Bài Viết (701)


Số Phận & Cuộc Đời của bạn - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV

13,126

 

"We are visitors on this planet. we are here for ninety or one hundred years at the very most. During that period, we must try to do something good, something useful, with our lives. If you contribute to other peoples happiness, you will find the true goal, the true meaning of life."
by H.H. The 14 th Dalai Lama

Nếu bạn ở trong gia đình nhân loại, bạn cần có tình người ấm áp, trái tim ấm áp. Những vấn đề về hòa bình thế giới, an bình gia đình, hòa ái chồng vợ hay yên lành giữa cha mẹ và con cái, tất cả đều tùy thuộc vào cảm giác yêu thương và trái tim ấm áp đó.

Khi thua, đừng mất bài học. Theo luật ba "T" :
- Tự trọng.
- Tôn trọng người khác.
- Trách nhiệm về mọi hành động của mình.
 

Không được điều mình muốn đôi khi lại là điều may mắn. Học quy tắc để biết phá bỏ quy tắc đúng cách. Đừng để một tranh chấp nhỏ làm tổn thương một thâm tình lớn. Khi nhận ra mình vừa lầm lỗi, sửa lỗi ngay lập tức. Nên có thời gian một mình mỗi ngày. Mở rộng vòng tay chào đón thay đổi, nhưng đừng bỏ đi đức hạnh của mình. Đôi khi im lặng là câu trả lời hay nhất.

Sống cuộc đời tử tế và phẩm hạnh. Rồi khi về già hồi tưởng lại, bạn có thể thưởng thức cuộc đời bạn thêm một lần nữa. Bầu không khí yêu thương trong nhà bạn là nền tảng cho đời sống của bạn. Khi bất đồng với người thân, nói chuyện về hiện tại mà thôi. Đừng nhắc lại chuyện cũ.

Chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là cách để thành bất tử. Hãy dịu dàng với mẹ Đất. Mỗi năm một lần hãy tới một nơi bạn chưa bao giờ tới.

Đo lường thành công của bạn bằng những gì bạn phải mất đi để có nó. Hãy yêu và nấu ăn với đam mê cuồng nhiệt. Bạn cũ mất đi, bạn mới đến. Cũng như ngày tháng, ngày cũ qua đi, ngày mới đến. Điều quan trọng là làm nên ý nghĩa: - một tình bạn có ý nghĩa hay một ngày có ý nghĩa.

Trong thực hành đức nhẫn nhục, kẻ thù của ta là thầy hay nhất của ta. Tôi chấp nhận hướng đến hài hòa, nhưng không để mong ước đó cản đường tôi.

Bản chất của con người là không chỉ có vật chất mà còn cần đời sống tâm linh. Nếu không có đời sống tâm linh, rất khó để đạt an bình và giữ được an bình trong tâm hồn. Tình yêu và từ tâm là nhu cầu, không phải xa xí phẩm. Không có tình yêu và từ tâm, nhân loại không thể tồn tại.

Nếu bạn sống tử tế hàng ngày, thành thật, với tình yêu, với từ tâm, giảm ích kỷ, tự nhiên bạn sẽ đến Niết Bàn. Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành từ tâm. Nếu bạn muốn bạn hạnh phúc hãy thực hành từ tâm. Từ tâm thực sự không chỉ là phản ứng của tình cảm, mà là một tâm nguyện của lý trí

Nếu tình yêu trong tâm của bạn mất đi, và bạn thấy mọi người khác đều là kẻ thù, thì bạn dù có kiến thức, giáo dục hay tiện nghi vật chất nhiều đến mức nào, bạn cũng chỉ có khổ đau và rối rắm. Chỉ có thể phát triển từ tâm và thấu hiểu người khác mới có thể mang lại cho chúng ta tĩnh lặng và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm.

Càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác, chúng ta càng thấy an lạc. Nuôi dưỡng cảm giác thân thiết, ấm áp đối với người khác tự nhiên làm ta thoải mái trong tâm. Đó là nguồn gốc tối hậu của thành công trong cuộc đời.

Từ tâm thực sự có tính cách hoàn vũ. Từ tâm luôn có ý thức trách nhiệm đi kèm.

Chúng ta phải biết rằng nỗi đau khổ của một người hay một quốc gia là nỗi đau khổ của toàn thể loài người. Niềm hạnh phúc của một người hay một quốc gia là niềm hạnh phúc của toàn thể loài người. 

Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình. Tuy nhiên, hạnh phúc thực sự đến từ cảm giác an bình và hài lòng, tạo ra bởi nuôi dưỡng lòng vị tha, tình yêu, từ tâm và xóa bỏ ngu muội, ích kỷ và tham lam.

- Cẩn thận với tư tưởng của bạn, vì chúng sẽ thành lời nói. - Cẩn thận với lời nói của bạn vì chúng sẽ thành hành động.
- Cẩn thận với hành động của bạn, vì chúng sẽ thành thói quen.
- Cẩn thận với thói quen của bạn, vì chúng sẽ uốn nắn nhân cách của bạn.
- Cẩn thận với nhân cách của bạn, vì nó sẽ định số phận của bạn.
- Và số phận của bạn sẽ là cuộc đời của bạn.

 

Viết bởi Đạt Lai Đạt Ma 14

Theo: ( http://capcodoc.net/index.php?option=com_content&task=view&id=1519&Itemid=56)

13,126

Khái quát về Duy Thức Tam Thập Tụng và các bản luận giải - Tác giả: Thích Long Vân dịch

Duy thức tam thập tụng ( vijnaptimatratridasastrakarika) và thành duy thức luận ( vijnaptimatratasidhisastra) là hai tác phẩm của Phật giáo được viết bằng tiếng Hán do ngài Tam Tạng Pháp sư

18,403
KHÉO LÉO, THIỆN XẢO

Những khéo léo của tôi vẫn là những khéo léo của tôi._Floyd Mayweather☀️ Lập lại là bà mẹ của tinh xảo. _ Anthony Robbins☀️ Tôi tin rằng bạn học những kỹ năng

708
KHÔNG SÁT SANH - Thiện Phúc (Song ngữ Việt - Anh)

KHÔNG SÁT SANH Thiện PhúcKhông Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc

14,475
1. Cách Thức Đúng Đắn Để Lắng Nghe Giáo Pháp 2. Cung Cách Hành Xử

I. CÁCH THỨC ĐÚNG ĐẮN ĐỂ LẮNG NGHE GIÁO PHÁP:Cách thức đúng đắn để lắng nghe giáo pháp gồm có hai phương diện: thái độ đúng đắn và hành vi đúng đắn.1. Thái

394
Lôgic học trong Phật giáo - Tác giả: Hoàng Phong

Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng

17,235
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,317
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,738
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,653
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,420
Chùa Việt
Sách Đọc