Miền Nam (244)


Chùa Vĩnh Nghiêm

3,733

Tên thường gọi: Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa tọa lạc ở số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8483153. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 theo bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.
Chùa chính xây dựng kiểu chữ “Công”, mặt hướng Đông Bắc, gồm một tầng trệt và một tầng lầu.
Tầng trệt có giảng đường, Tổ đường, văn phòng, phòng khách, phòng chư tăng, cửa hàng pháp khí đồng, cửa hàng phát hành kinh sách…
Ở lầu chính, sân thượng khá rộng. Bái điện là một tòa vũ nguy nga dài 35m, rộng 22m. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ Thích Ca Tam Tôn, chính giữa thờ đức Phật Thích Ca cao 7m, hai bên thờ Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, mỗi tượng cao khoảng 5m. Ở sát vách hai bên có đặt bốn pho tượng đồng bốn vị đệ tử của đức Phật Thích Ca: Xá Lợi Phất (trí tuệ đệ nhất); Mục Kiền Liên (thần thông đệ nhất); A Nan (đa văn đệ nhất); La Hầu La (mật hạnh đệ nhất). Ở đây có những công trình chạm gỗ như: bao lam tứ linh, bao lam cửu long, phù điêu trên các hương án (chạm những ngôi chùa nổi tiếng trong nước và các nước Châu Á) được các nghệ nhân Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Du, Bá Nhâm... thực hiện vào những năm 1960.
Tại chánh điện đặt sáu bức phù điêu La Hán: Khuyến Học La Hán, Thuyết Pháp Văn Pháp La Hán, Đạo Sơn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán, Cúng Dàng La Hán, Cúng Dàng Bố Thí La Hán, Đại Hàn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán, là các bản chạm khắc gỗ dựa vào bản chính của phái Tịnh Độ Nhật Bản. Ở hàng hiên, trước lối vào chánh điện, mỗi bên có một pho tượng Kim Cương lớn.
Sau điện Phật là điện Địa Tạng. Ở đây có đặt tượng thờ Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Quan Âm, Hộ Pháp và các bàn thờ hình ảnh, linh vị chư Phật tử quá cố.
Quả đại hồng chung do ngài Yoshioka Tòichi thuộc tông Tào Động của Phật giáo Nhật Bản hiến cúng chùa vào năm 1969 được treo ở tháp chuông bên phải lầu chính.
Tháp Quan Âm được xây bên trái chùa, có 7 tầng mái, cao 35m, bên trong tháp, mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ tát Quan Thế Âm.
Tháp Xá Lợi cộng đồng xây phía sau, bên phải, có 4 tầng, cao 25m, xây dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Trong tháp đặt linh cốt chư Tăng Ni và Phật tử quá cố.
Ở bên trái chùa, còn có một tòa nhà lớn: tầng trệt là Thanh trai đường, tầng giữa là Tăng khách đường và tầng trên cùng là Thiền đường.
Hòa thượng Thích Tâm Giác trụ trì đầu tiên.
Năm 1973, Hòa thượng Thích Tâm Giác viên tịch, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm kế tục trụ trì đến ngày 30 – 12 – 2000. Hòa thượng thế danh Vũ Văn Khang, sanh năm 1920 tại Ý Yên, Nam Định. Ngài xuất gia năm 1935 tại chùa Liên Đàn, Thanh Trì, Hà Đông. Năm 1942, ngài thọ Cụ túc giới tại giới đàn chùa Linh Ứng, Phúc Yên do Hòa thượng Thích Trừng Thanh làm đàn đầu truyền giới. Năm 1951, ngài làm Thư ký Giáo hội Tăng Già Bắc Việt. Năm 1954, Giáo hội cử ngài và ngài Tâm Giác du học Nhật Bản. Ngài học tại Đại học đường Rissho, năm 1959 tốt nghiệp Cử nhân Phật học, năm 1962 tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học. Năm 1962, ngài về nước. Năm 1964, được cử làm Vụ trưởng Phiên dịch thuộc Tổng vụ Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm Giáo sư Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Ngài đã cùng Hòa thượng Tâm Giác và chư Tăng Ni, Phật tử miền Vĩnh Nghiêm xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm để làm trụ sở cho Miền và môn phái. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức ra đời, ngài được cử làm Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương. Từ đây đến lúc viên tịch, ngài đã giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong Giáo hội như: Trưởng Ban Phật giáo chuyên môn Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương, Phó Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội… Ngài thị tịch, trụ thế 80 năm, 58 hạ lạp. 
Tháp mộ Hòa thượng Thích Thanh Kiểm nằm trong khuôn viên chùa, gồm 7 tầng, cao 14m, trọng lượng 180 tấn, được làm từ 80m3 đá lấy từ Thanh Hóa. Thạch tháp phủ kín hoa văn, họa tiết điêu khắc với một cặp rồng lớn, 27 cặp rồng nhỏ và nhiều lá sen, lá đề, sóng nước... Tháp được chạm khắc tỉ mỉ theo mô hình tháp Bút, Hà Nội. Tháp được chùa tổ chức khánh thành trọng thể vào ngày 27 – 12 – 2003. Tháp đã được đánh giá là tháp cao và đẹp nhất Việt Nam. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) đã trao giấy xác lập kỷ lục và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam cho Đại đức Thích Thanh Phong ngày 02 – 02 – 2005.
Chùa hiện đặt Trường Cao – Trung Phật học Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa là điểm An cư kiết hạ của chư Tăng trú xứ Tổ đình Vĩnh Nghiêm và Tăng sinh Trường Cao đẳng và  Trung cấp Phật học TP. Hồ Chí Minh.
Chùa là ngôi danh lam ở thành phố hiện nay. Hằng ngày, chùa đã đón tiếp nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.

3,733
Ảnh Chùa

Chùa Sùng Hưng

Tên thường gọi: Chùa Sùng HưngChùa tọa lạc ở thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.847122. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được thành lập vào cuối

1,406
Chùa Vạn Đức

Tên thường gọi: Chùa Vạn ĐứcChùa tọa lạc tại số 23/4 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8962388. Chùa thuộc hệ phái Bắc

2,532
Chùa Vạn Linh

Tên thường gọi: Vạn Linh.Địa chỉ: ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang.ĐT: 076 760280, 076 760097.Chùa thường được gọi là chùa Lá, toạ lạc ở ấp Vồ

3,411
Thiền viện Vạn Hạnh

Tên thường gọi: Thiền viện Vạn HạnhThiền viện tọa lạc tại số 750 đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8450794. Chùa thuộc hệ phái Bắc

2,689
Chùa Ngọc Đức

Tên thường gọi: Ngọc Đức.Địa chỉ: 41/22 Nguyễn Bảo, phường 6, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 83993.Tịnh xá toạ lạc tại số 41/22 đường Nguyễn Bảo (số cũ:

2,030
Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa,

8,572
Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

7,172
Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

6,522
Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

6,395
Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

6,042
Chùa Thiên Tôn
Bình Dương

Tên thường gọi: Thiên Tôn.Địa chỉ: Thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, Bình Dương.ĐT: 0650 828788.Chùa tọa lạc tại trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 828788.

5,911
Chùa Vạn Phước
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Vạn PhướcChùa tọa lạc tại số 55 đường Sư Tuệ Tĩnh, phường 13, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9627217. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa nguyên

5,866
Chùa Phật Bảo
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phật BảoChùa có tên là Buddharatanaràma, tọa lạc ở số 57 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích

5,777
Chùa Tuyền Lâm
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Tuyền LâmChùa tọa lạc tại số 265 đường Hùng Vương, phường 9, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9690819. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Vào giữa thế

5,724
Chùa Thiên Phước
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thiên PhướcChùa tọa lạc tại số 37/217 KB, khu phố 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8960215. Chùa thuộc hệ phái Bắc

5,655
Chùa Ngọc Hải
Bà Rịa - Vũng Tàu

Tên thường gọi: Ngọc Hải.Địa chỉ: Ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868646.Tịnh xá toạ lạc tại ấp Hải Sơn, thị trấn

5,498
Chùa Núi Châu Thới
Bình Dương

Tên thường gọi: Châu Thới.Địa chỉ: xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.ĐT: 0650 751519.Chùa toạ lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trên một ngọn

5,233
Sách Đọc
Bài Viết