làm duyên, nghe chánh pháp rồi, lo tu tập trưởng dưỡng, mãi đến bực Sơ địa mới thấy đạo, được sanh vào Phật gia.

 Kinh Nhân Vương nói “Thế là Bồ -tát, cái tâm sơ trưởng dưỡng là Thánh thai”. Lương Bí làm lời sớ rằng “Cả ngôi tam Hiền là Thánh thai. Thánh thai là tự chủng tánh làm nhân, thiện hữu làm duyên, nghe cái chánh pháp tịnh pháp giới đẳng lưu, rồi tu tập trưởng dưỡng, bực Sơ địa thấy đạo, sanh làm con trong nhà Phật”.

 28. Đơn đao trực nhập: Ví dụ, là học Phật phải dũng mãnh tinh tiến, trong Truyền Đăng Lục, Tổ Linh Hựu nói “Người mà đơn đao trực nhập thì, phàm Thánh đều hết, lộ ngay tánh chân thường”. Mân Đức nói “ Nếu một đấng tác gia chiến tướng, liền cầm đơn đao trực nhập, chứ lại còn như hà nhược hà gì!” Tam Quốc Chí nói “Lưu Bị sai Quan Vũ đi giành Tân Quận; Lỗ Túc trú binh tại ích Dương, cùng cự nhau với Quan Vũ. Lỗ Túc vời Quan Vũ để thấy nhau. Đều dồn binh ngoài trăm bộ, chỉ các viên tướng quân đơn đao phú hội mà thôi. Nghĩa là mỗi người chỉ mang một lưỡi kiếm vào hội nghị.

 29. Là tinh, là thần: Tinh thần đây là cái diệu thể tác dụng của tâm.

 30. Thái hư: Là cái cảnh không hư tịch mịch (trống rỗng vắng bặt). Sách Trang Tử nói “Đạo chẳng ưu du nơi thái hư”. Thái hư là trên trời trống không. Sách Phật gọi là cõi hư không. Thi của Lý Quần Ngọc câu “Tâm tợ nhàn vân tợ thái hư”.

 31. Tinh yếu: Là cái chí lý của tự tâm vậy.

 32. Huyền tân: Bến mầu, tức là Vô thượng đạo. Lòng hợp bến mầu là cái tâm nó khế hợp với đạo Vô thượng vậy.

 33. Phương tiện. Phương: pháp, Tiện: dụng. Tiện dụng là cái phương pháp thích hợp với căn cơ của tất cả chúng sanh. Sách Vãng Sanh Luận nói “Chánh trực là phương, ngoài mình là tiện… Bát -nhã là cái huệ danh đạt đến Như, phương tiện là cái trí xưng thông với Quyền. Đã Như thì tâm hành tịch diệt, thông quyền thì đủ xét chúng cơ”.

 34. Quyền thừa: Thừa pháp của Quyền phương tiện. Bên Chân Ngôn Tông, các Bồ -tát trong Thập trú tâm, với chín trú tâm trước, gọi là Quyền thừa, bực trú tâm Bồ -tát thứ mười là thực quả. Với Duy Thức tông, Tam Luận tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông đều là thuộc về pháp Quyền thừa, Phật ngài làm Quyền Phật nơi nhân vị, và Phật quả về chân thực, chỉ làm Pháp thân mật Phật đối với Bồ -tát bực Trú tâm thứ mười.

 35. Mỗi giai cấp: Là những quả vị của các Thanh Văn, Duyên Giác và các Bồ -tát củaTrú, Hành, Hướng, Địa… vì con đường tu chứng trải qua từ địa vị dưới tiến lên dần dần như Tam Hiền Thập Thánh trong ba A -tăng-kỳ kiếp, mới đến quả vị Phật, nên gọi là giai cấp.

 36. A-tăng-kỳ kiếp: Đọc đủ là ba A -tăng-kỳ kiếp là số năm học, tu và chứng quả của Bồ -tát. Phạm ngữ Asamkhya (a-tăng-sí-da), cựu dịch A -tăng-kỳ, dịch nghĩa vô số, tên số mục của ấn Độ. Trí Độ Luận nói “Tăng -kỳ đời Tần dịch Số, A, Tần dịch Vô”. Lớp tân dịch đọc A -tăng-sí-da, dịch nghĩa là vô ương số. Huyền ứng Aõm Nghĩa 24 nói “A -tăng-sí-da, đây rằng vô ương số. Cựu dịch A -tăng-kỳ là sai”. Xét A -tăng-kỳ là con số chí cực. Lấy vạn vạn làm một ức, vạn lần ức như thế kể làm một triệu. Một a -tăng-kỳ kể là 1000 vạn. vạn. vạn. vạn. vạn. vạn. vạn. vạn triệu.. Đấy là rút trong Phật Học Đại Từ Điển; sách Thống Tôn Toán Pháp thì số A -tăng-kỳ như thế này 100.000.000.000.000.000.000.000.000.

 37. Chánh tánh: Luận Duy Thức nói là Thánh tánh, luận Câu Xá nói là chánh tánh mà, vẫn một ý nghĩa. Duy Thức lấy cái chủng tử vô lậu trí làm cái thể Thánh tánh. Câu - xá lấy lìa phiền não làm chánh tánh. Duy Thức Thuật Ký rốt cuốn 9 nói “Tức nương nơi vô lậu trí, phân biệt trí câu hành ngũ uẩn chủng tử làm cái thể Thánh tánh”. Câu Xá Luận quyển 10 nói “Sao gọi là chánh tánh? Là khế kinh nói nếu đoạn hết cái tham không còn, đoạn hết cái sân không còn, đoạn hết cái si không còn, đoạn hết tất cả phiền não không còn, gọi là chánh tánh”. Các pháp: Là pháp nhân quả của thập giới (tứ Thánh lục phàm), Thiên Thai ước lược cả tam thế gian, thập giới, thập như mà, gọi là tam thiên chư pháp.

 38. Như huyễn: Là một trong mười thí dụ của kinh Đại Phẩm Bát Nhã. Cái tục của Tây Vực nhiều nghề khéo lấy mỗi mỗi pháp thuật hiện ra các thứ voi, ngựa, người, vật không thực, làm cho người thấy nghe như là thực tế, nên gọi là “huyễn”, với sự huyễn dù thấy nghe như thực mà phi thực vậy, nên dùng để ví dụ tất cả các pháp (sự sự vật vật) đều không thực cả. Trí Độ Luận cuốn 6 nói “Tất cả chư hạnh như huyễn, chỉ đánh lừa tiểu nhi, vì thuộc về nhân duyên chẳng tự tại, chẳng còn lâu, nên nói các Bồ -tát biết chư pháp như huyễn”.

 39. Huyễn hoặc: Cái thể của “hoặc” là hư vọng không thực nên gọi là huyễn. Sách Thích Tiên nói “Bồ -tát dùng cái huyễn pháp môn để phá cái huyễn thuật kia”. Vì đem huyễn thuật làm mê hoặc lòng người.

 Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói “Huyễn hoặc chú thuật”.

 40. Huyễn lý: Cái lý như huyễn. Lý đây là đạo lý, đến cái việc cần phải làm mà nói, thì gọi là đạo; đến cái cớ sở dĩ phải như thế mà nói, thì gọi là lý. Lý tức là cái đạo tự nhiên. Nghĩa là cái đạo lý sẵn có. Như bổn giác Phật của mỗi người (như thế chúng sanh đều có Phật tánh), nhưng trước bị mê, nay mới giác ngộ trở lại, gọi là Thỉ giác Phật, nên nói là chứng cái huyễn lý, vì bất tăng bất giảm, thế thì cái muốn kêu rằng Phật, chúng sanh, đều là giả danh, và tự, tha, cũng là huyễn tướng.

 41. Huyễn hạnh: Cái hạnh như huyễn, với lục độ vạn hạnh, chẳng phải tu hành như thế mà thành Phật, nhưng phải tu hành cho đủ công hạnh để tự lợi lợi tha, còn thành Phật thì cốt nơi tâm ta tự giác ngộ lấy, vì mê tức chúng sanh, giác ngộ tức là Phật. Thế thì cái tu hành ấy bổn phận cần phải làm vậy thôi, nên nói là tu cái hạnh như huyễn.

 42. Huyễn vị: Cái quả vị như huyễn. Cũng như trên cái số 33 là huyễn lý đã nói, thì những ngôi thứ Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát cho đến quả vị Phật đều là hư huyễn cả, vì cái danh vị là văn tự tướng, ngữ ngôn tướng, do nơi pháp đặt để ra mà kêu vậy thôi, chứ đâu có chân thực gì. Mà sở dĩ có như thế là để cho có cái thích đặng lo mà tiến thủ, nên nói cầu cái huyễn vị.

 43, 44. Người mà quá chán: Vì cái ý thức tán loạn của hạ giới tức Dục giới mà, phát tâm tu pháp Tứ thiền của Sắc giới, bởi ham cái thanh tịnh địa kêu là “ly sanh hỷ lạc địa”, đã lìa được cái loạn ý của dục giới mà sanh lòng hỷ lạc, nên nói chán dưới ham trên… Ngoại đạo thiền.

 45. Phàm phu thiền: Cả Tứ thiền thiên, các trời ấy đều cũng cho sự kém của bực dưới, ham cái hơn của bực trên. Như định sanh hỷ lạc địa của đệ Nhị thiền đã không tầm từ, do nơi định mà sanh hỷ lạc; ly hỷ diệu lạc địa của đệ Tam thiền lìa cái hỷ lạc trước, tâm đẹp yên tịnh, có cái vui thắng diệu; Xả niệm thanh tịnh địa của đệ Tứ thiền lìa các cái hỷ lạc trước, tâm thanh tịnh bình đẳng, trụ nơi xả thọ chư niệm… Đấy cả bốn Thiền thiên và bốn Không thiên, dù đều ở trên hạ giới, phước lạc hơn nhân gian dục giới nhiều, chứ cũng đồng lục đạo chúng sanh, nên nói là Phàm phu thiền.

 46. Ngã không thiên chân: Ngã không, lại nói sanh không nhân không. Chúng sanh, ai ai dầu đều có thân và tâm, mà đều là cái giả hòa hợp của ngũ uẩn, chứ phi cái ngã thể thường nhứt, nên gọi là ngã không. Tam Tạng Pháp Sớ quyển 10 nói “Ngã không năm uẩn pháp, cưỡng lập làm chủ tể, gọi là ngã chấp, nếu tìm xét cả năm uẩn thì, đều chả có tự tánh chả thấy cái ngã thể ở đâu, nên gọi là ngã không”. Lại nói “Phàm phu quấy chấp ngũ uẩn là ngã, cưỡng lập chủ tể làm ngã, dẫn sanh ra phiền não, tạo tác ác nghiệp; Phật vì phá cái chấp ấy, nên nói ngũ uẩn vô ngã, bực Nhị thừa nghe rồi giác ngộ chứng vào cái lý vô ngã, nên gọi là ngã không thiên chân là chứng cái chân lý lệch về bên không. Ngã không chân như: Là cái chân lý vô ngã chân như, là để gọi cái chân lý thường trú. Nay cái chân lý đây, là cái vô ngã chân thể, vì lìa được cái ngã chấp, nên nói là ngã không chân như, cái chân lý của các Thánh Nhị thừa chứng ngộ, chỉ là một chân lý đây. Nhưng, với chân như, Nhị thừa dù chứng ngộ mà thiên về bên nhân không tức ngã không, nên gọi là thiên chân, vì chưa lìa được pháp không. Đến các Thánh Bồ -tát vừa lìa ngã chấp vừa lìa pháp chấp, mới chứng ngộ được toàn chân như.

 47. Bát định: Tứ thiền bát định. Tứ thiền là Tứ thiền của Sắc giới. Bát định: Tứ thiền của Sắc giới và Tứ vô sắc định của Vô sắc giới, vì đối với tâm tán loạn của Dục giới, nên chung gọi Tứ thiền của Sắc giới và Tứ vô sắc định của Vô sắc giới là Bát định. Phụ Hạnh nói “Rằng Tứ thiền Bát định là, Tứ thiền ở trong số Bát định, mà đã nói Tứ thiền lại nói Bát định là, lặp gồm mà kể ra vậy. Nếu đem cõi sắc đối nhau với cõi Vô sắc thì, Sắc thiền là Thiền, còn Vô sắc là Định”. Thiền: Tiếng Phạm là Dhyana (Thiền-na) cựu dịch khí ác, công đức tòng lâm, tư duy tu… Tân dịch tịnh lự, là cái phương pháp để định tâm địa thuộc về cõi Sắc giới. Người ở Dục giới đây mà phát minh cái cảnh thiền này ra được (chứng) thì gọi là “tu đắc”; người sanh ở Sắc giới mà phát minh ra định thì gọi là “sanh đắc”; hoặc người nhân tư duy mà tu phát được thì gọi là “tư duy tu”. Người mà cái tâm thể tự nhiên thành tựu được thì tức là “tịch tịnh”. Vì có những diệu dụng có thể như thực nghĩ biết cảnh sở đối, nên gọi là “tịnh lự”. Với cái danh khí ác, công đức tòng lâm, là do dùng cái công năng kết quả mà gọi ra thế, thì chỉ là một món pháp để định tâm, nên tuy khi thời dịch là định, mà tiếng Phạm của định thì, hoặc Samadhi (Tam-muội), hoặc Samadhi (Tam-ma-địa), gọi chung là cái danh phụ thuộc của “tâm nhứt tánh cảnh”. Lại, thiền của Thiền tông thì, với danh từ tuy thủ lấy nghĩa tư duy, tịnh lự mà cái thể của nó là cái diệu tâm của Niết -bàn, chớ phi như nghĩa thiền sở thuộc của Sắc giới kia.

 48. Hai mươi lăm loại hữu: Dục giới có mười bốn hữu, tức là bốn ác thú, bốn châu và sáu dục thiên; Sắc giới có bảy hữu, tức là Tứ thiền và Đại Phạm thiên trong Sơ thiền, với Tịnh cư thiên cùng Vô tưởng thiên trong Đệ tứ thiền; Vô sắc giới có bốn hữu, tức là bốn không xứ. Suốt tam giới mà có quả báo của hai mươi lăm loài.

 49. Mười hai loại hữu: Nhân động có thanh, nhân thanh có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị có pháp. Sáu thứ ấy rối loạn vọng tưởng tạo thành nghiệp tánh. Nên có mười hai loại riêng biệt. Do đó lăn tròn, thế nên mười hai biến thành một cái vòng tròn giáp lại với nhau. Nương theo cái vòng tròn ấy mà lăn. Nên có Noãn sanh, thấp sanh, thai sanh, hóa sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, nhược phi hữu sắc, nhược phi vô sắc, nhược phi hữu tưởng, nhược phi vô tưởng, gọi là mười hai loại hữu, xuất Lăng Nghiêm Kinh. Với hai mươi lăm và mười hữu. Kinh nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” mà, tâm, thức đã là vô sanh thì, Giới pháp kia làm gì có; thế nên hễ nhứt niệm ngộ được vô sanh thì, hai mươi lăm hữu, mười hai hữu, cả đến tam giới đều bị phá tan, như sương mù bị ánh nắng đốt tiêu sạch.

 50. Đại địa không còn tấc đất: Kinh nói: Tưởng trừng thành quốc độ (vô tình) trí giác nải chúng sanh (hữu tình). Lại nói “Thập phương thế giới tận thành tiêu vẫn, mười phương thế giới đều tiêu diệt ráo”. Thế biết rằng tất cả sự vật vô tình, hữu tình đều do cộng nghiệp, biệt nghiệp tạo ra bằng một cách hư vọng, nên con người mà đã minh tâm kiến tánh, phản vọng quy chơn (phát chân quy nguơn) rồi, thì vô tình là đại địa không còn tấc đất. Nên câu “Tình dữ vô tình cộng thành Phật đạo” là nghĩa trên đó. Vì nhứt căn đã hoàn nguyên rồi thì, lục trần đều giải thoát. Người xưa cũng nói “Vô địa lập chùy” ý nghĩa là “Năm nay tôi nghèo quá, vì không còn một tấc đất để cắm cái dùi”. Khi còn thấy có chúng hữu tình là ngã nhân bỉ thử, vì còn chấp ngã; còn thấy có chúng vô tình là sự vật quốc độ, vì còn chấp pháp. Đấy, đều là đương mê như ngủ thấy chiêm bao có người này cảnh nọ; khi đã chuyển mê khải ngộ rồi thì, không còn thấy có tấc đất, như đã thức giấc tỉnh dậy rồi, đâu còn nhân vật trong mê mộng nữa.

 51. Liễu bất khả đắc: Trọn không thể còn. Nghĩa là chúng sanh tuy nhiều, nhưng gom lại chỉ là mười hai loại mà, luận mỗi cách sanh thì, bất quá bốn sanh, luận về hình tướng thì chẳng ngoài hữu sắc và vô sắc, luận về tâm không ngoài hữu tưởng vô tưởng; thế thì, mặc dầu lắm chúng sanh, nhiều hình tướng, nhưng chỉ gốc nhứt tâm, vì tâm sanh chủng chủng pháp sanh. Song, tâm vẫn không, cảnh vẫn tịch, tâm tướng đã không thì, chúng sanh đâu có. Đây, chính chỗ gọi da đã không còn, lông gá vào đâu để mọc? Nên nói: Liễu bất khả đắc. 

 BA BIểU Đồ TAM GIớI (Trang sau)

 HữU LậU THIệN ác Cả: Hạ GiớiBa biểu đồ tam giới:

Hữu Lậu Thiện ác Cả: TRUNG Giới, Thượng Giới.

 
 

Ba

Thiện Đạo 









 

Ba

ác 

Đạo

 
Thiên

 Đạo 

Nhân

Đạo 

Tu-la

Đạo 
 

Súc 

Sanh

Đạo 

Ngạ 

Quỷ

Đạo 

Địa

Ngục

Đạo

 Cả các trời ở ba giới: Dục giới có sáu Trời đều có nam nữ ân ái thai sanh; Sắc giới có 18 Trời: chỉ Nam không Nữ, toàn là Hóa sanh; Vô sắc có bốn Trời: không có sắc thân, có thức tâm; đều tu hữu lậu thập thiện bực thượng.

 Cả bốn châu thiên hạ: Có giàu sang, nghèo hèn, trí ngu, hiền gian, hình nam tướng nữ, thân tốt thân xấu, sống lâu chết yểu; hoặc tu nhân nghĩa lễ trí tín giữa năm thương, hoặc giữ ít nhiều giữa ngũ giới. Đều tu hữu lậu bằng thập thiện bực trung.

 Giữa đạo thần A -tu-la: Thần nam thì thân thể xấu, thần nữ dung mạo đẹp; với sự hưởng phước, tợ hồ giống trời, với đức hạnh, thì phi trời, vì ôm lòng ganh ghét, thường ưa chiến đấu với trời Đế -thích, để giành quyền hơn. Mỗi khi dù bại trận, bị thương tàn, nhưng tự hoàn phục lại thân thể như cũ. Thần A -tu-la này đều có ở lẫn giữa bốn loại: Trời, người, quỷ, súc, tu hữu lậu thập thiện bực hạ.

 Cả ba chỗ: Nước, đất, trên không, đều có các loài: phi cầm, tẩu thú, biết bò, biết máy, biết bay, biết cựa, đến tất cả côn trùng vi tế, chúng đều có bị cái khổ mạnh ăn thịt yếu, ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, vì cưu cái lòng tham dục, cái tâm bệnh ái kiến, bởi tạo ngũ nghịch thập ác bực trung phẩm.

 Cả 3 phẩm 9 loại, loại có phước như các thần nơi đình, miễu, vì có người thờ cúng cho ăn: loại vô phước là không ai phụng tự, với máu mủ của nhân gian, hãy còn chẳng đặng mà ăn, huống nữa là gì! Hoặc khát thấy nước lại biến thành lửa, thường chịu đói khát! Bởi gây ngũ nghịch thập ác bực hạ.

 8 ngục lạnh, 8 ngục nóng, 16 ngục lớn, hoặc trong núi, giữa nước, giữa đồng hoang; địa ngục lớn, khổ hành không thôi nghỉ! Địa ngục nhỏ, sự hành tội có khi tạm nghỉ, rồi liền tra khảo lại nữa! Vì tạo ngũ nghịch thập ác bằng bực thượng phẩm! 

 

 Chúng sanh tạo những phiền não về sự thấy, nghĩ lầm lạc nên chịu luân hồi giữa lục đạo

 bằng cái thân phận đoạn sanh tử, cũng gọi là lục phàm, vì hữu lậu sanh tử.

 52. Thảy đều giả danh: Kiến văn như huyễn ế, tam giới như không hoa, thấy nghe dường huyễn ế, ba cõi tợ không hoa. Huyễn là người, vật do huyễn thuật biến hiện ra. ế là con mắt bị bịnh nhặm hay có cườm mà trông thấy trong hư không có những hoa đốm đủ màu sắc. Cả sự vật mà ta thấy nghe và cả đến tam giới tỷ như hoa đốm kia, nên nói là giả danh. Chính chỗ gọi “Tất cả pháp hữu vi, tỷ như mộng (thấy chiêm bao), huyễn (ảo thuật), phao (bọt trên mặt nước), ảnh (cái bóng dạng), lộ (sương đọng trên lá cây), điển (làn điển chớp).

 53. Lục trần duyên ảnh: Cái bóng duyên của lục trần. ấy là trong phần (kiến, tướng, tự chứng, chứng tự chứng) của tâm thức, cái kiến phần nó duyên qua ngoại sắc trần rồi tư lự với ngoại sắc trần mà sanh ra cái ảnh tượng của ngoại trần, nên gọi là duyên ảnh. Cái tánh phân biệt nó hay phân biệt những thấy, nghe, hiểu, biết ấy, là nó duyên qua lục trần bên ngoài mà sanh ra nó (tánh phân biệt), nên cũng gọi nó là duyên ảnh. Duyên lự tâm Là cái tâm phan duyên (vín leo) với cảnh giới, rồi tư lự sự này vật nọ, gọi là tâm duyên lự. Tức là tám món thức của nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý, mạt-na và a -lại-da. Danh Nghĩa Tập cuốn 6 chép “Chất -đa-da, hoặc tên là Chất -ñeá, hoặc tên Ba -ñoà, dịch là duyên lự tâm. Hoàng Đế kinh Ngũ Tạng Luận, đặt tên là Thần (duyên lự tâm). Ngoại đạo bên Tây Vực, chấp là ngã. Cái tâm duyên lự đây thông cả bát thức”.

 54. Bổn lai tâm tánh: Tâm tánh bấy nay. Bổn lai tâm tánh cũng là bổn địa phong quang, cũng là tự kỷ bổn phận… Là lời chỉ thị Cái đạo pháp đã tiến đến mức cực độ của Thiền môn. Bên Hiển giáo gọi là Bổn giác; bên Mật giáo gọi là Bổn sơ, cũng bất ngoại với Bổn lai tâm tánh. Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ chỉ thị rằng “Cái mà trong lúc chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, chính với lúc đó, cái ấy tức là cái bổn lai diện mục của Thượng tọa Minh đấy”. Thế, thì bổn lai tâm tánh cũng tức là chân tâm, Phật tánh… Bổn lai Là tiền tiền vô thỉ, mà hậu hậu cũng vô chung vậy. Vì bất sanh bất diệt, vô khứ vô lai, phi cổ phi kim, vô danh vô tướng.

 55. Hồi rốt trước: Là khi mà cái thân trung ấm sắp đầu thai, nếu nữ tánh thì nó khởi niệm yêu cha ghét mẹ, trái lại thì yêu mẹ ghét cha. Vì lúc đầu tiên tạo thân hậu ấm, nên nói là rốt trước. Cái mà khởi niệm yêu, ghét như thế là, chỗ tối sơ của tất cả phàm phu. Vì cái tâm bất giác khởi niệm yêu ghét, nên tạo cái nghiệp luân hồi, chịu cái quả sanh tử.

 Luận Khởi Tín nói “Chỗ nói nghĩa bất giác ấy, nghĩa là chẳng như thực biết chân như pháp nhứt, nên cái tâm bất giác khởi lên mà có cái niệm (yêu ghét).

 56. Vọng niệm điên đảo: Kế với cái niệm yêu ghét đó, liền sanh cái niệm điên đảo. Nghĩa là cái thân trung ấm sắp đầu thai đó, nếu là nam tánh thì, nó khởi cái niệm chính nó hành dâm với người sắp là mẹ nó, trái lại, nữ tánh thì khởi niệm chính nó hành dâm với người sắp là cha nó. Vì đối với người sắp là cha mẹ, mà nó tưởng là chính nó hành dâm như thế, nên nói là vọng niệm điên đảo. “Nhân ái vi chủng, nạp tưởng thành thai” là đây vậy. Kinh Lăng Nghiêm nói “Nhứt thế chúng sanh giai dĩ dâm dục nhi chứng tánh mạng”.

 57. Chấp kiến phần làm ngãừ: Lúc thân tiền ấm sắp chết thì năm thức trước chết trước, quy tàng về chủng tử của nó chứa trong a -lại-da thức, lúc hơi thở tắt dứt hẳn, là ý thức chết, cũng quy tàng về chủng tử của nó chứa trong thức thứ tám; kế đến thức thứ bảy chết rồi cũng thế; đến chừng thi thể hoàn toàn lạnh hẳn, thức a -lại-da mới lìa khỏi xác, để hóa sanh ra thân trung ấm, thân trung ấm sắp đầu thai, khởi niệm yêu ghét, niệm hành dâm, ba cái điện dục tưởng của ba người đồng thời hít nhau, a-lại-da của trung ấm bị hút vào lẫn lộn với tinh cha huyết mẹ trong thai bào, bấy giờ a -lại-da thức trước diệt, để sanh ra a -lại-da thức sau cho thân hậu ấm. Thức thứ tám trước mặc dù diệt, sanh thức thứ tám sau, chứ chủng tử của cả tám thức vẫn tồn tại như hột giống. Bấy giờ trong bào thai, thức thứ tám nó dần dần nảy nở sanh ra bảy thức trước, là vì thức thứ bảy nó chấp cái kiến phần của thức thứ tám làm ngã yêu giữ khư khư, kêu là ngã ái chấp trùng. Thức thứ tám chuyển sanh ra bảy thức trước, tỷ như hột lúa giống nó nảy nở ra nào mộng, rễ, cọng, cây, lá, bông và kết quả là hột nữa.

 58. Chuyển sanh bảy thức kia: Coi lại bài chú thích trên.

 Đối với hột lúa giống, ta bóc vỏ ra coi thì chỉ thấy vẫn hột gạo thôi, thế mà hội gặp đủ nhân duyên, như nước, đất, ánh sáng, nhân công thì nó tự nhiên hiện ra đủ các bộ phận của cây lúa. Chủng tử a -lại-da thức cũng như thế hễ gặp đủ nhân duyên là tinh cha huyết mẹ, kết thành một điểm như sữa đặc. Thế, chỉ điểm sữa đặc đó, mà dần dần tượng hình ra nào mũi, mắt, tim, gan, tay, chơn, đủ cả bộ phận của nhân thân. Nên nói “Chuyển khởi dư thất thức, hiệp thành bát chủng thức”.

 59. Biệt, cộng nghiệp, tự thân, khí giới: Biệt nghiệp là cái nghiệp riêng của tự thân cá nhân; cộng nghiệp là nghiệp chung của đoàn thể xứ sở. Như mỗi người giữ toàn ngũ giới, hành toàn thập thiện, sẽ đưa đến cái kết quả là, nội cảm được cái thân thể tuấn tú, phú quý, ngoại cảm được quốc thổ phú cường, thái bình an lạc. Nếu với năm điều răn không giữ, hoặc giữ không đủ với mười lành không hành, hoặc hành thiện ác lộn xộn, thì nội cảm cái thân xú lậu, trược phú, bần hàn, ngoại cảm lấy cái quốc độ nhược tiểu, thiên tai, nhân họa. Khí giới Là thế giới như món đồ, tức như có thế giới hình tròn, thế giới hình vuông, hình ngửa, hình úp, hình nghiêng, có thế giới ở trên đất bằng mây, có thế giới ở trên đất bằng vàng, có thế giới ở trên đất bùn sình cát đá gai góc, có thế giới ở trên núi gươm cây dao, có thế giới ở trên nhơ nhớp phân uế, có thế giới ở chỗ không có ánh sáng nhật nguyệt… là do tùy phước thụ dụng, tùy nghiệp thụ dụng, vì tạo nhân nào phải hưởng quả nấy.

 60. Pháp tánh cảnh vật: Ngoài tâm không cảnh, ngoài cảnh không tâm, nên nói “Pháp tánh tức là cảnh vật”. Pháp tánh cũng tên là thực tướng, chân như, pháp giới, Niết-bàn… Tánh nói là thể, là chẳng đổi, chân như làm thể của vạn pháp, vì nó ở nơi nhiễm, nơi tịnh, nơi số hữu tình, nơi số phi hữu tình mà, cái tánh nó chẳng đổi chẳng biến, nên nói là pháp tánh. Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thăng Tu - di Sơn nói “Pháp tánh vốn không tịch, vô thủ cũng vô kiến”. Pháp tánh có hai thứ; pháp giới có hai thứ sự và lý. Pháp tánh cũng thế:
1-Sự pháp tánh, như đất có tánh chắc, nước có tánh ướt…
2-Lý pháp tánh, là cái thực tánh bình đẳng của các pháp. Sách Chỉ Quán nói “Luận Địa Trì chỉ rõ hai pháp tánh: 1-Sự pháp tánh, vì là tánh sai biệt; 2-Lý pháp tánh, vì là tánh chân thực”.

 61. Mê hiện lượng: Hiện lượng là một trong ba lượng của Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận thường dùng. Hiện lượng: hiện thực lượng biết. Hướng với các pháp: sắc, thanh, hương, vị, xúc, hiện thực lượng biết tự tướng của nó, không mảy may qua niệm phân biệt xét tìm. Luận Nhân Minh Nhập Chánh Lý nói “Hiện lượng, nghĩa là không phân biệt… Hiện hiện riêng chuyển, nên gọi hiện lượng”. Nhân Minh Đại Sớ thượng bổn nói “Năng duyên hành tướng, chẳng động chẳng diêu, tự chỉ chiếu cảnh, chẳng tính chẳng đo, lìa tâm phân biệt, chiếu hợp với cảnh hiện tiền, rõ cuộc nơi tự thể, nên gọi là hiện lượng”. Lại nói “Năm căn mỗi mỗi đều chiếu lấy tự cảnh, gọi là hiện lượng”. Sắc, thanh, … các pháp như thế mứ, năm thức trước và ý thức trụ trước phân biệt, thủ xả, nên nói là “mê hiện lượng”, vì năm căn đối năm trần, ngũ câu ý thức phân biệt, ái ố,…

 62. Chân tánh không minh. Chân tánh: chẳng vọng là chân, chẳng biến là tánh; chân tánh ấy là cái tâm thể sẳn đủ của ta và người. Kinh Lăng Nghiêm cuốn nhứt nói “Tiền trần hư vọng tướng tưởng, hoặc nhữ chân tánh” vì tư tưởng phân biệt chấp lấy hiện tượng của sáu trần đối mà, làm mê hoặc chân tánh của ngươi (A-nan). Không minh: Trống sáng, các pháp (sự vật) đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh, xét cứu cánh ra thì, các pháp đều chẳng có thực thể, nên nói là không. Kinh Duy Ma phẩm Đệ Tử nói “Với các pháp, xét cứu cánh, nó không có thực, ấy là cái nghĩa không”. Sách Vạn Thiện Đồng Quy tập cuốn 5 nói “Không là cái tên riêng của lý, do vì chẳng khá đặng, do vì không thực tánh, là cái không chẳng đoạn diệt”. Đối với các pháp, tâm không phân biệt thủ xả, tức là giải thoát, sáng suốt, nên gọi là không minh khoách triệt.

 63. Huệ nhật: Tỷ dụ trí của Phật hay chiếu lâm đến tận chỗ đui mờ của thế gian, nên tỷ với mặt nhật. Kinh Vô Lượng Thọ cuốn hạ nói “Huệ nhật soi trong đời, trừ sạch mây sanh tử”. Kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện nói “Huệ nhật đại Thánh tôn”. Phẩm Phổ Môn nói “Huệ nhật phá chư ám”. Huệ nhật ở đây tỷ là Phật tánh mà, bị hành giả chấp có chứng có biết, nên Phật tánh phải mai một nơi hữu pháp.

 64. Hữu địa: Chỗ có, chấp rằng có tu, có chứng, có thấy, có biết, thế là trước danh trước tướng. Sách nói “Phàm phu chấp hữu”.

 65. Không môn: Cửa trống, là phá trừ cái kiến giải chấp rằng thường có, tức là cái pháp môn của các “không tướng” ngã không, pháp không, hữu vi không, vô vi không… Luận Trí Độ cuốn 18 nói “Không môn là sanh không pháp không”. Trong kinh Pháp Cổ, lấy không môn làm thỉ, lấy bất không môn làm chung. Lại, giáo pháp nhà Phật, lấy không pháp làm môn Niết -bàn. Trí Độ Luận 20 nói “Thành Niết -bàn có ba môn là không môn, vô tướng môn, vô tác môn”. Thế mà tu sĩ bị chấp không đó trở thành ra chướng ngại, nên nói “Không chiếu không ngộ thì, mây mờ che bít nơi không môn”.

 66. Huyền vi: Đen nhỏ, mầu nhiệm. Tối sâu gọi là huyền, lẽ mầu gọi là vi. Thành Công Tuy Phú chép “Huyền diệu đủ để suốt thần tỏ linh, vi tinh đủ để tột tối xét sâu”.

 67. Mộc nhân khán hoa điểu: Người gỗ xem chim vẽ. Người gỗ là chạm khắc cây gỗ thành hình tượng con người. Sách Tam Quốc Chí lời chú rằng “ông Mã Quân có cái tứ khéo tuyệt vời, là ông lấy gỗ chạm khắc thành hình tượng người, trong có kết cấu đặt máy, sắp làm những tượng nào ca hát, nào đánh nhạc, nào múa nhảy, đến đỗi khiến người gỗ thổi ống sáo. Lấy vài danh từ ở bài kệ của ông Bàng cư sĩ làm thành đôi câu đối, để tả “thanh sắc tầm thường” rằng:

 Hoa điểu tứ mộc nhân khan, ngũ uẩn giai không, hành thâm bát -nhã.

 Thiết ngưu khi sư tử hẩu, bát phong bất động, tọa kháo Tu -di.

 Thiết ngưu: Con trâu bằng sắt. Thiết ngưu là ví dụ rằng chẳng thể lay động. Lại, ví dụ cái chỗ mà không cho chót mỏ thốt lời. Bích Nham tắc 38 nói “Cái tâm ấn của Tổ sư, in tuồng cái cơ thiết ngưu”. Đồng Trứ Ngữ nói “hằng ngàn cả muôn người lay lắc chẳng động”. Ngũ Đăng Hội Nguơn Dược Sơn chương nói “Mỗ giáp này ở trên đầu hòn đá, như con muỗi ở trên con trâu sắt”.

 68. Vô sự đạo nhân. Voõ sự: phạm ngữ rằng A, dịch vô, phi, bất. Dùng nghĩa của thế tục mà giải thích thì chỉ là lời chẳng có sự vật tồn tại, tức nghĩa là “không” nên nói là vô sự. Đạo nhân: Người đắc đạo, và người tu đạo. Trí Độ Luận nói “Kẻ đắc đạo gọi là đạo nhân. Các người xuất gia, dù chưa đắc đạo, cũng phổ thông gọi là đạo nhân. Người đắc đạo quả A -la-hán, không còn sự đoạn kiến hoặc, tư hoặc nữa nên tên là Vô sự đạo nhân.

 69. Làm phép cho chúng: Làm mô phạm cho đời. Người học tu Phật mà tâm cảnh như thế thì việc gì chẳng xong, chẳng những làm nhân thiên nhãn mục, cũng chính là Phật pháp đống lương.

 70. Ngũ ấm gián cách: Cách với thân trung ấm, vì đã thụ cái thân hậu ấm rồi, nghĩa là thân trung ấm nó ở trung gian, nên thân hậu ấm là cách ấm. Rất đỗi, La-hán còn có cái mê mờ vì cách ấm, Thanh văn cũng có cái tối vì xuất thai, huống là sáu phàm phu là thiên, nhân, Tu-la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

 71. Đức từ vô duyên: Tức vô duyên từ bi. Cái từ bi đây, duy có ở nơi chư Phật, số là cái tâm của chư Phật là, chẳng trụ nơi trong tánh hữu vi vô vi, không trụ nơi trong đời quá khứ, hiện tại và vị lai, biết các duyên chẳng thực, vì điên đảo hư vọng, nên tâm không duyên vào đâu cả. Chỉ Phật nghĩ vì chúng sanh chẳng biết được cái thực tướng của chư pháp, nên chúng sanh bị lại qua năm ngả, lòng chấp trước chư pháp, thủ xả phân biệt, nên tâm của chư Phật dù không duyên hệ với chúng sanh mà, khiến tất cả chúng sanh tự nhiên được cái ích bạt khổ dữ lạc, nên gọi là Vô duyên từ bi tâm.

 72. Vào chốn triền phược: Chính rằng tại triền chân như, tức là cái lý chân như pháp tánh, nó ẩn ở trong chốn phiền não triền phược. Khởi Tín Luận Nghĩa Ký rốt cuốn trung, bảo là “Tại triền giả tánh tịnh bất không Như Lai tạng”. Thế thì, chữ triền nói trên là triền phược, tức tên khác của phiền não trong tam giới; còn chữ triền ở trong văn Cảnh Sách đây là chữ triền của thị triền, vì chẳng có “bộ mịch” ở bên, nghĩa là cái lều chợ. Nguyên tiếng Phạm Avacara (a-phước-cha-la) dịch là thị triền, nghĩa là cái lều bán hóa vật tại chợ. Sách Huyền ứng âm nghĩa và Lễ Ký, với Trịnh Huyền, đều nói như thế. Tại Cảnh Sách đây nói “Nhập triền thùy thủ” vào nhà chợ xuôi tay. Thì chữ triền là nhà chợ, với chữ triền là tam giới phiền não, cũng đồng là cảnh huyên náo phức tạp, mà các Như Lai Bồ -tát vào trong cảnh ấy, vẫn tự tại giải thoát, lại còn độ chúng sanh xuất triền nữa.

 73. Vô dư Niết -bàn: Lại nói Vô dư y Niết -bàn, tân dịch Y: nương, cái thân thể là chỗ của các điều thống khổ nương dựa. Niết -bàn có hai thứ: 1-Hữu dư y Niết -bàn: có khổ còn nương nơi thân, 2-Vô dư y Niết -bàn: không có khổ nương nơi thân nữa, vào cảnh Niết -bàn này thân và trí đều dứt hẳn như tro lạnh vì người Nhị thừa chứng cảnh giới Vô dư Niết -bàn mà, quy vào cõi tịch diệt.

 74. Tán thân mất mạng: Với phép tu “Trực chỉ Thiền” hễ đắc ngộ là liền siêu lên Phật quả, nếu thất ngộ thì đọa ngay xuống ma đạo. Sách Tổ Đình Sự Uyển quyển 5 nói “Các Tổ trước truyền pháp, ban sơ tu hành kiêm cả tam tạng giáo thừa; sau đến Tổ Đạt -ma, riêng truyền tâm ấn là, để phá cái chấp văn tự, hiển cái tâm tông, chỗ gọi là Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Song, với bất lập văn tự, nhiều người bị thất ý (đọa ma đạo), thường thường bảo rằng dẹp bỏ văn tự, chỉ cốt lấy cái điều ngồi làm thinh”. Đó, thực là con dê câm trong tông môn của ta! Vả chăng, cả với vạn pháp còn lăng xăng, hà tất gì chỉ một cái “bất lập văn tự” ư? Chứ có biết đâu chữ Đạo là đường, cũng như chữ Thông là suốt vậy, há nào phải chỉ câu chấp chi một góc? Nên, tức nơi văn tự mà văn tự bất khả đắc, với văn tự đã thế, thì với vạn pháp cũng vậy, đều là kiến tánh thành Phật, đâu có đợi dẹp văn tự rồi sau mới đắc? Thích Môn Chánh Thống cuốn 3 nói “Ban sơ không có cái thuyết bất lập văn tự, đến các nhà Tổ Nam Tuyền, Phổ Nguyện mới bắt đầu đề xướng “Bất lập văn tư, ù giáo ngoại đơn truyền, kiến tánh thành Phật”.

 75. Thuyên đề: Với kinh văn năng thuyên, thí như cái thuyên là Nơm; với nghĩa lý sở thuyên, tỷ như con cá. Thuyên đề là dụng cụ, dùng tỷ dụ phương tiện pháp môn và ngữ ngôn văn tự mà, để chứng lấy hiện thực, thụ nghĩa (cá thỏ). Pháp Hoa Văn Cú quyển 1 nói “Hoặc kín nhiệm (mật), hoặc rõ ràng (hiển) hay là quyền, hay là thực, đều vì Phật đạo mà làm thuyên đề”. Luận Khởi Tín, Nghĩa Ký Tự nói “Chân tâm vắng rỗng, dứt nói năng nơi thuyên đề”. Sách Trang Tử nói “Đắc ngư vong thuyên” đặng cá quên nơm.

 76. Tông thú. Tông: chủ, tức tông yếu. Thú: đến, tức chỉ thú. Nghĩa là cái chỉ thú chủ yếu của các kinh sở thuyết.

 77. Trưởng dưỡng Thánh thai: Các vị Bồ -tát đương tu chứng ở các ngôi tam Hiền là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, đều gọi là đương trưởng dưỡng Thánh thai. Bởi vì, lấy tự chủng làm nhân, thiện hữu làm duyên, nghe chánh pháp là tu tập trưởng dưỡng, đến chừng tiến lên bực Sơ địa Bồ -tát mà thấy đạo, là được sanh làm con chính thức trong nhà Phật. Kinh Nhân Vương nói “Thế là Bồ -tát bắt đầu trưởng dưỡng cái tâm (Phật tánh) gọi là Thánh thai”. ông Lương Bí chú sớ rằng “Thai là tự chủng (Phật tánh) làm nhân, thiện hữu làm duyên, nghe thanh tịnh chánh pháp rồi là tu tập, là trưởng dưỡng, bậc Sơ địa thấy đạo (tự thấy được Phật tánh), đản sanh vào Phật gia”.

 78. Tân lương: Cầu bè để qua sông bến. Dùng để ví dụ cái Đạo đế. Trí Độ Luận 11 nói “Niết -bàn chi tân lương”. Tân: bến, là chỗ để tế độ qua, như quan tân, tân lương, đều là chỗ yếu địa giao thông. Lương: cầu, với sự vật mà chỗ ách yếu, gọi là tân lương, nghĩa là như kiều lương để nhờ tế độ qua vậy.

 79. Nhị nghiêm: 1-Trí huệ trang nghiêm: Nghiên cứu trí huệ mà làm cho cái trí được trang nghiêm. 2-Phước đức trang nghiêm: Chứa phước đức mà làm cho cái thân được trang nghiêm. Trong Lục độ, tu năm độ trước, là phước đức trang nghiêm; tu trí huệ độ là trí huệ trang nghiêm. Kinh Niết Bàn 27 nói “Hai món trang nghiêm, một là trí huệ, hai là phước đức. Nếu Bồ -tát, tu trọn đủ hai món trang nghiêm như thế, thì thấy được Phật tánh”. Duy Thức Thuật Ký rốt cuốn 7 nói “Thiện tư lương giả, phước trí nhị nghiêm”.

 80. Pháp khí: Chữ Khí ở đây nghĩa là tài năng, vì nhân cái tài năng có thể sử dụng được; nghĩa là độ lượng, là khí trọng. Người mà xiết hành được Phật đạo, gọi là pháp khí. Kinh Pháp Hoa phẩm Đề -bà-đạt-đa nói “Nữ nhân cấu uế phi thị pháp khí”. Sách San Đường Tứ Khảo nói “ông Huệ Khả phụng sự Tổ Đạt -ma đã lâu chẳng được nghe lời dạy bảo, ông chặt cánh tay cầu pháp. Tổ sư biết là pháp khí, trao y bát, làm Đệ nhị Tổ sư” (nước Tàu).

 81. Ngàn tầm: Một tầm là tám thước.

 82. Thanh Lương quốc sư: Họ là Hạ Hầu Thị, pháp húy là Trừng Quán, xuất thân huyện Cối Kê, tỉnh Chiết Giang. Ngài tạo bộ Hoa Nghiêm Đại Sớ. Đời Đường, vua Đức Tôn làm lễ khánh tiết đản sanh, vời Ngài vào nội điện đối đáp, Ngài dùng diệu pháp thanh lương được lòng vua, thành thử nhà vua phong tặng là Thanh Lương Quốc Sư. Vua Hiến Tôn hỏi ý chỉ kinh Hoa Nghiêm, thoạt nhiên hữu sở đắc, lại gia hiệu là Đại Thống Thanh Lương Quốc Sư. Trải qua chín triều, làm thầy bảy vua. Chín triều Là Huyền Tôn, Túc Tôn, Đại Tôn, Đức Tôn, Thuận Tôn, Hiến Tôn, Mục Tôn, Kính Tôn, Văn Tôn. Bảy vua Là từ Đại Tôn nhẫn xuống.

 83. Mười điều luật: 1-Cái thân chẳng tổn giảm dung biểu (uy nghi) của Sa -môn, 2-Tâm chẳng trái với luật chế của Như Lai, 3-Ngồi chẳng sái lối trực cảnh của pháp giới, 4-Tánh chẳng nhiễm với cảnh tình si, 5-Chơn chẳng đi trên bụi trần của Ni tự, 6-Sườn chẳng chạm đến cái giường của cư sĩ, 7-Mắt chẳng ngó đến cái vẻ đẹp phi lễ nghi, 8-Lưỡi chẳng nếm đến món ăn quá giờ ngọ, 9-Tay chẳng rời hột chuỗi Bồ -ñeà, 10-Ngủ chẳng lìa bên y bát.

 84. Tập nhân: Như tập tham dục thì, cái lòng tham dục càng ngày càng tăng trưởng. Cựu dịch là Tập nhân. Tân dịch là Đồng loại nhân, tập là cái hơi dư thừa của phiền não, nên gọi là Tập, cũng gọi là Tập khí. Tân dịch Đẳng lưu quả. Cựu dịch là Tập quả. Trí Độ Luận gọi là Tập nhân tập quả. Tập nghĩa là tập tục (hằng hằng tiếp tục), tập tục với cái niệm thiện trước mà, phát sanh cái thiện của niệm sau. Nhẫn đến, tập tục với cái vô ký của niệm trước mà sanh khởi cái vô ký của niệm sau. Trước là tập nhân, sau là tập quả. Tập khí: Với vọng hoặc của Đại thừa, phân làm ba thứ là hiện hành, chủng tử và tập khí. Tập khí là như đã dẹp rồi cái hiện hành của vọng hoặc, đã di rồi cái chủng tử của vọng hoặc, mà còn có cái phần hơi hám của vọng hoặc, nó hiện cái tướng vọng hoặc ra, gọi là Tập khí. Đây, ngài Xá -lợi-Phất đã đoạn hết cái chủng tử của sân hoặc rồi mà, bị Bà -la-môn xin tròng con mắt lại ném xuống đất chà đạp, thế làm động đến tâm của ông, ông nổi hơi giận lên, đó là cái bằng chứng rằng tập khí của sân hoặc hãy còn. Với cái tập khí, các Thánh Thanh văn còn hoàn toàn chưa đoạn; Duyên giác chỉ mới hạn chế được phần nào thôi; duy có Phật là hoàn toàn đoạn hết. Như Xá -lợi-Phất ôm con chim vào lòng mà nó kêu la sợ hãi, đó là vì cái tập khí sân sát hãy còn; Phật ôm nó, nó đã chẳng la mà lại còn cạ kề vào mình Phật, đó là bằng chứng Phật đã hoàn toàn sạch hết cái tập khí sân sát, nên chim không sợ không kêu. Những người đã trường trai diệt dục, bạch nghiệp chân tu, mà kiến sắc còn động tâm, đó là cái tập khí của dâm dục hoặc hãy còn; kẻ đã xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo rồi, mà hễ nghe thấy danh lợi cũng nổi lên cái quan niệm ham vui, đó là cái tập khí của tham vọng hãy còn… Thế, biết rằng tập nhân là cái nhân của hoặc tập vẫn còn nguyên vẹn; tập khí là đã hết tập nhân mà chỉ còn cái hơi hám. Tỷ như dầu thơm hay hôi trong ve đã hết, nhưng chỉ còn cái hơi (tập khí).

 85. Mà ở đây: Do vì ở đây là khoa văn “thị giáo”, giáo là giáo thừa, bằng chứng là trên kia nói “Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp” đấy. Thành thử phải chuyên bàn về giáo là cấp hơn mà, giới phải huỡn chớ sao.

 86. Quả Thiện Thệ: Tiếng Phạm là Sugata (Tu-già-ñaø) dịch là Thiện Thệ, lại dịch là Hảo Khứ, là một trong mười hiệu của chư Phật. Hiệu thứ nhứt là Như Lai, hiệu thứ năm là Thiện Thệ. Như Lai Là nương nơi đạo như thực mà thiện lai cõi Ta -bà. Thiện Thệ Là như thực đi tới bỉ ngạn, chẳng trở lại chìm vào biển sanh tử. Dùng hai danh từ đó, để rõ cái đức vãng lai đều tự tại. Trí Độ Luận 2 nói “Phật lấy nhứt thế trí làm đại xa, bát chánh đạo đi đến Niết -bàn, ấy tên Hảo Khứ”. Đại thừa nghĩa chương nói “Rằng thiện thệ đó, là do nơi đức nghĩa để lập cái danh. Thiện là hảo. Thệ là khứ. Như Lai hảo khứ nên gọi là Thiện Thệ”.

 87. Trượng phu: Người mà thân lực dũng kiện, có chí dũng tiến chánh đạo, tu hành chẳng lui sụt. Như nói “Thuấn hà nhân, ngã hà nhân, hữu vi tối nhược thị, nghi kiến hiền nhi tư tề”. Lại, Trượng phu là đàn ông, tiếng thông xưng của nam tử. Sách Mạnh Tử nói “Kia trượng phu, ta cũng trượng phu”. Lại, vợ gọi chồng là trượng phu.

 88. Ngôi chưa kiến đạo. Đạo: là đạo lộ, tức đạo lộ của học giả tiến thủ. Kiến là quán kiến cái lý chân đế. Ngôi kiến đạo là ngôi ban sơ mới phát sanh cái trí chân vô lậu, quán kiến lý chân đế, để dứt tất cả kiến hoặc. ở bên Thanh văn thừa, là ngôi Dự sau Thế đệ nhứt pháp; ở bên Bồ -tát thừa, là ngôi nhập tâm của Sơ địa, đều là ngôi kiến đạo. Mà ở đây gọi ngôi chưa kiến đạo, tức là hạng tu mà chưa tiến lên Dự lưu hướng, chưa tiến lên nhập tâm của Sơ địa.

 89. Chẳng do ai khác: Tự chính mình quyết đoạn cái tánh ươn hèn, cố gắng tiến thủ lấy, như nói “Hữu chí sự cánh thành” có chí cố gắng thì rốt rồi sự gì cũng nên. Tỷ như mình ăn mới no được bụng mình, chứ mượn cái lỗ mũi của kẻ khác để thở hơi của mình không thể được.

 90. Các trần: Là năm trần, tức sắc, thanh, hương, vị, xúc. Vì năm món ấy nó hay làm ô nhiễm chân tánh, nên gọi là trần, như bụi trần ai bám dính vào nơi thân thể, đồ vật trong nhà. Kinh Phổ Hiền Quán nói “Do đắm sắc nên yêu các trần”.

 91. Nguyên: Suy nguyên, là xét cho tận đến gốc, tìm cho rõ cái cớ sở dĩ phải như thế, như nói “nguyên thỉ yếu chung”.

 92. Với nghĩa nhớ cho sâu: Là tinh nghĩa đã thâm nhập vào tinh thần. Sách lệ: Cố gắng, là như thiết như tha, như trác như ma, đã tinh mà còn cầu cho tinh nữa, nên nói là tiến tu.

 93. Gác cao tủ kín: Chẳng gia công ôn lại bài vở cũ thì làm gì có ích lợi biết thêm nghĩa lý mới?

 94. Tứ ma: 1-Ngũ ấm ma tân dịch là ngũ uẩn ma, chữ ma có nghĩa là não hại, chướng nạn, vì năm ấm là sắc, thụ, tưởng, hành, thức nên ưa sanh ra mỗi mỗi điều khổ não, làm chướng ngại chánh đạo. 2-Phiền não ma: Các điều phiền não là tham, sân, si… nó hay làm não hại thân tâm, chướng ngại chánh đạo. 3-Tử ma: Cái thọ mạng của người hữu hạn, trở ngại việc tu đạo vì cướp hại huệ mạng. 4-Thiên ma: Là vị Tha Hóa Tự Tại thiên tử ma, tân dịch là Tự Tại thiên ma, tức là vị ma vương ở từng trời thứ sáu của dục giới hay làm não hại những người làm thiện sự, tu chánh đạo. Trí Độ Luận nói “Chỉ có tử ma hay cướp huệ mạng, còn ba ma kia chỉ là phụ thuộc, vì cũng có thể làm nhân duyên đoạt mạng. Nghĩa Lâm Chương nói “Ma -la dịch là nhiễu loạn chướng ngại, phá hoại nhiễu loạn thân tâm, chướng tế thiện pháp, phá hoại thắng sự. Hỏi: Thế nào gọi là ma? Đáp: Đoạt huệ mạng, hoại đạo pháp, hoại công đức thiện bổn, cho nên gọi là ma”. Phương pháp trị ma: Hoặc niệm tam quy ngũ giới, hoặc tụng Bát -nhã tâm kinh, hoặc tụng Bồ -tát giới bổn, hoặc niệm Phật để trị đó.

 95. Thực khó trốn tránh: Như nói: Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan tàng (chữ Dã nó thế cho chữ Diệc là cũng).

 96. Tiếng hòa vang thuận: Tỷ như tiếng thanh lấy vô dĩa hát máy cũng thanh, tiếng trược lấy vô súc thinh cơ cũng trược.

 97. Hình thẳng bóng ngay: Ví tợ gương mặt người tốt xấu thế nào, chụp ra bóng hình cũng thế ấy.

 98. Nhân quả rõ ràng: Như kinh Lăng Già nói “Chủng qua đắc qua, chủng lý đắc lý” nghĩa là trồng dưa ra dưa, tỉa mận đặng mận, vì cái nhân là dưa thì, kết quả cũng là trái dưa, chứ không bao giờ ra trái bí được. Là nói “Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác…”

 99. Mã mạch: Lúa mạch để nuôi ngựa. Đức Phật thụ lời thỉnh của vua A -kỳ-đạt Bà -la-môn mời về an cư một hạ ba tháng tại nước Tỳ -la. Bấy giờ Phật và năm trăm thầy Tỳ -kheo, cùng phải ăn lúa ngựa gần ba tháng, của người ở từ nước Ba -la-nại, lùa ngựa cả bầy cho đi ăn cỏ đến, thấy Phật và chúng tăng bị đói mà không dám đi khất thực, vì bị thụ thỉnh ở hạ ba tháng của nhà vua. Nhân vì nhà vua bị ma chướng ám ảnh làm mê hoặc nên vua vào cung đắm mê ngũ dục lạc với cung phi mỹ nữ, truyền người giữ cửa ba tháng không cho tâu nghe việc trong ngoài, thành thử quên cả sự thỉnh ở hạ cúng dường. Đấy là một trong mười nạn của Phật trả dư báo. Kinh Lăng Nghiêm cuốn 6 nói “Nếu chẳng vì chút nhân nhỏ xả thân đó, dẫu có thành bực vô vi đi nữa, ắt phải trở lại sanh làm người, để đền nợ đời trước, chính như ta (Phật) phải ăn lúa ngựa của người xay bột làm bánh hộ cho”. Phật bảo Xá -lợi-phất rằng “Đời quá khứ, có Phật hiệu là Tỳ -diệp-la Như Lai; trong thành Ma -bạt, có vua tên là Bàn -đầu, thỉnh Phật và chúng tăng để cúng dường. Bấy giờ có người dòng Bà -la-môn, tên là Nhân Đề -kỳ-lợi là bực thông minh nhứt đương thời, có năm trăm đồ đệ. Thấy vua thỉnh Phật chúng tăng cúng dường, sanh tâm ganh ghét, nói với năm trăm đệ tử rằng “Với bọn Sa -môn trọc đầu kia chỉ nên cho chúng nó ăn lúa ngựa đủ rồi, chứ trai soạn mỹ vị chi cho uổng!”. Đấy, Xá-lợi-phất! Hồi đó Nhân Đề -kỳ-lợi, tức nay là ta vậy, năm trăm đệ tử kia, tức nay là năm trăm A -la-hán đây vậy. Do vì nhân duyên xưa như thế, ta và các ngươi, đã trải qua tam ác đạo, chịu vô lượng tội khổ, vì đố Hiền tật năng, hủy báng Phật Thánh, thành thử nay dù là đã chứng quả Phật và A -la-hán mà, cũng còn dư ương chưa hết…

 100. Kim thương: Cây giáo mũi nhọn. Kinh Hưng Khởi Hạnh chép: Phật ở tại Trúc Lâm tinh xá, bấy giờ, có một cây giáo mũi nhọn hiện đứng trước mặt Phật, Phật biết cái quả báo đời trước, nay phải chịu trả… Phật duỗi chân hữu ra, cây giáo nhọn đâm vào chơn rồi nó huốt mất xuống đất! Đại chúng thỉnh nói nhân trước thế nào, mà nay quả báo như thế? Phật dạy chuyện: Thuở đời quá khứ, bấy giờ ta làm một chủ buôn, có giết một người ác tặc, để cứu một đoàn người buôn, vì người ấy mưu toan đến tối hắn giết hết cả bọn buôn để lấy tài sản, nên ta “kiến cơ nhi tác” hạ thủ trước. Thế, mặc dầu là nghĩa hiệp, nhưng nay đã thành Phật, cũng phải trả dư ương.

Xem mục lục