Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

Chương XII

Những Danh Hiệu


Của Thực Tại Tối Hậu

 

Ekajati


Vào dịp khác , tôi gặp nữ hoàng cao cả nhất của Hư Không Căn Bản - Ekajati . Trong thị kiến tôi hỏi như sau : “ Thưa ngài , người duy nhất của tất cả Sinh tử và Niết bàn . Đường lối tiếp cận tâm linh vui thích trong bầu trời bí mật của nữ hoàng cao cả nhất của hư không căn bản . Trong tánh Không tối thượng của Sinh tử và Niết bàn được đặt tên là gì ? ” . Ngài ban cho sự trả lời sau đây :

“ Hỡi con nhỏ của mẹ,  ta đã cho con toàn bộ trao truyền dòng : Tâm truyền tâm như ban cho con một thân thể . Ta đã nuôi nấng dạy dỗ con với dòng truyền qua biểu tượng như cho con bú sữa mẹ . Ta đã nuôi lớn trí con, ban cho dòng khẫu truyền như lời khuyên chân thành .  Hãy chỉ dạy những điều này cho những người phước đức cần được điều phục . Vì họ có mối liên kết với con bởi nghiệp và nguyện vọng . Tất cả những người có liên kết với con sẽ tìm thấy mục tiêu và ý nghĩa trong những điều này .

Tên ta được đặt cho pháp oai nghiêm nhất trong mọi đường lối tiếp cận tâm linh . Tất cả những âm thanh nghe được đều là tên của ta . Như thế sự phô diễn trùm khắp bầu trời của người mẹ hưởng thụ hư không . Sự bí mật vô thượng và rốt ráo được gọi bằng nhiều thuật ngữ . Riêng nơi đây ta sẽ chỉ nói đến bảy tên :

1-
Vì pháp này bao gồm hai loại bí mật vĩ đại ;
Nên được đặt tên là
“ Bí mật ” .

2-
Vì che chở người khỏi những hậu quả đáng sợ của việc ,
Tạo ra ý niệm về một bản ngã .

3-
Và những ý niệm về đặc tính xác định của bản ngã ,
Nên được đặt tên là
“ Mantra ” ( thần chú ) .

4-
Được đặt tên là “ Kim cương ” ( Vajra ) bất hoại của thực tại tối hậu .

5-
Những phẩm tính của mọi con đường ,
Được chưng cất thành tinh túy  ;
Nên nó được đặt tên là
“ Yana ” - Thừa ;
hay “ Đường lối tiếp cận tâm linh ” .

6-
Vì trụ như cách thế hiện hữu rốt ráo của mọi hiện tượng ;
Nên được đặt tên là
“ Nghĩa ” .

7-
Vì là sự chứng ngộ tối cao ,
Nên được đặt tên là
“ Thiêng liêng ” .

Nó là sự lọc bỏ mọi lỗi lầm và méo mó . Nó là sự làm chủ trọn vẹn bên trong và trùm khắp mọi phẩm tính của những thân, tánh giác nguyên sơ con đường và đích đến . Và là tâm trụ như sức sống độc nhất của ba Kim cương . Nền tảng cho sự sinh khởi trò phô diễn dị biệt của mọi vật trong sự thanh tịnh bình đẳng . Nó là sự toàn thiện ( Dzog-pa ) của ba cách thế : Sinh tử , Niết bàn và con đường . Nó là “đại ” ( Chen-po ) . Vì vận hành như nền tảng chung của mọi con đường tâm linh . Gom tất cả vào một mục tiêu duy nhất ; và hội tụ chúng về một điểm duy nhất .

Vì vượt khỏi mọi góc cạnh của ý niệm ;
Nên là
“ Bindu ” hay quả cầu ( t’hig-le ) .

Vì Sinh tử và Niết bàn là một vị trong Bồ đề tâm ;
Nên là “ Duy nhất ” .

Vì cõi giới của tánh giác vốn sẵn - Phật tánh trong suốt vi diệu ,
Không có bất kỳ nhiễm ô nào ;
Nên là “ Quang minh toàn triệt ” .

Vì được phú bẩm bảy đặc tính của kim cương bất hoại ,
Nên được đặt tên là kim cương ;

Vì trụ như tinh chất của tất cả hiện tượng Sinh tử và Niết bàn ,
Nên được gọi là “ Tinh túy ” .

Vì mọi hiện tượng Sinh tử và Niết bàn trong sự bao trùm của Phật tánh ;
Và trong trạng thái hoàn hảo trọn vẹn
( Viên dung ) ;
Nên là sự
“ Hoàn hảo ( viên dung )  trùm khắp của Sinh tử và Niết bàn ” .

Vì không có mọi thứ sinh , chết, già ,
Nên là “ Trẻ trung ” . 

Vì không sự xâm phạm nào có thể có ;
Trong sự hiện diện trùm khắp tự nhiên ,
Nên là “ Cái bình ” ; 

Vì vốn là sự tập hợp hay quy tụ của mọi phẩm tính ,
và phương diện tốt đẹp của tánh giác nguyên sơ ;
Nên là “ Thân ” .

Nói xong , đức bà biến mất .

Tôi nói chi tiết hơn về lời giảng giải của đức bà bằng cách giải thích tất cả những phẩm tính tốt đẹp của con đường của chín thừa là hoàn thiện và trọn vẹn như thế nào .

1- Thừa Thanh Văn :
Tri giác mọi hiện tượng hình tướng biểu lộ như một cá thể ;
Có nghĩa ,
Tất cả những căn cứ cho quan niệm “ Ngã ”  đều không có tự tánh .

2- Thừa độc Giác Phật :
Sự chứng ngộ những thực thể bên ngoài và bên trong ,
Chỉ là những hình tướng như huyễn của liên kết duyên sanh tương thuộc .

3- Thừa Bồ Tát :
Năng lực chứng ngộ tánh Không khởi lên như bản tánh thiết yếu của lòng bi ,
Bao trùm mọi phương diện của phương tiện thiện xảo ;
Và trí huệ siêu việt một cách tất nhiên không cố gắng .
Những phẩm tính tốt đẹp của ba đường lối tiếp cận này ,
 Đưa người ta ra khỏi nguồn gốc của khổ đau ;
Hoàn thiện và trọn vẹn theo cách :
Thừa cao hơn bao gồm những thừa thấp hơn .

4-Thừa Kriyatantra :
Làm vui thích bổn tôn ;
Bằng những thực hành khổ hạnh và thanh tịnh trong nghi lễ.

5-Thừa Upayatantra :
Thần lực ( Sid-dhi ) ;
Được thành tựu nhờ tụng chú và nhập định. 

6-Thừa Yogatantra :

Là Yoga của an định và huệ quán ;
Của cái thấy sự ban phuớc trong hư không căn bản ;
Hoàn toàn vắng dứt mọi đặc tính trong Mandala tối thượng -
Hư không căn bản bất động tức là Kim cương giới .
Tất cả những phẩm tính và chức năng tốt đẹp của ba thừa này ,
Cầu gọi tánh giác hay trí huệ vốn sẵn ,
Bằng những thực hành khổ hạnh vốn là toàn thiện ;
Và trọn vẹn trong hư không căn bản đơn nhất đồng khởi ,
Bản tánh không thể diễn tả của tâm - Tinh túy của thần lực ( Siddhi ) .

7-Thừa Mahayoga :

Mọi nhân tố trong thừa này hay Tantra cha là :
Thanh tịnh từ vô thủy trong Pháp thân tối thượng ;
Như sự không thể tách biệt của hai cấp độ cao hơn của chân lý ,
Hay thực tại tối hậu với bảy đặc tính .

8-Thừa Anuyoga :

Đặt nền trên những bình giảng ,
Mandala của Bồ đề tâm phúc lạc tối thượng là :
Đứa con sinh từ sự hợp nhất của hai Madala ;
Một Mandala vốn hiện hữu như cách nguyên sơ và không có thời gian ,
Một Mandala là sự hiện diện tự nhiên của tánh giác nguyên sơ .
Trong Mandala của Bồ đề tâm ,
Thế giới của mọi hiện tượng có thể có đều hoàn thiện ;
Và trọn vẹn trong trạng thái thanh tịnh và bình đẳng tuyệt đối .

9-Đại toàn thiện :

Là bản tánh cố hữu của thực tại ,
Quang minh toàn triệt là hư không căn bản độc nhất ;
Không trung tâm hay chu vi .
Trong đó ;
Phương diện nền tảng của hiện thể chính là :
Phương diện của những hiện tượng hình tướng hiện diện tự nhiên quý báu .
Tất cả tự khởi không phân chia phần mảnh hay rơi vào những cực đoan ,
Nên không tách biệt cũng như không có sự phân biệt giữa
vàng và sắc vàng .

Nghĩa của những thừa trước được bao gồm trong Đại Toàn Thiện . Nghĩa là trong Pháp thân không dời chuyển biến đổi , tánh giác vốn sẵn tuyệt đối không hế có  bất cứ giới hạn nào . Nền tảng của hiện thể như là hư không căn bản chính là  : Thật nghĩa của Phật tánh . Sự trình bày những thừa một cách riêng biệt . Không gì khác hơn giải thích để dẫn dắt những người cần được điều phục trong giai đoạn tiệm tiến .

Xem mục lục