Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

Phân Tích và Phác Họa Cơ Cấu

Quyển   


Tinh Lọc Những Hiện Tượng Hình Tướng


( Nang-jang )



Bản Văn Cắt Đứt Lập Tức


 Sự Chấp Cứng


Trong Đường Lối Tiếp Cận


Đại Toàn Thiện

Namo guruye : 


Đảnh lễ tôn sư !

 

Bản văn này , Phật Quả Không Thiền định . Gồm lời chỉ dạy về : Cắt Đứt Trực Tiếp Sự Chấp Cứng ( Threg-chod ) . Chứng ngộ Tánh Thanh Tịnh Bổn Nguyên Trong Đường Lối Tiếp Cận Đại Toàn Thiện dùng để giải thích những giai đoạn của giáo huấn . Có ba tiêu đề dùng thuyết minh : Những nguyên nhân viết ra giáo lý ,  việc soạn sách ; và phần kết luận .

Phần Một :

Thuyết Minh Những


Nguyên Nhân để Viết Ra Giáo Lý

Phần này có ba đoạn : 
Nói về tựa đề .
Bày tỏ sự tôn kính .
Nói về bối cảnh .

Nói về tựa đề :
Phật quả Không Thiền định

II
Bày tỏ sự tôn kính :
Với đức tin không lay chuyển ,
Tôi kính lễ bậc tối thượng ;
Bậc bảo vệ bổn nguyên . . . của tánh giác nguyên sơ .

III
Nói về bối cảnh :
Ngày nay ,
Khi năm loại thoái hóa . . . ;
Về tự tánh của những hiện tượng .

Phần Hai :

Phát Lộ Nghĩa Phần Chính Như :


Mục Tiêu Của Việc Soạn Sách

Phần chính này có bốn đoạn :

1-
Đạt đến quyết định bằng cái thấy .

2-
Áp dụng thực hành bằng thiền định .

3-
Nâng cao chất lượng bằng hạnh .

4-
Làm thế nào quả trở nên rõ ràng .

I –
Đạt đến một quyết định bằng cái thấy

Có bốn phân đoạn : 

1-
Đạt đến kết luận xác quyết : Mọi hiện tượng là tánh Không không thể diễn tả . Đưa nền tảng hiện thể hư không căn bản quy về tánh giác hay trí huệ nguyên sơ đơn nhất tự hữu . Bao gồm : Sinh tử và Niết bàn vào hệ biến hóa của sự tỏa khắp đồng nhất . Không kẽ hở và không có thiên vị hay cực đoan . Nhảy vào trạng thái hiện diện tự nhiên tối thượng của sự không cố gắng vĩnh cửu bổn nguyên và quang minh vốn sẵn .

 A-

Đạt đến kết luận xác quyết :


Mọi hiện tượng là tánh Không không thể diễn tả

Phân đoạn này có hai phần : 

 

1-
Đạt đến một kết luận xác quyết về :
Sự không có tự ngã của cá nhân con người ;
Đạt đến một kết luận về sự không có tự tánh của những hiện tượng .

1-
Đạt đến một kết luận xác quyết về :
Sự không có tự ngã của cá nhân con người :

Phần này có ba phần nhỏ :

Đạt đến những kết luận xác quyết về :

a)
Nguồn gốc từ đó tự ngã được giả định này sinh khởi .

b)
Nơi chốn khoảng giữa .

c)
Chỗ cuối cùng nó đến .

a)

Khảo sát nguồn gốc ban đầu :
Trước hết ,
Chúng ta hãy xác định “ Tự ngã của cá nhân ” . . .
Không có nguồn gốc đích thật nào như vậy .

b)
Khảo sát nơi chốn khoảng giữa :
Trong khi tìm chỗ ở của tự ngã . . .
Dù trong khoảnh khắc thời gian .

c)
Khảo sát chỗ đến cuối cùng
Tương tự ,
Chúng ta cần đi đến quyết định . . .
Tất cả chỉ như diễn tả sừng thỏ .

2-
Đạt đến kết luận xác quyết về :
Sự không có tự tánh của những hiện tượng .

Phần này có bốn phần nhỏ :

a)
Tìm kiếm căn cứ của sự đặt tên .

b)
Phá hủy quan niệm những sự vật là thường còn và có hiện hữu thật .

c)
Bàn luận những khuyết điểm tiềm ẩn của lợi và hại .

c)
Phá đổ hang động giả dối của hy vọng và sợ hãi .

a)
Tìm kiếm căn cứ đặt tên

Phần nhỏ này có hai phạm trù :

1-
Tìm kiếm những đối vật tối hậu cho sự đặt tên ,
Đạt đến kết luận xác quyết rằng chúng trống không .

2-
Chỉ cho thấy phương diện biểu lộ của hiện tượng hình tướng ;
Sinh khởi từ tánh Không như sự phô diễn liên kết duyên sinh như thế nào .

(1)
Tìm kiếm những đối vật tối hậu cho sự đặt tên ,
Đạt đến kết luận xác quyết rằng chúng trống không :

Trước hết ,
Tìm kiếm những đối vật tối hậu được
gán cho những tên như vậy .

(2)
Chỉ cho thấy phương diện biểu lộ của những hiện tượng ;
Hình tướng sanh khởi từ tánh Không như :
Sự phô diễn của liên kết duyên sinh như thế nào .

Một lần nọ ,
Tôi gặp hiện thân như huyễn của trí huệ nguyên sơ Orgyan Tsokyey Dorje . . .
Nói thế xong ngài biến mất .

b)
Phá hủy quan niệm những sự vật là :


Thường còn và có hiện hữu thật .

Phần nhỏ này có ba phạm trù :

1-
Thuyết minh hư không toàn khắp ;
Không do tạo hợp có bảy thuộc tính .

2-
Chỉ cho thấy những hiện tượng hợp tạo :
Không có hiện hữu thật và bất biến như thề nào .

3-
Giảng giải , cắt đứt lưỡng lự về những lý do cần thiết ;
Để hiểu những hiện tượng là trống không .

(1)
Thuyết minh hư không toàn khắp và không do hợp tạo có bảy thuộc tính .

Một lần khác, bậc nắm giữ tánh giác nội tại Duddul Dorje nói với tôi . . .
Nó bao giờ cũng vô địch .

(2)
Chỉ cho thấy
Những hiện tượng hợp tạo là không có hiện
hữu thật và bất biến như thế nào .

Phạm trù này có ba đề mục :

(a)
Chỉ cho thấy những hiện tượng thực sự trống không như thế nào

 Vì mọi sự vật khác bị vũ khí làm thương tổn . . .
Nói thế ngài biến mất .

(b)
Khảo sát sự đến và đi của những hình ảnh trong mộng ;
Và của sự sinh và chết để chắc chắn về điều này ;
Đã đạt đến một kết luận quyết định như vậy . . .
Bên ngoài hơn hay bên trong cũng không xác đáng .

(c)
Đạt đến một cấp độ quyết định :
Những sự vật có vẻ xác định chỉ là những hiện tượng hình tướng
.

Tôi nói ,
“ Thưa thầy . . .
Tất cả chỉ là những hiện tượng hình tướng bề ngoài ” .

(3)
Giảng giải sự cắt đứt lưỡng lự về những lý do cần thiết để hiểu những hiện tượng là trống không

Phạm trù này có ba đề mục :

(a)
Chỉ cho thấy những lỗi lầm của sự bám chấp vào thân ,
Làm căn cứ chính cho sự sinh ra những quan niệm về có thật .

“ Thật là một sai lầm lớn lao ;
Khi không hiểu rằng cái biểu lộ như thân thể chỉ là . . .
Không có một mảy may hiện hữu nào trong đó ” .

Xoá sạch những ý niệm sai lầm đối với một kết luận xác quyết như vậy

“ Thêm nữa ,
Dù con hiểu . . . sự khác biệt  giữa phẩm chất của vàng ” .

(b)
Chú tâm vào điểm then chốt ,
Liên kết với một phân tích chi tiết về trí huệ siêu việt –
Phương tiện của chứng ngộ .

Thuật ngữ “ Trí phân biệt ” .
Ám chỉ trí huệ đạt được qua phân tích…
Nói như thế xong ngài tan biến  .

(c)
Bàn luận những khuyết điểm ẩn tàng của lợi và hại
Phần nhỏ này có ba phạm trù :

(1)
Nhận ra những nguyên nhân xác định những đặc tính
của lợi và hại

“ Vào một dịp khác ,
Tôi gặp lại thành tựu giả Saraha . . .
Quyết định về thật tánh của thực tại ” .

(2)
Khảo sát bản tánh cố hữu ;
Của những đối tượng giác quan biểu lộ như lợi hay hại

Phạm trù này có hai đề mục :

(a)
Khảo sát những hành động đức hạnh hay làm hại ;
Sẽ biểu lộ như lợi hay hại trong những đời tương lai .

Đề mục này có hai điểm :

(i)
Cách khảo sát hiện thực ;

Mọi đức hạnh thiện về thân và ngữ . . .
Sự kéo dài hiện hữu sinh tử ” .

(ii)
Những lý do khảo sát là cần thiết :

“ Nếu con không đi đến một kết luận quyết định . . .
Và kết luận quyết định này ” .

(b)
Khảo sát những thần linh và ma quỷ ;
Biểu lộ như lợi hay hại trong đời này

Đề mục này có hai điểm :

(i)
Cách khảo sát hiện thực

“ Hơn nữa ,
Khi cái được gọi là :
“ Những thần linh giúp đỡ và bảo vệ . . .
Không hiện hữu một cách khách quan ” .

(ii)
Minh chứng những hình tướng ;
Xuất hiện mê lầm như là những kinh nghiệm thoáng qua .

“ Con người dưới ảnh hưởng của mê lầm . . .
Thí dụ :
Đơn giản là một giấc mộng ” .

(3)
Giảng rõ ý nghĩa của chứng ngộ như vậy .

“ Điểm then chốt ở đây là . . .
Ngài biến mất khỏi tầm nhìn ” .

a)
Phá đổ hang động giả dối của hy vọng và sợ hãi

Phần nhỏ này có ba phạm trù :

(1)
Làm sụp đổ hang động giả dối ;
Xem Phật quả và những cõi tịnh độ phụ thuộc là :
Hiện hữu thật sự như những đối tượng của hy vọng .

Phạm trù này có ba đề mục :

(a)
Phủ nhận sự bám chấp vào việc quan niệm Phật quả ;
Và những cõi tịnh độ phụ thuộc giới hạn cứu cánh nào đó .

“ Vào một dịp khác tôi gặp Vajrapani . . .
Cho những hiện tượng có tự tánh ” .

(b)
Với mục đích đó ,
Khảo sát năm giác quan ;
Phủ nhận những đối tượng phụ thuộc và xem chúng là thật .

“ Cho dù chúng ta gán tên nó là gì . . .
Hơn những vị trời trong cõi sắc ” .

(c)
Nhận chân Phật quả trong ý nghĩa xác quyết và tối hậu .

“ Trong ý nghĩa rốt ráo, nền tảng của hiện thể . . .
Thấu hiểu điểm này ” .

(2)
Làm sụp đổ hang động giả dối ;
Xem những trạng thái của vòng sinh tử ;
Và những sướng khổ phụ thuộc là thật,
Như những đối tượng của sợ hãi .

“ Thêm nữa ,  thật vô lý . . .
Không có hiện hữu khách quan nào ” .

(3)
Mô tả bằng những từ nhiều ý nghĩa
Đáng ca ngợi một chứng ngộ như vậy .

“ Như thế nếu con đi đến kết luận . . .
Ngài biến mất khỏi tầm nhìn ” .

A-
Đưa nền tảng của hiện thể là hư không căn bản ;


Quy về một tánh giác hay trí huệ nguyên sơ đơn nhất tự hữu .

Phân đoạn này có ba phần :

1-
Cách hiện thực để đưa nền tảng này quy về

“ Theo như vậy , sau một thời gian . . .
Với những lời này ngài biến mất ” .
( Trọn chương VII )

2-
Hai cách thức giải thoát và mê lầm biểu lộ từ nền tảng này

Phần này có hai phần nhỏ :

a)
Một trình bày ngắn

Bảy năm sau , trong khi . . .
Nhận biết tánh giác vốn sẵn ” .

b)
Một giải thích dài

Phần nhỏ này có hai phạm trù
:

(1)
Những phẩm tính tốt về mặt niết bàn hiện diện như là :
Những thuộc tính tự hữu như thế nào .

Phạm trù này có bốn đề mục :

(a)
Bốn thân và năm phương diện của tánh giác hay trí huệ nguyên sơ là :
Hoàn thiện và trọn vẹn như những thuộc tính tự nhiên ;
trong nền tảng của hiện thể như thế nào .

“ Nền tảng của hiện thể mình . . .
Trí huệ nguyên sơ thành tựu tất cả - Thành sở tác trí .

(b)
Bốn thân và năm phương diện của trí huệ nguyên sơ ;
Khởi hiện trong chính chúng và như :
Những trạng thái tự nhiên của con đường như thế nào .

“ Như vậy con đường đến giải thoát trong Phật quả . . .
Trí huệ nguyên sơ thành tựu tất cả ” .

(c)
Giải thích điểm đi lạc khi đi con đường của mình ;
Từ trạng thái thụ động của tỉnh giác .
Không thấu hiểu cách thể hiện .

“ Nhiều người không hiểu cách hiện hữu này . . .
Thế nên là đường lối khuyết điểm ” .

(d)
Nhận diện trí huệ siêu việt đối nghịch với tâm bình thường ;
Và những động tâm nên hiểu sự khác biệt ;
Giữa chứng ngộ và không chứng ngộ .

“ Thuật ngữ :
“ Trí huệ siêu việt biết thật tánh của những sự vật đúng như nó là . . .
Giọt nước rơi trên mặt đất khô .

(2)
Sự phô diễn của những hình tướng do mê lầm sinh tử
Diễn tiến ngẫu nhiên như thế nào .

Phạm trù này có ba đề mục :

(a)
Những hình tướng của năm nguyên tố
diễn tiến bên ngoài như thế nào

“ Khi khuôn mặt thật . . .
và năm nguyên tố biểu lộ không dứt ” .

(b)
Tám thức hợp tạo và những đối tượng phụ thuộc ;
diễn tiến bên trong như thế nào

“ Sau đây là  bàn luận về . . .
Giấc mộng và trung ấm ” .

(c)
Toát yếu những điểm then chốt của những đề mục .

“ Một số người chủ trương . . .
Trên đỉnh cao của đời sống hữu vi ” .

(3)
Tóm tắt những điểm then chốt phần đoạn này

“ Như vậy ,
Thế giới của mọi hình tướng xuất hiện . . . ”
Ngài biến khỏi tầm nhìn .

B-
Bao gồm Sinh tử và Niết bàn ;


Vào trong một hệ biến hóa của sự tỏa khắp đồng nhất .


Không có kẻ hở và không thiên vị hay cực đoan .

Có hai phần :

1-
Từ phương diện biểu lộ của những hiện tượng hình tướng .
Thuyết minh sự tỏa khắp đồng nhất của chúng ;
Chỉ là những hình tướng xuất hiện như huyễn .

“ Lại một dịp khác ,
Khi tôi gặp Hungchhen – Kara . . .
Yoga tối thượng của huyễn” .

2-
Từ phương diện tánh Không ,
Thuyết minh sự tỏa khắp đồng nhất ;
Của bản tánh cố hữu của những hiện tượng không thật có .

Có hai phần nhỏ :

a)
Thuyết minh ngắn gọn :
Mọi sự được bao gồm bởi thật tánh duy nhất như thế nào .

“ Hãy xem xét sự kiện . . .
Thật tánh duy nhất của tâm ” .

b)
Giải thích rộng :
Bằng cách ;
Nói rõ nhiều phân nhánh của sự tỏa khắp đồng nhất .

Phần nhỏ này có ba phạm trù :

(1)
Nói rõ ,
Só sự tỏa khắp đồng nhất như là bản tánh thiết yếu của hiện thể ;
Vượt khỏi những đặc tính lợi và hại .

“ Bản tánh của tâm . . .
Hiện hữu để bị ngăn ngại ” .

(2)
Nói rõ ;
Sự tỏa khắp đồng nhất như là bản tánh thiết yếu của hiện thể ,
Vượt khỏi những tạo tác của tâm giới hạn .

“ Phương diện nền tảng của pháp thân . . .
Vẫn đang thường trụ” .

(3)
Nói rõ ;
Sự tỏa khắp đồng nhất làm mẫu mực ,
Cho ba lối đưa đến giải thoát .

“ Hơn nữa, nó là trống không . . .
Nói thế xong ngài biến mất khỏi tầm nhìn ” .

C-
Nhảy vào sự hiện diện tự nhiên tối thượng ;


Của những phẩm tính không cố gắng vĩnh cửu ;


Bổn nguyên và quang minh vốn sẵn

Có ba phần :

1.
Thuyết minh tổng quát ;
Xác quyết về phương tiện thiện xảo và trí huệ siêu việt
.

“ Vào dịp khác ,
Trong kinh nghiệm thiền định về sự sáng tỏ toàn triệt .
Tôi gặp Manjushri . . .
Với các tướng nhất định ” .

2.
Giải thích chi tiết những phạm trù ,
Của những phẩm tính hiện diện tự nhiên .

Có năm phần nhỏ :

a)
Năm thân hiện diện tự nhiên như thế nào .

“ Sau đây là giải thích . . .
Và Con đường của phương tiện thiện xảo ” .

b)
Năm bộ Phật hiện diện tự nhiên như thế nào .

“ Sau đây là căn cứ để diễn tả . . .
Tương ứng theo kiểu mẫu này ” .

c)
Năm cõi tịnh độ hiện diện tự nhiên như thế nào .

“ Sau đây là một giải thích về năm cõi tịnh . . .
Được dùng ” .

d)
Năm vị Phật bổn nguyên hiện diện tự nhiên như thế nào .

“ Khi ánh sáng vốn sẵn bên trong . . .
Thành tựu của Nghĩa ” .

e)
Năm Dakini hiện diện tự nhiên như thế nào .

“ Tánh Không Kim cương tối hậu . . .
Thuật ngữ Dakini được dùng ” .

3-
Chỉ ra làm sao ;
Những loại phẩm tính đặc biệt là hoàn thiện ,
Và trọn vẹn trong cách chứng ngộ .

Có ba phần nhỏ :

a)
Những nhánh nghi thức ;
Liên hệ với chân lý tối hậu là hoàn thiện và trọn vẹn .

Phần nhỏ này có hai phạm trù :

(1)
Cách thức thật sự những nhánh này là :
Hoàn thiện và trọn vẹn .

“ Phương diện nền tảng của Pháp thân - Phật tánh . . .
Nói xong ngài biến mất ” .

(2)
Giá trị của sự nói rõ ;
Giai đoạn phát triển là một đường lối cho ,
Phương tiện thiện xảo ở cấp độ tương đối .

“ Vào dịp khác ,
Trong thị kiến tôi gặp Orgyan . . .
Nói xong ngài biến mất ” .

b)
Lối tiếp cận này là hoàn thiện và trọn vẹn ;
Trong những từ ngữ cao cả dành cho nó như thế nào .

“ Vào một dịp khác ,
Tôi gặp nữ hoàng cao cả . . .
Nói xong đức bà biến mất ” .

c)
Những phẩm tính những lối tiếp cận ;
Của chín thừa là hoàn thiện và trọn vẹn ,
Trong cách tiến bộ hướng lên như thế nào .

“ Tôi sẽ nói chi tiết hơn về lời giảng giải . . .
Trong những giai đoạn tiệm tiến ” .

II.

Áp dụng thực hành bằng thiền định

Có hai phần :

A.
Thuyết minh tổng quát ;
Thiền định không có khuôn khổ và quy chiếu .

“ Về sau , trong thị kiến ,
Tôi gặp vua của các vị nắm giữ hiểu biết Shri Simha ;
Tự tánh của những hiện tượng ” .

B.
Giải thích chi tiết những giai đoạn của thiền định chính thống ;
Và kinh nghiệm hậu thiền định .

“ Hiểu sự kiện này . . .
Tự do thoát khỏi tâm lý trí bình thường ” .

III .
 
Nâng cao chất lượng bằng hạnh

Có hai đoạn :

A.
Thực hành để không còn mắc những sai lầm ,
Trong sự phán xét do lạm dụng :
Cái thấy hoặc hạnh

“ Điểm then chốt của hạnh . . .
Và hoạt động của vòng sinh tử ” .

B .
Những điểm ;
Có thể làm lạc hướng khỏi con đường .

Có hai phần :

1.
Những điểm có thể lầm lạc ;
Về những kinh nghiệm thiền định phù du .

“ Những kinh nghiệm thiền định phù du ;
Trạng thái không tri giác ” .

2.
Những điểm có thể lầm lạc về những biến động .

“ Cũng như người ta có thể gặp những biến động . . .
Nói xong ngài biến khỏi tầm nhìn .

C.
Thuyết minh những cách khác của hạnh hoàn hảo

“ Vào một dịp khác ,
Trong thị kiến về sự biểu lộ tự xuất hiện ;
Của cõi thanh tịnh rốt ráo Akanishtha . . .
Trực tiếp làm cho chúng chấm dứt ” .

IV-

Làm thế nào ;


Quả trở nên rõ ràng .

Có hai phần :

A.
Giai đoạn thực sự :
Giải thoát rốt ráo như là quả

“ Trước tiên khai triển cái hiểu . . .
Sự phô diễn bình đẳng của ba thân ” .

B.
Những giáo huấn trao truyền trực tiếp phân biệt rõ ràng ,
Xác định không sai lầm những điểm then chốt .

Có bốn phần :

1.
Phân biệt rõ giữa :
Tâm bình thường và trí huệ vốn sẵn .

“ Hỡi đứa con của dòng giống cao cả ,
Đặc tính của tâm bình thường . . .
Tánh giác vốn sẵn và toàn khắp ” .

2.
Phân biệt rõ giữa :
Thức ý niệm hóa và trí huệ siêu việt ” .

“ Thuật ngữ  Thức ý niệm hóa . . .
Thuật ngữ  Trí huệ siêu việt tỏa khắp được dùng ” .

3.
Phân biệt rõ giữa :
Thức phiêu dạt và trí huệ nguyên sơ .

“ Thuật ngữ Thức phiêu dạt . . .
Trí huệ nguyên sơ bình đẳng vốn thanh tịnh ” .

4.
Phân biệt rõ giữa :
Nền tảng của kinh nghiệm bình thường ( A lại da ) và Pháp thân .

Có hai phần nhỏ :

a)
Phân biệt thực sự rõ ràng .

“ Do không nhận biết tánh giác vốn sẵn ;
của nền tảng của hiện thể . . .
Sự tỏa sáng hướng ra ngoài của sự không nhận biết ” .

b)
Tóm tắt những điểm then chốt .

“ Hiểu như vậy . . .
Ngài tan biến vào không gian căn bản ;
Của thật tánh của thực tại ” .

Phần Ba : 

Kết Luận

“ Bản văn này được viết để đáp ứng . . .
Và đã biên tập bản thảo một cách tỉ mỉ ” .

Kết thúc bản văn  .

Những Phân Tích và Phác Họa Cơ Cấu này được viết bởi Jigdral Yeshe Dorje (Đức ngài Dudjom Rinpoche) . [ Ghi chú của dịch giả Richard Barron có nói : Đức ngài Dudjom Rinpoche ( 1904-1987 ) là tái sinh của Dudjom Lingpa - Tác giả của cuốn sách này ] . Để đáp ứng lời yêu cầu của vị thầy Thubtan Gyaltsan , mong muốn giúp cho mọi người dễ hiểu trong việc giảng dạy khi ông làm giám đốc giáo huấn .

Xem mục lục