Tin Tức (680)


ĐỐI TƯỢNG CỦA CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

536

“Định nghĩa chánh niệm tỉnh giác: chánh niệm là chú ý mà không có một đối tượng nào hết, tỉnh giác là không phải chú ý suông mà trong đó có sự rõ biết nữa. Tóm lại, Chánh niệm tỉnh giác nói theo Phật giáo là chỉ quán đồng thời.
Trong khóa tu 24 tiếng này mục đích để làm gì? Để mình chánh niệm tỉnh giác trên một đối tượng. Đối tượng đó là gì? Đối tượng đó, nói một cách đơn giản là chánh niệm tỉnh giác vào cái hiện tại.

Quí vị hiểu đựợc cái này không?
Mà hiện tại là gì?
Nên nhớ, từ Đức Phật cho đến các vị Tổ; đức Phật thì giác ngộ, và các vị tổ thì chứng ngộ trong cái hiện tại của các vị; các vị không chứng ngộ cái gì xa xôi về trước hay trong tương lai mà chỉ ngay hiện tại đó. Hiện tại đó và ngay đây là đồng nhất. Thời gian đó ở bên Mỹ, trên hỏa tinh hay thời gian mà đức Đạt Lai Lạt Ma đang truyền Kalachakra, thời gian đó là đồng nhất hiện tại.

Trong kinh khi nào cũng bắt đầu bằng: Tôi nghe như vầy, một thời đức Phật ở xá vệ quốc, vườn Cấp cô độc… (Nhất thời Phật tại xá vệ quốc, cấp cô độc viên…). Hiện tại nó đồng nhất ở mọi thời gian, không gian. Nó là thời gian căn bản cho tất cả quá khứ hiện tại và vị lai.

Chánh niệm tỉnh giác là Chánh niệm tỉnh giác trên hiện tại đó, hiện tại đó nó là cánh cửa giải thoát. Nhất thời đó là khi nào cũng nhất thời, nhất thời của Phật và bây giờ cũng vậy, cách đây hai ngàn năm trăm năm và bây giờ cũng vậy thôi. Nhất thời luôn luôn có mặt. Nếu hiểu và tin như vậy, cái nhất thời đó cái hiện tại đó nó đang có mặt ở tại đây; thì đó là cánh cửa giải thoát. Nó không ở đâu xa, đừng nói mai tôi mới ngộ hay lâu xa nào đó, chỉ ngay hiện tại đây mà thôi.

Hiện tại này bình đẳng với Phật và với chúng sanh ở địa ngục. Mình Chánh niệm tỉnh giác là chánh niệm vào giải thoát. Hiện tại đó ở khắp không gian và ở khắp thời gian, nên nó luôn luôn có mặt. Chánh niệm tỉnh giác là chánh niệm vào cái hiện tại đó, và cái hiện tại đó nó ở đây. Không ai lập ra hiện tại đó, nó không có điểm bắt đầu và không có điểm chấm dứt. Hiện tại của mình theo thời gian thông thường đây: là hiện tại qui ước; còn hiện tại mà mình nói “Nhất thời Phật tại”: là hiện tại không có điểm bắt đầu và không có điểm chấm dứt. Cho nên kinh nói Nhất thời Phật tại, nhất thời đó bây giờ vẫn Phật tại. Vì vậy kinh nói “Phật Pháp Tăng là thường trụ”, nó là một cái “Nhất thời Phật tại” duy nhất.

Chánh niệm tỉnh giác tùy theo mức độ tỉnh giác của mình sâu hay cạn thì mình thấy hiện tại đó mở rộng đến không cùng. Chỉ một hiện tại ở mọi chỗ mọi thời gian, không gian, hiện tại ở đây hay hiện tại trên hỏa tinh và ở đầu kia biên giới vũ trụ, hiện tại là bình đẳng. Sự tu hành của mình là làm sao sống với hiện tại đó tại đây, mình làm sao chánh niệm tỉnh giác để sống với hiện tại không biên bờ, bất chấp thời gian, không gian này.

Khi đức Phật gặp tướng cướp Angulimala (Vô não). Angulimala rượt theo đức Phật, Phật là nhân vật thứ một ngàn mà tướng cướp này giết để lấy lỗ tai dâng lên thầy mình; để thầy dạy cho ông pháp giải thoát. Ông rượt theo mãi mà cũng thấy đức Phật thủng thỉnh đi trước, ông không thể bắt kịp Phật. Ông gọi đức Phật hãy dừng lại, đức Phật quay lại trả lời: ta đã dừng lại từ lâu rồi.

Đức Phật dừng lại ở trong hiện tại không biên bờ vô thủy vô chung đó, còn anh kia đang chạy trong qua khứ hiện tại và vị lai.
Bây giờ cũng vậy thôi, cõi Phật nào cũng là hiện tại đó thôi. Có Phật thuyết pháp, có phật ngồi thiền gì đó, mình không biết; nhưng cõi phàm thánh hay địa ngục cũng là hiện tại đó. Nếu mình biết hiện tại đó, mình sống với hiện tại đó; thì mình không lệ thuộc không gian và thời gian.
Khi mình Sống nhuần nhuyễn hiện tại đó, thì mình sẽ thấy mọi hành động của mình không có khởi đầu và không có chấm dứt; cụ thể như rót trà uống nước, thì thấy hành động rót trà không có bắt đầu và chấm dứt; nó không có thời gian, mọi thời gian hành động đều tiêu dung vào trong hiện tại đó hết. Lúc đó, nó không có nghiệp, một hành động không có khởi đầu và không có chấm dứt; nghĩa là, nó không có nhân không có quả. Và hành động đó giải thoát.

Nghiệp là hành động, hành động có bắt đầu và kết thúc là một nghiệp, và hành động không bắt đầu không chấm dứt bởi vì nó diễn tiến ra trong hiện tại vĩnh cửu.
Nói theo kinh Bát Nhã thì nó không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt, không tăng không giảm; mình thấy được cái đó và sống được nhuần nhuyễn là mình giải thoát.

Thầy chỉ nói được vậy thôi. Bây giờ có vị nào hỏi cho nó rõ ràng hơn! Mình có tin nổi chuyện này không? Có tin nổi bây giờ mình đang sống trong hiện tại, mà hiện tại đó là “Nhất thời Phật tại”, và ngày xưa đức Phật thuyết pháp đó, với hiện tại bây giờ vẫn là một hiện tại? Mình đang sống trong “Nhất thời Phật tại”, mình tin như vậy thì Phật mới thường trụ.”

Đó là toàn bài giảng của thầy về mục đích ý nghĩa của chánh niệm tỉnh giác trong kỳ thứ sáu.

Tháng 1 năm 2017 Kính ghi, Tánh Hải

536

“Tư duy lại nhân lực và nhân tài”

“Mượn” tài năng người Việt ở nước ngoàiTT - GS Dave Ulrich (ĐH Michigan, Mỹ) - một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đồng thời là

15,252
Ta đang làm gì Đời ta

TA ĐANG LÀM GÌ ĐỜI TA?I. Cái gì quản lý con người ?“Nếu không có đấng sáng tạo chủ quản tất cả, không có nguyên lý nào siêu vượt trên con người,

17,991
TỰ HOÀN THIỆN - Quotes

Đời sống là một sự tự hoàn thiện liên tục. _Thomas Dean💞 Những cách cũ sẽ không thể mở những cánh cửa mới. _Dodinsky💞 Luôn luôn có chỗ cho sự cải thiện.

989
Danh Ngôn về HÙNG BIỆN

Ngắn gọn là một quyến rũ lớn của hùng biện. _M. T. Cicero✴️ Hùng biện: nói điều thích đáng và biết dừng._De La Rochefoucauld✴️ Người hùng biện không phải là người nói

1,272
Phòng trà thủy tinh tại chùa Shorenin

GNO (17/04/2015) - Một phòng trà độc đáo làm bằng thủy tinh đã được lắp đặt trên sân chùa Shorenin ở Kyoto (Nhật).Với thiết kế đặc biệt này hy vọng sẽ thu

1,235
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc