Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Từ lúc sanh ra, chúng ta không ngừng già. Không có phương cách gì để ngừng lại thời gian, không giải, phẫu thẩm mỹ hay tập thể hình nào ngăn nổi sự già. Điều duy nhất mà chúng ta có thể chắc chắn trong cuộc đời, đó là chúng ta sẽ chết, vì không ai tránh khỏi nó.

Không có hoàn cảnh nào đặc biệt hấp hẫn. Chúng ta thử làm cho cuộc đời mình thành mới lạ và kích thích theo cách bề ngoài, giả tạo: với những trung tâm thương mại, những khu giải trí, thi hoa hậu Hoàn vũ, những yến tiệc làm ăn, những buổi hội họp gia đình... Nhưng với tất cả thành thật, chúng ta phải chấp nhận rằng hoàn cảnh của chúng ta không hoàn toàn thỏa mãn. Chúng ta thường trực có cảm giác thiếu một cái gì đó, và chúng ta luôn luôn muôn hơn nữa.

Đức Phật không diễn tả những vấn nạn và khó khăn này để làm chúng ta phiền muộn. Chứng hiện hữu dù chúng ta ý thức hay không. Tuy nhiên khi biết tính cách bất toại nguyện của kinh nghiệm chúng ta, chúng ta có thể thay đổi toàn bộ cuộc đời bất toại nguyện đó. Đức Phật đã nói đến khổ đau để kích thích chúng ta chuyển hóa những kinh nghiệm bất toại nguyện. Ngài đã so sánh tình trạng hiện thời của chúng ta với một người bệnh nặng: xem chứng ta là không có bệnh không loại trừ được bệnh; phải bắt đầu bằng cách chấp nhận rằng chúng ta đang bệnh và hỏi ý kiến bác sĩ/ rồi tự săn sóc mình bằng cách dừng thuốc. Dù chúng ta không thích nghĩ đến tình trạng bất toại nguyện của mình, sự kiện ý thức về nó thúc đẩy chúng ta tìm ra những giải pháp. Nếu một thành thật nào đó về chính mình làm chúng ta vơi nhẹ, sự kiện biết rằng những sự việc có thể cải thiện sẽ cho chúng ta can đảm và đà tiến.

ii) Những nguyên nhân phải từ bỏ

Để thay đổi tình cảnh, chúng ta phải loại trừ những nguyên nhân của nó: những phiền não như vô minh, tức giận và tham lam. Khi chúng biểu hiện ữong tâm thức chứng ta, chúng ta khổ sở và làm người khác khổ sở. Những hành động này lại tạo ra những nguyên nhân khiến chúng ta sông trong những hoàn cảnh khó nhọc, bây giờ và sau này.

Những xúc cảm tiêu cực này có thể được loại trừ bởi vì chúng đặt nền trên vô minh Đi theo con đường Giới, Định, Tuệ, chúng ta có thể loại bỏ những thái độ phiền não và những hậụ quả bất như ý của

chúng ta một lần cho mãi mãi, để sống thoải mái ữong trạng thái an lạc. Con đường này tỏ ra đúng đắn đối với những vị thánh đã thực hiện nó trong dòng tương tục của tâm thức họ và bằng kinh nghiệm của tự do hạnh phúc mà họ đã tìm thấy.

  1. Sự dừng dứt những vấn nạn là bình an

Người ta nói đến giải thoát hay Niết bàn để chỉ trạng thái bình an trong đó mọi phiền não, hành động và những vấn nạn mà chúng phát sanh đã diệt dứt. Người đạt đến trạng thái này gọi là một vị A La Hán. Nếu chúng ta đi xa hơn nữa, bằng cách tịnh hóa mọi' màn che vi tế và trau dồi mọi phẩm tính của mình/ chúng ta đạt đến Giác Ngộ, ưạng thái của một vị Phật.

Một sô" người tự hỏi Niết Bàn là không lo âu/ buồn phiền, thì "người ta không cần khổ đau để biết rằng hạnh phúc là có sao?" Câu trả lời là không. Buồn phiền là một tác dụng của vô minh và tham luyến, chứng bị loại ưừ khi chúng ta đạt đến giải thoát, chúng ta không còn phiền muộn nữa. Hơn nữa, đã biết khổ đau, chúng ta không còn cần khổ đau nữa để biết rằng hạnh phúc là có.

Trong trạng thái Niết Bàn, tâm thức chúng ta hoàn toàn bình an, tập trung và thấm nhuần trí tuệ. Những người đạt được Niết bàn không phải là những người "sáng tỏ" sống ngoài thế giới. Họ có những tài nguyên bên trong vĩ đại và chói sáng bởi tự do và niềm vui.

  1. Con đường đưa đến bình an

Làm sao đạt đến giải thoát và giác ngộ? Bằng cách đi theo con đường dẫn đến những mục tiêu này. Con đường đó có thể diễn thành nhiều cách, chẳng hạn như Con Đường Cao Cả Tám Ngành - sự thực hành hành động chân chánh, lời nói chân chánh, cách sống chân chánh, chú ý chân chánh, tập trung chân chánh, nỗ lực chân chánh, cái thấy chân chánh và tư tưởng chân chánh.

Chúng ta không khai triển chủ đề này ở đây, nhưng chúng ta sẽ tìm thấy trong những cuốn sách rất hay đã có.

Bốn Chân Lý Cao Cả

Chân lý về những kỉnh nghiệm khổ đau của chúng ta.

Chân lý về những nguyên nhân của những kinh nghiệm này:

  • những phiền não;
  • những hành động tạo nghiệp.

Chân lý về sự diệt ãứt những kinh nghiệm khổ đau và những

nguyên nhân của chúng.

Chân lý của con đường dẫn đến an vui.

Một cách khác để diễn tả con đường là nói về ba phương diện chánh của con đường: ý chí giải thoát khỏi vòng sanh tử/ ý định vị tha dẫn đến giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sanh và trí tuệ chứng ngộ thực tại này. Người ta cũng nói đến chúng như là ba sự chứng đắc, vì người ta càng quen thuộc với chúng, chúng càng trở thành hòa nhập với chứng ta và chuyển hóa cái nhìn chúng ta về thế giới. Chúng ta sẽ trở lại ba phương diện chánh yếu của con đường trong những điểm sau.

Hai cách giải thích con đường dẫn tới an vui

Theo Con Đường Cao Cả Tám Ngành

Hành động đúng.

Lời nói đúng.

Phương tiện sống đúng.

Chú ý đúng.

Tập trung đúng.

Nỗ lực đúng.

Cái thấy đúng.

Tư tưởng đúng.

 

Giới:

Định:

Tuệ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

Theo ba phương diện chánh của con đường

Ý chí muốn đươc tự do:

  • nguyện vọng một cái chết yên bình và tái sanh tốt;
  • nguyện vọng đạt giác ngộ.

Ý định vị tha.

Trí tuệ chứng ngộ tánh Không.

Xem mục lục