Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

 

 

 III.- Ba Thời Giáo Lý 

Trong phần tôn chỉ và giáo lý căn bản nói trên, chúng ta thấy Tam-luận tôn bác tất cả các tôn phái của Tiểu Thừa và một phần của Ðại -thừa. Nhưng dù Tiểu Thừa hay Ðại -thừa, cũng là dựa trên Giáo lý của Ðức Phật cả. Vậy, bác các tôn phái trong các đạo Phật, tức là gián tiếp, bác giáo lý của Phật chăng? 

Thật ra, không phải thế. Tất cả lời dạy của Ðức Phật chỉ có một chất chung là sự giải thoát, như tất cả nước đại dương chỉ có một mùi vị là mặn. Phật nói ra các pháp môn, đều để đối trị những phiền nảo của chúng sanh. Người lương y dõi tùy theo chứng bịnh mà cho thuốc, thuốc không cao cấp, lành bịnh là hay. Cũng thế, căn cơ chúng sanh không đồng nhau, cho nên pháp môn cũng tùy theo đó mà có sai biệt. 

Theo Tam-Luận tôn, thì giáo lý của Ðức Phật chia làm ba thời kỳ: 

-Thời kỳ thứ nhứt, tại vườn Lộc-Giả vì các bậc căn trí hẹp hòi, Phật nói pháp Tiểu Thừa, tâm cảnh đều có. Trong thời kỳ này vì cần phải phá cái chấp về tự tách, thần ngã của ngộ đạo, nên Phật nói "pháp duyên sanh", xác định là thật có. 

-Thời kỳ thứ hai, Phật vị các bậc căn trí bậc trung, nói "pháp tướng Ðại -thừa", chỉ rõ đạo lý Duy-thức "cảnh không tâm có" (thế giới hiện tượng không thật có nhưng tâm thức thật có). Cũng trong thời kỳ này, Phật lần hồi phá trừ chổ chất của Nhị-thừa về lý duyên sanh thật có, mà nói lý duyên sanh ấy chỉ là giả dối như tuồng có mà thôi, vì họ sợ về chổ chơn không , nên phải để "giã hữu" lại đễ dìu dắt họ. 

-Thời kỳ thứ ba, Phật vị các bậc thượng căn thượng trí nói ra giáo lý "vô tướng Ðại -thừa ", biện bạch tâm cảnh đều không, một mực bình đẳng là chơn liểu nghĩa. Ðến thời kỳ này mới thật là chổ rốt ráo của Ðại -thừa, chủ trương duyên sanh ấy tức là tánh không, một mực bình đẳng, viên dung cả hai đế (chơn đế, tục đế) không ngại. 

Tóm lại, thời ký thứ nhất, phá trừ ngoại đạo, chỉ dạy Tiểu-thừa với giáo lý tâm cảnh đều có. Thời kỳ thứ hai, thông cả Tiểu-thừa và một phần của Ðại -thừa, (Tam thừa) với giáo lý cảnh không, tâm có. Thời kỳ thứ ba, chỉ có Nhất thừa, với giáo lý tâm cảnh đều không, nhưng cái không đây tức là chơn "chơn không, diệu hữu". 

IV.- Phương Pháp Tu hành 

Chúng ta đã thấy ở các phần ở trên, chủ trương của Tam-luận tôn là phá tà, và do chổ phá tà ấy là hiển chánh. Vậy thì phương pháp tu hành của tôn này là làm sao nhận rõ được những chổ sai làmm chấp trước của ngoại đạo là các tôn phái khác, tức là chứng ngộ. Muốn vậy, tức phải thực hành pháp quán "bát bất trung đạo". 

Bát bất tức là: Bất sinh, bất diệt; Bất đoạn, bất thường; bất nhứt, bất dị; bất khứ, bất lai. Không ngộ được tám món ấy tức là không rõ chơn đế và tục đế; mà không rõ được chơn đế và tục đế thì cũng không thể nào nhận thấy được ý nghĩa của trung đạo. 

Pháp quán này có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn quán về một phần của "bát bất "; chẳng hạn giai đoạn thứ nhứt quán về "bất sinh, bất diệt"; giai đoạn thứ hai quán về "bất đoạn, bất thường..." . 

Trong mỗi giai đoạn như thế phải quán năm câu:  

1.- Câu thứ nhứt: "thật có sinh, thật có diệt". Aáy là giả thiết thật có sanh diệt như thế gian thường chấp, để mà bát. Chấp như thế gọi là đơn tục ( đứng riêng về mặt thế tục), tức nhiên là thiên chấp (chấp một bên), chưa hiệp với trung đạo. 

2.- Câu thứ hai: "không sanh không diệt". Aáy là chấp không sanh không diệt làm thật, để mà bát. Chấp như thế gọi là đơn chơn, cũng là thiên chấp, không hiệp với trung đạo. 

3.- Câu thứ ba: "giả sanh giả diệt". Aáy là giả lập có sự sanh diệt phát xuất từ nơi bất sanh bất diệt. Ðây tức là trung đạo về thế tục. 

4.- Câu thứ tư: "giả bất sanh giả bất diệt". Nếu sanh diệt đã giả, thời sự bất sanh bất diệt cũng là giả. Aáy là trung đạo về chơn đế. 

5.- Câu thứ năm: "không phải sanh diệt, mà cũng không phải là không sanh diệt". Ðây là dung hiệp cả tục đế và chơn đế mà tìm ra lý trung đạo. Thật vậy, thật tướng của pháp giới không sanh diệt , mà cũng không phải không sanh diệt. Ðến đây là băĩt dứt lời nói phô, tâm niệm lự, mà chỉ nhờ trực quan mới đạt tới.  

Trong năm câu này, thì ba câu cuối ( từ câu thứ ba đến câu thứ năm) thường gọi là tam trung (ba lý trung đạo). Vì thế cho nên trong pháp qúan này, người ta thường nói: dùng năm câu và ba lý trung đạo để quan sát. 

Trên đây là chỉ đưa ra một số thí dụ về một giai đoạn trong pháp "pháp trung đạo bát bất". Sau khi quán hết giai đoạn thứ nhất "bất sinh, bất diệt", hành giả tiếp tục giai đoạn thứ hai là "bất đoạn, bất thường". Và cứ như thế mà quán cho đến hết tám cái "bất". 

Ðây là pháp quán riêng biệt của tam luận tôn. Ngoài ra trên đường tu hành, hành giả còn tùy theo căn cơ mà tu các pháp môn khác như Lục độ vạn hạnh. 

V. Quả Vị Tu Chứng 

Giáo lý đã có phân chia thành chơn đế và tục đế, thì quả vị tu chứng cũng đứng về hai phương diện mà xét. 

1. Chơn đế: Nếu đứng về phương diện chơn đế mà xét thì không có vấn đề chứng hay không chứng, thành Phật hay không thành Phật, vì mê ngộ vốn không, nhiễm tịnh đều bình đẳng, hết thảy chúng sanh xưa nay là Phật rồi. 

2. Tục đế: Nếu đứng về phương diện tục đế, thì căn cơ chúng sanh không giống nhau, nên sự tu chứng cũng có chậm có mau. Với những căn cơ rất lanh lợi, thì trong một niệm có thể thành tựu "chánh quán bát bất", chứng được quả Phật. Trái lại, với những căn cơ chậm lụt, thì trải qua ba đại kiếp tu hạnh lục độ vạn hạnh, mới được thành Phật. Nếu tuần tự mà tiến thì phải trải qua 52 quả vị. Trong các tôn khác quý độc giả cũng thường nghe nói đến 52 quả vị, nhưng chúng tôi chỉ nêu danh mà không nói rõ nội dung, đến Tam luận trong này, nên chúng tôi tưởng nên trình bày rõ một lần về các quả vị ấy, và để sau nầy, khi qua các tôn khác, nếu quý độc giả có gặp lại 52 quả vị này, cũng sẽ không còn bỡ ngỡ. 52 quả vị ấy là: 

Thập tín (mười bậc lấy đức tin làm gốc):  

1. Tín tâm 2. Tinh tấn tâm 

3. Niệm tâm 4. Ðịnh tâm 

5. Huệ tâm 6. Thí tâm 

7. Giới tâm 8. Hộ tâm 

9. Nguyện tâm 10. Hồi hướng tâm 

Thập trụ: Trụ là an trụ. Các vị Bồ tátkhi mới phát tâm, an trụ nơi mười bực này mà tu hành, trên cầu chứng được quả Phật, dưới hóa độ chúng sanh. Thập trụ là: 

1. Pháp tâm trụ 2. Trị địa trụ 

3. Tu hành trụ 4. Sanh quý trụ 

5. Phương tiện trụ 6. Chánh tâm trụ 

7.- Bất thối trụ 8. Ðồng chơn trụ 

9. Pháp vương tử trụ 10. Quán đảnh trụ 

Thập hạnh: Mười bực này chú trọng tu hạnhlục độ nhiều hơn các hạnh khác,. Nên gọi là hạnh. Mười hạnh là: 

1. Hoan hỷ hạnh 2. Nhiêu ích hạnh 

3. Vô nhuế hạnh 4. Vô tận hạnh 

5. Ly si loạn hạnh 6. Thiện hiện hạnh 

7. Vô trước hạnh 8. Tôn trọng hạnh 

9. Thiện pháp hạnh 10. Chơn thiện hạnh 

Thập hồi hướng: Hồi nghĩa là xoay về, Hướng tức là xu hướng. Hành giả đem mười hạnh này mà quy hướng về ba nơi sau đây: 

a/ Xoay sự về lý, lấy chơn như thật tế mà làm chỗ chứng. 

b/ Xoay nhơn về quả, lấy đạo vô thượng Bồ đề làm chỗ sở cầu. 

c/ Xoay mình về nơi người, một lòn bình đẳng, phổ độ chúng sanh. 

Mười hồi hướng là: 

1- Cứu độ chúng sanh, ly chúng sanh tướng hồi hướng; nghĩa là cứu giúp chúng sanh mà không chấp trước về sự cứu giúp. 

2- Bất hoại hồi hướng; nghĩa là không bao giờ thối tâm cứu giúp chúng sanh. 

3- Dẳng chư Phật hồi hướng: nghĩa là lòng từ bi cứu giúp chúng sanh cúng bằng chư Phật. 

4- Chí nhứt thế xứ hồi hướng; nghĩa là lòng cứu giúp chúng sanh mỗi việc đều chu đáo. 

5- Vô tận công đức tạng hồi hướng; nghĩa là chất chứa công đức vô tận. 

6- Tùy thuận nhứt thiết kiên cố thiện căn hồi hướng; nghĩa là thuận theo hết thảy căn lành bền chặt. 

7- Ðẳng tâm tùy thuận nhứt thế chúng sanh hồi hướng; nghĩa là đem tâm bình đẳng tùy thuận hết thảy chúng sanh. 

1. - Như tướng hồi hướng; nghĩa là các công đức hồi hướng về tự tánh chơn như. 

2. - Vô trước vô phược giải thoát tâm hồi hướng; nghĩa là không chấp trước không ràng buộc, một lòng giải thoát. 

3. - Pháp giới vô lượng hồi hướng; nghĩa là hướng về pháp giới không cùng tận. 

Bốn mươi quả vị trên này ( Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng) nói về thơig gian tu tập tùy thuộc vào Kiếp A-tăng kỳ thứ nhứt. 

Thập địa: Mười bực này, vì tóm thâu các công đức hữu vi và vô vi, dùng làm tự tánh, cùng làm chỗ nương dựa chắc chắn hơn cả cho sự tu hạnh, nên gọi là Ðịa. Mười địa là: 

1. Hoan hỷ địa 2. Ly khổ địa 

3. Pháp quan địa 4. Diệm huệ địa 

5. Nan thắng địa 6. Hiện tiền địa 

7. Viễn hành địa 8. Bất động địa 

9. Thiện huệ địa 10. Pháp vân địa 

Trong thập địa, mỗi địa còn có ba tâm: Nhập, Trụ, Xuất. Khi vừa bước vào một bực nào, gọi là nhập tâm. Trong lúc ở yên trong bực ấy mà tu, gọi là trụ tâm. Sau khi tu tập lâu rồi, cần bước qua bực khác gọi là xuất tâm. Batâm ấy đều phải trải qua trăm ngàn số kiếp. Từ khi nhập tâmvề sơ địa (tức Hoan hỷ địa) đến Thất địa (tức Viễn hành địa) phải trải qua suốt một kiếp A-tăng kỳ thứ hai. Từ Bát địa ( tức Bất động địa) đến Thập địa (tức Pháp vân địa) thuộc về kiếp A-tăng kỳ thứ ba. 

Ðẳng giác: Khi đã mãn quả Thập địa thì gọi là Ðẳng giác, là địa vị đã gần đến quả Phật. 

Diệu giác: Tức là Phật quả, tự mình đã giác ngộ, lại giác ngộ cho người, trí giác ngộ và công phu tu hành đều được đầy đủ, không thể nghĩ bàn nên gọi là Diệu gíac. Bực này vì các lậu nghiệp đã hết sạch và không còn pháp gì phải học nữa, nên gọi là Vô-học đạo. 

VI.- Kết Luận  

Như chúng ta đã thấy ở các phần trên, Tam-luận tôn chủ trương "lấy phá làm tập", phá tất cả những sự chấp trước của đạo ngoại, của Tiểu-thừa Tỳ-đàm, của thành Phật tôn và của cả một số người tu theo Ðại -thừa. Nhận chân được những sự sai lầm ấy tức là ngộ rồi đấy. Con đường đi đến chân lý không đâu khác hơn con đường mình đi. Nhưng muốn khỏi lạc đường và chậm bước, thì phải dẹp tất cả những hình bóng phỉnh-phờ và những chướng ngại vật trên đường đi ấy. Một khi sự phá dẹp hoàn thành thì chân lý tự nhiên hiện bày. 

Theo thiển kiến chúng tôi. Tam luận tôn không phải là một con đường Tu như các tôn khác, mà đúng hơn là một cữa Aủi: Những hành-giả muốn đi từ Tiểu-thừa hay Ðại -thừa Ðốn giáo, hay Viên giáo thì phải đi ngang cữa Ải Tam luận tôn. Ðến cửa Aủi này, hành-giả bị lục soát một cách kỹ lưỡng, nếu ai còn mang theo một món hành lý "chấp trước" gì, thì không thể qua cửa Aủi này được. Hành-giảkhi đi qua cửa Aủi này là phải thông suốt các vấn đề: có, không, sanh, diệt, thường, đọan, nhất, dị v.v... 

Vậy chúng tôi mong mỏi quý vị Phật-tử muốn đi xa vào thế giới Trung-đạo hay Viên giáo thì hãy nghiên cứu cho kỹ Tam luận tôn. 

Chúc quý độc giả thánh công. 

Xem mục lục