Tên thường gọi: chùa Quán Thế Âm
Chùa Quán Thế Âm tọa lạc ở số 90 đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8448905. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tư liệu ở chùa cho biết, chùa do một số sĩ quan, binh lính Pháp, Việt kiến tạo vào năm 1920, do sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm, đã cứu nạn số sĩ quan, binh lính này trên biển khi thuyền bị máy bay Đức bắn thủng. Thượng sĩ Dương Phong Quang cùng mọi người đều nhất tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm. Lúc bấy giờ, chùa được gọi là chùa Mạch Lô hay Bạch Lô vì đức Quán Thế Âm và lính thủy đều đội mũ trắng. Mặt tiền hướng Tây Nam.
Năm 1959, Hòa thượng Thích Quảng Đức được ông bà Lý Văn Lang thỉnh đến trụ trì chùa. Ngài đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa vào những năm 1960-1961. Hòa thượng tên Nguyễn Văn Khiết, quê ở Hội Khánh, Vạn Ninh, Khánh Hòa, thọ Sa di năm 15 tuổi, thọ Tỳ khưu và Bồ tát giới năm 20 tuổi. Trên bước đường hành đạo, Hòa thượng đã kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa ở miền Trung và 17 ngôi chùa ở miền Nam. Hai ngôi chùa thứ 29 và 30 là chùa Thiên Phước và chùa Long Phước. Chùa Quán Thế Âm là ngôi chùa thứ 31, di tích cuối cùng của ngài. Ngày 27 – 5 – 1963, Ngài đã gửi đơn xin thiêu thân lên Giáo hội và ngày 11 – 6 – 1963 (20 – 4 nhuần năm Quý Mão), Ngài đã vị pháp thiêu thân tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là đường Cách mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, trước Ủy ban Nhân dân Quận 3).
Năm 1966, ông bà Lý Văn Lang chính thức làm giấy hiến cúng ngôi chùa qua thầy Thích Thông Bửu. Thầy Thích Thông Bửu đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa trên diện tích đất khoảng 1000 m2 bằng vật liệu kiên cố . Nhà tăng 3 tầng xây dựng năm 1966; giảng đường xây dựng năm 1969; Phòng lưu niệm cố Hòa thượng xây dựng năm 1971; ngọn giả sơn An Lạc Sơn cao hơn 20m xây dựng năm 1972 hơn 3000 bao xi măng. Thượng tọa đang tiếp tục cho tôn tạo, mở rộng ngôi chùa từ năm 1993 đến nay.
Năm 1993, chùa khánh thành bảo tháp Lửa Từ Bi thờ Bồ tát Quảng Đức. Tượng Bồ tát Quảng Đức bằng đồng cao 1,82m, nặng 1 tấn, do điêu khắc gia Thụy Lam tạo mẫu, nghệ nhân Nguyễn Văn Kim đúc đồng năm 1999, an vị tại bảo tháp.
Năm 1994, chùa an vị bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm 11 mặt tại động An Lạc Sơn. Tượng Bồ tát bằng đá hồng hoa cương, cao 3,20m, nặng 5 tấn, do điêu khắc gia Lý Dũng cùng tốp thợ điêu khắc thực hiện tròn một năm.
Ngôi bảo tháp chánh điện bát giác 7 tầng, cao 28m. Trên nóc tháp là bàn tay Pháp Ấn cao 2m. Mái tháp được lợp ngói hình mặt trăng vẩy rồng. Nóc tháp nở 40 cánh hoa ưu đàm.
Tượng đức Phật Thích Ca tại chánh điện được đúc bằng đồng thành tựu giữa giờ phút đêm giao thừa kỷ nguyên (1999 – -2000) do điêu khắc gia Thụy Lam tạo mẫu, nghệ nhân Nguyễn Văn Kim thực hiện tại Gò Vấp. Tượng cao 2,80m nặng 4 tấn, tòa sen bằng đồng cao 0,7m, nặng 1,1 tấn. Tượng ngồi tựa lưng vào núi, tượng trưng núi Linh Sơn. Gương mặt đức Phật thể hiện nét người Việt Nam, tay kiết ấn theo kiểu Xuất Địa ấn.
Đặc biệt, chùa có bức ảnh Bồ tát Quảng Đức tự thiêu cao 2m, rộng 1m, được vẽ bằng máu của chư Tăng Ni, Phật tử, do họa sĩ Trọng Nội vẽ năm 1963 giữa mùa pháp nạn, tôn trí tại phòng Khánh tiết.
Chùa đang tiếp tục trùng tu, mở rộng ngôi bảo điện ở tầng lầu.
Chùa Quán Thế Âm là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tên thường gọi: Phước Lâm.Địa chỉ: 65 Nguyễn Bảo, phường 6, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 562323.Chùa toạ lạc số 65 Nguyễn Bảo (số cũ: 54/7 đường Tự
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Long HuêChùa tọa lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9851743. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Theo
Tên thường gọi: Chùa Một CộtChùa thường được gọi là chùa Một Cột, tọa lạc ở số 100 đường Đặng Văn Bi, khu phố 4, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.
Tên thường gọi: Chùa Vĩnh TràngChùa tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073.873427. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa vốn
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa,
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông
Tên thường gọi: Thiên Tôn.Địa chỉ: Thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, Bình Dương.ĐT: 0650 828788.Chùa tọa lạc tại trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 828788.
Tên thường gọi: Chùa Vạn PhướcChùa tọa lạc tại số 55 đường Sư Tuệ Tĩnh, phường 13, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9627217. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa nguyên
Tên thường gọi: Chùa Phật BảoChùa có tên là Buddharatanaràma, tọa lạc ở số 57 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích
Tên thường gọi: Chùa Tuyền LâmChùa tọa lạc tại số 265 đường Hùng Vương, phường 9, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9690819. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Vào giữa thế
Tên thường gọi: Chùa Thiên PhướcChùa tọa lạc tại số 37/217 KB, khu phố 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8960215. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Ngọc Hải.Địa chỉ: Ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868646.Tịnh xá toạ lạc tại ấp Hải Sơn, thị trấn
Tên thường gọi: Châu Thới.Địa chỉ: xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.ĐT: 0650 751519.Chùa toạ lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trên một ngọn