Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Hoàn cảnh chúng ta đang sông đây được gọi là vòng sanh tử hay samsara trong tiếng Sanskrit. Nó tả một chu trình trong đó chứng ta không ngừng sanh ra, gặp đủ vân nạn khác nhau và chết. Không có sức mạnh hay sinh thể nào ở bên ngoài nào cột chúng ta vào vòng sanh tử. Nguồn gốc những khốn khổ của chúng ta nằm ữong vô minh của riêng chúng ta, nghĩa là chúng ta không hiểu chúng ta là gì cũng như không hiểu bản chất những hiện tựợng bao quanh chúng ta.

Theo triết học Phật giáo, chính bởi vì chúng ta không biết bản tánh của ctúnh mình mà chúng ta hiểu sai môi trường chung quanh và tâm thức chúng ta. Chúng ta hiểu lầm cách thế hiện hữu thật sự của sự vật. Chúng ta có một quan niệm sai về chính chúng ta, tin rằng chúng ta là một thực thể thường hằng, có thật và có thể tìm ra, chúng ta yêu quý cái "tôi thực" này, tuỵ chỉ là- ảo tưởng. Tư tưởng chiếm cứ tâm thức chúng ta từ sáng tới tối là: "Tôi muôn hạnh phúc và hạnh phúc của tôi là hơn hết." Chúng ta suy nghĩ và hành động như mình là trung tâm vũ trụ, bởi vì tư tưởng "hạnh phúc của tôi, khổ đau của tôi" luôn luôn ở hàng đầu ữong tâm thức, ai khác chỉ là hạng hai, hạng phụ.

Không hiểu bản tánh tối hậu của những con người và những hiện tượng, chúng ta nuôi dưỡng sự bám luyến và tức giận với người khác. Chúng ta bám vào người đem đến cho ta cái gì đó và biểu lộ ghét bỏ đôi với người và vật đe dọa hạnh phúc của ta. Cuộc đời chúng ta mất đi trong một chu trình "tôi yêu tôi ghét, tôi muốn, tôi không muốn". Tâm thức chúng ta giông như một con Yo-Yo không ngừng nhảy lên rớt xuống theo cảm xúc.

Chúng ta cũng nhảy lên và rớt xuống khi đi từ đời này sang đời khác. Tùy theo đời này chúng ta làm điều tốt hay xấu, chúng ta sanh lại yới một cuộc đời khó khăn hay dễ dàng. Không có gì vững bền cả. Không có an toàn, bảo đẫm cho hạnh phúc vĩnh cửu, dù đó chính là cái tất cả chúng ta đều mong ước.

Dưới ảnh hưởng của vô minh, chúng ta hành động và tạo ra nghiệp. Khi biết luật nhân quả, chúng ta cố gắng hành động theo cách tích cực. Khi chúng ta vô minh hay đãng trí, tâm thức chúng ta dễ dàng rơi vào ảnh hưởng của những thái độ tiêu cực như tham luyến, tức giận, ghen tỵ, kiêu mạn và hẹp hòi tâm thức, và chứng ta hành động tiêu cực. Những hành động này để lại những dấu in trong dòng tương tục của tâm thức, rồi đến lượt chúng ảnh hưởng những kinh nghiệm của chúng ta

Vào lúc chết, thức giác quan không hoạt động, và tâm thức trở nên càng lúc càng vi tế. Điều đó có vẻ làm kinh ngạc, vì chúng ta đã quen với thân thể hiện thời và chúng ta quá bám luyến nó. Khi càng thấy tách lìa với thân thể lúc chết, người ta chỉ còn nghĩ đến chuyện ở lại trong thân. Và cuối cùng người ta chấp nhận rằng sự tách lìa là không thể đảo ngược, người ta muôn có ngay một thân thể mới.

Hai yếu tô" này, tham muôn và chiếm giữ, là những điều kiện cho phép những dấu in của quá khứ chín muồi. Tâm thức chúng ta do đó bị kéo về một hình thái đờì sông riêng biệt, và chúng ta tái sanh trong một thân thể. Chúng ta đi từ đời này sang đời khác như vậy.

Không có cái nào trong những tái sanh đó kéo dài vĩnh viễn. Chúng ta nhận những thân thể khác nhau do những nguyên nhân chúng ta đã tạo, và chúng ta sông những kết quả chừng nào năng lượng của những nhân quả vẫn còn. Khi nhân quả tạo ra thân thể này đã cạn, chúng ta bỏ thân này để nhận một thân khác. Những tái sanh này kéo dài rất lâu, nhựng không bao giờ vô cùng.

Một số người có cái nhìn rất lý tưởng về tái sanh. Họ tưởng tượng rằng sau cái chết người ta ở đậu đó trong không gian, nhìn xuống trái đất mà nghĩ rằng: "Tôi sẽ thích tái sanh với bà mẹ này, người cha này." Sự việc không diễn ra như vậy. Chúng ta không chọn lựa một cách ý thức. Chính sức mạnh của những thái độ và hành động tiêu cực đẩy dòng tương tục của tâm thức chúng ta vào trong một thân thể khác. Chúng ta bị kéo đến một thân thể và chúng ta bám cứng vào đó. Chính như vậy mà chúng ta thấy mình trong một đời khác và chu trình sanh tử tiếp nối,

Một số người thấy trong sự tái sanh một loại thử thách, như thể chúng ta sanh trong hoàn cảnh đặc biệt để học những điều gì đó. Ý tưởng này bao hàm một chương trình che dấu, có người nào quyết định chúng ta cần học cái gì hay chúng ta ỷ thức để chọn lựa. Không phải như vậy. Chúng ta sanh trong một thân thể bởi vì những nguyên nhân và những điều kiện hội đủ. Không cỗ bài học đã được lập trình cho chúng ta học.

Chúng ta có biết rút tỉa lợi ích hay không từ những kinh nghiệm, điều đó chỉ tùy thuộc vào chúng ta.

Những hình thức khác của đời sông

Theo tư tưởng Phật giáo, có sáu loại hình thức đời sống trong vòng sanh tử của những vấn nạn tái hồi. Ba hình thức đời sông may mắn là người, nừa- trời, và trời (thiên). Ba hình thức đời sống không may là thú vật (kể cả côn trùng), những hình thức đời sống ữải nghiêm sự thất vọng và tham ăn kéo dài và những hình thức đời sống thường trực sợ hãi và đau khổ. Một số người khó tin có sáu loài như vậy, vì họ chỉ thấy có người và thú vật. Làm sao biết những cái khác là có?

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu Phật giáo, chính tôi cũng khó chấp nhận sự có mặt của những hình thức khác của đời sông. Rồi thì tôi nhớ rằng những giác quan của chúng ta không có khả năng tri giác tất cả hiện hữu. Những con diều hâu thấy những sự vật mà con người khồng thể thấy. Cũng vậy, những con chó nghe những âm thanh chúng ta không thể nghe. Chứng ta có thể thấỵ những nguyên tử với mắt qua kính hiển vi, nhưng chúng ta chỉ biết rất ít về những gì trên những hành tinh khác và các hệ thống mặt trời khác. Nhìn ra sự giới hạn của những giác quan và bề rộng hiện thời của những hiểu biết khoa học, tôi bắt đầu tự nhủ rằng những hình thức đời sông khác có thể hiện hữu nhưng chúng ta không ý thức được.

Cái giúp tôi nghĩ có thể có những hình thức đời sống khác, đó là quan sát phạm vi rộng lớn những tính khí, những tri giác và những cách cư xử mà con người chúng ta cố thể có. Chẳng hạn có khi chúng ta bằng lòng, kiên nhẫn và có khuynh hướng tha thứ. Nhờ sự yên tĩnh bên trong, môi trường và những con người chúng ta gặp đối với chúng ta có vẻ rất dê chịu. Chúng ta không nhạy cảm vỡi những khiêu khỉch của người khác, và không có gì để làm tổn hại tính khí tốt đẹp của chúng ta. Bây giờ hãy giữ gìn trạng thái tâm thức này, làm nó tăng thêm cường độ vặ phóng chiêu nó ra bên ngoài, cho đến khi nó trở thành môi trường và thân thể bạn. Đó là hình thức đời sống của một vị trời.

Đôi khi chúng tạ hoàn toàn thoát khỏi tầm kiểm soát của mình. Năng lượng tức giận của chúng ta quá mạnh đến độ nếu không có ai nghịch lại với ta, chúng ta tìm một người nào để trút lên họ. Khi cơn loạn thần thêm vào sự sợ hãi, chúng ta trở nên cực kỳ nhạy cảm và lo sợ không lý do. Cách chúng ta tri giác những sự vật và con người thay đổi, và chúng ta có cảm tưởng người khác ghét ta, dù điều đó không đúng. Hãy tưởng tượng sự tức giận này, trạng thái tâm thức lọạn thần này được làm mạnh thêm và phóng chiếu ra ngoài để trở thành thân thể và môi trường của bạn. Đó là một hình thức đời sông của sợ hãi và khổ đau.

Một sô" người tự hỏi tại sao những thú vật thuộc về ba loại sanh bất hạnh. Có những thú vật thông minh và trung thành đôi khi còn sông trong những điều kiện tốt hơn một số người. Chúng có thể nhiều khi còn hiền hơn con người, nhưng chúng không thể thay đổi số’ phận của chúng. Một con mèo không thể hiểu nếu người ta yêu cầu chúng đừng giết chuột và hãy có lòng bi với chuột. Một con cá heo không thể hiểu những lời dạy về bản tánh tối hậu của những hiện tượng. So sánh, đời người quý báu bởi vì nó cho phép chúng ta tránh những hành động xấu và hành động theo chiều hướng tốt.

Sự kiện những con vật được xem là thuộc về sự sanh thấp không có nghĩa là con người được quyền khai thác và lợi dụng chúng. Ngược lại, Phật giáo nói rằng mọi hình thức đời sống cần được tôn trọng, chăm sóc và đối xử với tình thương.

Làm sao chúng sanh đã sanh dưới hình thức thú vật có thể trở lại thành người? Trong những đời quá khứ, khi là những con người, chúng đã hành động vừa tích cực vừa tiêu cực. Những dấu in của mọi hành động này còn ghi trong dòng tâm thức tương tục của chúng. Vào giờ chót của cuộc đời làm người, một dấu in tiêu cực đã chúi muồi để chúng tái sanh dưới hình thức thú vật. Khó khăn cho thú vật có thể trau dồi những thái độ tích cực và hành động theo đó. Nhưng chúng có thể tháo mở những dâu in tích cực trong dòng tâm thức bằng cách nghe tụng kinh hay đến gần những chùa tháp Phật giáo. Sự tiếp xúc với một sự

vật thiện lành mạnh mẽ như vậy tạo thành một dấu in tích cực trong tâm thức chúng.

Dòng tâm thức của những cơn vật giữ những dấu in tích cực mà chứng đã tạo ra khi còn làm người. Khi năng lực nghiệp khiến họ phải sanh làm con vật đã cạn, bấy giờ những dấu in tích cực có thể chín, sẽ làm họ tái sanh dưới hình thức con người.

Với lòng bi, đức Phật đã diễn tả sự hiện hữu của những hình thức khác nhau của đời sống để chứng ta ý thức khả tính của những hậu quả về lâu dài của những hành động của chúng tạ. Biết như vậy, chúng - ta sẽ chú ý đến tư tưởng, lời nói và hành vi của chúng ta và chúng ta sẽ dùng thời gian để trau dồi những phẩm tính tích cực. Đức Phật đã nói:

Sự khổ đau không đến từ đâu cả, ngoài tâm thức không đuợc điều phục của riêng chúng ta; ai muốn đạt đến một trạng thái đích thực của hạnh phúc phải kiên trì loại bỏ những trạng thái tâm thức tiêu cực của mình..

Xem mục lục