Tên thường gọi: Chùa Bút Tháp
Chùa thường gọi là chùa Bút Tháp, ở bên đê sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Nhiều tài liệu hiện nay cho biết chùa được dựng vào thời Trần. Sách Chùa Bút Tháp (Bùi Văn Tiến, 2000) cũng nói đến vị trụ trì chùa thời Trần là Thiền sư Huyền Quang, Trúc Lâm đệ tam tổ.
Dưới sự bảo trợ của triều đình, chùa được trùng tu vào thế kỷ XVII. Thiền sư Chuyết Chuyết (tên Lý Thiên Tộ, người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đến Thăng Long giảng dạy Phật pháp từ năm 1633) được mời trụ trì chùa cho đến khi viên tịch (1644). Vua Lê Chân Tông phong hiệu cho ông là “Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư”. Đệ tử của ông là Thiền sư Minh Hành (người tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) tiếp tục trụ trì chùa đến khi viên tịch (1659).
Việc hưng công ngôi chùa có quy mô lớn gắn với tên tuổi của giới quý tộc trong triều, là Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (con gái của Thanh vương Trịnh Tráng) pháp danh Diệu Viên, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên pháp danh Diệu Tuệ và Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ.
Chùa kiến trúc theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”, gồm 10 nếp nhà với 162 gian nằm trên một trục dài hơn 100m. Qua tam quan, đến gác chuông hai tầng tám mái. Tiếp đến là nhà tiền đường, nhà thiêu hương, thượng điện. Ở đây còn nhiều di vật của thế kỷ XVII như hai tấm bia đá dựng năm 1647, tấm gỗ chạm hình rồng phượng, chiếc hương án gỗ. Chung quanh tòa thượng điện có lan can bằng đá với 26 bức phù điêu, trong đó, 8 bức chạm cỏ cây hoa lá gồm sen, cúc, trúc, lan, tùng… và 18 bức chạm các loài động vật (kèm với các hoa văn khác) gồm ngựa, dê, trâu, khỉ, cá…
Tòa thượng điện dựng trên nền cao hơn 1m, gian giữa thờ tượng Tam Thế Phật với hai bàn hương án bằng gỗ đều được chạm khắc vào thế kỷ XVII. Hai gian bên có nhiều tượng, đặc sắc là các tượng Tuyết Sơn, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Quan Âm tọa sơn… và kiệt tác là bảo tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656.
Bảo tượng Quan Âm có 11 đầu, mặt chính nhìn phía trước, hai mang tai có hai mặt phụ. Đầu tượng đội thiên quan, phía trên đầu chính có các đầu nhỏ hơn xếp chồng lên nhau thành ba lớp, trên cùng là tượng đức Phật A Di Đà ngồi tòa sen trong tư thế thiền định. Chính giữa thiên quan là một đài sen, phía trên có phù điêu đức Phật A Di Đà ngồi thiền định, có đao lửa tỏa ra chung quanh, có rồng chầu hai bên.
Các đầu tượng đều có khuôn mặt của phụ nữ đôn hậu, tóc chải ngược lên đỉnh búi thành cuộn, mắt hé mở nhìn xuống, tai tượng lớn và dày, đeo hoa tai là bông sen nở. Cổ tượng cao, chạm thành ba ngấn.
Có 42 tay lớn, cánh tay đều để trần. Các ngón tay trong tư thế ấn quyết hoặc thiền định. Ngón tay búp măng, cổ tay đeo vàng kép nổi hạt ở giữa. Vòng dây chuyền đeo từ cổ xuống ngực. Ao tượng bó sát người với nhiều nếp phủ trên vai, bụng tượng thắt hầu bao. Tượng ngồi tư thế thiền định, bàn chân phải đặt ngửa trên đùi trái.
Vành tay phụ phía sau làm thành một vòng tròn lớn đặt rời ra phía sau tượng. Trên đỉnh chạm một con chim có hai đầu người, cánh lớn xòe ra ôm lấy hai bên, đuôi chổng ngược. Vành tay được trang trí bằng hai đường diềm là văn xoắn và hàng dây cúc. Các cánh tay nhỏ được xếp thành nhiều lớp (từ 6 lớp ở phía dưới đến 14 lớp ở phía trên). Có 789 tay dài ngắn khác nhau, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt được chạm chìm.
Đài sen được làm từ ba lớp cánh sen chính và một lớp phụ. Trong lòng mỗi cánh chính có hai gờ nổi nối từ gốc cánh sen lên phía trên rồi cuộn vào giữa để nâng nửa bông cúc mãn khai.
Tòa sen được một con rồng đội. Rồng có mắt lồi kép, sừng mai, tai hình lá, miệng há mở, có răng nhọn, miệng ngậm hạt minh châu. Rồng tạc kiểu nhô đầu và hai tay lên trên mặt biển cuộn sóng, trên mặt sóng là cua, ốc, trai, cá.
Bệ tượng được tạo thành nhiều cấp, nhiều lớp, được trang trí những hàng cánh sen, những vòng tròn kép, rồng và cá hóa long tranh nhau một quả cầu trên mặt bể, con lân đang vờn một viên ngọc lửa… Ở đây có ghi bằng chữ Hán niên đại tạo tượng: “Tuế thứ Bính Thân, thu nguyệt cốc nhật doanh tạo” và người tạo tác: “Nam Đồng Giao Thọ Nam Trương tiên sinh phụng khắc”.
Tượng có kích thước như sau: Chiều cao của tượng (tính từ đài sen lên): 235 cm; đầu rồng đội tòa sen: 30 cm; bệ tượng: 54 cm; chiều ngang của cánh tay xa nhất: 200 cm; chiều cao của vành tay phụ: 370 cm; đường kính của vành tay phụ: 224 cm.
Từ thượng điện, qua chiếc cầu đá ba nhịp đến tòa Tích Thiện am. Thành cầu cũng có 12 bức phù điêu đá miêu tả động vật và người.
Chính giữa lòng nhà tòa Tích Thiện am đặt cây tháp gỗ Cửu Phẩm Liên Hoa 9 tầng, 8 mặt, có thể quay tròn quanh một trục. Tháp mang ý nghĩa Cửu phẩm vãng sinh về thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Tháp đặt nhiều pho tượng Phật, Bồ tát và trang trí nhiều mảng phù điêu lấy đề tài trong Phật thoại.
Sau Tích Thiện am là ba nếp nhà song song. Đó là nhà Trung, nhà Phủ thờ (có tượng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên và Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ) và nhà hậu đường thờ tượng tổ sư các đời.
Bên trái chùa còn có nhà tổ đệ nhất, thờ Thiền sư Chuyết Chuyết.
Chùa có ngọn tháp đá Báo Nghiêm cao hơn 13m, trong tháp, có tượng Thiền sư Chuyết Chuyết. Phía sau chùa có ngọn tháp đá Tôn Đức cao khoảng 10m, trong tháp, có tượng Thiền sư Minh Hành.
Chùa đã được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915-1921 và 1992 – 1996. Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô, hoàn chỉnh nhất còn lại ở nước ta.
Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Tên thường gọi: Chùa SảiChùa thường được gọi là chùa Sải, tọa lạc ở ngõ 174, đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đức LaChùa thường gọi là chùa Đức La, nằm trên một ngọn đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên,
Tên thường gọi: Chùa Bút ThápChùa thường gọi là chùa Bút Tháp, ở bên đê sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc
Tên thường gọi: Chùa ĐậuChùa còn có tên là chùa Pháp Vũ hay chùa Đậu, tọa lạc ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội 23
Tên thường gọi: Chùa Nhân TraiChùa thường được gọi là chùa Nhân Trai, tọa lạc tại thôn Nhân Trai, xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa thuộc hệ
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa,
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông
Tên thường gọi: Thiên Tôn.Địa chỉ: Thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, Bình Dương.ĐT: 0650 828788.Chùa tọa lạc tại trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 828788.
Tên thường gọi: Chùa Vạn PhướcChùa tọa lạc tại số 55 đường Sư Tuệ Tĩnh, phường 13, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9627217. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa nguyên
Tên thường gọi: Chùa Phật BảoChùa có tên là Buddharatanaràma, tọa lạc ở số 57 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích
Tên thường gọi: Chùa Tuyền LâmChùa tọa lạc tại số 265 đường Hùng Vương, phường 9, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9690819. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Vào giữa thế
Tên thường gọi: Chùa Thiên PhướcChùa tọa lạc tại số 37/217 KB, khu phố 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8960215. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Ngọc Hải.Địa chỉ: Ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868646.Tịnh xá toạ lạc tại ấp Hải Sơn, thị trấn
Tên thường gọi: Châu Thới.Địa chỉ: xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.ĐT: 0650 751519.Chùa toạ lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trên một ngọn