Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục

61. Người vợ thích hợp

Một vị Lạt-ma thực hành thiền định và bỗng thấy xuất hiện một linh ảnh. Ông cầu mong được chỉ giáo những gì phải làm trong giai đoạn sắp tới và linh ảnh chỉ rõ ông phải  làm gì.Vị Lạt-ma gọi ba người thân nhất đến và nói: “Ta phải tìm cho ta một bà vợ thích hợp, một người đàn bà mà ta cùng nàng đạt tri kiến toàn vẹn. Linh ảnh vừa báo cho ta biết nàng đang ở trong một thung lũng gần đây và đang đợi ta”.

Ba đệ tử này gật đầu nhưng hơi ngạc nhiên về thầy mình, vì ông áp dụng phép Mật tông này xem ra quá trễ. Đó là phép tu Tantra, trong đó người đàn ông tìm được chính mình nơi ngưòi đàn bà và ngược lại.Vị Lạt-ma mô tả người đàn bà như sau: “Hãy đi từ thung lũng này qua thung lũng khác và kiếm cho ra nàng, đó là nữ hoàng của Trí tuệ uyên nguyên, hiện thân  làm người. Nàng này năng lực huy hoàng như năng lực thiên nhiên, nhưng năng lực đó bị che kín. Hãy đem nàng đến cho ta, nàng chỉ đợi một dấu hiệu từ phía ta”.

Trong lúc các học trò đi tìm kiếm thì vị Lạt-ma hầu như liên tục thiền định trước bàn thờ. Sau ba ngày thì ba Tăng sĩ nọ về nhà tay không.“Đâu, người bạn đồng hành của ta đâu, người chỉ dành riêng cho ta?”, đạo sư hỏi ngay.

“Chúng con tìm hoài mà không thấy ngưòi đàn bà như thầy mô tả, dù gần giống cũng không có”, học trò trả lời rụt rè. “Chỉ có một người đốn củi tồi tàn xấu xí, tuổi đã trung niên, nhưng có sức mạnh của trời đất ban cho. Nhưng bà ta một mắt bị mù, mặt mày dơ bẩn, tay vung một con dao đã cũ, ai nhìn cũng phải sợ. Bà ta không cho chúng con lại gần, không sao nói chuyện được. Ngoài ra không thấy ai nữa cả.”

“Đúng bà ấy rồi”, vị Lạt-ma kêu lên mừng rỡ, học trò ngớ người đứng nghe. “Người đó, các ngươi chỉ thấy dạng ma quái của người, đó không ai khác hơn là vị nữ thần một mắt Ekajati trong nhân trạng, vị nữ thần có thân một bên là nữ, một bên là nam; và chỉ một mắt, vì nàng chỉ nhìn thấy nhất thể. Hãy đem nàng đến ngay cho ta. Hình dáng nàng thế nào cứ mặc”.

Các học trò lo ngại không biết làm sao nói với bà già. Cuối cùng họ cũng làm được một điều là trao quà cưói của thầy cho bà đó. Quà gồm có một tấm khăn trắng mà bà già chỉ sờ một cái rồi để qua một bên.Ba ngày hôm sau, vị Lạt-ma thân hành đến lều bà già, trong đó bà già sống độc cư từ nhiều năm nay với một con trâu và một con dê. Vị lạt-ma chỉ nhìn vào mắt bà đã biết, bà chính là một nữ thần của trí huệ uyên nguyên. Ông kính cẩn cúi đầu ba lần trước hình dạng tồi tàn này và xin bà hãy truyền cho phép tu, phép này không thể dùng văn tự mà diễn tả được.

Rồi bà già đốn củi thành hôn với vị Lạt-ma, cuộc đời họ hầu như nở hoa và ngày càng giàu có, cái giàu có không đo bằng vàng bạc. Và không phải chỉ có vị Lạt-ma mới được hưởng lộc này. Bất cứ ai chấp nhận được năng lực của vị nữ thần này lúc bà hiện diện thì đều được truyền cho những tri kiến và cảm khái vô tận. 

 62. Người kên kên

Một tu sĩ ngồi trong thế liên hoa bên cạnh một nhà chứa xác và thiền quán về tính chất vô thường của sắc thân. Xung quanh toàn là thân người chết, chân tay ngổn ngang. Đó là thời xa xưa, lúc người ta chưa hỏa thiêu hay chôn cất, vì tại Tây Tạng, gỗ là của quý và mùa đông hầu như không kiếm ra. Ngoài ra người ta còn tin rằng, khi cho xác mình để thú vật ăn thì đó là hành động bố thí tốt đẹp cuối cùng của đời người.

Một đàn chim kên kên bay lại, xem ra vui sướng với xác người. Đó là những con chim khổng lồ, đen từ đầu đến chân, kêu quang quác bên cạnh xác ngưòi làm vị tu sĩ khó lòng nhập định. Tu sĩ tức giận lấy một viên đá ném trúng cánh một con chim, vài sợi lông đen rơi lả tả.Đàn chim bay lên cao. Sau khi sự yên lặng trở lại, người tu sĩ bắt đầu tụng Kinh, giọng tụng ngân nga cầu siêu cho người chết, truyền cho người chết cái ấm áp tâm thức và năng lực sống của mình.

Vài tháng sau người tu sĩ du hành một mình qua một vùng núi non ít người ở. Ông đang tìm cách khất thực, dồn ít thức ăn để có thể thiền nhập hai tuần liền không phải gián đoạn. Từ xa ông thấy cái làng nhỏ với vài mái lều đá. Ông đang đói ghê người, tưởng tượng dân làng toàn những ngưòi chăn trâu mộc mạc sẽ coi trọng một tu sĩ như ông và sẽ dâng cúng nhiều thức ăn.Gần đến nơi, ông đánh trống rung chuông và tụng đọc kinh Chod, kinh cúng dường, trong đó tín đồ mang cả thịt xương của chính mình ra cúng, nhằm chứng tỏ mình không còn bị trói buộc nơi sắc thân này nữa.Vừa tụng ông vừa gõ cửa lều đầu tiên. Cửa mở. Lời tụng của vị tu sĩ im bặt. Trước mắt ông là một người đàn ông cổ dài, gầy nhom, giương đầu ra như một con kên kên tìm mồi. Thân người ông quấn trong một cái áo dài rách mướp, tay cầm một cục đá to.“Chính ngươi, đồ tu sĩ giả mạo”, ngưòi đó gầm gừ. Trước khi người tu sĩ nói được điều gì, người đó vén áo qua một bên, cho thấy vết thương trên áo chưa lành. “Xương vai ta bây giờ còn đau! Hãy im ngay cái bài tụng cúng dường đó, nếu không ta đập ngươi ngay tại chỗ và sẽ ăn thịt ngươi ngay, kể cả ruột gan phèo phổi”.

Người đàn ông nói xong rụt đầu lại, xong lại nhanh như chớp giương đầu ra như muốn mổ vào mặt tu sĩ. Ngưòi tu sĩ sợ hãi thụt lui vài buớc, nhưng bây giờ người đàn ông bỗng mỉm cười thân thiện, nheo một mắt. Sau đó ông đóng cửa lại đánh rầm. Người tu sĩ hôm đó ôm bụng đói đi ngủ, ông chịu nhịn và tâm ông quanh quẩn với câu hỏi: “Một con kên kên phải chăng có thể biến thành thầy dạy và ngược lại? Hay đó chỉ là phản chiếu của tâm ta? Dù tất cả đều do tâm tưởng tượng, phải chăng đó cũng là một bài học? Người kên kên đó thực tế là ai? Và nhất là: ta là gì, ta là ai?” 

 63. Doe Khyentse la mắng tử thi

Doe Khyentse đã cứu độ vô số người, thường bằng những phương thuốc kỳ khôi nhất. Một trong những học trò đặc biệt của ngài là Dodrup Chen đệ nhị (22), thân tái sinh của Dodrup Chen đệ nhất, mà vị này lại là thầy dạy của Doe Khyentse. Dodrup Chen đệ nhất mất năm 1821. Vài chục năm sau, tâm thức từ bi của ngài trở về trái đất và được các Lạt-ma cao cấp nhận biết. Và số phận kỳ diệu đưa đẩy, chàng Dorup Chen thứ hai lại theo học với Doe Khyentse vốn ngày xưa là học trò của mình.

Một vị tái sinh thường chỉ cần ít thời gian để phát huy lại khả năng sẵn có của mình và vì vậy thường làm cho thầy bạn xung quanh kinh ngạc. Dorup đệ nhị là một trong những thần đồng, với sự hướng dẫn đúng đắn, có thể phát triển nhanh chóng và sớm đạt những điều then chốt trong đời.Dorup đệ nhị là một thanh niên trẻ khi chàng vừa thiết lập một tu viện Dorup Chen tại Golok. Tất nhiên người ta đã hướng dẫn chàng thành Tăng sĩ và nghĩ vị tái sinh của đạo sư phái Đại Thành sẽ thành viện trưởng. Thế nhưng, dù có nhiều người thất vọng, chàng cương quyết từ chối, không theo qui định Tăng sĩ, không chịu mọi hạn chế gì nữa. Tuy thế người ta vẫn một lòng tin nơi vị tái sinh trẻ tuổi mặc cho chàng từ chối, tu viện vẫn cứ để chàng yên.Tới lúc Dorup đệ nhị lấy vợ và lui tới với vợ ngay cả trong viện thì tu viện mới mời chàng đi nơi khác, mặc dù ai cũng biết chàng trai này có nhiều quyền thuật và nhất là biết cách truyền tâm thức cho người chết lên một cõi cao hơn, giỏi hơn bất cứ người nào.

Sau đó, Dorup đi Dartsay-Doe, một thị trấn gần biên giới Trung Quốc và trở thành đạo sư của lãnh chúa vùng đó. Thời gian sau, một bệnh dịch lan tràn làm nhiều người chết. Dorup Chen liền tìm mọi cách có thể để tìm hiểu nguyên nhân và chận đứng dịch bệnh. Cuối cùng, không có kết quả, chàng dùng phép Tonglen(36), thời đó là một bí truyền. Với phép đó, hành giả tự đặt mình vào người bệnh và rước bệnh qua mình.Bệnh dịch biến mất nhưng Drdrup Chen bây giờ mang bệnh đậu mùa. Trước khi chàng chết, nhiều vị Lạt-ma của tu viện DodrupChen ngày trước tới bên giường, dường như muốn tiễn đưa người bạn đồng môn lần cuối. Thực tế là các vị đó đến xin Dodrup Chen khi chết đừng biều diễn thần thông gì, đừng tỏ vẻ gì là một vị đắc đạo, để tu viện khỏi mang tiếng xấu đã đuổi một vị đắc đạo ra khỏi cửa, chỉ vì ngày xưa chàng xử sự không đúng phép tắc.Dodrup gật và hứa với các vị Lạt-ma điều đó. Các vị sắp sửa lên đường về Golok thì dân vùng thị trấn Dartsay-Doe xin các vị ở lại vài ngày để làm lễ an táng cho Dodrup với đầy đủ nghi thức.Không bao lâu sau triệu chứng sắp chết xuất hiện. Dodrup thân nóng hổi, lăn qua trở lại trên giường bệnh. Chàng cào cấu khắp nơi và cuối cùng chết trong sự kiệt sức.Các vị sứ giả của tu viện Dodrup Chen cúi đầu xấu hổ. Các vị tỏ vẻ tiếc tuổi chàng chết quá sớm, nhưng thực tế là vui mừng vì tu viện không phải mang tiếng xấu. Họ vừa định ra khỏi phòng, định làm một lễ hỏa táng nhỏ thì bỗng nhiên Doe Khyentse tung cửa đi vào. Như mọi lần, lúc nào ngài cũng mặc áo da và cầm một khẩu súng trong tay.Các vị Lạt-ma sợ hãi bước lui một bước nhưng Doe Khyentse không thèm nhìn tới. Ngài đã hiểu ngay sự tình, đưa mắt nhìn tử thi, hỏi lớn: “Hê, ngươi nghĩ thế nào đây. Thật sự ngươi muốn là một tên lây bệnh vô tích sự nằm chết ở đây hay sao?” Doe Khyentse bật lên tiếng cười và nói tiếp: “Nghe đây, không một đạo sư Đại Thành nào của trường phái chúng ta lại chịu chết như ngươi cả. Nào, ngồi đây, ngồi đây ngay ngắn xem. Hãy bày tỏ sự thật của nội tâm ngươi.”

Tiếng quát tháo của Doe Khyentse làm mọi người chạy đến. Họ chen chúc bên cửa và chứng kiến một chuyện lạ.Doe Khyentse nhìn tử thi la lối lần nữa. Một phút trôi qua mà chưa có gì xảy ra. Bỗng nhiên xác chết nhảy dựng lên, tréo chân ngồi theo thế liên hoa, nhấc bổng khỏi đất khoảng nửa mét. Quanh đầu người chết, ánh sáng ngũ sắc tỏa ra, có tiếng nhạc êm dịu hầu như phát ra đâu đó. Trong vòng một dặm, không gian hầu như biến đổi, có những rung động kỳ lạ, thiên giới hình như nghiêng mình xuống chào hỏi. Các người hiện diện bắt đầu nức nở. Doe Khyentse vỗ tay, tiếng vang như sấm.

Sau đó tu viện Dodrup Chen nghe tin này, họ nửa cười nửa khóc. Dodrup Chen đệ nhị đã chết như một vị đại sư đắc đạo và được an táng đúng nghi thức, dù cho các bạn đồng môn không hề biết hết sự đóng góp của người chết. 

 64. Nha sĩ Tây Tạng

Tu viện Sera gần kinh đô Lhasa Tây Tạng là một tu viện lớn nhất thế giới cho đến năm 1959. Có lúc tu viện này chứa hơn bốn ngàn Tăng sĩ. Nhiều vị Lạt-ma và y sĩ (Geshe) ngày nay còn sống đều đã tu học trong viện này. Thubten Yeshe cũng tu tại đó, ông là Lạt-ma đầu tiên nhận học trò người phương Tây.

Lúc lên mưòi bốn, Thubten Yeshe chỉ là một tiểu tăng trong viện, có lần bị đau răng kinh khủng. Hàm chàng sưng vù lên, không ăn không nói gì được, cuối cùng chàng được đưa tới một vị hiền nhân trong viện để chữa.Thubten Yeshe miễn cưỡng vào trong một góc nhỏ rách nát của viện, trong đó có một vị Tăng già sống đã lâu, nghe nói ông yên tâm hơn nếu người ta gửi chàng đến một y sĩ có học hành đàng hoàng, vừa có kiến thức y khoa, vừa có tu học tâm linh, phối hợp với nhau mà chữa cho chàng. Nhưng thời bấy giờ chưa ai có ai học ngành răng cả, vì thế mà Thubten đành phải tới cụ già nhà quê này.

Cụ già hầu như cả mấy năm không tắm gội, trông rất dơ bẩn. Cụ cười chào chàng thân thiện, mời chàng uống trà nóng và miệng lẩm bẩm thần chú gì không rõ.Nhìn chén trà, Thubten Yeshe muốn lợm giọng. Răng chàng lúc đó lại càng đau nhức dữ dội, chàng thấy không còn giải pháp nào khác. Thubten quỳ xuống tấm thảm bẩn thỉu và để chén trà lên môi. Cụ già bỗng nhoài người ra, thổi vào chỗ đau bằng một hơi thở không lấy gì thơm tho.Thubten Yeshe muốn nhảy dựng lên vì ghê tởm, nhưng chàng cắn răng ngồi yên không phản đối. Cụ già thổi ba lần như thế. Sau đó Thubten Yeshe ra về, nghe dặn ngày mai phải đến lại nữa. Một tuần liền, cụ già thổi chỗ sưng nhức đó chỉ bằng hơi thở của mình.

Tới ngày thứ bảy thì chỗ viêm đó nứt và chảy mủ ra. Cụ già cười vui thích, thổi mạnh lần nữa và sau đó chỗ viêm biến mất. Vài giờ sau thì Thubten Yeshe hoàn toàn bình phục, còn cái răng thì vẫn nguyên vẹn không phải mổ.Trong năm đó tiếng đồn vang xa, nhiều y sĩ xem xét thấy vết sẹo còn sót lại trong miệng chàng. Sau đó một ngày kia vết sẹo cũng biến mất. Thì ra Lạt-ma Thubten Yeshe đã tự phát triển khả năng chữa bệnh năm ngay trong người mình. Ngài cũng đã truyền phép đó cho nhiều người tầm đạo phương Tây. Sau đó ngài mất đi trong sự tỉnh giác hoàn toàn và cách đây không lâu, tái sinh lại nơi một vùng đất xa, đó là nước Tây Ban Nha. 

 65. Vị toàn năng bất tử

Kangyur Rinpoche là một đại sư của phái Đại Thành, sinh tại Riwoschee, miền đông Tây Tạng, cuối thế kỷ 19. nhiều đại sư thời đó đã truyền cho ông nhiều tri kiến riêng. Suốt nhiều năm, ông thực hành thiền định, viễn ly. Nhờ đó ông có thể tiếp nhận được nhiều giáo pháp của nhiều đạo sư vô hình. Sau khi tu học đựoc một loạt các giáo pháp đã thất truyền và tìm kiếm một số bí lục cất giấu trong vùng rừng núi Tây Tạng, ông được xem là người “tìm của báu”.Năm 1975 ông mất trong tu viện mà ông đã sáng lập tại Darjeeling.

Trong thời niên thiếu, chàng Kangyur Rinpoche nghe các mẩu chuyện về một vị toàn năng (Shiddha), sống hoang dại trong rừng núi Tây Tạng và đã đắc đạo từ mấy năm trước, nhưng lại không rời bỏ thế giới và từ bỏ tấm thân tứ đại này. Người ta đồn rằng, vị đạo sư hoang dại đó được Yeshe Tsogyal (37) thân truyền cho kinh Bát-nhã ba-la-mật(38) cách đây mười một thế kỷ. Bà truyền cho vị này bằng cách đọc nhỏ vào tai, theo cách truyền giáo của thời đó, thầy đọc cho trò nghe khi tới thời. Yeshe Tsogyal lại là học trò nữ xuất sắc của Liên Hoa Sinh và đựoc Liên Hoa Sinh đích thân truyền cho kinh Bát-nhã ba-la-mật.Kangyur nghe chuyện vị toàn năng hoang dại này một cách khâm phục, và ngược lại với nhiều ngưòi khác, chàng tin có thật. Chàng cùng với một người bạn thân, một Lạt-ma trẻ khác, tìm hiểu về vị toàn năng nọ, nhưng không ai trả lời rõ vị đó bây giờ bao nhiêu tuổi, sống ở đâu, có ai gặp chưa. Người ta chỉ biết, nếu có thật thì vị ấy tất già và lui tới đâu đó trên miền núi cao Đông Tây Tạng.Hai vị tin tưởng và quyết lên đường tìm vị toàn năng huyền bí nọ và sẽ xin ngài đích thân truyền cho bài kinh đó.Cả hai vừa tụng đọc vừa kéo nhau vào rừng, mang theo thực phẩm và y phục mùa đông cho nhiều tuần. Kangyur không có chút nghi ngờ gì mình sẽ đạt được mục đích, một mục đích mà kẻ minh triết nhất cũng không dám mơ tói.Suốt tuần, hai chàng đi hết vùng hoang dã của Hi-mã-lạp sơn và tập trung tâm trí lên vị tu sĩ toàn năng đó bằng phép thần giao cách cảm. Một ngày nọ, hai người  thấy một đàn sơn dương chạy trên sườn núi không xa. Giữa đàn dê núi là một bóng, rõ là bóng người, da như da thú, bờm tóc dài như ngựa, chạy bằng bốn tay chân và biến mất theo đàn thú. Đó là một dáng người gớm ghiếc mà hai ngưòi đã từng thấy qua, có thể so sánh với các hung thần trong các bức tranh Thanka (39)Tây Tạng.Hai người thấy xong đều sợ hãi, pha lẫn với niềm tin tràn trề. Họ vội chạy theo đàn sơn dương, dọc trên các sườn núi, và vừa nhận ra rằng bóng người đó tách ra khỏi đàn thú và biến mất trong một khe đá.Lòng đầy kính trọng, hai người từ từ đến khe đá. “Chúng tôi tới để xin ngài truyền tri kiến”, họ gọi lớn. “Xin hãy cho thấy mặt và nhận chúng tôi làm đệ tử”.

Sơn nhân đó không phản ứng gì, sau khi hai người khẩn cầu nhiều lần. Kangyur và bạn liền ngồi trước cửa hang và bắt đầu tụng niệm, đầu cúi lạy hang đá. Sau đó cũng không thấy động tĩnh gì, các vị đó bèn tụng Kinh tán thán, Kinh nào nhớ được là các vị đó cứ tụng và cuối cùng họ tụng bài tụng tán thán Kinh Bát-nhã ba-la-mật, tán thán tính Không, tán thán Chân như mênh mông tuyệt đối, nay diệu dụng và từ bi.Cuối cùng hai người cử hành nghi lễ Mật tông. Họ đọc danh hiệu chư Phật, chư Bồ-tát và các vị thánh ba đời và cầu mong các ngài chứng giám nghi lễ. Thình lình, vị toàn năng đó chui ra khỏi hang đá, hầu như ngài cảm thấy khi mình đã nghe lời cầu xin thì mình cũng phải chứng giám.Sau một phút im lặng đầy kính sợ, vị Kangyur trẻ tuổi hỏi: “Ngài tên gì?”

“Ngài tên gì”, sơn nhân đáp lại và đứng thẳng ngưòi lên.

“Ngài bao nhiêu tuổi, bạch bậc Toàn năng?” “

“Ngài bao nhiêu tuổi, bạch bậc Toàn năng?” người đó lại trả lời.

Cuối cùng cả hai đều biết rằng con người trần truồng có cặp mắt giác ngộ của Phật đó chỉ biết lặp lại câu hỏi chứ không nói lời nào. Hai vị Lạt-ma đưa tặng người đó thứ nước “Chắt lọc chân như”, đó là một loại bia đựng trong cái sọ người, theo đúng truyền thống của Mật tông. Sau đó cả hai bỗng cất tiếng ca bày tỏ lòng thiết tha muốn học hỏi. Sơn nhân đó vừa nghe qua, bỗng cũng cất tiếng ca.Ngài ca rằng hơn mười năm qua chưa từng nói tiếng người; ngài cho biết trong mình chẳng mang tí tri kiến nào cả, vì thực tế chẳng có gì để trao truyền, từ ngài cũng không mà từ bất cứ người nào khác cũng không, không có gì để chứng đạt. Rồi thì bất ngờ thay – hai vị Lạt-ma tóc dựng đứng – người đó đọc kinh Bát-nhã ba-la-mật, đọc như một nguồn nước tuôn trào. Người đọc bất tận, khi lên khi xuống như một dòng sông uốn lượn, cho đến cuối cùng của bài kinh thần thánh.Rồi chợt tỉnh cơn mê, sơn nhân nhìn hai thính giả đang ngẩn ngơ, và ông đột nhiên mở mắt lớn, vùng chạy lên triền núi, đuổi theo đàn dê.

Kangyur và người bạn trở về thế giới loài người và cố kể lại những gì mình nghe thấy. Hai vị cũng kể tên sơn nhân cho thế nhân biết: Samma Drubtschen. Ôi, ngày nay chỉ tên gọi Samma Drubtschen đã làm nhiều người tóc dựng đứng, rởn ra gà khi nghĩ về một điều tri kiến cổ xưa được nhắc lại. Người ta cho rằng, ngày nay Samma Drabtschen vẫn còn sống trong núi rừng Tây Tạng. 

 66. Tiếng chim tâm thức

Vairochana(40) là một đạo sư thiền quán Tây Tạng sống vào thế kỷ thứ tám. Tại Samye, tu viện Tây Tạng đầu tiên, ông được Liên Hoa Sinh điểm đạo cho và sau đó học tập trở thành dịch giả. Rồi ông tuân lệnh vua Tây Tạng Trisong Deutsen (41) đi Ấn Độ, học  giáo pháp Đại Thành để về truyền bá lại cho dân chúng.

Chàng thanh niên hai mươi tuổi Vairochana đi bộ, vượt Hi-mã-lạp Sơn và tới Giác thành, là nơi chàng học tập giáo pháp cơ bản Đại Thành. Sau đó chàng tìm tháp chín tầng của Sri Simha (42), đó là nơi mà Liên Hoa Sinh và Vimalamitra (43) đã từng khai thị phép Đại Thành cao cấp.Tháp Sri Simha nằm rất sâu trong rừng gỗ chiên đàn, một loại gỗ thơm. Khu rừng này và mọi sinh vật sống trong đó rất huyền bí, vì chỉ có rất ít người được vào tới giữa rừng. Đường xa mệt mỏi, Vairochana vừa nghỉ chân dưới bóng một gốc cây thì có một nữ tu sĩ rất trẻ, đầu đội một bình nước đi qua.Chàng thanh niên Tây Tạng đứng dậy, cúi đầu chào ba lần rồi hỏi: “Thưa cô, tìm đâu ra tháp của ngài Sri Simha, cô chỉ đường tôi đi được chăng?”Cô tu sĩ này đi tiếp, không nói một lời cũng chẳng hề xoay đầu lại. Chàng nhìn bình nước trên đầu cô, vận dụng phép tâm thức thành sức nặng mà chàng đã học trong viện Samye, làm bình nước nặng lên hàng tấn. Cô tu sĩ phải đặt bình nước xuống và không nhấc lên nổi nữa. Sau đó cô quay người qua Vairochana, nhanh nhẹn vạch ngực ra cho chàng thấy một Man-đa-la ngay giữa tim nàng, đó là một đồ hình vẽ nhiều vị thánh, biểu tượnghuyền bí và hình thù kỳ lạ. Cảm thấy tâm thức mình tràn ngập một thứ tri kiến chưa hề có, Vairochana quì xuống dưới chân cô tu sĩ.

“Hãy đứng dậy”, vị thánh này nói sau một phút im lặng dài như thế kỷ. “Ta sẽ xem, liệu Sri Simha tiếp ngươi được chăng”.

Vairochana cũng rút ra một Man-đa-la mạ vàng, đặt vào tay nàng. “Xin gởi cho viện trưởng, xin nhận ở đây lòng thành kính nhất. Cái này là của cải duy nhất của tôi trong thế gian và được vua Trisong Deutsen cho mang theo. Tôi tới đây để xin được ngài Sri Simha điểm đạo vào phép Maha-Ati Tantra vô thượng”.

Ngày hôm sau, Vairochana được gặp Sri Simha. Lòng tràn  ngập sự cảm tạ sâu xa, chàng nằm dài ba lần và sau đó quì trước vị “sư tử hống”. Nhưng Sri Simha giải thích cho chàng không phải ai cũng thích hợp để tu học pháp Maha-Ati. Chàng hỏi tại sao, thì Sri Simha trả lời: “Sữa của sư tử tuyết quý giá vô ngần, không lẽ bình xí nào cũng đựng được ư? Ngoài ra vì vua của nước này sẽ chém đầu bất cứ ai giảng dạy pháp Maha-Ati, đó là giáo pháp phủ nhận cái nhị nguyên, nó sẽ chôn vùi quyền lực của nhà vua và toàn thể thiên hạ sẽ loạn lạc”.

Sau đó, mỗi ngày chàng dịch giả Tây Tạng đều cầu xin Sri Simha được khai thị cho phép Maha-Ati, lấy lý do đã vượt bao khó khăn gian khổ mới đến được đây.Cuối cùng thì Sri Simha đồng ý, nhưng ngài đòi chàng phải tuyệt đối giữ bí mật. Mới đầu ngài dạy chàng với các vị khác trong những tầng thấp của tháp, ôn lại giáo pháp của Phật về nguyên lý nghiệp và nghiệp lực, luật nhân quả… Về sau, buổi tối, chàng được lên tầng cao của tháp để học những giáo pháp bí mật nằm ngoài phạm vi nhân quả.Qua giờ tí, Sri Simha đưa chàng vào 18 bài khai thị đầu tiên của phép Maha-Ati. Sau đó ngài dùng sữa dê vẽ văn tự Sanskrit lên một tấm lụa trắng và cho hay các chữ này chỉ hiện lên khi hơ tấm lụa trên lửa. Ngài bắt chàng phải thệ nguyện không được tiết lộ bừa bãi, và viết 18 câu kệ lên tấm lụa, để Vairochana mang về Tây Tạng.

Trong những tháng sau đó, Sri Simha dạy cho chàng những giáo pháp bí mật nhất thế gian và cũng lần đầu tiên trong lịch sử, các giáo pháp đó được viết bằng văn tự.Vairochana đem về được quê hương các bí lục đó và dịch ra tiếng Tây Tạng, đặt tên chúng là “Tiếng chim tâm thức”. Sau đây là vài hàng của các dòng chữ quý báu đó, đã được dịch từ Sanskrit ra tiếng Tây Tạng:

“Cái vạn trạng không hề rời cái duy nhất.

Tất cả mọi sự đều ở ngoài mọi qui ước,

Không đầu óc nào với tới được.

Tất cả mọi sự không hề dính tới tính nhị nguyên,

Thứ nhị nguyên tốt xấu do đầu óc tự nghĩ ra. 

Vì mọi thứ, tự nó đã là viên mãn, là tuyệt diệu,

Không liên quan gì đến mọi cố gắng, mọi mong cầu điên đảo,

Nên người hãy yên nghỉ trong nhất thể từ xưa đến nay.” 

Vairochana kể tiếp: “Tôi cố ở bên ngoài, với con người vô song này và nhận được nhiều giải thích, nhiều khai thị, thường thường ngài nói nhỏ vào tai. Nhưng có lần, đi dạo tới một góc vắng của rừng chiên đàn, Sri Simha chỉ tay lên trời đọc: 

“Chân như vươn mình tới vô cùng.

Nếu ngươi biết, nó là gì, và cứ để nó như thế,

Thì tất cả đều hiện ra viên mãn,

Không có chút bợn nhơ, tuyệt diệu.

Có gì hơn được nó?” 

Trước khi Vairochana rời Ấn Độ về nước thì đạo sư đầu tiên của Đại Thành là Garab Dorje (45) hiện ra cho chàng thấy trong một linh ảnh và trao cho chàng hơn một trăm ngàn câu kệ, mà Vairochana còn giữ cho hậu thế. Garab Dorje, vị “đạo sư vui cười” nói: 

“Cái tỉnh giác của tự tính chúng ta là Phật tính.

Từ xưa đến nay đã thế.

Tâm như không gian: rộng mở, vô ngại, phi tính chất,

không sinh, không diệt.

Ai là người có thể,

Xuyên qua cái vạn trạng mà thấy cái tự tính,

và lưu trú trong đó,

kẻ đó là người thực hành thiền định,

thâm sâu và đúng đắn

và thâm nhập chân như không hề chút cố gắng.”

 Trên đường từ Ấn Độ về Tây Tạng, Vairochana lưu trú được trong tự tính, nên có chút thần thông phát sinh. Người ta gọi đó là phép “chân bay”, nói về những người hết tin trọng lực là có thật thì cũng không bị qui luật đó trói buộc. Nhờ biết vận dụng hơi thở, con người có thể động viên sức mạnh vật chất cho phép mình nhấc bổng thân hình và đi đến mọi nơi với thời gian kỷ lục. Nhiều kẻ thực hành cũng có thể vận dụng phép ấy tới một mức nhất định; các nhà nghệ sĩ nhảy múa đôi lúc vô tình biểu diễn được phép thoát trọng lực và đó là dấu hiệu đầu tiên của sự bay bổng.Với phép đi tuyệt vời này, Vairochana về lại Tây Tạng, giáo hóa cho nhà vua về giáo pháp Đại Thành. Và lần này cũng thế, với một bí mật nghiêm ngặt. Ban ngày, Vairochana sống như mọi Tăng sĩ và dạy giáo pháp nhân quả. Nhưng ban đêm, sau khi cửa đóng lại, ngài dạy vua những gì mà ngài đã giác ngộ.

Trong đời ngài, Vairochana còn bí mật dạy thêm nhiều người khác tri kiến thâm điệu đó và truyền ánh sáng của mình rộng ra. Cuối cùng ngài chết trong rừng già Nepal như một đại sư đắc đạo. 

 67. Jomo Manmo, nữ thần ngủ quên

Jomo Manmo lúc còn nhỏ chuyên giữ đàn bò cho cha và làm những việc cực khổ nhất trong nhà, không chút than vãn. Có thế nàng mới thỉnh thoảng làm bà mẹ ghẻ vui lòng được.Vào một buổi sáng mùa xuân êm dịu, lúc Jomo Manmo vừa lên mười ba, nàng lùa bò ra sau một đồng cỏ, ngồi nghỉ trên một phiến đá. Bỗng nàng lạc vào một giấc ngủ say.Nghe một tiếng ca nhẹ nhàng, nàng thức dậy đứng lên. Tiếng ca phát ra từ một hốc đá gần đó, trong lúc nàng ngủ, không hiểu sao động đá đã mở cửa.Nàng ngạc nhiên nhìn xung quanh. Xung quanh có một thứ ánh sáng kỳ diệu. “Hay ta lạc vào cõi thiên thai?”, nàng vui mừng tự nhủ. “Không chừng ta chết rồi và sinh vào cõi Phật?”

Nàng nhẹ nhàng đi vào trong động. Trong bóng tối của động, nàng thấy một nhóm nữ thần đang hành trì nghi lễ Mật tông. Xung quanh các vị nữ thần Dakini đó toàn là tay chân xác chết, và thú dữ đang giành nhau ăn thịt. Không hề sự hãi hay khước từ, Jomo Manmo bước tới. Vị nữ chúa của Dakini, một vị nữ thần đầu heo, mõm nhỏ giải, cũng bước một bước về phía nàng.“Tới đây và đùa giỡn với chúng ta!”, vị thần nói. “Ngươi có biết chăng, từ lúc mới sinh, ngươi đã thuộc hàng các thần thiên giới, như tất cả phụ nữ?”Jomo Manmo im lặng không nói.

“Ha, ta thấy ngươi chưa rõ cái tự tính không ô nhiễm của chính ngươi. Hãy xem đây…”

Trước mắt nàng, nữ thần đầu heo bỗng biến thành vô sắc, không hình tướng. “Ngươi hoàn toàn tự do, từ vô thủy, ngươi đã hoàn toàn tự do, không bị trói buộc gì cả”, nàng nghe tiếng nói của vị vô sắc đó. “Hãy có cam đảm mà thể hiện sự tự do đó, đừng ngần ngại gì cả. Toàn vũ trụ là thân ngươi, mọi chúng sinh là tâm trí ngươi! Hãy nhớ tới cái trí tuệ uyên nguyên, trí đó ngươi đã mất lúc vừa sinh ra”.

Vị thần vô sắc lấy lại hình tướng, rút một cuốn sách nằm dưới một tảng đá và đặt lên đầu Jomo Manmo. Trong giây phút đó, cô bé mười ba tuổi bỗng tràn đầy một tri kiến kỳ lạ, bị ném vào trạng thái của tự tính, nữ chúa đã đưa nàng lại trạng thái của chân như giác ngộ, mà thật ra nó không hề lìa con người.Cuốn sách này mang đầy những văn tự cổ xưa và được đưa tận tay cho Jomo Manmo, nhờ nàng đem về cho thế giới loài người. Trước khi nàng rời động, nữ chúa trí huệ nọ nói thêm: “Ngươi sẽ giác ngộ và nhờ sách này mà ngươi sẽ giác ngộ rất sâu xa, và ngươi sẽ dạy lại cho hàng hậu thế.”

Ngày hôm đó, Jomo Manmo bắt đầu có thái độ lạ lùng, so với người đời, như các vị Toàn năng sống trước nàng thường có. Nàng không còn phân biệt điều gì nữa, tất cả đối với nàng đều thanh tịnh và thánh thiện; đối với mọi thứ nàng không khởi tâm tham cầu hay chối bỏ, mọi thứ mà chúng ta thường gọi là tốt xấu. Nàng không thấy mình bị ép uổng điều gì và sống tự tại như một con chim trời.Không bao lâu sau, trong làng người ta đồn rằng nàng ngủ quên bên cạch một cái hang đá của Liên Hoa Sinh ngày xưa. Hang đá đó ngày trước đã bị sập nhưng nay đã tìm được lối vào. Truyền thống Tây Tạng vẫn xem hang này là nơi gặp gỡ của thiên nhân, của người học đạo và của ma quái; và vì vậy Jomo Manmo có danh hiệu là “người bị quỉ vương ám ảnh”.Nhưng cuốn sách, mà nàng mang về chứa đựng nhiều mật pháp của Liên Hoa Sinh, đó là vị đại sư vô thượng của giáo pháp Đại Thành. Cách đây hàng trăm năm, cuốn sách đó do vị học trò nữ xuất chúng của Liên Hoa Sinh là Yeshe Tsogyal giấu dưới hốc đá, để chính bà, trong một hậu kiếp tức là Jomo Manmo tự tay tìm lại. Trong tay của Jomo Manmo, cuốn sách trở thành phương tiện giải thoát cho vô số chúng sinh, có tên là “Tập hợp bí mật của các nữ thần Dakini”.

Những năm về sau, Jomo Manmo chọn vị đạo sư Chowang làm bạn đồng hành và truyền bá giáo pháp siêu việt đó một cách khôn khéo tuyệt vời. Tới năm 36 tuổi, bà thực hành diệu pháp với hai nữ tu sĩ khác trên một ngọn núi lạnh lẽo của miền Trung Tây Tạng. Các người chăn thú tò mò thấy ba người đàn bà leo lên núi, họ nhìn theo xem ba người này làm gì. Theo lời kể lại thì ngay lúc đó, cả ba đều giơ tay ra và đâm người xuống núi. Nhưng họ không hề rơi xuống vực mà lại bay vào trong trời cao vô tận và không bao giờ trở lại nữa.

Các lời giáo hóa của Jomo Manmo không bao giờ bị quên lãng, ngày nay vẫn còn được truyền lại. 

 68. Không thiền định thì cũng mất tỉnh giác

Một tu sĩ nọ hành trì thiền dịnh hai mươi năm trong một hang đá gần Golock và đã phát triển tri kiến về mối tương quan đích thực của sự vật. Càng lúc ông càng rơi vào trạng thái hỉ lạc và sáng sủa, giữ tâm vô niệm và một ngày đó ông tự xem là giác ngộ và quyết định đi tìm Jamgon Kongtrul để xem ngài phán đoán thế nào.

Jamgon Kongtrul sống trong một tu viện đi nhiều ngày đường mới tới. Khi người lữ khách tới nơi, Kongtrul tiếp đãi một cách niềm nở, nhưng chẳng hỏi han gì về việc kia. Nhằm bắt đầu nói chuyện giác ngộ, người tu sĩ kể về chuyện đã hai mươi năm chuyên tâm thiền định và kể những phút cao điểm của các lần thiền quán.

“Ôi thật nhiều công phu”, Kongtrul kêu lên và tỏ vẻ kinh ngạc. “Đáng sợ thật! Hãy từ bỏ ngay tức khắc”.

Người tu sĩ ngẩn ngơ. Vị đạo sư Kongtrul liền giải thích ngay, trong thiền quán lúc đầu hành giả phải cố gắng thực, nhưng về sau để tâm tự nhiên hoàn toàn, vì thiền quán đích thực chính là để tâm lưu trú trong tự tính. Ông khuyên: “Về Golok lại đi, vào lại hang đá ngồi một mình trong đó, nếu ngươi muốn. Nhưng ta khuyên ngươi ba năm nữa đừng thiền định gì cả và cũng đừng tu tập tâm linh làm gì cả. Hãy cứ giữ mình trong dạng tự nhiên nhất, mặc cho điều gì xảy ra, đừng xao lãng là được. Cứ giữ tự do giữa làm và bỏ, giữa nghĩ ngợi và không nghĩ ngợi, ngươi sẽ đạt tới cái điều mà ngươi luôn có”.

Vị tu sĩ chớp mắt không tin. Kongtrul Rinpoche nói tiếp: “Ngươi chỉ giác ngộ khi thật sự từ bỏ mọi suy tưởng – bỏ luôn cả những phép tu dày công. Bây giờ là lúc hãy quên cái thành tựu sống độc cư hai mươi năm của ngươi, và điều đó chỉ xảy ra nếu ngươi từ bỏ thiền định”.Nói xong, ngài đẩy người tu sĩ ra cửa.

Bỏ thiền định, người tu sĩ trở về hang đá. Mới đầu ông không thể theo lời khuyên của vị đạo sư, không thể không làm một điều gì. Sau một thời gian, ông mới đạt được tâm an nhiên, không tham cầu cố gắng. Cũng ngay phút đó thì tự tính, thứ tâm thức đứng ngoài mọi nhị nguyên bỗng vươn lên như mặt trời mọc, chiếu rọi mọi góc cạnh sâu xa nhất của vô cùng. Phật tính đó tỏa lan ánh sáng rực rỡ không ngăn ngại.Ba năm sau, người tu sĩ trở lại thăm Kongtrul Rinpoche. Ông nghiêng người trước vị đạo sư, không nói một lời.

Kongtrul, mặt mày sáng rực, chĩa hai ngón tay cái lên trên, dấu hiệu của “Đạt đạo”. Sau đó vị tu sĩ không-thiền-quán này trở thành một đạo sư đắc lực của phái Đại Thành tại Đông Tây Tạng, vì các lời giảng dạy của ông thật dễ  hiểu kẻ kém tới mấy cũng rõ. 

 69. Cái trống rỗng mênh mông của Gampopa

Trong những năm còn trẻ Gampopa đã phải chịu nhiều nỗi khổ. Ông là một y sĩ của thế kỷ thứ 11, nhưng tài năng ông không ngăn cản được vợ và các con ông chết trong một nạn dịch. Sau mất mát này, ông thề nguyện sống đời Lạt-ma và trở thành tu sĩ khất thực. Không bao lâu sau, ông gặp một đạo sư xuất chúng nhất thời bấy giờ, đó là vị tu sĩ phiêu bồng Milarepa. Lúc gặp Milarepa là lúc ông phải vứt bỏ mọi tri kiến, mọi tin tưởng và bắt đầu lại từ đầu.

Dưới sự hướng dẫn của Milarepa, ông thiền  định mỗi ngày ít nhất sáu tiếng trong một hang đá không xa hang của thầy. Có lần ông đến thăm thầy và kể với chút hãnh diện rằng mình đã tham thiền liên tục sáu tiếng không nghỉ.“Hừ”, Milarepa nói, “nhưng cái gì xảy ra suốt trong trời gian đó?”

“Không gì cả”, Gampopa trả lời. “Con không nghĩ gì cả, và ở trong một sự trống rỗng mênh mông”.

“Ngươi gọi đó là trống rỗng mênh mông à?”, Milarepa kêu lên. “Làm sao ngươi thiền định sáu tiếng liên tục được mà không nghĩ ngợi, không cảm giác gì cả? Sai bét! Ngươi chỉ đè nén ngươi thôi và tự ép mình vào trong một trạng thái đó có thích thú gì không, nhưng ta nói cho ngươi nghe, hãy bỏ nó đi, hãy bắt đầu lại từ đầu, và làm như sau”.Nhà du ca đắc đạo mở miệng và lời nói tuôn ra nghe như thơ:

 “Cái nhìn đích thực duy nhất là,

quan sát dòng tư tưởng nội tâm,

không gò bó và hoàn toàn xả bỏ.

Chân Như đâu có nằm ngoài ngươi.

Hãy nhìn thấu tâm thức ngươi đang phóng chiếu,

và thấy rằng, chúng không khác gì hơn,

là phát biểu của cái Tất-cả-là đó,

mà không phép thiền nào chạm tới được.

Đạo sư cao quý nhất là cái vô sinh,

chính là tự tính miên viễn nằm trong ngươi.

Đừng kiếm đạo sư ở đâu khác,

Mọi dạng hình sắc thể đều chỉ là biểu lộ của chính con người

Ai là kẻ thấy mình tự tính mình là Chân Như bất hoại,

kẻ đó tức thì đã đạt Phật quả”.

 Nghe xong lời khai thị này, Gampopa vội đòi từ bỏ áo choàng đỏ, dấu hiệu của chức sắc tu viện, để được mang một áo trắng giản đơn như Milarepa thường mặc.Thế nhưng Milarepa cũng không chịu điều này. “Đừng bắt chước ai cả”, Milarepa cười nói, “mỗi người hãy tự đi theo tiếng gọi sâu thẳm của chính mình”. Sau đó ngài cất lên bài ca mô tả đặc trưng đích thực của một tu sĩ hay một phép tu học, đó là: xá bỏ, quên mình, thể nhập và tri kiến vô ngã.

“Hỡi người thầy thuốc vừa là Tăng sĩ,ngươi hãy tự chữa mình”, Milarepa ca, “rồi chữa cho cái gọi là ‘người khác’ một cách tự nhiên. Giáo pháp của ta xuất phát từ tâm thức sâu thẳm của ta, thì ngươi cũng để hành động của mình xuất phát từ chính ngươi, từ cái vừa vô song vừa khắp-nơi-đều-là đó.”

 70. Lạt-ma và nhà vua Kublai Khan

Ngày xưa, nhiều vị vua Mông Cổ và Trung Quốc vẫn quan hệ với các vị Lạt-ma Tây Tạng và các đại sư, xem họ như tư vấn của triều đình, nhất là khi các vị đó có nổi tiếng về đạo đức và thi triển chút thần thông. Có khi các vị trở thành quốc sư của các nước đó. Tuy thế, nói chung, các vị Lạt-ma vẫn được hưởng sự trọng vọng nhất tại Tây Tạng chứ không đâu khác.

Một ngày nọ, vị đạo sư Tây Tạng Dotokpa nhận được tin của nhà vua Mông Cổ Kublai Khan cho hay vị đạo sư của mình vừa về nước và sẽ chết tại Tây Tạng. Nhà vua cần một vị tư vấn cho vua về các vấn đề tâm linh, ông tìm trong nước minh không đâu ra một vị đủ trình độ để làm việc đó. Dotokpa cho gửi ngay một học trò đắc đạo của mình là Lạt-ma Chokyi Sengay đi Mông Cổ, dĩ nhiên với sự dồng ý của trò. Vị Lạt-ma này có phép điều khiển được vật chất và ông cũng biết rằng mình sẽ phải thi triển thần thông, trước khi được vị danh tướng Mông Cổ đầy tự hào này khâm phục và nghe lời. Thực tế thì Kulai Khan cũng khó tin có ai tài giỏi hơn mình hay bằng ngang mình, chứ đừng nói có kẻ có thể giáo hóa ông.Hơn thế nữa, các cận thần của Kublai Khan càng mong ông nghi ngờ vị Lạt-ma mới này và họ sợ mình sẽ mất ảnh hưởng với sự có mặt của một vị Lạt-ma xứ lạ. Sau khi bàn bạc với cận thần, Kublai Khan nói: “Ta phải thử tài vị này để xem có ngang tay được với vị Lạt-ma trước hay không”.

Ngay hôm mới tới, Kublai Khan cho đưa Chokyi Sengay vào trong một nhà tù đá, không hề để lại chút thức ăn, thức uống và cả khí trời cũng không cho vào nốt.Trong các tuần sau, các cận thần tinh quái tìm cách làm nhà vua bận việc quên chuyện vị Lạt-ma bị giam giữ, để nhà vua đừng đoái hoài gì tới. Cả một năm trôi qua, sau đó nhà vua mới sực nhớ đến một lời khuyên của vị Lạt-ma ngày xưa, lúc ông mới nhớ ra mình còn một vị Lạt-ma mới mà mình đang thử thách.Ông vội cho mở ngục đá ra thì thấy Chokyi Sengay ngồi yên, người biến thành đá. Ông giữ thế ngồi của vị thần phẫn nộ Vajra Kilaya và xác ông lấp lánh như muôn ngàn châu báu chiếu rọi.Khi đó, Kublai Khan mới khâm phục khả năng chuyển hóa của vị Lạt-ma. Ông hối tiếc mình quá kiêu mạn và xin chuộc lỗi với người chết bằng cách gửi lại cho thầy của vị Lạt-ma đó vô số trân châu. Ông cũng mời Dotokpa đi Mông Cổ và mời trở thành đạo sư của triều đình.

Người ta kể rằng, cuối cùng Kublai Khan công khai xin tạ tội và Dotokpa  nhắc lại lời thần Vajra Kilaya và tuyên bố Kublai Khan không còn mang tội, không có gì phải tha thứ cả. Lời của thần  Vajra Kilaya như sau:

 “Trong mảnh đất của châu báu,

 thì không có gì không quý.

Trong cõi Tịnh độ của Phật,

thì không có gì không thánh thiện.

Trong cõi vọng tưởng,

thì không có gì có thật.

Trong cõi tuyệt đối,

thì cái gì cũng là Sự Tuyệt đối.” 

 71. A-đề-sa và nhà thông dịch

Khi vị đạo sư Ấn Độ A-đề-sa đến Tây Tạng thì các nhà thông dịch giỏi nhất được cử đến làm việc. Theo lời phán truyền của vua Tây Tạng thì Rinchen Zangpo được nhận nhiệm vụ cao quý là dịch từng lời giác ngộ của A-đề-sa ra tiếng Tây Tạng và chú ý không để mất ý nghĩa của các lời dạy đó. Rinchen Zangpo là một lạt-ma già, hơn A-đề-sa đến 24 tuổi và là nhà đạo sư thiền định cao nhất của Tây Tạng.

Sau khi nghe quyết định đó, A-đề-sa quay người qua cụ già và nói một cách kính trọng: “Sau khi đã gặp ngài, tôi thấy thật ra chẳng cần mình phải đi Tây Tạng, vì duy nhất một vị đạo sư như ngài đã quá đủ”.Sau đó Rinchen Zangpo mời ngài tu sĩ Ấn Độ tới thăm đền của mình, đưa A-đề-sa đi ba tầng cùa đền trang hoàng mỹ thuật và cuối cùng đưa vào tâm đền, đó là nơi mà ngài mỗi ngày ba lần và mỗi đêm ba lần tập trung thiền quán lên các Man-đa-la mà ngài đã được ba vị thánh ban phép. Tại tâm đền, cả hai vị bàn bạc trao đổi về Pháp và kinh nghiệm tâm linh. Tu sĩ Tây Tạng xem ra là người đắc đạo, lại rất hùng biện và A-đề-sa đặt câu hỏi: “Theo ngài thì thế nào, Rinchen Zangpo, ta nên tu các giáo pháp theo thứ tự có trước có sau hay có thể hành trì song song một lúc?”

“Theo thứ tự, có trước có sau”. Nghe câu trả lời này A-đề-sa không đồng ý, vị Phật sống nói một giọng như ra lệnh: “Tất cả các giáo pháp cần được hành trì cùng lúc. Tất cả các vị thánh đều hiện thân từ một gốc, và chỉ cần chứng ngộ các vị đó trong một khoảnh khắc duy nhất, tức thì. Như  Dudjom Rinpoche (46) đã nói, hoàn toàn vô ích, nếu biết hàng  ngàn sự việc và bỏ quên trong vài giây phút mà tất cả đều tụ hội và tất cả đều giải thoát”.

 

Thấy vị tu sĩ Tây Tạng có vẻ chưa tin hẳn, A-đề-sa nói tiếp: “Bây giờ tôi đã biết vì sao phải đến Tây Tạng. Các bạn tôn kính các vị thần thánh bằng cách lập các trường phái khác nhau và bằng các giáo phái mang đầy tính hình thức”.

Vị tu sĩ Tây Tạng cúi đầu lĩnh hội và nói: “Ngài hãy lấy hết những gì tôi có và hãy đưa tôi đi thẳng vào trung tâm điểm”.A-đề-sa từ chối, chỉ yêu cầu Rinchen Zangpo làm thông dịch cho ngài. Vị Lạt-ma lại cúi đầu sát đất và xin A-đề-sa chỉ cho thấy gốc của mọi phép tu hành. Đối với lời thỉnh cầu này thì A-đề-sa không thể từ chối. Dưới sự hướng dẫn của A-đề-sa, tu sĩ già đó tu hạnh thiền quán viễn ly, rồi tập thiền quán trong từng bước đi vì thiền quán đã trở thành tất nhiên trong cuộc sống. Mươi năm sau, người tu sĩ già đó chứng đạt được tự tại, không lệ thuộc vào bất cứ phương tiện nào cả.

Trước khi chết, Rinchen Zangpo, người đã giác ngộ, tập hợp học trò lại và nói: “Tới lúc ta đã cao tuổi, ta còn phải học và tu tập phép tập trung. Sau khi gặp A-đề-sa, tâm ta mới được thư giãn ra trong phép thiền quán đích thực”. 

 72. Dấu hiệu và phép lạ

Buddhaguhya là một đệ tử xuất sắc của Kukkuripa, người đạo sĩ lập dị chuyên nuôi chó. Tại thành Ấn Độ Benares, có lần Buddhaguhya nhập định suốt một tuần, không hề rời chiếu ngồi. Ông tập trung cao độ với sự tỉnh giác không có gì lay chuyển lên tranh họa của Bồ-tát trí tuệ Văn-thù-sư-lợi.Thời gian trôi qua mà người tu sĩ nọ không hề biết. Bỗng một ngày kia, bức họa trở lên linh động và phát sáng, như kinh sách mô tả về phép yoga này từng viết. Trên bàn thờ ngọn đèn dầu sáng rực và các bông hoa héo bỗng nhiên lại dựng thẳng dậy, tỏa mùi hương.Buddhaguhya cho rằng các dấu hiệu này báo rằng mình sắp giác ngộ và phấn khởi tăng gấp đôi sự tập trung. Trong một phút giây, ông thậm trí nghĩ rằng, hay ta nên uống dầu của ngọn đèn này, xem như “tinh chất của chân như”, hay trước đó nên dâng cúng những bông hoa vừa tươi lên cho đức Văn-thù.Vừa nghĩ đến đó, lập tức một bóng quỉ xuất hiện nơi hình Văn-thù. Tên quỉ này chụp cổ người tu sĩ, ném xa vị đó với một sức mạnh khủng khiếp đến nỗi người tu sĩ gục xuống bất tỉnh. Trước khi Buddhaguhya mất ý thức, ông còn biết rằng, mình bị một lực xấu ác trong người kiềm chế, không cho mình giác ngộ. Ông biết rằng trong phút đắc đạo thì đó cũng là lúc các năng lực tối tăm trong vô ý thức vùng lên chống lại.

Khi tỉnh dậy, Buddhaguhya phải định hướng vì ông không còn biết đâu là trên dưới, trước sau. Nhìn quanh, ông thấy hình Văn-thù bám đầy bụi bặm, đèn dầu cũng như bông hoa đã khô héo từ bao giờ.Ông bỗng nhớ lời thầy mình là Kukkuripa, con người kỳ lạ chuyên nuôi chó, nói “Mọi cảnh tượng đều là sản phẩm của tâm thức có qui định. Đừng để chúng lung lạc”.Buddhaguhya cười lớn và lắc đầu về âm mưu lung lạc của chính tâm mình. Ông đã để cho cái trò chơi của năng lực tốt xấu làm khổ mình và nghĩ chúng có thật. Cái vô minh đã làm ông cảm thấy vui thú với trò chơi dại dột đó.Ông lắc đầu thầm nghĩ “những cảnh tượng điên rồ này suýt làm ta xa rời tự tánh. Ta đã biết từ lâu, chẳng bao giờ cần một dấu hiệu gì hay phép lạ nào bên ngoài, để vượt qua cái nhị nguyên không hề có thật.”“Hô”, Buddhaguhya gọi lớn. Ông nhảy một cái từ dưới đất lên, nuốt cục dầu đã khô, vứt cánh hoa héo qua một bên, lấy râu tóc chùi bụi tượng Văn-thù và đi ra khỏi cửa… Ông đi, tự do như gió trời. Dưới mỗi bước chân, đất rung chuyển như bão táp.

Các vị đạo sư vĩ đại đều đi như thế cả. 

 73. Con trâu duy nhất của Schabkar

Schabkar Rinpoche là một tu sĩ phiêu bạt và một đạo sư của phái Đại Thành vào thế kỷ 19. Các bài ca về cuộc đời của ông được người Tây Tạng xếp ngang với Milarepa. Khi thầy của Schabkar chết, ông định làm thịt con trâu duy nhất của mình để tiếp đãi các người tới tham dự đám tang. Bản thân ông thì không bao giờ ăn thịt, mà ông lại rất cần con trâu. Gia đình ông sợ hãi phản đối, bắng những lý lẽ không cãi được.“Tại sao vì một đạo sư đã chết mà phải hi sinh một con trâu còn sống, mà đây lại là con trâu cái. Trâu cái không những chỉ biết kéo cày mà còn cho sữa làm bơ, sữa chua, pho mát?”

Tuy thế, chàng Schabkar vẫn không nghe và nhất định làm theo ý mình. Một người bà con khác nói: “Tất cả các học trò thân thuộc khác của vị đạo sư chỉ mang theo vài bao bột mì để cúng dường. Nếu ông cúng một góc nhỏ thế thôi thì cũng đủ rồi. Dù sao thì Jamyang Gyatso cũng chỉ là thầy thôi, chứ có phải cha mẹ đâu. Hãy nghĩ lại đi và giữ lại con trâu cái. Rồi mùa đông sắp tới mà không có con trâu thì sao?”

Schabkar trả lời: “Tôi nghĩ khác. Thầy là người cho tôi những gì quý báu nhất, vì chỉ nhờ thầy mà tôi thực sự được tự do, không sợ sệt tưong lai, xa rời mọi tư tưởng xấu xa. Vì thế, tôi có cái gì ít ỏi cũng xin dâng cúng cho thầy mới phải. Tôi cũng quý tình thương cha mẹ, nhưng tình thương thầy còn lớn hơn”.

Sau đó ông ca bài ca:

“Dù cho tu sĩ, không có trâu, hỏng hết tất cả,

Y cũng không hề hối tiếc.

Như chư Phật đã từng nói,

Cúng dường cho một vị đạo sư đắc đạo,

Vượt hơn hàng ngàn cúng dường khác.

Đạo sư là Pháp Phật thể hiện thành.

Với ngài tôi thấy Phật,

Đối diện với nhau”.

 Buổi lễ hỏa táng cho Jamyang Gyatso có nhiều chuyện lạ. Các ngưòi tham dự đều thấy ánh sáng ngũ sắc toát ra từ đầu tử thi và nhận được nhiều dấu ấn, lẽ ra chỉ giành cho các vị thượng căn. Nhiều người thấy mình tự tại và nhẹ nhàng, như thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian. Schabkar thấy thầy cười trên đống lửa và chàng ở trong một trạng thái xuất thần.Đối với nhiều người buổi lễ này thành một biến cố khó quên và nhiều năm sau còn được nhắc tới. “Thật là lạ, chàng du ca Schabkar sẵn sàng hiến dâng con trâu duy nhất của mình? Bạn có thấy khuôn mặt của Schabkar khi tử thi Jamyang Gyatso bén lửa? Tất cả chúng ta đều được hưởng an lạc lạc cao độ khi tham dự? Thật khó hiểu tại sao có nhiều người hạnh phúc khi một vị đạo sư từ giã cõi đời”.

Như luật nhân quả đền đáp, Schabkar sau đó nhận được một con trâu cái. Con trâu này của một người giàu có, người đó nhờ Schabkar tự tay chép lại một bản kinh cổ. Không bao lâu sau, Schabkar lại được hai người nhờ nữa và lại được thêm hai con trâu cái. Và ai cũng biết rằng, con người sẽ nhận lại những gì nó đã cho, mà không cần phải mong cầu gì cả.

Schabkar cho rằng, mình được sung túc và thành quả là nhờ phép lành của vị đạo sư đã chết. Sau khi Jamyang Gyatso chết, đi đâu, Schabkar cũng cảm giác sự hiện diện của ngài. Sự hiện diện đó luôn nhắc ông rằng, trên cõi đời này, đừng bám víu vào điều gì cả. 

 74. Đời sống bình đẳng

Năm 1982, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 đi Pháp để tham dự một hội nghị hòa bình. Trong một buổi tiếp tân, Ngài chuyện trò với Pawo Rinpoche, một Lạt-ma đã già, về vị Gyalwa Karmapa, là vị từ trần trước đó không lâu.Cả hai vui vẻ nhắc lại các câu chuyện xung quanh vị Gyalwa Karmapa đạt đạo và vừa nói qua về việc tái sinh sắp tới đây của vị này, thì Pawo Rinpoche khám phá một con kiến tội nghiệp đang bò trên sàn gỗ đánh bóng, dùng mọi sức dường như để tránh có ai sắp đạp lên thân mình.Vì chân Pawo Rinpoche đang bị liệt, ông nhờ Đạt-lai Lạt-ma làm sao cứu con kiến. Đạt-lai Lạt-ma liền đứng dậy, cúi xuống dưới bàn và nói nhỏ một câu phước lành. Xong ngài giữ con kiến trên tay, mang ra khỏi phòng ăn và đặt con kiến trước cửa dưới ánh mặt trời. Ngài mỉm cười trở lại bên cạnh người bạn già.“Tôi đã làm cho ngài một việc đấy nhé, Rinpoche”, Đạt-lai Lạt-ma nói. “Mắt Ngài già rồi nhưng còn tinh hơn tôi đấy. Nhiều người nói về tính Không của mọi sự và mục đích cao cả của Đại thừa, nhưng hiểu biết về sự bình đẳng của đời sống là một trong những đặc tính của Bồ-tát đích thực. Trong mắt ngài thì mọi dáng hình đời sống đều có giá trị như nhau, cái đó tôi gọi là lòng từ bi.”

Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 nhắc lại chuyện này trong một lần diễn giảng tại Pháp, trong đó ngài nói về lòng từ bi và tinh thần trách nhiệm.

“Giáo lý của chúng tôi chỉ đơn giản thôi, đó là lòng yêu thương, lòng cảm thông với mọi loài”, ngài trả lời câu hỏi mà người ta vẫn thường đặt ra cho ngài về thế giới quan của Phật giáo. 

 75. Chiếc cầu ngũ sắc

Gotsangpa sống vào thế kỷ thứ 8, là một đạo sư của phái Drukpa-Kagyu, một phái dòng truyền tâm Tây Tạng. Người ta kể rằng, ông giữ tâm kiên định đến nỗi có thể sống hàng ngàn năm trong một hang động giá buốt, chỉ với một miếng vải vừa làm nệm lót, vừa làm chăn, vừa che thân mà không hề hấn gì.Trước cửa hang có một bụi gai mọc um tùm, nhưng Gotsangpa không một chút hứng thú gì để cắt tỉa nó, mặc dù đi ra đi vào ông thường bị trầy tay chân quần áo rách theo. Ông vẫn nghĩ: “Trước khi ta bị bụi cây này cào lần nữa thì biết đâu lúc đó ta đã chết. Có sao đâu!”

Ông không tham cầu gì trong đời sống nên dễ dàng nhập định liên tục và cũng dạy dỗ cho ít học trò theo hạnh xả bỏ, điều mà ông đã chứng đạt từ lâu.Vào mùa đông nọ, ông mang theo một học trò giỏi đi du hành. Cả hai đi suốt ngày thì đến một hồ nước mặn đã đóng thành băng, hai bên bờ hồ đầy tuyết. Giữa hồ là một hòn đảo trơ trọi. Hai thầy trò liền ra đó và thiền định suốt mùa đông trong sự viễn ly tuyệt đối.Cả hai không có gì để ăn ngoài cỏ khô mà Gotsangpa đã tích trữ từ mùa hè, chút trà và một ít tsampa do người học trò mang theo, đó là một loại bột rang mà người Tây Tạng thường ăn. Thế mà Gotsangpa tuyên bố rằng sẽ nấu một trăm ngàn cái bánh tormas bằng bột tsampa, một loại bánh để cúng dường các vị thần bảo hộ vô hình trong khu vực đó.Người học trò không thể làm gì khác hơn là vâng lời ông thày dở hơi và giúp thầy làm bánh. Cả hai ngồi trong tuyết lạnh, ép bột theo dạng hình tháp và để bánh lên trên một bàn thờ tạm.Sau ba tháng thì hết bột, người học trò hỏi: “Thưa thầy, bây giờ làm sao?”

“Đừng lo”, Gotsangpa trả lời dễ dàng. “Ta đã cúng dường chư Phật và nữ thần Dakini một trăm ngàn cái bánh, trong tinh thần hoàn toàn vô ngại và tin tưởng, ta thì thấy thế. Vũ trụ sẽ sẵn sàng giúp khi một kẻ vô tâm cần đến và ngươi sẽ thấy”.

Thật ra thì người học trò chỉ lo thêm khi thấy những gì đang xảy ra, băng hồ bắt đầu tan và nước thì sâu bờ thì xa không thể bơi vào được nữa. Hai người đành ăn chút trà còn lại và rau cỏ mọc giữa đảo. Người học trò ngày càng gầy yếu, ráng đợi đợt lạnh tới, nước thành băng để vào bờ. Nhưng năm đó hết lạnh và mùa đông thì còn mấy tháng nữa.Rồi, vào một buổi sáng mùa xuân nắng rực rỡ, Gotsangpa nói: “Nào, con ơi, phép tu thiền định của chúng ta đã hoàn thành và tất cả những gì chúng ta cúng duờng đều đã được chấp nhận. Hãy theo ta”.

Chân người học trò run lẩy bẩy theo thầy ra bờ. Gotsangpa bước chân lên mặt nước đầy ánh mặt trời chiếu rọi và đi nhẹ nhàng lên nước, như ông đi trên một chiếc cầu làm bằng băng. Người học trò đi theo, người như trong mộng, từng bước, từng bước, không dám nhìn xuống một thứ ánh sáng gì dưới chân mình. Ông nghĩ rằng nếu nhìn xuống thì sẽ rơi ngay vào nước lạnh và chìm xuống hồ.

“Đừng quay lại”, Gotsangpa ra lệnh và bước tiếp, “đừng nhìn xuống, cứ vững tâm theo ta”.

Tới bờ, hai người nhìn lại. Hòn đảo nằm xa trong sương giữa mặt hồ. Không có đường băng nào nối đảo với đất liền nữa mà chỉ dường như có một chiếc cầu nhiều sắc làm bằng hàng trăm ngàn cánh tay chư Phật và Dakini. 

 76. Hiện tượng giác ngộ đáng nguyền rủa

Kongchog Paldron là con gái và là truyền nhân của một đạo sư Tây Tạng được tôn quý có tên là Chogyur Lingpa. Hồi còn bé, Paldron đã được xem là hiện thân của nữ thần Tara sắc lục và được dạy dỗ theo đúng qui định. Nhiều vị đạo sư đắc đạo của thế kỷ 19, trong đó có Jamyang Khyentse, người đã từng cứu độ hàng trăm Lạt-ma, cũng tự mình cố gắng đưa Paldron vào đạo, dạy cho nàng những tri kiến mà chỉ có một tâm thức chín muồi qua nhiều kiếp mới lãnh hội được.Cuối cùng thì chính Patrul Rinpoche là người đã khẩu truyền cho nàng những lời khai thị để chứng ngộ được Phật tính vô thượng và giải thoát hoàn toàn. Biến cố này được kể lại như sau:

Ngày nọ, Patrul tụng một bài kệ mà ông bất chợt nghĩ ra và ông biết một cách trực giác rằng các câu đó sẽ giúp ngưòi đệ tử ngồi bên cạnh mình chứng đạt:

 “Đừng nối tiếp quá khứ trong tâm ngươi,

Cũng đừng nặng lòng về tương lai.

Đừng thay đổi gì nơi sự tỉnh giác tự nhiên của ngươi,

Đừng sợ hãi bất cứ hình tướng nào,

Ngoài ra chẳng còn gì để nói về giác ngộ cả.”

 Nghe xong, Kongchog Paldron bỗng rơi vào trạng thái tự nhiên của tự tính, nằm ngoài suy luận, cảm giác và những đổi thay vùn vụt của tâm trí. Nàng đạt đến điều mà người ta gọi là Phật quả.Patrul đọc bài kệ bằng giọng phát âm địa phương nặng nề của vùng Nomaden Tây Tạng. Padron hiểu câu cuối cùng ra: “Ngoài ra chẳng còn gì để nói về giác ngộ đángnguyền rủa”.

Người đàn bà giác ngộ đó trở thành một vị nữ đạo sư và người mẹ danh tiếng, vì bà sinh ra một loạt tái sinh của các vị Lạt-ma. Mỗi lần kể lại câu chuyện trên bà vẫn nhắc lại câu chuyện cuối như bà đã hiểu và học trò bà lại kể tiếp cho truyền nhân của họ. Đó là lý do tại sao ngày nay, một số Lạt-ma vẫn gọi giáo pháp của mình là “Giác ngộ đáng nguyền rủa”. 

 77. Lời khuyên của Gampopa cho thương nhân

Lần nọ, có một thương nhân đến tìm Gampopa, truyền nhân của tu sĩ phiêu bồng Tây Tạng Milarepa, và xin ông truyền cho phép tu học tâm linh. Thưong nhân nọ thú thật rằng từ nhiều năm ông sống bằng nghề buôn bán. Ông mua các vật dụng, pháp khí hay xương cốt có tính chất tôn giáo với giá rẻ mạt và bán lại với một giá rất cao ở các nơi khác.Thương nhân đó có vẻ biết rằng cách buôn bán đó không phù hợp lắm với giáo lý của đức Phật, cho nên nói với Gampopa: “Làm sao tôi có thể giải thoát khỏi các ác nghiệp do hoạt động đó gây ra? Tôi sợ rằng ngày nào đó sẽ phải trả giá rất đắt vì sự gian tham này”.

Gampopa khuyên thương nhân nọ nên tìm một nghề khác mà làm và cúng tế số lãi thu được vào việc xây một ngôi đền, mở cửa cho những ai đi tìm đạo.Thương nhân nghe lời, và đạt kết quả bất ngờ trong nghề mới của mình. Vài năm sau ông xây một điện thờ Phật tuyệt đẹp, nhưng bản thân lại không có mấy thời gian để lui tới hay tu học thiền định trong đó.Ông lại tìm Gampopa và nói: ‘Thưa ngài, may thay tôi cũng làm được một điều là giảm bớt nghiệp dữ, xây được ngôi đền như ngài khuyên. Nhưng bây giờ tôi lại lo mua tìm vô số kinh sách, pháp khí, tranh tượng để trang bị cho đền, vì Tăng chúng cần những thứ đó. Làm sao tôi còn thì giờ để thiền quán đựơc, khi tôi suốt ngày bận rộn? Và nếu không thiền định làm sao tiến bộ được trên đường tâm linh?”

Gampopa đáp: “Đền không cần pháp khí hay trang hoàng gì cả. Cứ để cho những người lui tới tự họ làm. Hãy nghe rõ đây. Nếu bạn chỉ một giây thôi, thấy được ánh sáng của tự tính, như phép Đại Ấn quyết chỉ rõ, chỉ một giây thôi đi vào được Tính Không của tự tính đó thì toàn bộ nghiệp lực của bạn sẽ được giải trong giây phút đó. Sau đó bạn cũng không cần phải làm gì cả, chẳng cần làm điều thiện, cũng chẳng lo lắng điều gì liệu tiến bộ tâm linh này nọ là chân hay vọng. Bạn có hiểu không?”

Thương nhân không hiểu. Ông lấy làm bối rối vì lời của Gampopa ngược lại với hình dung của ông về một người mộ đạo.Gampopa nói tiếp: “Trên bước đường của Đại Ấn quyết, con người cứ để rơi lại trong Chân như, đó là dạng tự tính tự nhiên, có sao thì cứ thế. Chân như đó chính là Phật tính ẩn trong mỗi người chúng ta. Hãy nhận ra nó. Tại đây và bây giờ thì Phật tính chính là tự tính sâu xa đích thực của bạn. Hãy an trú trong đó, không có chút tâm lo ngại, xa hẳn cái lo toan, nên làm cái gì và không nên làm cái gì”.

Bất ngờ, thương nhân thấy Phật tính nằm sẵn từ vô thủy trong mình rồi và ông tỉnh giấc mộng mà trong đó ông những tưởng “phải đạt cái gì, phải làm cái gì”.Từ đó về sau, ông không còn có một thần tượng nào cả. 

 78. Con chim đen

Gelong Sangye từ trần cách đây không lâu tại Bhutan. Vài tuần trước khi chết, vị Tăng sĩTây Tạng này lâm bệnh nặng và trong thời gian đó có một con chim sắc đen to, bay vào cửa sổ và vỗ cánh đi theo vị Tăng. Người ta đưa Gelong Sangye vào bệnh viện và lạ chưa, con chim đó cũng đậu bên cửa sổ phòng bệnh, cứ thế cả tiếng đồng hồ, hầu như muốn vị Tăng lâm bệnh đó có bạn.Nhân viên bệnh viện và bạn bè Gelong Sangye đoán rằng vị Tăng này đã dụ con chim lại, nhưng ông chỉ cười, lắc đầu. Vài tuần đó, người ta cho chim ăn và có người cãi nhau con chim này thuộc giống gì, kên kên, đại bàng, quạ… Lúc gần chết, Gelong Sangye xin được mặc bộ áo màu đỏ thẫm của Tăng sĩ. Ông cố gắng ngồi dậy, theo tư thế liên hoa. Con chim đậu bên thành cửa sổ như canh chừng, trong lúc Gelong yên ổn ra đi. Ba ngày liền, ông ngồi vững trong thế thiền định, mặc dù không còn thở. Và con chim không nhúc nhích khỏi chỗ đậu. Khi người ta đem thi hài đi hỏa táng, con chim bay trên đám tang, như muốn tiễn đưa Gelong lần cuối.Nhiều người Bhutan biết chuyện này hết sức xúc động. Gelong Sangye đã chứng tỏ, con người có thể trải qua những ngày cuối cùng một cách vững vàng và đón chờ cái chết với lòng an nhiên tự tại. Họ cũng đã chứng kiến thêm một chuyện mà không ai giải thích được.

Sau khi thi hài Gelong Sangye được hỏa táng xong thì con chim nọ biến mất. Trong lòng nhiều người, kể cả y sĩ hay nhân viên bệnh viện, có nhiều tâm tư không ai dám nói ra. Còn trong kinh sách Tây Tạng người ta vẫn nói, thiên nhân thường hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau, để chào đón người chết và đưa họ vào cõi Phật. 

 79. Bà mẹ đơn giản

Mẹ của Kangyur Rinpoche là một người đàn bà nhân hậu, nhưng hoàn toàn không được học hỏi gì. Bà chẳng bao giờ quan tâm đến Mật tông, hoặc các phép tu học hay ý nghĩa giáo lý. Mặc dù con bà là một đại sư phép Đại Thành, phép tu truyền thống do Liên Hoa Sinh Vad Vairsana– cũng là đại sư của phép tu tối thượng MahaAti – truyền lại, nhưng bà chẳng bao giờ quan tâm. Bà chỉ biết cách đơn giản là hiến mình cho đạo. Từ bao năm nay, sáng tối bà chỉ niệm A-di-đà-Phật, vị Phật Vô Lượng Quang để sau khi chết bà được thác sanh vào cõi Tịnh độ.

Lúc cái chết của bà gần kề, Kangyur Rinpoche đưa bà vào một hang núi, một nơi mà nhiều đại sư đã nhập định và nhiều vị đã đạt giác ngộ.Khi vào hang, dù đã được nhận một loạt linh ảnh về Phật A-di-đà, bà vẫn không biết đó là dạng xuất hiện của ngài. Bà hỏi con: “Vị Tăng sáng rực đó là ai nhỉ?” Người con trai chỉ mỉm cười không nói.

Vài ngày sau bà lại nói: “Vị Tăng nọ, sắc đỏ rực sáng hẳn là một vị thánh con nhỉ. Hình ngài ngày càng rõ và thật dần”.Cuối cùng Kangyur Rinpoche trả lời: “Thưa mẹ, đó là Phật A-di-đà, mẹ không thấy sao? Mẹ không thấy ngài đến vì mỗi ngày mẹ đều nghĩ nhớ đến ngài sao? Ngài tiếp dẫn mẹ về cõi Tịnh độ đó”.Bà mẹ mừng quá, nước mắt trào ra. Bà hỏi: “Ngài cũng đến tiếp dẫn hạng người như ta sao?”, bà không tin hẳn.Bỗng nhiên có một tuệ giác tràn ngập lòng bà và trong một phút bà bỗng thức tỉnh: “Bây giờ ta thấy rõ, Phật A-di-đà không phải nằm ngoài tâm ta, tại sao như thế được?” Người con nói: “Từ xưa đến nay có bao giờ ngài ở ngoài tâm mẹ đâu”.

Một tuần sau, người mẹ gọi con: “Aphu(mặt trời), vị tu sĩ có râu là ai mà cứ mỗi ngày hiện ra ở đây?” “Hừ”, vị đao sư ngẫm nghĩ, “Lạ thực con chưa thấy người đó, con không biết là ai”. “Nhưng ông ta cứ đến hoài”, người mẹ nói. “Được, thế thì mẹ gọi con lúc ông ta đến”.

Ngày hôm sau bà mẹ gọi con từ trong hang động: “Aphu, Aphu tới đây mà xem”. Kangyur vào động và thấy một vị tu sĩ cao lớn mặc áo trắng đứng bên cạnh người mẹ. Vị tu sĩ  mang một cuốn sách nhỏ xíu, kết trên một bên tóc, trong khi phần tóc kia để sổ trên vai.

“Xin chào ngài”, Kangyur cúi đầu sát đất. “Xin cho biết ngài là ai, hỡi vị tu sĩ?”

“Ta là đệ tử của Yeshe Tsogyal, được gọi là So Yeshe Wang-schuk”, người đó trả lời.

“Thế ngài từ đâu đến?”, Kangyur Rinpoche hỏi.

“Từ cõi Tịnh độ”, người đó đưa tay chỉ triền núi tuyết phủ trước cửa động. “Trong kiếp vừa qua, ta có ba con trai, một con gái. Đứa con đầu đang phụng sự loài người tại Đông Tây Tạng, đứa út đang ở với đạo sư tại đất Phật. Đứa con trai giữa đang ở với ta và đứa con gái bị tái sinh vào cõi tối tăm”.

“Tại sao ngài lại đến đây?”, Kangyur Rinpoche hỏi.

“Ta là hộ pháp của mười bảy giáo pháp thất truyền của Maha Ati. Ta đã đọc bài kệ này trực tiếp từLiên Hoa Sinh và nữ đệ tử của ngài là Yeshe Tsogyal và đang tìm một ngưòi xứng đáng để truyền các giáo pháp bí mật này”.

Kangyur Rinpoche nằm dài ba lần trên mặt đất và tha thiết xin được học mười ba giáo pháp đó. Sau đó So Yeshe Wang-schuk đứng dậy và đọc mười bẩy câu kệ, trong lúc đó Kangyur Rinpoche và bà mẹ sắp từ trần lắng nghe từng chữ.Sau khi đọc xong, So Yeshe Wang-schuk lại chỉ ngọn núi và nói: “Bí lục này của ta nằm tại đó. Bây giờ nó là của ngươi, Kangyur Rinpoche”. Nói xong, vị tu sĩ biến mất.Kangyur liền lên đướng tiến về hướng núi đó và trèo lên đỉnh. Sau một lúc tìm kiếm, ông thấy một hang núi mà ngày xưa có vẻ đã có người ở. Trên một loại giấy làm bằng bột gạo, Wang-schuk viết lại mười bẩy câu kệ thất truyền của phép Maha Ati, và bí lục đó ông đã cùng Yeshe Tsogyal cất giấu từ hàng trăm năm trước, chỉ dành cho người thích hợp.

Kangyur Rinpoche ở với mẹ cho tới ngày bà từ giã cõi trần này, cõi đã chứng kiến nhiều lần giã từ. Thể nhập vào cõi Phật A-di-đà, bà ngồi trong động và chết với nụ cười trên môi. Câu chuyện còn thêm một đoạn nữa: Vừa rồi đây đại sư Dilgo Khyentse Rinpoche (49) cũng vừa mới chết, ông là một trong những đạo sư vĩ đại nhất Tây Tạng. Lúc sinh tiền, có lần nghe một thứ giọng không lời, giọng đó đọc cho ông nghe mười bẩy câu kệ của Maha Ati. Khi ông hỏi, phải cảm tạ ai về những báu vật này thì giọng đó đáp: “Kangyur Rinpoche đã truyền cho ngươi, lựa ngươi là truyền nhân mới của dòng tu cổ xưa này”. 

 80. Yeshe Tsogyal mua người bạn đời

Yeshe Tsogyal là một nữ đệ tử nổi danh của đại sư Liên Hoa Sinh và về sau trở thành truyền nhân trực tiếp của ngài. Trong lúc Liên Hoa Sinh ngồi yên trong một động đá ở Tây Tạng thì Yeshe Tsogyal lúc đó khoảng ba mươi tuổi đi hành hương ở Nepal, thăm viếng các thánh địa, kể cả đến Bonadath tại Talkessel của Katmandu.

Nàng cúng dường một ít bột vàng nơi ngưỡng cửa đền và xin đại sư của mình hướng dẫn. “Khổ của chúng sinh trên thế gian thật vô cùng. Làm sao con đủ trí lực để giải thoát cho họ khỏi vô minh? Con làm sao để thực sự hữu dụng?” Nàng cầu xin cho đến lúc mái điện bằng vàng sáng rực lên và chói như mặt trời trước mắt nàng. Trong ánh sáng rực rỡ đó Liên Hoa Sinh hiện ra và nói: “Con gái thân mến, hôm nay con hãy ra chợ và mua một gã nô lệ, gã này là bạn đời của con, được định từ trước. Khi ấy con sẽ đạt tới tâm thức xuất thần và trí lực con sẽ phát triển gấp bội. Sau đấy hãy cùng ngưòi đó về Tây Tạng lại ngay. Sau đó ta sẽ hướng dẫn cho hai con vào các phép tu Mật tông bí ẩn nhất”.

Yeshe Tsogyal vào thành và đi xem các hàng quán, luôn luôn lắng nghe tiếng nói của trực giác, vì trực giác chính là vị đạo sư thầm kín bên trong. Nàng nhìn mặt hàng trăm người và đi từ đầu chợ đến cuối chợ, lúc tới cổng phía Nam thì một người thanh niên gợi chuyện với nàng. Chàng thanh niên này chỉ quấn ngang người một tấm vải. Trên ngực của chàng có một nốt ruồi đỏ. Yeshe Tsogyal thấy mặt và tay của chàng có nhiều dấu hiệu bí ẩn. Chàng hỏi người phụ nữ Tây Tạng: “Nàng từ đâu đến? Tôi tên là Arya Salee. Lúc tôi còn nhỏ, người ta bắt tôi từ Ấn Độ qua Nepal và sống bảy năm nay như nô lệ của một thương gia giàu có.”

Yeshe Tsogyal vui mừng, nói nhỏ: “Ôi đúng là người mà ta cần tìm rồi. Hãy đưa ta đến chủ ngươi ta sẽ mua lại ngươi, để ta đưa ngươi đến nơi chốn đích thực của ngươi”.Trong phút chốc Yeshe Tsogyal giải thích cho chàng thanh niên nghe để chàng tin và hiểu nàng. Thật ra cũng chỉ cần ít lời thôi, dù khó tin cũng phải nói rằng, hai người này chỉ nhìn nhau đã yêu nhau một cách sâu kín và trong sạch nhất.Cả hai liền đến nhà của vị thương gia nọ và Arya Salee phải tạm thời giã từ người bạn. Còn Yeshe Tsogyal ngồi trước cửa và bắt đầu đọc lời cầu nguyện và ca những bài ca chứng đạo.Không bao lâu sau, chủ nhà thân hành ra đến cửa và hỏi mục đích của người phụ nữ Tây Tạng lạ lùng này. Nàng thẳng thắn trả lời, nàng được Liên Hoa Sinh cử đến đây để mua gã nô lệ đó và đưa đi xa.Vị thương gia giật mình: “Tên nô lệ đó đã chiếm cảm tình của ta, ta coi nó như con ruột. Ngoài ra hồi xưa ta đã trả giá đắt để mua nó. Không, không thể được”.

Yeshe Tsogyal giơ hai tay lên trời và bắt đầu ca bài ca về giải phóng con người khỏi sự trói buộc và sự giải thoát cuối cùng. Vị thương gia thở dài và suy nghĩ cặn kẽ. Không, ông không thể xua đuổi người đàn bà mới nhìn như một kẻ ăn xin nhưng thật sự là một người tâm linh rất sâu kín này. Vì xung quanh nhiều người tụ lại để nghe giọng hát tuyệt vời của nàng, ông mời Yeshe Tsogyal vào nhà nói chuyện.Trong nhà, vợ của thương gia cũng tham gia câu chuyện. Sau khi nghe nàng kể mọi chuyện, bà nói: “Ta cảm phục lòng can đảm và niềm tin của ngươi. Nàng đi từ rất xa đến đây và xem ra là một người đặc biệt già dặn và nhân hậu. Hãy đưa cho chúng ta năm trăm đồng tiền vàng và đó là số tiền ngày xưa ta đã trả cho tên này. Mặc dù ngày nay nó đã khác hẳn và giá trị cao hơn nhiều, nhưng nó là của ngươi, nhân danh Liên Hoa Sinh. Nhưng xin hỏi ngươi muốn gì với nó? Ngươi muốn cưới nó hay để nó làm kẻ hầu cận cho ngươi?”

“Tôi sẽ giải phóng chàng”, Yeshe Tsogyal nói. “Và vì tôi đã cúng dường hết vàng bạc, tôi xin tạm đi để kiếm tiền chuộc chàng”.Không biết phải làm thế nào, Yeshe Tsogyal cứ theo những dấu hiệu dẫn nàng kiếm được số vàng này. Tại một góc phố nàng nghe tiếng than khóc. Tới nghe chuyện thì nàng biết thêm một thương gia bán thực phẩm nọ vừa mất đứa con trai trong một trận đấu kiếm tại biên giới Nepal. Xác đứa con trai vừa được đưa về nhà và tang quyến đang chờ một vị Tăng tới cầu siêu.Yeshe Tsogyal cám ơn thầy đang hướng dẫn mình và nhờ chỉ đường đến nhà thương gia đó. Vừa thấy cha mẹ người chết đang gục đầu đau khổ, nàng cất tiếng ca một bài ca về lòng từ bi. Nàng hát về sự sống vươn lên từ cái chết, hát về mong ước được giải phóng Arya Salee và các chúng sinh khác. Tiếng hát của nàng đầy khí lực và chất thiện mỹ làm cha mẹ người chết quì xuống bên nàng khi nàng chấm dứt tiếng hát.

“Nàng là một nữ tu sĩ hát hay”, họ vừa tuyệt vọng, vừa hy vọng. “ Nàng đầy uy lực, chúng ta chỉ biết thế nhưng không thể đo lường. Nếu nàng đến đây để cứu sống con ta, ta sẽ cho nàng đủ tiền để cứu cả con vua Nepal. Nhưng ta không biết, phép lạ có xảy ra với người bé mọn như chúng ta được hưởng hay không?” Yeshe Tsogyal cúi đầu ba lần trước cha mẹ người chết và gật đầu. Tự đáy lòng nàng cảm tạ Liên Hoa Sinh và bắt đầu hát:

“Cúi lạy đấng đã sinh trong hoa sen, Liên Hoa Sinh,

Hiện thân của tự tính bất diệt.

Tự tính của tất cả mọi sự.

Là Phật tính vĩnh viễn thanh tịnh, bất sinh bất diệt.

Đó là gốc sinh ra mọi hiện tượng.

Giữ cái bất ly của tính Không và Năng lực,

Thì hành động thiện ác,

Chỉ sinh ra nghiệp lực không tránh khỏi.

Nhưng ta là một đạo sư đã xa rời tính nhị nguyên.

Nên cái chết hay sống không hề gây ngăn ngại.

Năng lực này là của ta, năng lực hàn gắn mọi đổ vỡ:

Hãy tuôn trào phép mầu nhiệm”.

 Yeshe Tsogyal đưa tay trỏ rờ trái tim và cúi đầu nhả một giọt nước miếng vào miệng người chết. Nàng thì thầm một câu thần chú bên tai và hai tay vuốt lên vết thương trên ngực. Bỗng nhiên vết thương khép kín, mắt người chết mở to. Chàng thanh niên ngồi dậy và cười ngạc nhiên.Cả tang quyến vội đến cảm tạ Yeshe Tsogyal nhưng nàng từ chối:“Đừng cám ơn tôi, hãy cảm tạ năng lực, năng lực đã hàn gắn lại những gì chúng ta muốn hủy hoại. Hãy cảm tạ chư Phật và Liên Hoa Sinh đã truyền cho năng lực đó”.

Vị thương gia bán thực phẩm lòng tràn hạnh phúc, trao cho Yeshe Tsogyal môt túi vàng và nữ tu sĩ cảm ơn nhận lãnh. Một đám đông người đi theo khi nàng đi mua lại Arya Salee. Nàng trả cho thương nhân nọ đến một ngàn đồng tiền vàng để mua người nô lệ, mà giờ đây đã trở thành người bạn đường của nàng.Cả hai lên đường đi bộ về Tây Tạng để được Liên Hoa Sinh trực tiếp dạy cho phép Mật tông. Trong một hang núi cao gần chỗ tuyết đóng quanh năm, cặp nam nữ này sống và thực hành phép tu Yoga xuất thần và phép thiền quán trong giao phối để đạt được giác ngộ viên mãn.

Cuối cùng Yeshe Tsogyal sống đến 106 tuổi. Là truyền nhân của Liên Hoa Sinh, bà đã đưa vô số đệ tử đến giải thoát hoàn toàn. Theo lệnh của Liên Hoa Sinh, bà cất giấu nhiều bí lụctrong nhiều hang động tại miền núi Tây Tạng và nhờ vậy mà giữ được các kinh sách này cho đời sau. Các bí lục này lần lượt được các đệ tử tái sinh của Liên Hoa Sinh khám phá trong các thế kỷ sau.  

 81. Hạt cải cho Phật

Năm trăm năm trước công nguyên, Phật Cồ-đàm vị đạo sư thế gian của lịch sử đã sống trên trái đất này và du hành liên tục không biết mệt mỏi từ nơi này qua nơi khác, để tìm gặp được càng nhiều người càng tốt trong thời gian Ngài còn tại thế.Một lần nọ có một bà mẹ đến tìm gặp Ngài tại một ngôi đền, khóc lóc thảm thiết. Bà mang đứa con đã chết trên tay và khóc lóc làm cho mọi người động lòng thương xót; ai cũng biết mất con là nỗi đau lớn nhất trên đời. Bà mẹ van xin: “Hãy để tôi gặp Phật Cồ-đàm”, vừa nói vừa gần như ngất lịm vì đau đớn. “Hãy cho tôi gặp Ngài, Ngài sẽ có một phép lạ. Ai cũng nói Ngài có thể cứu con tôi. Hãy để tôi tới Ngài”.

Phật Cồ-đàm cho bà vào gặp ngay. Trước cửa, các tỳ-kheo đang cầu nguyện cho chúng sinh được giải thoát; sau cánh cửa, vị đạo sư ngồi trong sự an lạc với chính mình và thế gian. Với ánh mắt Phật, Ngài nhìn thi hài tí hon của đứa trẻ rồi nhìn khuôn mặt bà mẹ. Hơi ấm khó tả tỏa ra từ hào quang của Ngài bao trùm căn phòng, Ngài để cho người mẹ tuyệt vọng lấy lại được bình tĩnh, để cho bà sắp xếp được tư tưởng đang rối loạn.Bà đưa cho Phật xem thi hài đứa con rồi gọi: “Con của con đã chết. Con làm sao bây giờ. Bạch thế tôn, Ngài hãy giúp con. Hãy cứu nó sống dậy! Ngài là chúa tể của sự sống chết. Hãy cứu chúng con, nó là niềm vui của gia đình. Từ nhiều năm nay, chúng con không mong gì hơn là được đứa con. Bây giờ nó chết vì một thứ bệnh hiểm nghèo. Hãy mang ánh sáng lại trong mắt của nó. Hãy công bằng. Đứa con nhỏ tuổi này chết đi quá sớm".  

Bà van cầu đức Thế Tôn và Phật cứ để như thế cho đến lúc bà im lặng. Ngài nhìn đứa trẻ và đưa tay rờ vầng trán đã lạnh. Cuối cùng Ngài nói: "Hãy nghe ta, hỡi người đàn bà tốt dạ và trung thành. Nàng hãy đi từ nhà này qua nhà khác trong đô thị này và hãy xin một hạt cải của một nhà chưa có ai chết. Hãy mang hạt cải đó về đây và để xem ta có thể làm được gì không".  

Người đàn bà nghe xong mừng rỡ. Bà quì dưới chân Phật, cảm tạ bằng cách rờ chân của Ngài. Phật để hai tay trên đầu bà, truyền năng lượng an lạc lên người bà. Với phước lành đó, bà ôm đứa con ra đi. Bà đi suốt ngày trong thành phố, từ nhà này qua nhà khác, và xin hạt cải của tất cả gia đình mà trong đó chưa có người thân nào chết cả. Đi tới đâu, bà cũng kể chuyện thương tâm của mình, kể hoài, nhưng bà không tìm ra một gia đình nào mà chưa từng đối diện với cái chết. Không mệt mỏi, bà vẫn tiếp tục tìm kiếm, chỉ với hi vọng, xin được một vài hạt cải đem về cho Phật, để Ngài cứu sống con mình. Cuối ngày, bà vẫn không tìm ra được hạt nào cả, vì thực tế cái chết đến với tất cả mọi người. Nhiều người xót thương, đề nghị cho bà vài hạt cải, nhưng giấu chuyện trong nhà có người chết. Nhưng người đàn bà nọ không đồng ý, bà không thể lừa dối Phật. Bà chỉ cần tìm ra một gia đình mà trong đó chưa có ai chết cả. Mặt trời đã lặn. Trong ánh sáng cuối ngày, bà đứng đó với thi hài đứa con trên tay, và nghĩ về những câu chuyện hôm nay bà đã được nghe. Bà không có một hạt cải nào cả và bỗng nhận ra rằng, không ai thoát được cái khổ này cả, cái khổ mà trước đó bà nghĩ rằng chỉ mình phải chịu.  

"Ta không phải là một ngoại lệ, con ta cũng không phải là người duy nhất phải chết", lần đầu tiên bà nghĩ thế. "Cái gì có sinh, ắt cái đó có diệt. Đó là điều không thể thay đổi, vì thế ta phải kiếm cái không bao giờ sinh và cũng không bao giờ diệt, phải tìm chân lý trường cửu mà các bậc hiền nhân và đức Phật đang giảng thuyết. Ngài đã đưa ta vào đúng đường". Bà cảm tạ, nghiêng mình về hướng Phật đang lưu trú.

Đêm dần buông khi bà về lại đền Phật ở, thi hài đứa con vẫn ở trong tay. Bà mẹ trẻ đó không tìm ra được một hạt cải nào, nhưng được một tri kiến mà bà mang trong lòng như một ngọn lửa bập bùng. Càng tới gần Phật, bà càng cúi đầu. Sau đó bà để đứa con dưới chân Ngài và nói: "Bạch Thế tôn từ bi, con đã hiểu những gì Ngài muốn nói. Cái vô thường thì phải chết, không thể tránh khỏi. Nhờ Ngài, con đã thấy một chút của chân như, cái chân như đó không chết, trong con và trong mọi thứ. Cái chân như đó cũng chính là cái mà đứa con của con đã thấy, ít nhất là trong một chốc ngắn ngủi, trước khi nó tìm kiếm một đời sống khác. Và cái chân như đó, con đã thấy ngay lúc con còn sống. Ánh sáng của tự tính thường hằng là cái duy nhất vĩnh cửu. Và từ nay về sau, con xin dựa vào nó thôi".  

Đức Phật mỉm cười và gật đầu đồng ý, khi người mẹ xin Ngài tiếp dẫn cho thần thức đứa con được sinh vào cõi Phật, trong đó thức người chết được lưu trú trong một giai đoạn, không bị thời gian và không gian lung lạc. Cùng với các tăng sĩ, Phật đặt thi hài đứa trẻ lên một đống lửa và để cho thân cháy, trong lúc tâm của đứa trẻ được đưa về cõi của tự tính, từ đó mà mọi hiện tượng phát sinh".   

 82. Tu sĩ và người tuyết

Tương truyền rằng có một loại người tuyết (yeti) ở vùng Hy-mã-lạp sơn. Đến năm 1958, tại Nepal vẫn còn một đạo luật bảo vệ người tuyết, xem như bảo vệ thiên nhiên. Dưới chân đỉnh Everest, tại tu viện Tangboschee Bazaar, người ta còn trưng bày một bộ xương người tuyết. Ngoài ra còn có nhiều hình ảnh về dấu chân trong tuyết của một loại người cao lớn, thân đầy lông, trốn mình trong các núi tuyết. Gần đây, nhà leo núi người Đức nổi tiếng Reinhold Messner cho hay trong chuyến đi vượt Everest đã chứng kiến hiện tượng yeti.Người ta cũng từng thấy loại dã nhân giống người này ở các vùng hoang dã tại Canada hay vùng đầm lầy Everglades ở Mỹ, thậm chí chụp được hình hay quay phim. Nhiều người tranh cãi cho rằng hình ảnh đó chỉ là giả mạo, thế nhưng từ hàng trăm năm nay, các bộ lạc da đỏ Canada gọi yeti của họ là “sasquatsch” và tại vùng Everglades, tên hắn là “big foot”.

 Ngày xưa có hai vị tu sĩ Tây Tạng đi về miền Nam. Họ đi tìm một vùng đất hứa tên là Pema Ko, vùng này nghe nói nằm trong rừng rậm và chỉ chứa những con người có một trái tim thanh tịnh. Giữa biên giới Tây Tạng và Assam, thì cả hai tới một ngưỡng cửa vô hình, chỉ có vị tu sĩ già mới bước qua được ngưỡng cửa này, ông là người đã chín muồi qua bao năm tháng tu học, và được vào thánh địa Pema Ko.Tu sĩ còn lại vừa mừng cho bạn mình, cũng vừa buồn cho mình, phải tiếp tục cô đơn trên đường mà không còn ai để chia sẻ ước mơ và suy nghĩ thầm kín. Sau đó ông đến một vùng rừng núi với một vẻ đẹp hoàn toàn hoang dã. Vừa đến, bỗng một cơn phong thấp hoành hành, ông đau đớn, hầu như không nhúc nhích được. May thay vài con dê núi gần đó bỗng nhiên theo ông như thú vật trong nhà và thế là ông có sữa dê để uống.Người tu sĩ kiếm được một chỗ giữa các cành cây và sống độc cư với vài con dê núi. Xung quanh không hề có bóng người, nhưng thỉnh thoảng ông thấy có một bóng người khổng lồ đầy lông lá, mỗi ngày ra khỏi rừng, đi từng bước nặng nề xuống sông uống nước.

Cứ thế nhiều tuần trôi qua, tất cả đều chìm trong sự an tĩnh của rừng núi. Ngày nọ người tu sĩ chợt nhớ đã vài ngày người khổng lồ đó không ra sông uống nước. Mặc dù trong lòng có chút lo ngại, ông vẫn nghĩ hãy tìm người đó xem sao, coi họ có cần mình giúp gì không.Ông có cảm giác mình bớt bệnh và đi lại được trong rừng già. Vừa đi một đoạn, ông khám phá ra một cái lều xiêu vẹo, chắc của một vị sống độc cư nào đó từ nhiều năm trước. Ông cẩn thận đến lều và thấy hai ống chân đầy lông thò ra. Vị tu sĩ giật mình sợ hãi, vì đó rõ ràng là một “migou” (người Tây Tạng gọi người tuyết yeti như thế) hai mắt nhắm nghiền, miệng mở lòi hai răng cửa dài. Migou rõ rệt đang lên cơn sốt, thở nặng nề, không ngồi dậy nổi khi có người lạ người lạ đi vào.Người tu sĩ cẩn thận đi vào và nhận ra gót chân của người khổng lồ này đang sưng lên, đầy mủ. Một cái gai thò ra khỏi vết thương, đủ dài để một người có thể rút ra, nhưng liệu có ai đủ can đảm để làm chuyện đó không. Người tu sĩ ngẩm nghĩ “Tên migou này có thể nhỏm dậy bất cứ lúc nào và đập ta chết ngay, nhưng không thể để cho hắn nằm hoài như thế mà không giúp nó.”

Trong lúc người tu sĩ cẩn thận kéo gai ra thì yeti nằm dài yên lặng như một con bệnh ngoan ngoãn, xem ra hắn biết có một người đang săn sóc mình. Người tu sĩ xé áo và lau khô vết thương, sau đó dùng nước miếng của chính mình rửa sạch vết thương, băng lại bằng chính áo của mình. Ông đi rón rén ra khỏi lều, xuống sông múc nước đem lên cho migou. Vài ngày sau, ông thấy hắn bắt đầu đi cà nhắc xuống sông và từ từ biến mất vào rừng. Sau một thời gian thì tình trạng người tuyết tốt hẳn lên và lạ lùng thay, bệnh phong thấp của người tu sĩ cũng giảm nhanh. Một ngày nọ ông khỏi bệnh hoàn toàn và cũng từ ngày đó, ông không thấy người tuyết xuống sông uống nước, và đoán rằng hắn đã rút vào một nơi hoang vu khác.

Thời gian trôi qua, và người tu sĩ bị bất ngờ trong một lần đi hái dâu. Lần đó, người tuyết nó bỗng từ thân cây nhảy xuống bên cạnh tu sĩ, giơ cánh tay lông lá khổng lồ lên cao, mặt nhăn lại và nhảy một cái đã biến mất sau bụi rậm. Vài ngày sau, người tuyết lại xuất hiện, lần này hắn cõng một con hổ đã chết. Hắn ném con hổ vào chân tu sĩ rồi biến mất. Tu sĩ không ăn miếng thịt hổ nào, ông mang thịt vào lều lại, cho người bạn hoang dã đó. Nhưng ông lột và giữ da hổ cho đến ngày hết sống độc cư, trở về lại tu viện Schechen miền Bắc Tây Tạng.

Trong tu viện Schechen, miếng da hổ được dâng lên như món cúng dường đặc biệt và dấu hiệu của lòng từ bi. Kể từ đó, miếng da này được sử dụng trong các buổi lễ mật tông. Miếng da vẫn còn đến ngày nay. 

 83. “Tôi không cần gì cả”

Cho dù ngài đến bất cứ nơi nào, Patrul Rinpoche, vị đại sư của phái Đại Thành, luôn luôn nhận được nhiều phẩm vật cúng tặng. Một khi nhận được phẩm vật gì, ngài thường tặng ngay cho các thợ đẽo đá, thợ thủ công, để họ có thể khắc thần chú, xây chùa tháp với các vật đó. Ít ra là họ cũng làm điều gì có ý nghĩa.Patrul Rinpoche thường đọc câu:

 “Đối với kẻ nghèo nên rộng rãi,

Đối với kẻ ác nên kiên nhẫn từ bi.

Đối với người đau đớn, sợ hãi, nên sẵn sàng giúp đỡ,

Đối với vô minh nên có lòng tha thứ.

Đối với kẻ yếu kém nên có lòng cảm thông,

Đối với những kẻ còn bám víu cuộc đời giả tạm này,

Nên có lòng từ bi vô lượng.”

 Học trò của Patrul để ý thấy rằng những lúc bố thí cho ăn xin, xem ra vị đạo sư mình còn vui mừng hơn cả chính người ăn xin. Và họ cũng để ý Patrul thích nghe tiếng kêu van ăn xin hơn cả âm nhạc hay những lời tham vấn lễ độ.Lần nọ một người thợ đẽo đá thất nghiệp, tên Phukop đến gặp Patrul và xin tiền. Patrul bảo: “Khổ thân anh, bây giờ anh hãy nói ‘Tôi không cần tiền’, thì ta sẽ cho anh một số tiền lớn.”

Người nọ nghĩ “Không biết lại trò gì đây!” nhưng không nói ra.Patrul phải nhắc ba lần điều kiện lạ lùng đó thì Phukop mới chịu nói “Tôi không cần tiền.” Sau đó Patrul rút tiền vàng trong túi ra và cho người thợ. Học trò của Patrul rất ngạc nhiên về hành động kỳ quái của thầy. Thường thường thầy mình rất rộng rãi, bố thí không chút điều kiện, không bỏ một người ăn xin nào. Họ hỏi Patrul hành động đó nhằm mục đích gì, thì vị đạo sư kể câu chuyện như sau:

Có lần một người nọ rất nghèo, đến cúng Phật Cồ-đàm một ít bánh kẹo. Một vị bà-là-môn ham thức ngọt, nhìn bánh kẹo rồi hỏi xin Phật. Ông ta biết rằng Phật chẳng bao giờ từ chối. Phật trả lời: “Nếu ngươi nói ‘Cồ-đàm, tôi không cần thứ đồ ngọt này,’ thì ta cho ngươi hết.” Vị bà-là-môn nọ vâng lời và được các thứ.Lúc sau, A-nan hỏi Phật về mục đích câu chuyện, Phật nói: “Trong 500 kiếp vừa qua, vị bà-là-môn đó chưa hề có một lần thấy mình đầy đủ, chưa hề thấy mình không cần gì cả. Vừa rồi đó là lần đầu, có người chỉ cho ông nói câu đơn giản ‘Tôi không cần…’ để làm quen với cảm giác vô sở cầu. Nhờ thế mà lòng tham ái sẽ vơi đi và hạt giống xả bỏ đã được gieo.”

Sau lần đó, nhiều ngày qua không có kẻ ăn xin hay nghệ nhân thiếu thốn nào đến với Patrul cả. Vật phẩm cúng dường chất cao thành đống trong trú xá của Patrul và thực phẩm để lâu ngày cũng không còn tươi ngon. Bỗng nhiên, mặt Patrul tươi lên và nói: “À, bây giờ cả đám sắp đến rồi!”

Quả nhiên vài tiếng sau có bốn năm người thợ đẽo đá đến thăm, Patrul đã soạn sẵn tiền bạc, thực phẩm, và vật dụng nghệ thuật cho họ. “Đây, hãy lấy những gì mà các bạn cần!” Patrul nói trước khi các người đó mở miệng cầu xin.

“Hãy đẽo thần chú lên đá và làm cho cảm hứng các bạn được thành hình,” Patrul nói theo khi các người đó, túi đầy vật phẩm, bắt đầu xuống núi. Sau đó Patrul quay lại nói với học trò: “May quá cũng xong các của cúng dường. Các thứ này nằm ngổn ngang như một thây ma.” 

 84. Nhân quả

Trong các chuyến du hành, Patrul Rinpoche vốn là kẻ không nhà, thường lưu trú trong các tu viện có tiếng của Tây Tạng để truyền giáo pháp Đại Thành. Mục đích càng gặp được nhiều người căn cơ càng hay.Lần nọ, ngài ở lâu trong tu viện cổ nổi tiếng Katok, mỗi ngày ngài hội họp với các vị Lạt-ma và trả lời tham vấn. Sau buổi sáng nọ, vị đại Lạt-ma Katok Situ của viện mời ngài gặp riêng và dùng bữa trưa. Katok Situ lấy làm hân hạnh được gặp riêng vị đạo sư phiêu bồng này, để được chỉ cho ngài các bảo vật của tu viện. Như một đứa trẻ con, Patrul ngạc nhiên nhìn quanh và nói “Thật khó tin, ở đây thật là xa hoa! Katok Situ, tu viện của ngài có lẽ là viện giàu có sang trọng nhất mà tôi đã từng thấy. Trong mỗi phòng có da hổ da báo, thảm lụa vàng bạc, áo quần, đồ cổ, hộp đựng châu báu… Và đất đai của viện nhìn ngút mắt, và những đàn trâu bỏ không thể kể hết. Tôi có cảm giác như lạc vào cõi thần tiên. Trên đời này thật khó có. Thật đáng nể sợ…”

Không nghe Katok Situ trả lời, Patrul Rinpoche nói tiếp “Còn tôi, tôi chỉ có một cái nồi nhỏ nấu trà trên đường phiêu bạt. Tôi nghe ngài sắp đi miền Đông. Hay là ngài cho gói cái nồi của tôi theo, và tôi đi cùng? Tôi thì thích đi tay không cho khoẻ.”

Sau khi Patrul rời tu viện, Katok Situ họp các vị Lạt-ma và thông báo làm cả viện sửng sốt, là ông sẽ từ chức đại Lạt-ma để rút vào rừng núi sống độc cư, từ bỏ mọi của cải. Katok Situ đã hiểu những lời khuyên kín đáo của vị tu sĩ phiêu bồng giác ngộ đó. Sau đó Katok Situ một mình đi đến vùng băng giá Dokham, là một thánh địa của dân Tây Tạng. Đến đó, ông cũng giống như mọi kẻ ăn xin hay tầm đạo khác, phiêu bạt rách rưới, với một bình bát bằng gỗ. Ông vừa đi vừa trộn các thứ xin được trong bình.

Một ngày nọ, Patrul Rinpoche nhận được một mảnh giấy của Katok: “Cám ơn ngài, tôi đã chân thành nghe lời ngài. Tôi đang thiền định.”

Patrul nói: “Đây này, đây là người thật sự lắng nghe những gì ta nói.”

Vài năm sau, vị độc cư Katok đó ở vùng băng giá Dokham được một người đến thăm. Người đó mang theo một đứa bé gái. Đứa bé nói: “Chúng con đã nghe danh ngài từ lâu, chúng con đến để xin ngài ban phước.”

Katok Situ ban phép lành cho hai người, sau đó cô bé dâng tặng ông một bao bột gạo. Katok không còn cái gì đựng bột nên nói “Cứ đổ bột lên trên nền đá, và như thế là tốt rồi.”

“Con xin ngài giữ nguyên bao bột, đó là dấu hiệu lòng cảm tạ của con,” cô bé nói. Giọng nói và thái độ của cô bé có cái gì đó làm Katok chú ý. Ông lựa các phẩm vật của những kẻ hành hương khác dâng tặng để vương vãi trước cửa động, lấy một sợi chuyền vàng với hột đá quý đưa cho cô bé.Tất nhiên là cô bé không nhận châu báu này của một vị tu sĩ nghèo nàn, nhất là khi cô thấy hột đá quý là loại ngọc Achat có sọc, đó là thứ mà dân Tây Tạng rất quý.

“Cứ lấy đi, con phải nhận quà tặng của ta và mang vào cổ,” Katok yêu cầu. “Mỗi ngày con phải mang.”

Cô bé vẫn lưỡng lự cho đến khi tu sĩ độc cư nói “Con không hề biết ý nghĩa của sự trao qua đổi lại này.” Lúc đó thì cô mới nhận, mang sợi chuyền với viên ngọc quý trên cổ, và nhận phép lành của Katok thêm một lần nữa.Cuối buổi hành hương, cô bé về lại nhà. Cô ở không xa một vị đạo sư giác ngộ khác, đó là Jamyang Khyentse Wangpo (19). Vì là cháu gái của ngài, nên cô hay đến thăm và học hỏi. Ít lâu sau người ta kể rằng vị sư độc cư ở Dokham đã từ trần. Cô bé nghe xong khóc ròng như khóc người thân nhất vừa qua đời. Chỉ khi rờ viên ngọc quý trên cổ, cô mới có niềm tin, có cảm giác như một sức mạnh vô hình nào an ủi.

Thời gian trôi qua, và cô bé lấy chồng, người thiếu phụ đó sinh một con trai, và trong những năm sau, đứa con đó giải thích với mẹ một cách rõ ràng rằng, nó không ai khác hơn là sự tái sinh của vị hiền nhân Katok Situ. 

 85. Tự hy sinh

Dola Jigme Kelsang là một học trò của Dodrup Chen Rinpoche đệ nhất. Sau khi giác ngộ, ngài trở thành một vị đạo sư của phái Đại Thành. Ngài cùng đệ tử đi suốt các vùng Đông-Bắc Tây Tạng, thậm chí đến Mông Cổ để truyền bá giáo pháp.

Ngày nọ, Dola cùng hai học trò đến một thị trấn miền Tây trung quốc, và vào nơi họp chợ, thấy một đám đông đang reo hò. Tới gần thì mới hay đang có một cuộc xử tử công khai. Người ta đang trói một tên trộm trên lưng một con ngựa sắt và đốt lửa trong bụng con ngựa để xử tử tên trộm. Tên đạo tặc la khóc thảm thiết và cầu xin cứu giúp. Đám đông reo hò chửi rủa và kể tội tên trộm đã làm bao người đau khổ. Vị Dola từ bi không biết làm sao khác hơn là đứng ra và tự nhận mình mới là kẻ trộm, xin tha cho tên kia.Nhiều người không tin, cãi nhau om sòm, nhưng Dola, với lòng từ bi vô lượng, đã thuyết phục được, cuối cùng đồ tể thả tên trộm và bắt cổ Dola, trói ngài lên ngựa sắt. Là những tên khát máu, họ đốt lửa, ngựa sắt cháy đỏ. Dola ngồi trên lưng ngựa, mắt nhìn vào cõi vô cùng. Không một lời than vãn, ngài rời bỏ thế giới này.

Hai bạn đồng hành là hai chứng nhân của câu chuyện thật này và kể lại cho đời. Tây Tạng không hề quên chuyện ấy, và ngày nay, các vị thầy còn kể cho trò nghe. Người ta biết rằng có nhiều cách để chuyển hóa sự sợ hãi và đau đớn trước cái chết, ngay lúc còn sống cũng thế. Dola Jigme Kelsang là một trong những đạo sư đã chứng tỏ được điều này.

 86. Củ cải của Saraha

Tu sĩ Saraha (51) Ấn Độ sống ở thế kỷ thứ III, vừa được tôn thờ như một anh hùng, đồng thời có người cho ông là phù thủy. Saraha là tác giả của một tập các bài ca nổi tiếng, có tên “Các bài ca vương giả của Saraha”, ngày nay còn được truyền tụng. Sau này người ta mới thấy các bài ca này là tác phẩm tuyệt diệu của một tâm hồn đắc đạo.

Như các tu sĩ Tantra trước và sau mình, Saraha thu nhận một thiếu nữ của giai cấp thấp nhất vào nhà mình, vì ông chẳng quan tâm gì đến các quy định của Ấn Độ thời đó. Ngược lại ông chỉ mong có dịp để phá các định kiến trên dưới, và vì thế nàng thiếu nữ 15 tuổi này không được ông thuê làm nữ tì, mà được ông chỉ dạy cho thực hành phép tu Tantra, trong trường hợp này là phép giao phối, và được ông biến thành vợ.

Ta có thể tưởng tượng làng xóm, cũng như giai cấp bà-la-môn hồi đó xôn xao thế nào khi ông và nàng vợ trẻ biến mất vào rừng không còn cho ai gặp mặt. Còn nàng thiếu nữ đó cũng say mê ông ngay từ lúc mới gặp, vì nhờ ông mà nàng thoát khỏi giai cấp bần cùng nô lệ. Nàng khuyên chồng cứ thực hành các phép tu thần bí, không cần quan tâm đến sự hiện diện của nàng, và nàng không có gì mong ước khác hơn là được phục vụ một người giác ngộ, và được học hỏi nơi chồng.Cả hai sống viễn ly như thế trong rừng già Ấn Độ, như các vị tu sĩ Tantra khác, với người phối ngẫu của họ. Họ thiền quán, thực hành phép yoga của sự giao phối xuất thần, và đối xử với nhau bằng lòng kính trọng cao cả. Saraha cũng chịu khó làm các công việc mà vợ mình không làm được, nhưng nói chung nàng phục vụ chồng như một học trò phục vụ vị đạo sư.

Ngày nọ, người thiếu phụ mang cho chồng một món ăn và câu chuyện sau đây xảy ra, đi vào lịch sử của Saraha. Thường thì ông hay ăn tất cả những gì dọn lên, không quan tâm đến món ăn. Nhưng lần đó ông kêu lên “Dọn cho ta món cà-ri củ cải.” Người vợ phải đi mua củ cải về nấu cà-ri, thêm sữa chua và dọn lên trong lá chuối. Sau đó nàng dâng lên nhưng Saraha ngồi yên, tréo hai chân lại, không phản ứng gì cả. Thì ra ông chồng đã nhập định rất sâu và không nghe thấy gì nữa từ thế giới bên ngoài. Nàng để chồng yên và lo việc khác.

Thế mà 12 năm trôi qua, Saraha không hề nhúc nhích khỏi chỗ ngồi. Có lẽ ông xuất thần đi đâu rất xa, tuy thế vẫn không hoàn toàn rời thân. Sau 12 năm và ba tháng, Saraha mở bừng mắt ra và kêu “Cà-ri củ cải đâu rồi?”

Người vợ không biết nên cười hay khóc, và nói “Ông thật điên! Ông là một đạo sư kỳ dị. Cà-ri đã theo số phận của thế gian từ những năm trước, còn ông thì ngồi đây như một củ cải cắm xuống đất. Mười hai năm trôi qua rồi mà ông vẫn còn bám vào tư tưởng cũ rích sao?”

Saraha không trả lời. Ông còn phải định thần lại. Nhưng người vợ, đã trở thành một nữ tu đầy tiến bộ trong thời gian qua, nàng nói tiếp, hai tay chống nạnh: “Mười hai năm qua, ông làm gì thế, có lẽ không phải là một phép thiền quán đích thực đâu. Kẻ du hành tư tưởng như ông, chưa chắc là đã thiền định đúng cách. Kẻ rút về sống độc cư, chưa chắc ở một mình. Độc cư đích thực chính là rủ bỏ mọi suy luận giải thích, từ bỏ mọi cân nhắc nhị nguyên, và nếu chúng có dấy lên thì đừng có bám víu chúng. Còn ông, mười hai năm ông cứ chờ vài củ cải trong ảo tưởng. Thế mà ông gọi mình là đại toàn năng (52) sao?”

Lời nói của vị thần phẫn nộ mang dạng người đó đánh trúng Saraha tận xương tủy. Cũng đúng lúc đó, ông thấy mình tỉnh giác hơn, hơn hẳn trước kia. Trong những năm sau, cả hai đạt một cấp mới về giác ngộ, không còn rơi trở lại trạng thái tầm thường của con người, và nhận ra mình chính là ánh sáng phát chiếu từ tự tính bất diệt.

Đến lúc phải rời cõi thế, cặp vợ chồng này biến mình thành ánh sáng thanh tịnh và thể nhập vào tự tính, không để lại dấu vết nào của thân. 

 87. Tu sĩ biết bay

Một ngày đẹp trời trong vắt nọ tại Tây Tạng vào thế kỷ trước, tu sĩ Schabkar Rinpoche cùng với hai học trò đi du hành. Ba người dẫn theo một con ngựa chở các thứ họ cần. Họ dắt con người đi từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác, thưởng thức cảnh đẹp địa phương và tìm nguồn cảm hứng cho các bài ca. Cả ba vừa đi vừa ca, vừa qua một đường đèo cheo leo thì thấy một người đàn bà nằm trên đường, mặt úp xuống đất. Schabkar vội nhảy tới, kéo bà dậy, nhưng hầu như bà không nhúc nhích nổi. Bà run run xin chút thức ăn và nước uống.

Schabkar mở túi, nấu chút trà và đổ vào miệng bà. Sau đó ông lấy bột mì, trà và bơ để vào một cái túi, đưa cho bà thấy, để bà già tin những tuần tới đây sẽ không bị đói. Bà già đã không một lời cảm ơn, mà còn cất giọng đã hồi sức, đòi hỏi thêm áo quần. Schabkar vui lòng mở bọc lấy thêm áo quần cho bà và để bên cạnh. Bà già trông thật xấu xí, cả ba chưa bao giờ thấy người nào xấu như vậy. Nhưng Schabkar Rinpoche không hề quan tâm đến điều đó và nhìn bà với lòng cảm mến như ông đã từng đối với mọi người khác.Bà già nhìn con ngựa rồi nói: “Khốn khổ cho ta không đi được nữa, còn các ngươi trai tráng… nếu các ngươi cho ta con ngựa thì hay biết mấy!”

Các học trò của Schabkar đã hết kiên nhẫn. Nhưng vị tu sĩ biết hát nọ đã sẵn sàng cất túi treo trên ngựa. “Nào mời bà,” ông nói và đỡ bà đứng dậy. “Bà đừng lo gì cho tương lai. Chúng tôi sẽ giúp bà đầy đủ.”

Ông cẩn thận đỡ bà già lên ngựa trong lúc hai đệ tử nhìn nhau không hiểu. Lên lưng ngựa xong, bà nhìn họ một cách khinh mạn, nở nụ cười chê trách khi thấy vẻ mặt của hai người học trò. Trong phút đó bà già biến thành một người hoàn toàn khác. Một hơi ấm đầy sức sống toát ra từ gương mặt bà và cái lưng còng đã biến thành thẳng. “Schabkar,” bà lão gọi với giọng tươi vui, “ta nghe người là kẻ có trí. Nhưng ta muốn tự mình xem ngươi có lòng từ bi và óc hóm hỉnh đên đâu. Ta chẳng cần ngựa lẫn tất cả các thứ của ngươi, ta không thiếu gì cả, từ vô thủy tất cả đều ở trong ta, ta chứa cả thế giới. Nào, hãy nói đi, hỡi vị hộ pháp, ngươi vẫn chưa biết ta là ai chăng?”

Schabkar đứng như trời trồng, nhìn sững dạng hình không nói nên lời. “Nếu ngươi không biết thì nghe đây,” nói xong bà lão biến thành dạng ánh sáng của nữ thần Vajra Varahi. Trên ngựa là một khối ánh sáng đỏ rực, phát lửa khắp mọi hướng và biến thành một vị phẫn nộ hai đầu. Đó là một vị thần có cái đầu khổng lồ, nhe răng dữ tợn, phía trên có cái đầu heo, đen như mực, gầm gừ. Như người khác hẳn sẽ bỏ chạy ngay, nhưng Schabkar Rinpoche đứng yên và lắng nghe những lời bà lão. “Hãy nhìn và nhận ra ta. Đây là hình dạng của Vajra Varahi, nữ thần vô úy. Ta sẽ đưa ngươi về thiên giới và sẽ lo lắng cho ngươi. Đừng ngoảnh mặt.”

Khối lửa bỗng lớn như một ngọn núi. Nữ thần trần truồng, cổ mang một chuỗi đầu lâu nhỏ máu, bắt đầu múa với nhiều biểu tượng sâu kín. Một tay cầm kiếm bén, tay kia cầm đầu lâu. Vajra Varahi kẹp một chĩa ba, trên có đầu lâu. Học trò Schabkar quay mặt không dám nhìn.Bỗng nhiên nữ thần biến thành một đám mây ngũ sắc, cười và ném cho Schabkar một bọc. Schabkar vừa chụp lấy thì nữ thần đã thăng thiên, nhìn người tu sĩ như mời gọi, trong khi ông còn đứng yên tại chỗ. Học trò Schabkar chỉ kịp thấy ông nhét bọc đó vào áo, hai tay vươn lên cao như muốn bay theo. Sau đó họ la lên khi thấy ông bay theo thiệt. 

 88. Rầu rĩ cũng phải cười

Geshe Langri Thangpa sống cách đây khoảng tám trăm năm tại Tây Tạng và là một Lạt-ma thông thái của trường phái Kadampa (53), đây là trường phái được đạo sư Ấn Độ A-đề-sa thành lập trước đó không lâu. Nguyên tắc của trường phái này là hết lòng phục vụ mọi người với lòng từ bi vô hạn, nhờ đó mà sự phân biệt giả tạo giữa "ta" và "người" một ngày nào đó sẽ tự biến mất.Langri Thangpa cảm thấy trường phái này phù hợp với mình vì ông rất nhạy cảm và dễ dàng đặt mình vào tâm trạng của người khác, hầu như chính mình đang trong hoàn cảnh của người. Tuy nhiên cứ đặt mình vào cảnh khổ của người, ông càng buồn rầu theo. Lòng từ bi của ông lên cao đến nỗi ông rút vào núi để cầu nguyện, nhịn ăn và cảm nhận những gì chúng sinh đang đau khổ.Bạn đồng tu khuyên ông: "Tất cả chỉ là một giấc mơ, giấc mơ này xuất hiện vì con người tự đồng hóa với một cái thân có sống, có chết, tại sao bạn lại quan tâm quá sức như thế?"

"Không đáng buồn sao khi tất cả các loài hữu tình hàng ngày phải chịu cơn ác mộng đó", vị Lạt-ma Langri Thangpa tự nói. "Đời sống trong vòng sinh tử này khi lên khi xuống, giữa cái hy vọng được thỏa nguyện và cái thất vọng cay đắng. Và tất cả nỗi khổ của cõi Ta-bà này là nỗi khổ của chính ta".

Ông được mệnh danh là "Người rầu rĩ thánh thiện". Ngày đó, ông trùm khăn trên đầu, như có tang và đi trong hành lang tu viện.Nhiều tăng sĩ hỏi "Có ai chết chăng?" Ông lầu bầu trả lời "Nếu hỏi, có ai không chết chăng, xem ra thông minh hơn". Sau đó ông bỏ đi để tiếp tục thiền quán về cái khổ.

Lần khác, Langri Thangpa ngồi trước một cái bàn gỗ thấp, trên bàn đang có nhiều cơm. Ngửi có mùi thức ăn, một con chuột bò ra. Vị Lạt-ma đang trộn cơm với đá quí để làm Man-đa-la, đó là các đồ hình với ý nghĩa sâu kín mà ông thường dùng để thiền định.Vị Lạt-ma ngồi yên lặng nên con chuột yên trí bò lên bàn. Con chuột ngửi nhằm một viên đá turquoise và tìm cách kéo viên đá đi. Nhưng con chuột quá nhỏ mà viên đá khá lớn, lại dính chắc vào cơm nên không sao kéo ra nổi.

"Bạn thân mến", ông nói, "Cái viên xanh xanh đó không phải là pho mát đâu, nó là một viên đá không ăn được, bỏ nó đi". Thế nhưng con chuột đã kéo viên đá ra được một nửa, nhưng không mang theo được. Langri Thangpa nhìn con chuột với cách nhìn của hiền nhân từng trải: “Sự cố gắng vô vọng này làm ta nhớ đến cuộc tranh đấu của người đời với vật chất. Làm được gì đâu khi chuyển vật chất từ nơi này qua nơi khác. Tưởng rằng làm xong việc, nhưng cuối cùng lại đổ nát, hoàn toàn vô ích".

Vị Lạt-ma nghĩ đến đó thì con chuột biến mất và không thấy ra nữa. Ông đang tiếp tục hoàn thành Man-đà-la thì bỗng nhiên con chuột lại xuất hiện, lần này có thêm một con nữa. Hai con xúm nhau kéo viên đá ra khỏi đống cơm, một con kéo, một con đẩy, và cuối cùng chúng biến mất với chiến lợi phẩm.

Langri Thangpa cười to tiếng, từ nhiều năm nay ông mới cười. Tiếng cười của ông bất ngờ và đầy nhân hậu, mặt ông sáng lên như mặt trời vừa mọc.Ông thốt lên thành tiếng: "Mong sao chúng sinh trong vũ trụ muốn gì được nấy."

Cộng Hòa Liên Bang Đức, tháng giêng 1997

Nguyễn Tường Bách dịch

Xem mục lục