Lợi và nhân nghĩa là một vấn đề đeo đẳng con người từ ngàn xưa tới ngày nay và sẽ còn đi theo con người cho đến ngày cuối của loài người. Đó là vấn đề lòng tham và lương tâm lẻ phải. Làm thế nào để hài hòa chúng? Sau đây chúng ta sẽ nghe ý kiến của người xưa, Mạnh Tử (372 đến 289 trước Công nguyên).
-------🍀🍀🍀-------
** Mạnh Tử đến yết kiến Huệ vương nước Lương.
Nhà vua hỏi rằng: “Ngài không quản xa xôi ngàn dặm tới đây, hẳn cũng có thuật gì làm lợi cho nước ta chăng?”
Mạnh tử trả lời : “Nhà vua chẳng nên nói tới lợi, chỉ nên nói tới nhân nghĩa mà thôi!
Nếu nhà vua hỏi làm sao lợi cho nước ta, quan đại phu cũng (bắt chước) hỏi làm sao lợi cho nhà ta, quan sĩ và thường dân cũng hỏi làm sao lợi cho thân ta, trên dưới đua nhau kiếm lợi, thì nước sẽ nguy.
(Và rồi) kẻ giết vua nước vạn thặng (vạn cỗ xe) là nhà thiên thặng (ngàn cỗ xe), kẻ giết vua nước thiên thặng là nhà bách thặng (trăm cỗ xe). (Theo cổ chế) trong phần vạn của dân, có thể lấy phần ngàn, trong phần ngàn, có thể lấy phần trăm, mà vẫn chê là ít ư? Nếu đặt nghĩa ra sau, đặt lợi lên trước, ắt là rắp tâm chiếm đoạt, không biết thế nào là vừa lòng. Chưa hề có chuyện người nhân bỏ rơi người thân, người nghĩa trễ nải việc triều chính bao giờ. (Vậy nên) nhà vua chỉ nên nói tới nhân nghĩa, nói lợi để làm gì?
Trích “Tứ Thư Tập Chú” Tác giả: Chu Hy
Thôi Hiệu (704-754), người Biện Châu, huyện Khai Phong, nay là một thành phố lớn thuộc tỉnh Hà Nam. Thôi Hiệu đi chơi tỉnh Vũ Xương, trèo lên lầu Hoàng Hạc tức
“Con trai ta, ngay từ giây phút đầu tiên, ta đã biết rằng con sẽ là người đệ tử có khả năng để thọ nhận giáo pháp. Vào đêm hôm trước, trước
(Tìm hiểu về Chân tông Nhật bản và vị tổ sư khai sáng)Thân Loan thánh nhân hiển nhiên là một nhân vật phi thường mặc dù Ngài thường tự gọi mình là
Văn hóa phương Tây thuộc loại thực dụng, quan tâm đến các mục tiêu hơn là phương tiện, và nhiều người đến với việc thiền định cũng với tinh thần như thế,
Một tinh vân mới được phát hiện trong vũ trụ Thoạt nhìn bức ảnh dưới đây bạn sẽ nghĩ đó là bong bóng xà phòng mà đứa trẻ nào đó tạo nên,
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt