Chương XIV
Phân Biệt Trí và Thức
Vào dịp khác , trong thị kiến về sự biểu lộ tự xuất hiện của cõi thanh tịnh rốt ráo Akanishtha ( Ogmin ) . Cảnh nghĩa địa đầy những ngọn lửa cháy sáng . Tôi gặp Zurchhung Sheyrab Dragpa và nói với ngài : “ Thưa tôn sư đáng kính , xin ban cho con tinh túy sâu xa nhất của tâm giác ngộ của ngài . Loại giáo huấn trong vài lời cô đọng ý nghĩa ” . Trước sự thỉnh cầu của tôi , ngài ban cho sự trả lời sau đây :
“ Hãy nghe người cầu đạo . Vì trong con đồng thời có những tích tập công đức và trí huệ nguyên sơ . Những nguyện vọng và những khuynh hướng nghiệp được củng cố từ vô số kiếp . Nếu con muốn đạt đến trạng thái toàn giác và Phật quả . Hãy làm vui lòng thầy con với lòng sùng mộ nhiệt thành trong mọi đức hạnh .
Nên tu hành không ngừng lòng từ ái và cái nhìn thanh tịnh . Đối với những anh em đồng tu . Hãy nỗ lực cho giải thoát và toàn giác bằng lòng bi mãnh liệt đối với chúng sinh và bỏ đi những việc trong vòng sinh tử . Luôn nghĩ đến bản chất của mọi thứ hợp tạo là vô thường . Những điểm để yên trong lãnh vực không có gì khác hơn để làm là : Tinh túy sâu xa và cao cả nhất của toàn bộ Phật pháp thiêng liêng . Sau đây là ba điểm then chốt :
1-
Không lãng phí những giáo huấn tâm linh là :
Phụng sự cho vị thầy linh thánh .
2-
Tôn kính thệ nguyện không giả dối là :
” Hòn đá tinh thần ” của những Bổn tôn và Hộ pháp .
3-
Hòa trộn đời người này với Phật pháp là :
Cảm thấy trong tâm không có gì chưa hoàn tất vào lúc chết .
Hãy giữ thệ nguyện và những giới luật như giữ mạng sống của con . Vì đây là điểm then chốt bảo đảm cho Đại thiền giả không thoái hóa thành người rất tầm thường . Hãy tuân thủ sự bằng lòng về những thích thú giác quan . Đây là lời khuyên khiến không bị ngu muội bởi những đối tượng giác quan hèn kém .
Hãy hiểu rằng vòng sinh tử là vô tự tánh . Đây là lời khuyên cắt đứt những bám chấp của thích và ghét . Hãy biết rằng như vòng nhang cháy liên tục , những hành động được làm trong sinh tử sẽ không có điểm ngừng . Đây là giáo huấn trao truyền trực tiếp làm cho chúng chấm dứt .
Trước tiên nên khai triển sự hiểu bằng cách nương dựa vào thực hành . Về sau , khai triển kiến giải bằng cách : Khởi phát kinh nghiệm cá nhân trong dòng tâm qua khảo sát và phân tích . Nhưng , nếu chỉ bằng sự hiểu và kiến giải như vậy Chắc chắn chưa đủ đạt đến giải thoát . Cũng như có thực phẩm nhưng không thể không vì không ăn .
Như bóng tối sẽ không còn khi bình minh ló dạng . Vì thế khi đã buông bỏ mọi loại hoạt động . Chắc chắn sẽ đạt vững chắc trong thể trạng hiện tiền chính mình ; qua sức mạnh của thiền định . Vào thời điểm không có sự phân mảnh của tầm bao quát của tánh giác vốn sẵn . Chắc chắn sẽ khám phá sự tin chắc bẩm sinh bên trong . Ngay trong thể trạng hiện tiền của chính mình .
Nhưng đến đây vẫn chưa thể được xem là giác ngộ Phật quả . Vì dù những hình tướng hiện tượng tiêu dung trong chân tánh thực tại . Trải rộng tự do trong cõi giới của hư không căn bản . Trùm khắp và tối thượng siêu vượt khỏi sự méo mó nhỏ nhất của hiện tượng hình tướng và tâm bình thường sinh tử và có thể đạt đến cấp độ của tự do .
Nhưng trong trường tri giác này . Một che chướng nhỏ nhất về cái có thể tri giác cũng bị xóa sạch không còn sót lại . Và sự làm chủ đạt được chính là tánh giác nguyên sơ tối thượng thấu rõ tánh và tướng của tất cả sự vật . Nên , người ta giác ngộ Phật quả trong Pháp thân như hư không - Sự phô diễn bình đẳng của ba thân .
Hỡi đứa con của dòng giống cao cả ;
Đặc tính tâm bình thường ( Sem ) là :
Không nhận biết tánh giác vốn sẵn của nền tảng của hiện thể .
Vì những tư tưởng phiêu dạt sinh ra rồi diệt mất làm ;
Năng lực của sự không nhận biết .
Đặc tính của tánh giác vốn sẵn ( Rig-pa ) là :
Nền tảng của hiện thể rõ ràng hiển hiện ,
Với thật tánh tối thượng không có thời gian ;
Và nguyên sơ thanh tịnh là năng lực .
Phương diện nền tảng của tánh giác vốn sẵn là :
Tỉnh giác thấu suốt bản tánh của nền tảng của hiện thể .
Phương diện con đường của tánh giác vốn sẵn là :
Tỉnh giác sáng tỏ vi tế, thoát khỏi những nhân tố nhiễm ô ,
Làm hiển lộ rõ ràng chân tánh của thực tại.
Khi hai phương diện này đồng thời ;
Đây là đại Toàn Thiện, tánh giác vốn sẵn và toàn khắp .
Thuật ngữ ;
“ Thức ý niệm hóa ” ( Yid ) .
Ám chỉ thức làm hiển lộ tất cả những hiện tượng hình tướng ;
Khởi lên và chúng là những tạo tác của tư tưởng phiêu dạt .
Thuật ngữ ;
“ Thức ý niệm hóa phiêu dạt ” ( Yid-kyi-nam-shey ) .
Ám chỉ sự lưu thông không ngừng của ;
Sáu loại đối tượng giác quan tạo thành những hình tướng sinh khởi .
Phương diện nền tảng của trí huệ siêu việt là : Thấu hiểu đúng như nó là . . . Trạng thái nền tảng của Sinh tử và Niết bàn là tánh Không tối thượng . Phương diện con đường Trí Huệ Siêu Việt là : Con đường trực tiếp lưu thông không ngừng của tánh giác thong dong và rỗng rang . Khi hai phương diện này xuất hiện đồng thời , thuật ngữ “ Trí Huệ Siêu Việt Tỏa Khắp ” sẽ được sử dụng .
Thuật ngữ ;
“ Thức phiêu dạt ” .
Ám chỉ sự lưu thông không ngừng ,
Của những hình tướng giác quan được khởi lên .
Thuật ngữ ;
“ Năng lực vi tế của nghiệp ” .
Ám chỉ những khuôn khổ tư tưởng phiêu dạt ;
Dán cho những hiện tượng hình tướng hiện hữu thật sự .
Toàn bộ phạm vi của vòng sinh tử được thiết lập từ sự đồng bộ của những phương diện thô và tế của thức ý niệm hóa . Tánh giác ( hay trí huệ ) nguyên sơ ( Ye-shey ) . Rõ biết thật tánh của tất cả mọi sự . Rõ biết trạng thái nền tảng của bản tánh của thực tại hay Phật tánh .
Tánh giác nguyên sơ , tri giác sự đa thù về những sự vật lưu thông không ngừng của tánh giác hay trí huệ rõ biết và nhận thức tất cả . Tánh giác này vận hành khi trạng thái nền tảng tánh “ Như ” - Thật tánh của thực tại hiện tiền . Sự rộng mở khắp , nên được đặt tên là : “ Tánh giác ” hay trí huệ nguyên sơ vốn bình đẳng và thanh tịnh .
Do không nhận biết tánh giác vốn sẵn nền tảng hiện thể . Làm phát sinh trạng thái nghiệp trung tính . Vô số phương diện của năng lực vi tế của nghiệp chuyển động trong thức nền tảng Alaya thuộc kinh nghiệm bình thường . Giống như vô số hình ảnh biểu lộ trong trạng thái ngủ mộng .
Đây là : Nền tảng hay gốc rễ của tất cả vòng sinh tử . Thật ra , mọi hình tướng hiện tượng đều hiện diện rỗng rang thong dong trong cõi giới : Phát lộ trực tiếp của tánh thanh tịnh tối thượng bình đẳng của Sinh tử và Niết bàn - Thật tánh của thực tại không dấu vết giới hạn của những tạo tác ý niệm . Đây chính là Pháp thân của Samantabhadra ( Phổ Hiền ) .
Hỡi đứa con của dòng giống cao cả ! .
Mọi phản chiếu của mặt trăng ;
Và những vật khác trong nước là :
Sự phô diễn của nước .
Không ra ngoài tánh nước .
Toàn bộ vũ trụ sống động và vô tri như sự chứa đựng ;
Và những gì được chứa đựng .
Đó là :
Sự phô diễn của hư không không ra ngoài hư không .
Toàn bộ Sinh tử và Niết bàn là :
Sự phô diễn của thật tánh duy nhất của thực tại ,
Không ra ngoài thật tánh của thực tại .
Như thế ,
Khi phương diện nền tảng của Pháp thân sâu thẳm ;
Và sáng tỏ tối thượng hiển lộ rõ ràng .
Pháp thân là :
Bản tánh tinh túy thanh tịnh bình đẳng của Sinh tử và Niết bàn .
Báo thân là :
Bản tánh cố hữu như tánh giác nguyên sơ và những phẩm tính tốt đẹp .
Hóa thân là :
Sự đáp ứng nhanh nhạy của lòng bi bẩm sinh ;
Vốn quang minh không bị che chướng .
Sự phô diễn của ba thân này là thực tại tối hậu .
Thuật ngữ :
“ Thức nền tảng Alaya của mọi kinh nghiệm bình thường ” .
Ám chỉ ;
Sự thiếu tỉnh giác với bản tánh nền tảng hiện thể vốn thanh tịnh .
Thuật ngữ :
“ Thực tại tương đối ” ;
Ám chỉ ;
Những hiện tượng hình tướng là năng lực ;
Và những biến cố tâm thức bình thường là :
Sự phô diễn khởi lên từ sự tỏa sáng hướng ngoại của sự không nhận biết .
Hiểu được mọi cành nhánh phô diễn của tạng thức bao trùm , tỏa rộng và trải khắp tất cả . Các con nên quyết tâm bước vào , thật tánh thực tại trực tiếp vốn hiện tiền vào bản tánh tuyệt đối không thể diễn tả . Xưa nay không một vật . Sự an trụ trong bản tánh nền tảng . Vượt khỏi tâm thức với lý lẽ bình thường . Vĩnh viễn thong dong và rỗng rang . Các con nên giữ điều này như điểm then chốt tuyệt hảo nhất . Hãy thực hành tinh tấn cho đến khi đạt được tánh giác nguyên sơ tối thượng toàn giác ” .
Nói xong , ngài biến vào không gian căn bản của thật tánh của thực tại .
Bản văn này được viết để đáp ứng cho những thỉnh cầu liên tiếp của Padma Lungtog Gyatso và Khyenrab Gyatso . Hai vị thầy tái sanh có mối liên hệ nhiều kiếp với tôi vì có chung nghiệp và những nguyện vọng . Tôi , Thrag-thung Dudjom Dorje Drolod Tzal . Viết bản văn này từ kho tàng Pháp giới của sự phô diễn như huyễn .
Những Dakini đã tiên tri : Có khoảng sáu mươi tám người có đạo tâm cao cả sẽ là người bảo hộ cho lời dạy này do lệnh của đức Orgyan vĩ đại . Đây là dịp đầu tiên quy tụ những duyên lành ( cho những lời dạy này được viết ra ) . Con trai ruột và linh thánh của tôi : Học giả xuất sắc Sodnam Tandzin ( Dodrub Rinpoche ) ; đã biên tập bản thảo một cách tỉ mỉ .