Ở Pháp, môn Giáo dục công dân không nhấn mạnh đến các khía cạnh ngoan hiền, vâng lời như ở Việt Nam.
LTS: Môn Giáo dục công dân ở các nước phát triển đóng vai trò quan trọng giúp hình thành nền tảng đạo đức, tư duy phản biện cho các thế hệ tương lai của đất nước.
Anh Nguyễn Khánh Trung với kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc với nền giáo dục Pháp, đã có bài viết về việc giảng dạy môn học này trong trường phổ thông của Pháp.
Nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự phát triển, sự văn minh và thịnh vượng của một quốc gia, vậy ở các nước phát triển đã và đang đào tạo những công dân của họ như thế nào?
Nếu một trong những sứ mệnh quan trọng của giáo dục là khai phóng con người, thì quan niệm và cách giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn của một quốc gia phản ánh tầm sứ mệnh này của quốc gia đó.
Trong trường học, giáo dục công dân là môn học chính góp phần trang bị các giá trị đạo đức căn bản cho học sinh, làm cơ sở định hướng hành vi, cách ứng xử của của các em trong suốt cuộc đời sau này.
Nhân dịp nước Pháp áp dụng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2016 – 2017 này, tôi xin đề cập sơ lược việc giảng dạy môn Giáo dục đạo đức và công dân trong bậc học cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), qua đó phần nào hiểu triết lý giáo dục của họ.
☀️ Ở Bậc Tiểu Học, Môn Giáo Dục Công Dân Dạy Trẻ Những Gì?
Mục tiêu chung của môn học này là đào tạo những công dân tương lai, giúp các em hình thành tư duy phản biện, có ý thức về đạo đức, thấu hiểu, tôn trọng và chia sẻ các giá trị nhân văn như tình cảm gia đình, sự tôn trọng và ý thức trách nhiệm.
Tại bậc Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), môn học này được ghép chung với các môn khác tùy theo lớp và nằm trong nhóm lĩnh vực thứ 5 (học về thế giới và các hoạt động của con người) trong chương trình gồm 5 nhóm lĩnh vực dành cho học sinh bậc giáo dục cơ bản tại Pháp.
Với học sinh lớp 1 đến lớp 2, mục tiêu của việc giảng dạy môn học này là làm cho các em bước đầu có ý thức công dân.
Việc giảng dạy nhấn mạnh trên các giá trị, kiến thức và thực hành dựa trên tuyên bố về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và tinh thần của Hiến pháp hiện hành (Đệ ngũ cộng hòa Pháp). Ví dụ, học sinh học về sự tôn trọng, can đảm trong mối quan hệ, phát triển những hành vi có trách nhiệm với môi trường, sức khỏe của mình và mọi người, có khả năng tôn trọng sự khác biệt nơi người khác, các nguyên tắc của đời sống tập thể.
Với học sinh lớp 3: dạy cho các em biết và thực hành về phép lịch sự, nền tảng đạo đức với những nguyên tắc như: “Đừng làm những điều bạn không muốn người khác làm với mình”.
Qua đó, học sinh ý thức được về quyền và nghĩa vụ công dân, học áp dụng những nguyên tắc đó trong đời sống tập thể, ứng xử lịch sự và biết xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Học sinh cũng phải được giáo dục về sức khỏe, những mối nguy hiểm trên internet, biết tự bảo vệ mình khi bị ngược đãi…
Với lớp 4 và lớp 5, cần trang bị cho các em văn hóa đạo đức và công dân, cùng tinh thần phản biện giúp hình thành ý thức trách nhiệm cá nhân và xã hội.
Việc giảng dạy này nhắm đến giúp các em ý thức về bản thân và sự tôn trọng nhân phẩm người khác, như lòng khoan dung, tôn trọng niềm tin và tín ngưỡng, quyền và nghĩa vụ công dân, tinh thần dấn thân, khả năng phán đoán và hợp tác cùng người khác.
☀️ Ở Bậc Trung Học Cơ Sở, Môn Học Này Tập Trung Những Khía Cạnh Nào?
Đối với học sinh cấp 2 (từ lớp 6 đến lớp 9) việc giảng dạy môn giáo dục công dân không nhằm áp đặt các em mà giúp hình thành văn hóa đạo đức cũng như rèn luyện kĩ năng phản biện, ý thức được trách nhiệm của mình.
Tinh thần đạo đức ấy cũng cần gắn liền với các giá trị tự do, công bằng và huynh đệ của nền cộng hòa.
Những nội dung này tập trung ở bản Điều lệ về tính trung lập của trường học Pháp (trường công) gồm 15 điều bao gồm: công bằng, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tôn trọng sự khác biệt…
Những nội dung này không những được chuyển tải thông qua môn học Giáo dục đạo đức công dân, mà còn thông qua các hoạt động, nội dung những môn học khác, như giáo dục thể chất, nghệ thuật, văn học, khoa học xã hội…
Trong những bài học này đề cao sự “tôn trọng” (tôn trọng nhân phẩm của người khác, tôn trọng sự khác biệt, tính đa nguyên trong các ý kiến, tôn trọng thiên nhiên), trách nhiệm, dấn thân, lòng khoan dung, phản biện, tư duy độc lập.
Những gì được chuyển tải trong môn học này cũng là nền tảng giá trị đạo đức của cả xã hội Pháp, những điều này rút ra từ các tuyên bố, các công ước quốc tế về nhân quyền, quyền trẻ em và Hiến pháp vốn đặt cơ sở nền tảng cho một xã hội dân chủ và nhân quyền.
Tuy việc giảng dạy môn học này có mục tiêu là giúp các em hình thành ý thức của một công dân tương lai với những giá trị nền tảng chung, nhưng trong đó người Pháp vẫn đặt các học sinh làm trung tâm, nhấn mạnh đến các giá trị, kiến thức và kỹ năng giúp các em tự phát triển bản thân.
Qua đó, có thể chung sống và làm việc với người khác chứ không áp đặt các giá trị cứng nhắc lên thế hệ tương lai, cũng không nhấn mạnh đến các khía cạnh như ngoan hiền, vâng lời như trong nội dung môn học này ở Việt Nam.
Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm và cách hành văn của riêng tác giả.
Nguyễn Khánh Trung - Nguồn: http://giaoduc.net.vn
S
Cách dùng: - Bấm phải chuột để chọn vào Táp mới (New Table) hay Màn hình khác (New Windowd)OM MANI PADME HUM - His Holiness the Gyalwang Drukpa His Holiness the Twelfth Gyalwang Drukpa OM
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:
ABHIDHAMMA LÀ GÌ?Giới Đức Minh Đức Triều Tâm ẢnhNgười ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li,
ất cả chúng ta đều nên kiểm kê lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình. Và hãy biết ơn mọi món quà chúng ta nhận được. Tôi biết rằng
🌍 Hãy thắp sáng thế giới với nụ cười của bạn, vì bạn không bao giờ biết ai đang bị kẹt nghẻn, nơi nào đang tối tăm._Krexy🌍 Bạn được sinh ra để
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt