GIẢI THÍCH: PHẨM TỊNH PHẬT QUỐC ĐỘ THỨ 82
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Tịnh Phật quốc
Kinh Đại Bát-nhã hội thứ 2 ghi: Phẩm Đạo Sĩ thứ 80).
KINH: Bấy giờ Tu-bồ-đề suy nghĩ: Thế nào là đạo Bồ-tát? Bồ-tát trú trong đạo ấy như vậy có thể phát đại thệ nguyện trang nghiêm?[1]
Phật biết ý nghĩ của Tu-bồ-đề, bảo Tu-bồ-đề: Sáu Ba-la-mật là đạo Bồ-tát; ba mươi bảy pháp trợ đạo là đạo Bồ-tát; mười tám không, là đạo Bồ-tát; tám bội xả,[2] định chín thứ lớp, mười lực của Phật cho đến mười tám pháp không chung, là đạo Bồ-tát. Hết thảy pháp cũng là đạo Bồ-tát. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, vả chăng có pháp Bồ-tát không học mà có thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng? Này Tu-bồ-đề, không có pháp Bồ-tát không nên học, vì sao? Vì Bồ-tát không học hết thảy pháp thời không được trí Nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu hết thảy pháp đều không, thời vì sao nói Bồ-tát học hết thảy pháp? Như vậy há ở trong chỗ không có Thế Tôn, không có hý luận thành ra có hý luận
[1] Đại trí độ luận, quyển 45, tr. 387b14-20: Hỏi: Sao gọi là đại trang nghiêm? Đáp: vì độ chúng sanh, vì Vô thượng chánh đẳng chánh giác nên thực hành các công đức phước thiện, lược nói là thực hành sáu ba-la-mật. Như Phú-lâu-na thứ lớp nói. Nếu Bồ-tát vì hết thảy trí tuệ nên thực hành thí ba-la-mật, phước đức ấy chung cho hết thảy chúng sanh. Chung nghĩa là phước đức bố thí, ta và chúng sanh chung hưởng, ta lấy đó hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
[2] Tham khảo T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 24, kinh số 97, tr. 582a17-29; Đại trí độ luận, quyển 21, 44, 81; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毗婆沙論), quyển 84, tr. 434b; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達摩俱舍論), quyển 29, tr. 151b1-3.
* Trang 449 *
chăng ? Nghĩa rằng hý luận cho là đây, là kia, là pháp thế gian, là pháp xuất thế gian, là pháp hữu lậu, là pháp vô lậu, là pháp hữu vi, là pháp vô vi, là pháp phàm phu, là pháp A-la-hán, là pháp Bích-chi Phật, là pháp Phật.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy. Hết thảy pháp thật không; nếu hết thảy pháp chẳng không, thời Bồ-tát không thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nay hết thảy pháp thật không, nên Bồ-tát có thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu-bồ-đề, như lời ông nói, nếu hết thảy pháp không, há không phải ở trong chỗ không có hý luận. Thế Tôn khởi lên hý luận phân biệt có kia có đây, có pháp thế gian, pháp xuất thế gian cho đến pháp Phật. Này Tu-bồ-đề, nếu chúng sinh biết hết thảy pháp không, thời Bồ-tát không học hết thảy pháp mà được trí Nhất thiết chủng. Nay chúng sinh thật không biết hết thảy pháp không, vì thế nên Bồ-tát được Vô thượng chánh đẳng chánh giác rồi, phân biệt các pháp, vì chúng sinh mà giảng nói. Này Tu-bồ-đề, ở trong đạo Bồ-tát ấy, từ khi mới phát tâm lại đây, đối với tính nhất định của hết thảy pháp không thể có được, chỉ vì nhân duyên hòa hợp khởi lên nên có danh từ các pháp. Ta nên suy nghĩ như vầy: Các pháp thật tính không dínhmắc gì, như tính sáu Ba-la-mật hoặc ba mươi bảy pháp trợ đạo, hoặc quả Tu-đà-hòan cho đến quả
* Trang 450 *
quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì sao? Vì hết thảy pháp, hết thảy pháp tính không, không chẳng dính mắc không, không cũng không thể có được, huống gì trong không có dính mắc ? Bồ-tát suy nghĩ như vậy nên không chấp trước hết thảy pháp mà học hết thảy pháp, ở trong sự học ấy quán tâm hành của chúng sinh, biết tâm ấy hành ở chỗ nào. Biết chúng sinh hành ở trong hư vọng không thật, khi ấy Bồ-tát nghĩ rằng: Chúng sinh ấy chấp trước pháp hư vọng không thật nên dễ độ thốt. Bồ-tát trú trong Bát-nhã, dùng sức phương tiện giáo hóa như vầy: Chúng sinh các ngươi nên hành bố thí, có thể được giàu của cải; cũng chớ ỷ thị quả báo bố thí mà tự cao, vì sao? Vì trong đó không có pháp chắc thật; trì giới, thiền định, trí tuệ cũng như vậy.[1] Chúng sinh hành pháp ấy có thể được quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Phật đạo; chớ nghĩ rằng có pháp ấy giáo hóa như vậy hành đạo Bồ-tát mà không vướng mắc gì, vì trong ấy không có gì chắc thật. Nếu giáo hóa được như vậy gọi là hành đạo Bồ-tát, vì đối với các pháp không dính mắc gì, vì sao? Tướng các pháp không dính mắc, vì tự tính không có, vì tính không. Này Tu-bồ-đề, khi hành đạo Bồ-tát như vậy không trú (na pratiṣṭhitena) chỗ nào. Bồ-tát vì không trú pháp nên cũng không trú trong ấy hành Thí ba-la-mật;[2] cũng không trú trong ấy hành Giới ba-la-mật, cho đến
[1] Tham khảo T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, hội thứ hai (第二分), phẩm đạo sĩ thứ 80 (道土品第八十), tr. 410b25-26: Trong đây không có việc chắc thật, các ông nên thực hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát-nhã.
[2] T. 8, số 235: Kim cang Bát-nhã ba-la-mật kinh (金 剛般若波羅蜜經), tr. 749a12-14: Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Các vị Bồ-tát đối với các pháp không nên trú vào bất cứ cái gì để thực hiện bố thí; nghĩa là không dựa vào “sắc” để bố thí cũng không dựa vào “thanh” để bố thí, vào hương, vị, xúc và vào “pháp” để bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên bố thí với tinh thần “không trú” vào các tướng như thế. Vì sao? Vì Bồ-tát bố thí với tinh thần không trú vào các tướng thì phước đức sẽ không thể suy lường được; Vajracchedikā sūtra: Api tu khalu punaḥ subhute na bodhisattvena vastupratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam, na kvacitpratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam| na rūpapratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam| na śabda gandha rasa spraṣṭavya dharmeṣu pratiṣṭhitena dānaṁ dātavyam| evaṁ hi sūbhūte bodhisattvena mahāsattvena dānaṁ dātavyaṁ yathā na nimittasaṁjñāyām api pratitiṣṭhet| tatkasya hetoḥ? yaḥ subhūte bodhisattvo’pratiṣṭhito dānaṁ dadāti, tasya subhūte puṇyaskandhasya na sukaraṁ pramāṇām udgrahītum|
mật. Như Phú-lâu-na thứ lớp nói. Nếu Bồ-tát vì hết thảy trí tuệ nên thực hành thí ba-la-mật, phước đức ấy chung cho hết thảy chúng sanh. Chung nghĩa là phước đức bố thí, ta và chúng sanh chung hưởng, ta lấy đó hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
[2] Tham khảo T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 24, kinh số 97, tr. 582a17-29; Đại trí độ luận, quyển 21, 44, 81; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毗婆沙論), quyển 84, tr. 434b; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達摩俱舍論), quyển 29, tr. 151b1-3.
* Trang 451 *
đến cũng không trú trong ấy hành Bát-nhã ba-la-mật; hành sơ thiền cũng không trú trong ấy, vì sao? Vì sơ thiền ấy, tướng sơ thiền không, người hành thiền cũng không, pháp dùng để hành thiền cũng không; đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền cũng như vậy; từ, bi, hỷ, xả cho đến định chín thứ lớp cũng như vậy. Được quả Tu-đà-hồn cũng không trú trong ấy, cho đến được đạo Bích-chi Phật cũng không trú trong ấy.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, do nhân duyên gì nên không trú trong ấy?
Phật dạy: Có hai nhân duyên nên không trú trong ấy. Những gì là hai? Một là các đạo quả tính không, không có chỗ trú, cũng không có pháp sở dụng, cũng không có người trú; hai là không cho chút ít việc là đủ nên không trú, nghĩ rằng: Ta không nên không được quả Tu-đà-hồn, ta chắc chắn nên được quả Tu-đà-hồn, chỉ ta không nên trú trong ấy; cho đến đạo Bích-chi Phật ta chẳng nên không được, ta chắc chắn nên sẽ được, chỉ ta không nên trú trong ấy, cho đến được Vô thượng chánh đẳng chánh giác cũng không nên trú, vì sao? Vì từ khi ta mới phát tâm lại đây không có tâm gì khác, chỉ nhất tâm hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát nhất tâm hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, xa lìa các tâm khác; gây nghiệp >
* Trang 452 *
thân (kāya), miệng (vāc), ý (manas) đều nên hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.[1] Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát trú vào nhất tâm ấy có thể phát sinh đạo giác ngộ.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu hết thảy pháp chẳng sinh, làm sao Bồ-tát có thể phát sinh đạo giác ngộ?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy, hết thảy pháp không sinh. Vì sao không sinh? Vì không có gì làm, không có gì khởi, vì hết thảy pháp chẳng sinh.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, có Phật hay không có Phật thời thật tướng các pháp vẫn thường trú ư?[2]
Phật dạy: Như vậy, như vậy. Thật tướng các pháp thường trú, vì chúng sinh chẳng biết thật tướng các pháp thường trú nên Bồ-tát vì chúng sinh mà phát sinh đạo giác ngộ, dùng đạo ấy kéo chúng sinh ra khỏi sinh tử.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, dùng đạo sinh được giác ngộ ư?
Phật dạy: Không được.
Bạch đức Thế Tôn, dùng đạo không sinh được giác ngộ ư?
Phật dạy: Không được.
Bạch đức Thế Tôn, dùng đạo không sinh chẳng phải không sinh được giác ngộ chăng?
[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh ( 放光般若經), quyển 19, tr. 135c19-21: Tu-bồ-đề! Bồ-tát thân khẩu ý đều nên hướng đến đạo, Bồ-tát trú nơi đạo, không sanh nhân duyên; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, hội thứ hai: phẩm đạo sĩ (第二分道土品), tr. 411a24-28: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát chuyên cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ở tất cả thời tâm không tán loạn, có phát khởi các nghiệp thân ngữ ý không có gì không cùng đồng tâm bồ đề. Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát trú tâm bồ-đề phát khởi đạo Bồ đề, không vì các việc khác nhiễu loạn tâm.
[2] Abhidharmakośa śāstra (A-tỳ-đạt-ma câu xá luận), Lokanirdeśa, tr. 137: utpādād vā tathāgathānām anutpādād vā sthitaiveyaṃ dharmatā iti vacanāt (Sự xuất hiện của Như lai, sự không xuất hiện của Như lai; pháp tánh của các pháp thì thường trú).
* Trang 453 *
Phật dạy: Không được.[1]
Bạch đức Thế Tôn, làm thế nào được giác ngộ?
Phật dạy: Chẳng phải dùng đạo (mārga) được giác ngộ (bodhi), cũng chẳng phải dùng chẳng phải đạo được giác ngộ, vì tính giác ngộ tức là đạo, đạo tức là giác ngộ.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu giác ngộ tức là đạo, đạo tức là giác ngộ, nay đây Bồ-tát khi chưa làm Phật lẽ đáng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác (anuttara-saṃyaksaṃbuddha), cớ sao nói các đấng Như lai (Tathāgata), Ứng cúng (Arhat), Chánh biến tri (saṃyaksaṃbuddha) có 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, mười lực, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao, Phật được giác ngộ chăng?
Thưa không, bạch Thế Tôn. Phật không được giác ngộ, vì sao? Vì Phật tức là giác ngộ, giác ngộ tức là Phật.
Như lời Tu-bồ-đề hỏi, khi còn Bồ-tát không nên được giác ngộ. Bồ-tát ấy đầy đủ sáu Ba-la-mật, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, tam-muội Kim Cang,[2] một niệm tương ưng với tuệ mới được Vô
[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 19, tr. 135c26-29: Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế-tôn! Dùng đạo ý sinh được đạo ư? Phật dạy: không được! Dùng không đạo ý sinh được đạo ư? Phật dạy: không được! cũng từ không sinh không diệt được đạo ư? Phật dạy: không được; T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, hội thứ hai: phẩm đạo sĩ thứ 80 (第二分道土品第八十), tr. 411b8-13: Cụ Thọ Thiện Hiện lại bạch phật rằng: Các Bồ-tát ma-ha-tát dùng đạo không sinh được giác ngộ ư? Phật dạy: không được! Bạch đức Thế-tôn! dùng đạo sinh được giác ngộ ư? Phật dạy: không được! Bạch đức Thế-tôn! Dùng đạo không sinh chẳng phải không sinh được giác ngộ ư? Phật dạy: không được!
[2] Đại trí độ luận, quyển 47, tr. 400b17-c3: Sao gọi là tam-muội như kim cang? Trú ở tam-muội ấy hay xuyên suốt các pháp, cũng không thấy xuyên suốt, gọi là tam-muội như kim cang; quyển 62, phẩm chiếu minh thứ 40, tr. 497c9-11: Bồ-tát trụ ở Kim cang tam muội dứt hết thảy tập khí phiền não vi tế, khiến không còn sót lại, được vô ngại giải thoát, nên nói là trí nhất thiết chủng; quyển 18, tr. 191b16-17; quyển 21, tr. 218b6-7; quyển 24, tr. 235a16; quyển 45, tr. 384b6-9; quyển 84, tr. b8-27; quyển 86, tr. 662b3-4; quyển 92, tr. 708b13-16; quyển 97, tr. 737a24-26; T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (十住毘婆沙論), quyển 10, tr. 73b27-c4: Tam-muội kim cang: tam-muội kim cang của chư Phật Thế-tôn là bất cọng pháp, không thể phá hoại, đối với nhất thiết xứ không có chướng ngại, được chánh biến tri, phá hoại tất cả pháp chướng ngại, bình đẳng xuyên suốt, được các lực công đức lợi ích, tối thượng trong các thiền định, không thể phá hoại, ấy gọi là tam-muội Kim cang. Như báu kim cang không vật gì có thể phá, tam-muội cũng như vậy, không có pháp nào có thể phá hoại, nên gọi là tam-muội kim cang.
* Trang 454 *
thượng chánh đẳng chánh giác,[1] khi ấy gọi là Phật, được tự tại đối với hết thảy pháp.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật?[2]
Phật dạy: Bồ-tát từ khi mới phát tâm trở lại đây tự trừ nghiệp thô nơi thân, tự trừ nghiệp thô nơi miệng, tự trừ nghiệp thô nơi ý, cũng làm thanh tịnh nghiệp thô nơi thân, miệng, ý của người khác.
Bạch đức Thế Tôn, thế nào là nghiệp thô nơi thân, miệng, ý của Bồ-tát?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nghiệp bất thiện: Hoặc sát sinh cho đến tà kiến là nghiệp thô nơi thân, miệng, ý của Bồ-tát.
* Lại nữa, tâm xan tham, tâm phá giới, tâm sân giận, tâm giải đãi, tâm tán loạn, tâm ngu si là nghiệp thô nơi ý của Bồ-tát.
* Lại nữa, giới không thanh tịnh là nghiệp thô nơi thân, miệng của Bồ-tát.
* Lại nữa, nếu Bồ-tát xa lìa bốn niệm xứ mà tu hành, gọi là nghiệp thô của Bồ-tát; xa lìa bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần thánh đạo, tam-muội Không, Vô tướng, Vô tác cũng là nghiệp thô của Bồ-tát.
* Lại nữa, Bồ-tát tham chứng quả Tu-đà-hồn cho đến tham chứng quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật là nghiệp thô của Bồ-tát.
[1] Tham khảo T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, hội thứ hai phẩm đạo sĩ thứ 80 (第二分道土品第八十), tr. 411c10-12: Từ vô gián này, dùng định kim cang dụ một niệm tương ưng với diệu tuệ, vĩnh viễn đoạn trừ hết thảy tập khí tương tục hai chướng thô trọng, chứng được Vô thượng chánh đẳng bồ-đề; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 535, hội thứ ba phẩm Phật quốc (第三分佛國品第三十之一), tr. 749c16-18: Từ vô gián này, dùng định kim cang dụ một sát na ngắn tương ưng với Bát-nhã, vĩnh viễn đoạn trừ hết thảy tập khí tương tục hai chướng thô trọng phiền não chướng và sở tri chướng, chứng được Vô thượng chánh đẳng bồ-đề.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 93.
thấy xuyên suốt, gọi là tam-muội như kim cang; quyển 62, phẩm chiếu minh thứ 40, tr. 497c9-11: Bồ-tát trụ ở Kim cang tam muội dứt hết thảy tập khí phiền não vi tế, khiến không còn sót lại, được vô ngại giải thoát, nên nói là trí nhất thiết chủng; quyển 18, tr. 191b16-17; quyển 21, tr. 218b6-7; quyển 24, tr. 235a16; quyển 45, tr. 384b6-9; quyển 84, tr. b8-27; quyển 86, tr. 662b3-4; quyển 92, tr. 708b13-16; quyển 97, tr. 737a24-26; T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (十住毘婆沙論), quyển 10, tr. 73b27-c4: Tam-muội kim cang: tam-muội kim cang của chư Phật Thế-tôn là bất cọng pháp, không thể phá hoại, đối với nhất thiết xứ không có chướng ngại, được chánh biến tri, phá hoại tất cả pháp chướng ngại, bình đẳng xuyên suốt, được các lực công đức lợi ích, tối thượng trong các thiền định, không thể phá hoại, ấy gọi là tam-muội Kim cang. Như báu kim cang không vật gì có thể phá, tam-muội cũng như vậy, không có pháp nào có thể phá hoại, nên gọi là tam-muội kim cang.
* Trang 455 *
LUẬN: Từ trước lại đây Tu-bồ-đề thường hỏi về pháp không. Bấy giờ trong hội chúng nghi: Tu-bồ-đề đã thể ngộ pháp tịch tịnh không hý luận, cớ sao còn hỏi nhiều? Vì thế nên không hỏi mà chỉ tâm niệm.
* Lại nữa, có những Bồ-tát và chư thiên vào sâu thiền định, không ưa ngôn ngữ mà chỉ muốn được ích lợi của pháp, thế nên Tu-bồ-đề không phát ngôn mà chỉ tâm niệm.
Hỏi: Vì sao Tu-bồ-đề tuy không nói mà Thế Tôn vẫn dùng lời đáp?
Đáp: Sắc thân của Phật trông thấy không nhàm chán; thấy sắc không nhàm chán, nghe âm thanh cũng như vậy, nên tuy nói mà không chướng ngại hạnh thiền định vi tế; thế nên Phật dùng lời để đáp.
* Lại nữa, Phật an lập nơi tướng tịch diệt, trú trong Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không phân biệt hết thảy pháp hoặc thiện hoặc bất thiện. Chúng sinh có nghi mà hỏi, Phật theo chỗ hỏi, chỗ suy nghĩ mà đáp, vì thế nên không giống với Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nghe sáu Ba-la-mật nghĩa lý rất sâu, không thể nắm bắt được bờ mé của nó, nên hỏi: Thế nào là đạo Bồ-tát mà hành đạo ấy được thanh tịnh, không có chỗ đắm trước các thiện pháp, sáu Ba-la-mật trang nghiêm? Phật biết ý Tu-bồ-đề nghĩ nên đối với Tu-bồ-đề tuy lợi ích ít mà vì lợi ích cho các Bồ-tát nên đáp: Sáu Ba-la-mật là đạo Bồ-tát. Sáu Ba-la-mật là đạo của Bồ-tát mới phát tâm; tiếp đến hành bốn thiền, tám bội xả, định
* Trang 456 *
chín thứ lớp và ba mươi bảy pháp trợ đạo, chỉ cầu Niết-bàn; hành mười tám không, mười lực của Phật, là các thiện pháp vi tế, chỉ vì cầu Phật đạo. Sáu đạo Ba-la-mật phần nhiều vì chúng sinh mà nói; ba mươi bảy pháp trợ đạo chỉ vì cầu Niết-bàn; mười tám không, từ Niết-bàn xuất ra, là đạo vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật mà vào Bồ-tát vị. Ba đạo ấy đều là sở hành của sinh thân Bồ-tát, vì sao? Vì còn phân biệt các pháp. Nay lại cho tất cả pháp đều là đạo Bồ-tát, đó là pháp tính, sở hành của pháp tính sinh thân Bồ-tát; vì không thấy các pháp có tốt xấu mà an lập tướng bình đẳng của các pháp. Trong Kinh này Phật tự nói nhân duyên: Bồ-tát nên học hết thảy, nếu có một pháp không học thời không thể được trí Nhất thiết chủng. Học hết thảy pháp là dùng hết thảy pháp môn, suy nghĩ, trù lượng, tu quán mà được thông suốt.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Nếu hết thảy pháp một tướng (eka-lakṣaṇa) đó là không tướng (śūnyatā-lakṣṇā) thời Bồ-tát làm thế nào học hết thảy pháp mà bèn ở trong Không có hý luận khởi lên hý luận? Nghĩa là cho rằng có pháp này pháp kia!
Lược nói tướng hý luận là đây đông kia tây, đây trên kia dưới, là thường là vô thường, là thật là không, là thế gian là xuất thế gian, cho đến là pháp nhị thừa, là pháp Phật.
Phật hứa khả lời Tu-bồ-đề rằng: Hết thảy pháp tướng không (sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā); nếu pháp thật có định tướng chẳng không tức là không sinh không diệt (anutpannā aniruddhā); không diệt nên không có
* Trang 457 *
bốn đế (na duḥkhasamudayanirodhamārgā); không có bốn đế nên không có Phật (Buddha-ratna), Pháp (dharma-ratna), Tăng bảo (saṃgha-ratna); như vậy, Tam bảo đều bị phá hoại. Nay các pháp thật không có, cho đến tướng không, cũng không có, chỉ do chúng sinh ngu si điên đảo nên chấp trước. Thế nên đối với chúng sinh, Bồ-tát khởi tâm thương xót, muốn kéo ra khỏi chấp trước nên cầu sức thân Phật; muốn làm cho chúng sinh tin chịu lời kia để bỏ điên đảo, ngộ vào thật tướng. Thế nên Bồ-tát tuy biết các pháp không, mà vì lợi ích chúng sinh nên phân biệt nói. Nếu chúng sinh tự biết các pháp không, thời Bồ-tát chỉ tự trú trong tướng không ấy, không cần học phân biệt hết thảy pháp.
Bồ-tát khi hành đạo Bồ-tát, từ khi mới phát tâm trở lại đây suy nghĩ như vầy: Hết thảy pháp không có tính nhất định, chỉ do nhân duyên hòa hợp nên sinh khởi; các nhân duyên ấy cũng mỗi mỗi do hòa hợp sinh cho đến rốt ráo không. Rốt ráo không chỉ là một pháp thật, ngồi ra đều không có tự tính nên đều hư dối. Ta từ vô thỉ lại đây chấp đắm pháp hư dối ấy chán việc thọ khổ não trong sáu đường. Ta nay là con của chư Phật trong mười phương ba đời, Bát-nhã là mẹ ta, nay ta không nên trở lại đeo đuổi pháp hư vọng. Do vậy, Bồ-tát cho đến đối với rốt ráo không cũng không dính mắc, huống gì các pháp khác như Thí ba-la-mật...
Bấy giờ Bồ-tát đầy đủ đạo Bồ-tát, tâm kia an ổn, tự nghĩ rằng: Ta chỉ dứt tâm chấp trước, còn đạo tự nhiên đến. Biết pháp ấy rồi nghĩ đến chúng sinh đang
* Trang 458 *
nhiễm trước thế gian mà rốt ráo không cũng không, không có tự tính, không có chỗ ở, nên chúng sinh ấy khó có thể tin chịu. Vì khiến chúng sinh tin chịu pháp ấy nên học hết thảy pháp, tu hành pháp phương tiện độ chúng sinh, quán tâm hành của chúng sinh đi về đâu, biết nó ưa pháp gì, nghĩ việc gì, có chí nguyện gì. Khi quán sát biết chỗ chấp trước của chúng sinh đều là hư vọng điên đảo, do ức tưởng phân biệt nên chấp trước chứ không có căn bản chắc thật. Bấy giờ Bồ-tát rất hoan hỷ, nghĩ rằng: chúng sinh dễ độ, vì sao? Vì chỗ đắm trước của chúng sinh đều là hư dối không thật; thí như người có một đứa con ưa giỡn chơi trong chỗ bất tịnh, nhóm đất làm lúa, lấy cây cỏ làm chim thú mà sinh ra ưa đắm; bị có người giựt lấy liền nổi giận khóc la. Cha nó biết vậy rồi, nghĩ rằng: Đứa con ấy nay tuy ưa đắm nhưng việc ấy dễ bỏ, đến khi khôn lớn nó tự bỏ, vì sao? Vì vật ấy không chân thật. Bồ-tát cũng như vậy, xem thấy chúng sinh ưa đắm thân bất tịnh hôi hám và năm dục là pháp vô thường, nguyên nhân của các khổ; biết chúng sinh ấy tuy có được năm thiện căn tín, tấn, niệm, định, tuệ thành tựu liền có thể xả bỏ. Nếu trẻ nhỏ đắm trước vật cho là thật thời tuy lớn đến trăm tuổi, lòng tham đắm càng sâu không thể xả bỏ. Nếu chúng sinh chấp trước vật cho là thật có nhất định thời tuy có được năm thiện căn song lòng chấp trước vẫn càng sâu nặng, cũng không thể xa lìa. Vì các pháp tính không, hư dối không thật, nên khi được mắt tuệ vô lậu thanh tịnh, xa lìa
* Trang 459 *
pháp chấp trước, lớn lên tự biết hổ thẹn. Thí như người bị bệnh cuồng làm điều sai trái, sau khi tỉnh ngộ thấy mất mặt xấu hổ.
Bồ-tát đã biết chúng sinh dễ độ nên an trú trong Bát-nhã, dùng sức phương tiện giáo hóa chúng sinh rằng: các ông hãy nên bố thí, sẽ được của nhiều, chớ ỷ thị quả báo bố thí mà tự cao ngạo. Trong đây không có gì chắc thật, đều sẽ bị phá hoại, với khi chưa bố thí không khác nhau. Trì giới, nhẫn nhục cho đến mười tám pháp không chung, cũng như vậy. Các pháp ấy tuy thanh tịnh, có ích rất lớn, nhưng đều là pháp hữu vi, do nhân duyên sinh, không có tự tính, các ông nếu đắm trước pháp ấy thời sinh ra khổ não; thí như thỏi vàng nóng bỏng, tuy là vật báu mà nắm đến thời cháy tay. Như vậy, Bồ-tát giáo hóa chúng sinh, hành đạo Bồ-tát, tự mình không chấp trước gì, cũng dạy chúng sinh không chấp trước; vì tâm không chấp trước hành bố thí nên không trú trong bố thí. Không trú là khi bố thí không chấp thủ ba tướng, cũng không chấp trước quả báo mà tự cao, sinh ra nghiệp tội, khi quả báo diệt hoại cũng không sinh ưu não. Giới ba-la-mật cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác cũng như vậy. Trong đây Phật tự nói nhân duyên không trú: Một là Bồ-tát vào sâu tính không, không thấy các pháp có tự tính nên không trú; hai là không cho việc nhỏ là đủ không nên trú. Bồ-tát không có tâm khác, chỉ một mặt hướng đến việc phát sinh đạo giác ngộ.
* Trang 460 *
Tu-bồ-đề bạch Phật: nếu hết thảy pháp không sinh thời Bồ-tát làm thế nào có thể phát sinh đạo giác ngộ?
Phật hứa khả ý Tu-bồ-đề và nói: Hết thảy pháp không sinh, Ta thật đã nhiều nơi nói pháp không sinh, chẳng phải vì hàng phàm phu nói, mà chỉ vì hàng được vô tác giải thốt, không khởi ba nghiệp mà nói.
Hỏi: Phật tự nói có Phật hay không có Phật thời tính của các pháp vẫn thường trú; như pháp tướng không của các bậc thánh, phàm phu cũng như vậy?
Đáp: Phật hứa khả lời nói ấy rằng: Thật tướng các pháp thường trú, vì chúng sinh không hiểu không biết nên khởi lên đạo giác ngộ, chỉ vì trừ điên đảo cho phàm phu nên gọi là đạo. Nếu chắc chắn có đạo có thể chấp trước thời trở lại là điên đảo. Đạo và chẳng phải đạo bình đẳng tức là đạo; thế nên không nên vấn nạn.
Tu-bồ-đề hỏi: Làm sao có thể được giác ngộ? Dùng đạo sinh được ư?
Phật dạy: Không được, vì sao? Vì nhân đạo sinh là Bồ-tát quán đó là pháp hữu vi sinh diệt nên cho rằng thật, thế nên đáp không; như trước nói thí dụ thỏi vàng cháy đỏ.[1] Còn pháp không sinh (tức đạo không sinh) tức là vô vi, vì pháp vô vi nên cũng không thể dùng để được giác ngộ. Đạo sinh và đạo không sinh cả hai đều có lỗi, vậy đạo chẳng phải sinh chẳng phải không sinh được giác ngộ chăng? - Đáp: Không được.
[1] Đại trí độ luận, quyển 92, tr. 707c6-7: thí như thỏi vàng nóng bỏng, tuy là vật báu mà nắm đến thời cháy tay. Như vậy, Bồ-tát giáo hóa chúng sinh, hành đạo Bồ-tát, tự mình không chấp trước gì, cũng dạy chúng sinh không chấp trước; vì tâm không chấp trước hành bố thí nên không trú trong bố thí. Không trú là khi bố thí không chấp thủ ba tướng, cũng không chấp trước quả báo mà tự cao, sinh ra nghiệp tội, khi quả báo diệt hoại cũng không sinh ưu não; quyển 10, tr. 132b25-27; quyển 37, tr. 332b17-20; quyển 42, tr. 367c15-16.
* Trang 461 *
Hỏi: Nếu đạo sinh và đạo không sinh đều có lỗi, vậy đạo chẳng phải sinh chẳng phải không sinh không nên có lỗi, cớ sao nói không được?
Đáp: Nếu phân biệt chẳng phải sinh chẳng phải không sinh là tốt, là xấu, đó là vì thủ tướng sinh chấp trước, nên nói có lỗi; nếu không chấp trước thời là đạo giác ngộ.
Tu-bồ-đề hỏi: Nếu không do bốn cú được giác ngộ, vậy làm sao được đạo?
Phật dạy: Chẳng phải đạo không do chẳng phải đạo được giác ngộ, vì sao? Vì giác ngộ tức là đạo, đạo tức là giác ngộ; mà giác ngộ tức là thật tướng các pháp, là thật tướng của chư Phật chứng ngộ, không có đổi khác. Hết thảy pháp đều vào trong giác ngộ, là tướng tịch diệt, như hết thảy nước vào trong biển cả đều cùng làm một vị. Thế nên Phật nói tính giác ngộ tức là tính đạo. Nếu tính giác ngộ và tính đạo khác nhau thời không gọi là giác ngộ, vì tướng tịch diệt, không có hí luận; thế nên nói giác ngộ tức là đạo, đạo tức là giác ngộ.
* Lại nữa, nếu hai pháp ấy khác nhau thời hành đạo không thể đến giác ngộ, vì nhân quả chẳng phải một chẳng phải khác.
Tu-bồ-đề hỏi: Nếu như vậy thời Bồ-tát hành đạo lẽ đáng bèn là Phật, vì sao? Vì đạo tức là giác ngộ! Lại, Phật lẽ đáng là Bồ-tát, vì sao? Vì giác ngộ tức là
* Trang 462 *
đạo! Nay cớ gì nói có sai khác: Phật có mười lực, 32 tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình?
Tu-bồ-đề vì hàng Bồ-tát mới học nên phân biệt nạn hỏi Phật rằng: Bồ-tát lý đáng tức là Phật, Phật đáp bằng cách hỏi ngược lại rằng: Phật được giác ngộ chăng?
Tu-bồ-đề đáp: Không được, vì sao? Vì giác ngộ không lìa Phật, Phật không lìa giác ngộ; hai pháp hòa hợp nên gọi là Phật, là giác ngộ. Thế nên không nên nạn rằng Bồ-tát tức là Phật. Đây là đáp tướng chung vậy.
Hỏi: Phật thuộc chúng sinh hữu tình, giác ngộ thuộc pháp, cớ sao nói Phật (Buddha) tức là giác ngộ (bodhi)?
Đáp: Trước tiên có 32 tướng trang nghiêm thân và công đức sáu Ba-la-mật trang nghiêm tâm, nhưng không gọi là Phật, mà vì được giác ngộ nên mới gọi là Phật; thế nên nói Phật với giác ngộ không khác. Năm uẩn thanh tịnh vi diệu hòa hợp giả gọi là Phật; pháp tức là năm uẩn, năm uẩn không lìa giả danh. Giác ngộ tức là thật tướng năm uẩn; hết thảy pháp đều vào trong giác ngộ; thế nên Phật tức là giác ngộ, giác ngộ tức là Phật, chỉ vì trong tâm phàm phu phân biệt nên có sai khác.
Hỏi: Ông trước luận nghị nói giác ngộ với đạo chẳng một chẳng khác, còn trong Kinh nói đạo tức là giác ngộ, giác ngộ tức là đạo; Phật tức là giác ngộ, giác ngộ tức là Phật?
* Trang 463 *
Đáp: Một và khác tuy đều chẳng thật, nhưng phần nhiều dùng một, thế nên trong đây nói: Giác ngộ tức là đạo, đạo tức là giác ngộ, không có gì lỗi. Như hai bên thường (nitya) và vô thường (anitya), vì thường phần nhiều sinh phiền não nên ít nhắc đến; vô thường có thể phá phiền não nên nói đến nhiều, mà khi việc thành tựu vô thường cũng xả bỏ. Trong đây cũng như vậy, nếu quán các pháp sai khác dễ sinh tâm chấp trước, nếu quán các pháp một tướng hoặc vô thường, khổ, không... thời phiền não không sinh. Vì tâm chấp trước ít, thế nên phần nhiều dùng một tướng, còn ở trong thật nghĩa một tướng cũng vô dụng. Nếu chấp trước một tướng tức lại là tai họa.
* Lại nữa, vì sai khác không có nên một tướng cũng không thể có được, vì là tướng đối đãi nhau. Chỉ đem tâm không chấp trước, không chấp thủ một tướng nên nói, không có gì lỗi; song vì một tướng không thật nên Bồ-tát không được tức là Phật.
* Lại nữa, nay Phật lại đáp với Tu-bồ-đề và tự nói nhân duyên: Giác ngộ tuy là tướng tịch diệt, nhưng Bồ-tát có thể đầy đủ các công đức Ba-la-mật, trú trong tam muội kim cương, do một niệm tương ưng với tuệ mà được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, bấy giờ đối với hết thảy pháp được tự tại, được gọi là Phật. Bồ-tát tuy biết được đạo và giác ngộ chẳng khác nhau, nhưng chưa đầy đủ công đức nên không gọi là Phật; và Phật đã đầy đủ hạnh nguyện, mọi việc đã rốt ráo nên không gọi là
* Trang 464 *
là Bồ-tát. Người được là Phật, pháp được là giác ngộ, người cầu giác ngộ là Bồ-tát.
Tu-bồ-đề theo Phật nghe nói tướng giác ngộ, tướng đạo, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh rồi, nay hỏi Phật việc nghiêm tịnh cõi Phật. Các A-la-hán, Bích-chi Phật không có năng lực biết việc nghiêm tịnh cõi Phật cho nên hỏi: Thế nào là cõi Phật thanh tịnh?
Phật đáp: Cõi Phật là trăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức núi Tu di, trăm ức trời Bốn thiên vương; ấy gọi là thế giới ba ngàn đại thiên. Vô lượng vô biên thế giới ba ngàn đại thiên như vậy gọi là một cõi Phật. Phật ở trong đó khi làm Phật sự, thường thường ngày ba thời đêm ba thời dùng Phật nhãn nhìn khắp chúng sinh xem ai có thể gieo trồng căn lành, ai căn lành đã thành thục nên làm cho tăng trưởng, ai căn lành đã thành thục nên đáng được độ. Thấy rồi dùng sức thần thông theo chỗ thấy mà giáo hóa. Tâm chúng sinh giong ruỗi theo cảnh bên ngồi: Nếu được việc hợp ý thời không sinh tâm sân não; nếu được nhân duyên bất tịnh, vô thường thời không sinh phiền não tham dục; nếu được nhân duyên pháp không, không có sở hữu thời không sinh phiền não ngu si. Thế nên Bồ-tát trang nghiêm cõi Phật là vì làm cho chúng sinh dễ độ: trong cõi nước không có thiếu thốn gì, vì tâm không có ngã thời không sinh xan tham, sân giận. Có cõi nước Phật, hết thảy cây cối thường phát ra pháp âm thật tướng là không sinh, không diệt, không khởi, không làm, Chúng sinh chỉ nghe diệu âm ấy, không nghe âm thanh khác, vì chúng sinh lợi căn nên
* Trang 465 *
liền ngộ được thật tướng các pháp. Như vậy, cõi Phật trang nghiêm gọi là cõi Phật thanh tịnh, như trong Kinh A-di-đà nói.[1]
Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây tự thanh tịnh nghiệp thô nơi thân, miệng, ý, cũng dạy người khác thanh tịnh nghiệp thô nơi thân, miệng, ý.
Hỏi: Nếu Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật là Bồ-tát được vô sinh pháp nhẫn, trú trong Thần thông ba-la-mật vậy sau có thể nghiêm tịnh cõi Phật, nay cớ gì nói từ khi mới phát tâm lại đây làm thanh tịnh nghiệp thô nơi thân, miệng, ý là có thể nghiêm tịnh cõi Phật?
Đáp: Ba nghiệp thanh tịnh chẳng phải chỉ là nghiêm tịnh cõi Phật, mà hết thảy đạo Bồ-tát đều được thanh tịnh. Ở đây, trước hết làm thanh tịnh ba nghiệp vậy sau làm nghiêm tịnh cõi Phật: tự làm thanh tịnh thân mình, cũng làm thanh tịnh người khác, vì sao? Vì chẳng phải một người sinh ra ở trong cõi nước, mà đều do nhân duyên nhiều người hợp lại sinh ra.
Nhân duyên hợp lại của pháp trong, pháp ngồi hoặc thiện, hoặc bất thiện là vì nghiệp ác khẩu nhiều nên đất sinh ra gai góc; vì tâm dua nịnh quanh co nhiều nên đất sinh ra không bằng phẳng; vì xan tham nhiều nên nước không điều hòa, đất sinh cát sạn; vì không gây các ác trên nên đất được bằng phẳng, có nhiều trân bảo. Như lúc đức Phật Di-lặc ra đời, mọi người đều tu mười thiện nên đất có nhiều trân bảo.
[1] Kinh A di đà: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, thế giới Cực lạc có gió nhẹ lay động các hàng cây quý và lưới quý làm phát ra các âm thanh tuyệt diệu tựa như có trăm nghìn nhạc cụ hòa tấu; người nghe âm thanh ấy tâm tư khởi niệm tưởng đến Phật pháp tăng. Xá-lợi-phất, thế giới Cực lạc hình thành trang nghiêm đẹp đẽ như thế; Sukhāvatīvyūha sūtra: Punaraparaṁ śāriputra tatra buddhakṣetre tāsāṁ ca tālapaṅktīnāṁ teṣāṁ ca kiṅkiṇījālānāṁ vāteritānāṁ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati-tadyathāpi nāma śāriputra koṭiśatasahasrāṅgikasya divyasya tūryasya cāryaiḥ saṁpravāditasya valgurmanojñaḥ śabdo niścarati, evameva śāriputra tāsāṁ ca tālapaṅktīnāṁ teṣāṁ ca kiṅkiṇījālānāṁ vāteritānāṁ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati| tatra teṣāṁ manuṣyāṇāṁ taṁ śabdaṁ śrutvā buddhānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati, dharmānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati, saṁghānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati| evarūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram ||7||
* Trang 466 *
Hỏi: Nếu nhờ các thiện pháp bố thí... được quả báo cõi Phật thanh tịnh, cớ gì chỉ nói thanh tịnh ba nghiệp?
Đáp: Tuy biết các pháp thiện ác là nhân duyên của khổ vui; như trong hết thảy tâm tâm số pháp, khi được đạo thời tâm sở trí tuệ là lớn; trong khi nhiếp tâm thời tâm sở định là lớn; trong khi tạo nghiệp thời tâm sở tư là lớn; có nghiệp của tâm sở tư ấy rồi thời khởi lên nghiệp của thân và miệng. Tu bố thí, thiền định... lấy tâm sở tư làm đầu; thí như may áo lấy kim dẫn đường; khi thọ quả báo đời sau thời sức của nghiệp là lớn; thế nên nói ba nghiệp thu nhiếp tất cả nghiệp. Hết thảy tâm số pháp đều thu nhiếp vào trong ý nghiệp; hết thảy sắc pháp đều thu nhiếp vào trong nghiệp của thân và miệng. Hành nghiệp của thân có ba thứ, mỗi khi phước đức đầy đủ thời cõi nước thanh tịnh. Bên trong thân thanh tịnh nên cảnh giới bên ngồi cũng thanh tịnh; thí như mặt sạch nên bóng trong gương cũng sạch, như trong kinh Tỳ-ma-la-cật nói: vì không sát sinh nên được làm người sống lâu...
Hỏi: Nghiệp thô của thân, miệng, ý là việc dễ biết, cớ sao Tu-bồ-đề còn hỏi?
Đáp: Thô hay tế đều không nhất định; như đối với người cầu đạo, việc bố thí là điều kiện thô, còn đối với kẻ bạch y, việc bố thí là điều kiện tế; như đối với Tiểu thừa, nghiệp bất thiện là thô, nghiệp thiện là tế, còn đối với Đại thừa, từ chấp thủ tướng thiện pháp cho đến chấp thủ tướng Niết-bàn đều là thô. Vì thô tế không nhất định nên hỏi. Phật thứ lớp nói tướng thô tế: từ việc cướp
* Trang 467 *
mạng sống cho đến tà kiến; ba nghiệp của thân, bốn nghiệp của miệng, ba nghiệp của ý đều là thô. Lại, phá sáu Ba-la-mật thời tâm xan tham... đều là thô.
Hỏi: Trước kia nói mười đạo bất thiện đã thu nhiếp xan tham... cớ gì lại còn nói riêng?
Đáp : Sáu pháp ấy không nhiếp vào trong mười đạo bất thiện. Mười đạo bất thiện đều là pháp bức não chúng sinh, còn sáu pháp ấy chỉ không bức não chúng sinh; như tâm xan tham chỉ tự mình tiếc của mà không não hại chúng sinh. Tâm tham có hai: 1. chỉ tham của người khác mà chưa bức não chúng sinh; 2. tâm tham càng mạnh, tìm cầu không được thời muốn não hại; ấy gọi là nghiệp đạo, vì hay khởi nghiệp; sân giận cũng như vậy. Sân giận ít không gọi là nghiệp đạo, vì nó có thể đưa đến ác xứ nên gọi là đạo; thế nên nói riêng sáu pháp, không có gì lỗi.
Hỏi: Trong sáu Ba-la-mật đã nói có giới, nay cớ gì lại nói giới bất tịnh?
Đáp: Phá giới là tội thô nặng, như sát sinh... còn giới bất tịnh là tội vi tế, không não hại chúng sinh; như uống rượu không nhiếp vào mười đạo bất thiện.
* Lại nữa, phá năm tụ giới gọi là phá giới; không phá giới được thọ. Thường vì ba độc che tâm, không nhớ nghĩ giới, hồi hướng đến phước báo sinh cõi trời mà tà kiến giữ giới; như vậy gọi là giới bất tịnh.
* Lại nữa, nếu tâm Bồ-tát xa lìa ba mươi bảy pháp trợ đạo, ba môn giải thốt, ấy gọi là nghiệp thô,
* Trang 468 *
vì sao? Vì trong đây tâm đều quán thật pháp, theo Niết-bàn, không theo thế gian; nếu ra ngồi bốn niệm xứ... thời tâm tán loạn; thí như rắn bò, bản tính thường ưa quanh co, nếu vào trong ống tre thời phải đi thẳng, ra khỏi ống lại quanh co.
* Lại nữa, nếu Bồ-tát tham chứng quả Tu-đà-hồn, ấy là nghiệp thô; như người nghe Phật nói quả Tu-đà-hồn không đọa vào ba đường ác, sạch hết vô lượng khổ; như ao nước rộng 50 do tuần, ngồi ra chỉ như một giọt hai giọt[1] thời sinh tâm tham. Vì tâm kia không bền chắc, vốn cầu làm Phật, vì chúng sinh mà nay vì tự thân lại muốn thủ chứng quả Tu-đà-hồn; như thế là dối Phật, mang tội với chúng sinh. Thế nên tham chứng quả Tu-đà-hồn gọi là thô; thí như người mời khách, muốn thiết đãi ăn uống mà rốt cuộc không cho gì thời mắc tội nói dối với khách. Bồ-tát cũng như vậy, từ khi mới phát tâm lại đây phát nguyện: ta sẽ làm Phật độ hết thảy chúng sinh, mà lại tham quả vị Tu-đà-hồn, như thế là mang tội với chúng sinh. Như tham chứng quả Tu-đà-hồn cho đến tham đạo Bích-chi Phật cũng như vậy.
(Hết cuốn 92 theo bản Hán)
KINH: Tu-bồ-đề, Bồ-tát thủ tướng sắc (rūpa-lakṣaṇa), thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna); tướng mắt (cakṣuḥ-lakṣaṇa), tai (śrotra), mũi (ghrāṇa), lưỡi (jihvā), thân (kāya), ý (manas); tướng sắc (rūpa-lakṣaṇa), thanh (śabda), hương (gandha), vị (rasa), xúc (spraṣṭavya), pháp (dharma); tướng nam (puraṣa-lakṣaṇa), tướng nữ (strī); tướng cõi Dục (kāma-dhātu), tướng cõi Sắc (rūpa-dhātu),
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 31, kinh số 891, tr. 224b12-20: “Thí như ao hồ dài rộng năm mươi do tuần; chiều sâu cũng như vậy. Nếu có người dùng đầu một sợi lông nhúng vào nước hồ này, này Tỳ- kheo, thế nào, nước trong hồ này nhiều hơn hay là một chút nước dính trên đầu sợi lông nhiều?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nước dính trên đầu sợi lông người này thì quá ít, so với vô lượng nước hồ gấp nghìn vạn ức thì không thể nào sánh được.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thấy chân đế đầy đủ thì Chánh kiến đầy đủ. Đệ tử của Thế Tôn nếu thấy quả chân đế, chánh hiện quán, vị ấy ngay lúc đó đã đoạn, đã biến tri, đã chặt đứt gốc rễ của nó, như cây đa-la đã bị chặt đứt ngọn không thể nào sống lại được. Những khổ đã được đoạn trừ thì nhiều đến vô lượng như nước trong hồ, còn cái khổ sót lại, ít như nước dính trên đầu sợi lông.”; quyển 16, kinh 440, tr. 113c13-29; quyển 5, kinh 109, tr. 34a24-b3; T. 12: Đại bát Niết-bàn kinh (大般涅槃經), quyển 33, tr. 824c16-18: người Tu-đà-hoàn đoạn phiền não, giống như ao nước rộng 40 dặm, ngoài ra chỉ như một giọt.
* Trang 469 *
tướng cõi Vô sắc (arūpa-dhātu), tướng pháp thiện (kuśala-dharma), tướng pháp bất thiện (akuśala-dharma), tướng pháp hữu vi (saṃskṛta), tướng pháp vô vi (asaṃskṛta); ấy gọi là nghiệp thô của Bồ-tát. Bồ-tát đều xa lìa nghiệp thô như vậy; tự mình bố thí, cũng dạy người bố thí; cần ăn cho ăn, cần áo cho áo, cho đến các vật cần dùng để nuôi sống. Dạy người mỗi mỗi bố thí như vậy, đem phước đức bố thí ấy chia sẻ cho chúng sinh cùng hồi hướng đến cõi nước Thanh tịnh của Phật; tự mình trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ cũng như vậy. Bồ-tát hoặc đem châu báu đầy cõi nước ba ngàn đại thiên cúng dường Tam bảo, phát nguyện rằng: Nhờ thiện căn này mà khiến cõi nước tôi đều do bảy báu tạo thành.[1] Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát lấy nhạc trời làm vui nơi Phật và pháp, phát nguyện rằng: Nhờ thiện căn này mà khiến trong cõi nước tôi thường nghe nhạc trời.[2] Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát lấy hương trời đầy cõi nước ba ngàn đại thiên cúng dường Phật và Pháp, phát nguyện rằng: Nhờ thiện căn này mà khiến trong cõi nước tôi thường có hương thơm trời.[3] Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát lấy thức ăn trăm vị cúng dường Phật và chúng Tăng, phát nguyện rằng: Nhờ thiện căn này mà khiến chúng sinh trong cõi nước tôi đều có được thức ăn trăm vị.[4] Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát lấy hương thơm trời nhỏ mịn cúng dường Phật và Tăng, phát nguyện rằng: Nhờ thiện căn này mà khiến chúng sinh trong cõi nước tôi hưởng hương thơm trời nhỏ mịn.[5]
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, tr. 412c10-15: Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát dùng nguyện lực thần thông đựng đầy bảy báu thượng diệu cõi nước ba ngàn đại thiên, cúng dường Phật, pháp, tăng; cúng dường rồi vui mừng phát thệ nguyện rộng lớn rằng: Ta đem căn lành đã trồng như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng đến cõi nước thanh tịnh của Phật, sẽ khiến cõi tôi bảy báu trang nghiêm, tất cả hữu tình tùy ý thọ dụng các thứ ngọc báu mầu nhiệm mà không tham đắm.
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, tr. 412c15-17: Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát dùng nguyện lực thần thông, tấu vô lượng các diệu kỹ nhạc trên trời trong người, cúng dường Tam-Bảo và Phật Xá lợi ...
[3] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, tr. 412c21-26: Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát dùng nguyện lực thần thông đựng đầy các diệu hương hoa Tam thiên đại thiên thế giới trong người trên trời, cúng dường Tam-Bảo và Phật Xá lợi…
[4] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, tr. 412c26-29: Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát dùng nguyện lực thần thông sắm sửa trăm vị uống ăn thượng diệu cúng dường chư Phật, Độc-giác, Thanh-văn và chúng các Bồ-tát ma-ha-tát.
[5] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, tr. 413a3-6: Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát dùng nguyện lực thần thông sắm các loại y phục, hương thơm nhỏ mịn vi diệu của cõi trời, người cúng dường chư Phật, Độc-giác, Thanh-văn và chúng các Bồ-tát ma-ha-tát, hoặc cúng dường pháp và Phật Xá-lợi.
* Trang 470 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát lấy năm dục theo ý muốn mà cúng dường Phật và Tăng, cùng thí cho hết thảy chúng sinh, phát nguyện rằng: Nhờ thiện căn này mà khiến đệ tử và chúng sinh trong cõi nước tôi đều được năm dục theo ý muốn. Bồ-tát ấy đem năm dục theo ý muốn, cùng chia cho chúng sinh, hồi hướng đến cõi nước Thanh tịnh của Phật, phát nguyện rằng: Khi tôi thành Phật, trong cõi nước tôi có năm dục như cõi trời ứng theo lòng ước nguyện mà đến.[1]
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật phát nguyện rằng: Tôi sẽ tự mình vào thiền thứ nhất, cũng dạy chúng sinh vào thiền thứ nhất; vào thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư; vào tâm từ, bi, hỷ, xả cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo cũng như vậy. Khi tôi được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, làm cho hết thảy chúng sinh không xa lìa bốn thiền cho đến không xa lìa ba mươi bảy pháp trợ đạo. Như vậy, Bồ-tát có thể nghiêm tịnh cõi Phật. Bồ-tát tùy theo bấy nhiêu thời gian hành đạo Bồ-tát, đầy đủ các ước nguyện; Bồ-tát tự thành tựu hết thảy thiện pháp, cũng thành tựu thiện pháp cho chúng sinh. Bồ-tát thọ thân tướng đẹp đẽ, chúng sinh được giáo hóa cũng được thân tướng đẹp đẽ, vì sao? Vì phước đức sâu dày. Này Tu-bồ-đề, nên như vậy nghiêm tịnh cõi Phật. Trong cõi nước ấy cho đến danh từ ba ác đạo cũng không có, cũng không có danh từ ba độc,
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 476, tr. 413a10-18: Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ-tát ma-ha-tát dùng nguyện lực thần thông đầy đủ các loại năm dục theo ý muốn ở trong cõi người và cõi trời cúng dường chư Phật và phật Xá-lợi, Độc-giác, Thanh-văn và chúng các Bồ-tát ma-ha-tát, bố thí cho hết thảy chúng sinh; bố thí rồi vui mừng phát nguyện rằng: Ta đem căn lành đã trồng như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng đến cõi nước thanh tịnh của Phật, khi sẽ được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, khiến các loại hữu tình ở trong cõi nước tôi theo ý muốn được sắc thượng diệu, hương, vị, xúc ứng theo lòng ước nguyện mà đến, vui mừng thọ dụng mà không tham đắm.
* Trang 471 *
tà kiến, nhị thừa, Thanh-văn, Bích-chi Phật. Tai không nghe có âm thanh về vô thường, khổ, không, cũng không có sở hữu, cho đến không có danh từ kiết sử phiền não, cũng không có danh từ phân biệt các đạo quả;[1] gió thổi cây bảy báu theo chỗ đáng độ thốt mà tuôn ra âm thanh nói về thật tướng không, vô tướng, vô tác; có Phật hay không có Phật thời hết thảy pháp, hết thảy pháp tướng vẫn không, trong không, không có tướng, không có tướng thời không có tạo tác. Xuất ra pháp âm như vậy thời hoặc ngày hoặc đêm, hoặc ngồi hoặc nằm, hoặc đứng hoặc đi vẫn thường nghe pháp âm ấy. Bồ-tát khi được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chư Phật trong mười phương các cõi nước đều tán thán; chúng sinh nghe danh hiệu Phật ấy chắc chắn đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát ấy khi được Vô thượng chánh đẳng chánh giác bèn thuyết pháp, chúng sinh nghe được không có ai không tin sinh nghi, mà không tin nói rằng là pháp, là phi pháp, vì sao? Vì trong thật tướng các pháp đều là pháp, không có phi pháp. Những người phước mỏng đối với Phật và các đệ tử không gieo trồng căn lành, không theo thiện tri thức, chìm trong ngã kiến cho đến chìm trong hết thảy kiến chấp, rơi vào biên kiến, hoặc chấp đoạn chấp thường... Những người như vậy vì tà kiến nên chẳng phải Phật nói là Phật, Phật nói
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), hội thứ hai (第二分), quyển 476, tr. 414a21-27: Trong cõi nước ấy thường không nghe có ba thứ ác thú, cũng chẳng nghe có các ác kiến thú, cũng không nghe có độc tham, sân si, cũng chẳng nghe có hình tướng nam nữ, cũng không nghe có Thanh-văn, Độc-giác, cũng không nghe có khổ, vô thường v.v… không có ý sự, cũng không nghe nhiếp thọ tư cụ, cũng không nghe có ngã, ngã sở chấp, tùy miên, triền, kiết sử, điên đảo, chấp trước, cũng không nghe có an lập hữu tình quả vị sai khác.
ành đã trồng như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng đến cõi nước thanh tịnh của Phật, khi sẽ được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, khiến các loại hữu tình ở trong cõi nước tôi theo ý muốn được sắc thượng diệu, hương, vị, xúc ứng theo lòng ước nguyện mà đến, vui mừng thọ dụng mà không tham đắm.
* Trang 472 *
nói là chẳng phải Phật; phi Pháp nói là Pháp, Pháp nói là phi Pháp. Người như vậy vì phá pháp nên khi thân hoại mạng chung đọa vào đuờng ác địa ngục; khi chư Phật được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thấy chúng sinh ấy qua lại trong năm đường dạy khiến xa lìa nhóm tà định, an lập trong nhóm chính định, lại không đọa vào đường ác. Như vậy, chúng sinh trong cõi nước Phật thanh tịnh của Bồ-tát không có tâm tạp uế: hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi; cho đến chúng sinh trong cõi nước ấy đều rốt ráo ở trong Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật.
LUẬN: Lại có nghiệp thô là đối với các pháp rốt ráo không, lại thủ tướng mà sinh tâm chấp trước là thủ tướng sắc, thủ tướng thọ, tưởng, hành, thức; thủ tướng mắt cho đến tướng ý; thủ tướng sắc cho đến tướng pháp; thủ tướng nam nữ, tướng ba cõi, tướng thiện, bất thiện, hữu vi vô vi.
Hỏi: Tướng nam nữ có thể là hư vọng không thật, còn các tướng sắc, tướng pháp thiện, pháp bất thiện, hoặc không thủ tướng thời làm sao có thể nhàm chán sắc để thành tựu pháp thiện?
Đáp: Trong Phật pháp có hai thứ không: Một là chúng sinh không (sattva-śūnyatā), hai là pháp không (dharma-śūnyatā). Chúng sinh không
* Trang 473 *
không thời phá tướng chúng sinh, là tướng nam, tướng nữ... Lấy pháp không phá tướng hư vọng trong sắc pháp, như trong phẩm “Phá hết thảy pháp không” đã nói.[1] Quán sắc, thọ... các thiện pháp như huyễn như hóa, không thủ tướng nhất định có thật, thời tâm nhàm chán, bỏ hí luận thường (nitya), vô thường (anitya); ấy không gọi là thủ tướng. Lại, sắc... và các pháp thiện đều hòa hợp tính không mà tu hành nên không sinh phiền não.
Hỏi: Hết thảy pháp hữu vi giả danh hòa hợp nên không nên thủ tướng, còn pháp vô vi là pháp chân thật, đó là như, pháp tính, thật tế, cớ sao không thủ?
Đáp: Vì không thủ tướng là pháp vô vi vô tướng, gọi là pháp môn vô vi; nếu thủ tướng thời là hữu vi. Như vậy, tất cả thủ tướng đều hư vọng, không thật.
Xa lìa nghiệp thô nơi thân, miệng, ý là Bồ-tát muốn hành đạo, nghiêm tịnh cõi Phật, xa lìa nghiệp thô nơi thân, miệng, ý như vậy, tự mình hành sáu Ba-la-mật, cũng dạy người khác hành, do nhân duyên cùng thanh tịnh nên cõi nước Phật được thanh tịnh. Trên là nói tướng chung, dưới là nói tướng riêng. Bồ-tát đem bảy báu đầy thế giới ba ngàn đại thiên cúng Phật và Tăng, phát nguyện rằng: Nhờ bố thí này mà khiến cho cõi nước tôi đều do bảy báu trang nghiêm.
Hỏi: Nếu châu báu đầy thế giới ba ngàn đại thiên, thời từ chỗ nào có được? Lại, chư Phật, hiền thánh đều
[1] Đại trí độ luận, quyển 31, giải thích mười tám không, tr. 293c19-295c6.
* Trang 474 *
đều ít muốn, biết đủ, ai là người thọ hưởng? Nếu người phàm không biết nhàm đủ thời làm sao có thể thọ hưởng vật trong ba ngàn thế giới?
Đáp: Thân Bồ-tát là thân do pháp tính sinh, đầy đủ thần thông Ba-la-mật. Vì cúng dường mười phương Phật nên đem châu báu đầy thế giới ba ngàn đại thiên để cúng dường. Lại, bảo vật ấy do sức thần thông làm ra, nhỏ nhẹ, không chướng ngại; như cõi trời Biến tịnh trong thiền thứ ba, 60 người ngồi trên đầu một cây kim mà nghe pháp, không chướng ngại nhau,[1] huống gì đại Bồ-tát vào sâu trong thần thông tạo ra vật báu. Hoặc có Bồ-tát biến hóa thân như núi Tu di, khắp trước mười phương Phật để làm tim đèn cúng dường Phật hoặc pháp Phật, phát nguyện rằng: Khiến cõi nước tôi thường có ánh sáng, không cần mặt trời, mặt trăng, đèn đuốc. Hoặc có Bồ-tát mưa các hương hoa, phan lọng, anh lạc để cúng dường, phát nguyện rằng: Khiến chúng sinh trong cõi nước tôi đẹp đẽ như hoa, thân tướng sạch sẽ không có xấu xí. Như vậy là nhân duyên của các sắc tướng đẹp.
Lại có Bồ-tát đem kỹ nhạc trời làm vui nơi Phật hoặc pháp Phật. Bồ-tát ấy hoặc có khi dùng sức thần thông làm ra âm nhạc trời, hoặc làm ra âm nhạc của vua trời, âm nhạc của Chuyển luân Thánh vương, hoặc làm ra âm nhạc của A-tu-la, của vua rồng để cúng dường, nguyện rằng: Trong nước tôi thường nghe âm thanh tốt đẹp.
Hỏi: Chư Phật, hiền thánh là người lìa dục, không cần âm thanh ca múa, cớ sao đem âm nhạc cúng dường?
[1] Tăng chi bộ kinh I, chương II: hai pháp, IV. Phẩm tâm thăng bằng, tr. 64: Này Sāriputta, chư Thiên ấy tuy con số đến 10, 20, 30, 40, 50, 60, nhưng cùng đứng chỉ trong một khoảng trống đầu một cây kim, không có chen lấn nhau. Này Sāriputta, Thầy có thể nghĩ như sau: “Chắc chắn, tại chỗ kia (trên thế giới) đã tu tập, nhờ vậy, chư Thiên ấy, tuy con số đến 10, 20, 30, 40, 50, 60, nhưng cùng đứng chỉ trong một khoảng trống đầu một cây kim, không có chen lấn nhau”. Này Sāriputta, Thầy chớ có thấy như vậy. Chính tại đây, này Sāriputta, chư Thiên ấy đã tu tập tâm, nhờ như vậy chư Thiên ấy tuy con số đến … không chen lấn nhau. Do vậy, này Sāriputta, cần phải tu như sau : “Chúng tôi sẽ có các căn an tịnh, các ý an tịnh”. Này Sàriputta, cần phải học tập như vậy; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 5, Kinh Đẳng tâm (等心經), tr. 449b22-27: Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm kia hoặc có mười hay hai mươi vị, hoặc ba mươi hay bốn mươi vị, hoặc năm mươi hay sáu mươi vị, cùng đứng trên đầu mũi kim vẫn chẳng chướng ngại lẫn nhau. Này Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm chẳng phải sanh ra trong cõi ấy, nhưng do tu tập thiện tâm rất rộng rất lớn cho nên chư Thiên Đẳng tâm hoặc có mười hay hai mươi vị hoặc ba mươi hay bốn mươi vị, hoặc năm mươi hay sáu mươi vị, cùng đứng trên đầu mũi kim vẫn chẳng ngại lẫn nhau. Này Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm không phải sanh trong cõi trời này rồi mới bắt đầu tu thiện tâm, với tâm cực kỳ rộng lớn, khiến cho chư thiên Đẳng tâm cùng đứng trên đầu mũi kim vẫn chẳng ngại lẫn nhau. Này Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm trước kia khi còn là loài người đã tu tập thiện tâm rất rộng, rất lớn, do đó nên khiến chư Thiên Đẳng tâm hoặc có mười hay hai mươi vị, hoặc ba mươi hay bốn mươi vị, hoặc năm mươi hay sáu mươi vị, cùng đứng trên đầu mũi kim vẫn chẳng chướng ngại lẫn nhau.
* Trang 475 *
Đáp: Chư Phật tuy đối với hết thảy pháp, tâm không dính mắc, đối với pháp thế gian không cần dùng gì, song chư Phật vì thương chúng sinh mà ra đời nên tùy theo người cúng dường mà khiến cho họ được phước theo ước nguyện. Như lấy hoa hương cúng dường, cũng không phải là vật mà Phật cần dùng, vì thân Phật thường có hương thơm vi diệu, chư thiên không thể sánh kịp; song vì lợi ích chúng sinh mà Phật thọ nhận. Bồ-tát vì muốn nghiêm tịnh cõi Phật nên cầu âm thanh tốt, muốn khiến chúng sinh trong cõi nước mình nghe âm thanh tốt nên tâm nhu nhuyến, tâm nhu nhuyến nên dễ có thể chịu sự giáo hóa; thế nên dùng âm thanh để cúng dường Phật.
Lại có Bồ-tát đem hương thơm đầy khắp thế giới ba ngàn đại thiên cúng dường chư Phật và pháp Phật: Hoặc hương rễ, hương cành, hương lá, hương bột; hoặc hương trời; hoặc hương do biến hóa làm ra, hoặc hương từ quả báo sinh, phát nguyện rằng: Khiến trong cõi nước tôi thường có hương thơm mà không có người làm ra.
Hoặc có Bồ-tát dùng thức ăn trăm vị cúng dường chư Phật và Tăng là, có người nói rằng, lấy trăm thứ canh cúng dường, gọi là trăm vị. Có người nói rằng, Một thứ bánh mà đếm đủ số trăm nên vị nó có một trăm, gọi là trăm vị. Có người nói rằng, trăm thứ cỏ thuốc, trái thuốc làm thành hòn hoan hỷ, gọi là trăm vị. Có người nói rằng, thức ăn, uống, canh, bánh tổng
* Trang 476 *
hợp làm thành trăm vị. Có người nói rằng, thức uống ăn mỗi mỗi đầy đủ nên gọi là trăm vị. Thức uống ăn của người có trăm vị; thức uống ăn của trời thời có trăm ngàn vị.
Thức uống ăn của Bồ-tát do quả báo phước đức sinh là, do sức thần thông biến hóa thời có vô lượng vị, có thể chuyển đổi lòng người khiến lìa dục được thanh tịnh. Bốn thứ uống ăn ấy Bồ-tát tùy theo nhân duyên cúng dường Phật và Tăng nên trong cõi nước tự nhiên có thức uống ăn trăm vị.
Hoặc có Bồ-tát dùng hương xoa của trời là, vì ở Ấn Độ nóng; và vì thân có mùi hôi nên dùng hương xoa thân để cúng dường Phật và Tăng. Do nhân duyên ấy khiến chúng sinh trong cõi nước tôi được thứ hương trời nhỏ mịn.
Hỏi: Giới Sa-di cho đến giới thọ trì trong một ngày đêm còn không cho dùng hương xoa thân, cớ sao đem hương cúng dường Phật và Tăng?
Đáp: Bồ-tát lấy vật mà thân cần thiết và quý giá tùy theo lúc cần dùng để cúng dường. Hoặc đem phết trên đất, trên vách và chỗ đi, ngồi. Lại lấy năm dục theo ý muốn cúng dường Phật, Tăng và các chúng sinh. Bồ-tát dùng xe ngựa tốt, vợ con, âm nhạc, phan lọng, vàng bạc, y phục, châu báu là những thứ người xuất gia không thọ dụng mà cấp thí cho chúng sinh, phát nguyện rằng:
* Trang 477 *
Khiến chúng sinh trong cõi nước tôi thường được năm dục theo ý muốn.
Hỏi: Năm dục ấy Phật ví nó như lửa, như hầm, như mụt nhọt, như ngục, như ốn, như giặc, hay cướp căn lành của người,[1] cớ sao Bồ-tát nguyện cho chúng sinh được năm dục? Lại, Phật nói đệ tử Phật nên mặc áo vá, xin ăn, ngồi dưới cây rừng, cớ sao Bồ-tát vì chúng sinh mà cầu được năm dục?
Đáp: Năm dục trong cõi trời, cõi người là quả báo của phước đức. Nếu đời nay hoặc đời sau người phước mỏng nghèo cùng không thể tự mình nuôi sống thời làm những việc trộm cắp; hoặc vì bị chủ tài sản bức hại, vì của cải mà giết kẻ khác; hoặc bị cật vấn, nói dối là không làm. Như vậy, lần lượt làm mười điều bất thiện đều do nghèo cùng; nếu người có năm dục đầy đủ thời theo ý muốn liền có được nên không làm mười điều bất thiện. Chúng sinh trong cõi nước của Bồ-tát giàu vui thỏa thích, không bị thiếu thốn thời không có các việc ác, chỉ có các kiết sử ái và mạn... nếu nghe Phật thuyết pháp, hoặc nghe đệ tử Phật thuyết, do có tâm nhu nhuyến nên nghe pháp có thể dễ đắc đạo. Tuy có tâm chấp trước nhiều mà vì lợi căn nên nghe nói vô thường, khổ, không liền được đạo; thí như chiếc áo nhơ bẩn thời dùng tro, bùn để ngâm cách đêm, dùng nước giặt một lúc sạch hết. Bồ-tát không muốn khiến chúng sinh tham đắm nên lấy năm dục bố thí, chỉ muốn khiến trong một lúc xả bỏ nên đem cho. Như ông trước nói, Phật dạy đệ tử mặc áo vá khất thực, vì tội đời
[1] Trung bộ kinh I, kinh số 22: kinh ví dụ con rắn (Alagaddūpama sutta), tr. 130-131: Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn”.
* Trang 478 *
trước mà phải sinh ở đời ác nên tâm nhiễm trước nhiều; nếu được áo đẹp, thức ăn ngon thời tâm nhiễm trước càng sâu; lại vì cầu áo đẹp, thức ăn ngon nên trở ngại việc hành đạo. Chúng sinh trong cõi Phật thanh tịnh của Bồ-tát thành tựu vô lượng phước đức, năm dục bằng nhau nên không còn tham đắm, cũng không còn tìm cầu nên không có gì ngăn ngại.
Lại, nếu hành giả xa lìa năm dục, tu khổ hạnh thời tăng trưởng sân giận. Lại, nếu nhớ nghĩ năm dục thời sinh phiền não, bấy giờ không hướng về đâu; do vậy mà Phật nói xả khổ, xả vui, dùng trí tuệ ở vào trung đạo. Thế nên ở cõi Phật nghiêm tịnh mà đem năm dục bố thí không có gì chướng ngại.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong Luật cớ gì Tỳ-kheo A-lê-tra nói: “Theo tôi biết nghĩa Phật dạy: hưởng thọ năm dục không chướng đạo”. Tỳ-kheo ấy bị quở trách, đến ba lần không bỏ, nên bị tẩn xuất?[1]
Đáp: Phật pháp có hai là Tiểu thừa và Đại thừa. Trong Tiểu thừa, người phước mỏng ba độc nhiều; như trong kinh Bà-sa Phật dạy: “Hàng đệ tử bạch y của ta chẳng phải một, hai cho đến quá năm trăm người lấy hương Chiên-đàn đỏ và hương của hoa thơm xoa thân, nằm chung với vợ con, sai nô-tì... mà dứt ba kiết sử, được quả Tu-đà-hồn, hết khổ ba đời, ba độc mỏng, được quả Tư-đà-hàm”.[2] Tỳ-kheo A-lê-tra ấy nghe vậy liền nói: “Mặc dù hưởng thọ năm dục mà không chướng đạo”,[3] chứ không biết việc ấy Phật vì ai mà nói. Phật chỉ vì hàng bạch y mà nói, còn Tỳ-kheo này lại đối với pháp xuất gia mà
[1] T. 22: Tứ phần tăng giới bổn (四分僧戒本), quyển 1, tr. 1027b27-c3; tham khảo Trung bộ kinh I, kinh số 22: kinh ví dụ con rắn (Alagaddūpama sutta), tr. 130: Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”.
[2] Xem T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 34, kinh số 964, tr. 246c16-247a8.
[3] Tham khảo T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 54, kinh số 200 kinh A-lê-tra (阿梨吒經), tr. 763b2-766b26; Trung bộ kinh I, kinh số 22: kinh ví dụ con rắn (Alagaddūpama sutta).
* Trang 479 *
mà nói. Các vị Tu-đà-hồn, Tư-đà-hàm ấy không có phát nguyện rằng: Ta suốt đời không phạm dâm dục, vì còn có ba độc nên thường hay quên đạo mà khởi tâm dâm dục; còn người xuất gia ở giữa chúng Tăng miệng tự thề rằng: Ta suốt đời không phạm dâm dục. Vì thế nên Phật dạy, nếu người xuất gia phạm vào dâm dục thời bỏ. Tỳ-kheo A-lê-tra tự thề suốt đời không phạm mà phạm, đó là một tội; biết Phật chế mà cố trái phạm, đó là hai tội. Tỳ-kheo ấy vì thọ năm dục, thấy kẻ bạch y đắc đạo mà cho mình với họ đồng nhau, thế nên mắc tội.
Có hai hạng chúng sinh trong cõi Phật nghiêm tịnh: Hoặc xuất gia, hoặc tại gia. Tại gia tuy hưởng thọ năm dục mà không có tội, cũng không chướng ngại đạo; như trời Đâu-suất, như người ở châu Uất-đơn-việt, tuy thọ năm dục mà không gây tội nặng, còn hạng chúng sinh xuất gia theo Phật cho phép thọ năm dục cũng không có tội lỗi (đây là nói ở cõi thanh tịnh, chứ không phải ở đời ác năm trược). Trong pháp Tiểu thừa, vì Tỳ-kheo A-lê-tra nói người phước mỏng tội nặng, tâm có nhiều hối hận.
Nghiêm tịnh cõi Phật là đời đời tập hành sáu Ba-la-mật, ba môn giải thốt, tuy thọ năm dục cũng không nhiễm trước, như trong kinh nói: Bồ-tát hành Bát-nhã nghĩ rằng: Ta sẽ tự mình vào thiền thứ nhất, cũng dạy chúng sinh vào thiền thứ nhất, cho đến vào thiền thứ tư, bốn tâm vô lượng, ba mươi bảy pháp trợ đạo cũng
* Trang 480 *
cũng như vậy. Bồ-tát nguyện rằng: Khi ta làm Phật, do hành đủ bốn thiền cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo; vì phước đức như vậy nên chúng sinh tuy thọ năm dục không làm chướng ngại. Bồ-tát phát ra vô lượng vô số nguyện, theo bấy nhiêu thời gian hành đạo mà đầy đủ các nghiệp thiện. Bồ-tát thành tựu hết thảy pháp thiện và thành tựu được chúng sinh. Vì thành tựu hết thảy thiện pháp nên thân tướng đẹp đẽ, mọi người trông thấy không nhàm chán; cũng thành tựu chúng sinh, khiến được thân tướng đẹp đẽ. Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật như vậy.
* Lại nữa, nghiêm tịnh cõi Phật là cho đến ở đó không có danh từ ba ác, huống gì có ba đường ác.
Hỏi: Chư Phật vì lòng thương xót lớn thấy chúng sinh khổ não nên ra đời, nếu không có ba đường ác thời Phật thương xót gì?
Đáp: Phật ra đời vì độ chúng sinh, mà chúng sinh trong ba đường ác không thể độ, chỉ có thể dạy khiến trồng căn lành mà thôi. Thế nên Phật có danh hiệu là bậc thầy của trời và người. Nếu không có trời và người, chỉ có ba đường ác thời có thể nên nạn, nên hỏi.
Hỏi: Nói Phật thương xót chúng sinh, cớ sao trong cõi Thanh tịnh của Phật không có chúng sinh trong ba đường ác?
Đáp: Phật thương xót hết thảy chúng sinh bình đẳng không sai klhác. Nhưng trong đây nói, vì nghiệp
* Trang 481 *
nghiệp duyên thanh tịnh nên trong cõi nước ấy không có ba đường ác.
Lại, Phật chẳng phải chỉ nói một cõi nước, mà nói có số cõi nước trong mười phương nhiều như cát sông Hằng. Có cõi nước thanh tịnh, có cõi nước tạp uế. Ở cõi nước tạp uế thời có đủ năm đường; ở cõi nước thanh tịnh của Phật thời hoặc có người, có trời sai khác, hoặc không có người, trời sai khác. Như về quá khứ ở cõi Phật Thiên vương, chỉ có đức Phật Thế Tôn là bậc Pháp vương, vì thế mà gọi là Phật Thiên vương. Lại có cõi nước không có ba độc tà kiến.
Hỏi: Chư Phật chỉ vì trừ phiền não cho chúng sinh nên ra đời; tà kiến, ba độc tức là phiền não, nếu không có phiền não thời Phật ra đời làm gì?
Đáp: Có người nói rằng, trong cõi ấy vì nhân duyên phước đức lớn mà ba độc tà kiến không hiện bày, nên nói là không có. Lại có người nói rằng, trong cõi ấy các Bồ-tát đều được vô sinh pháp nhẫn, thường tu các công đức sáu Ba-la-mật, thường dạo qua mười phương độ thốt chúng sinh, ở chỗ chư Phật tu tập các tam muội còn hơn giáo hóa vô số Thanh-văn, Bích-chi Phật, cũng hơn giáo hóa Bồ-tát bất thối chuyển, thành tựu chúng sinh.
Cõi Phật thanh tịnh của Bồ-tát là vì Bồ-tát gần Phật đạo nên lợi ích càng lớn, ở cõi nước ấy không có danh từ Nhị thừa.
* Trang 482 *
Hỏi: Các đức Phật khác có giáo hóa ba thừa, đâu riêng ở cõi Ta-bà?
Đáp: Phật xuất hiện ở đời ác năm trược, từ trong một đạo mà chia làm ba thừa (tri-yāna).
Hỏi: Nếu như vậy, Phật A-di-đà (Amita-buddha), Phật A-súc (Akṣobhya) không sinh ở đời ác năm trược, cớ sao lại có ba thừa?
Đáp: Chư Phật khi xưa mới phát tâm, thấy chư Phật dùng pháp ba thừa độ chúng sinh nên tự phát nguyện rằng: Ta cũng sẽ dùng pháp ba thừa độ chúng sinh.
Không có danh từ vô thường, khổ, vô ngã là vì chúng sinh đã vào sâu điên đảo chấp trước thường, lạc... nên vì họ nói vô thường, khổ...; để giải cứu, còn trong cõi ấy không có điên đảo chấp thường, chấp lạc nên không cần nói vô thường, khổ... vì nếu không có bệnh thời không cần thuốc. Cũng không có ngã sở hữu cho đến không có kiết sử cũng như vậy. Vì không có nhị thừa nên cũng không có các quả Tu-đà-hồn..., chỉ một mặt vào thật tướng các pháp.
Được vô sinh pháp nhẫn là được các tam-muội, các môn Đà-la-ni, dần dần tăng ích không dứt các địa vị.
Gió thổi cây bảy báu theo chỗ đáng độ mà phát ra âm thanh là Bồ-tát muốn chúng sinh dễ nghe pháp nên cây bảy báu phát ra tiếng pháp âm, vì cây bảy báu cùng khắp cõi nước nên chúng sinh sinh ra đều nghe pháp, không khởi các tâm khác, chỉ sinh tâm nghe pháp.
* Trang 483 *
Hỏi: Phật có vô lượng bất khả tư nghì lực thần thông, cớ gì không biến hóa làm vô lượng thân thuyết pháp độ chúng sinh, cần gì đến âm thanh, cây bảy báu?
Đáp: Chúng sinh rất nhiều, nếu Phật nơi nơi đều hiện thân thời chúng sinh không tin, cho đó là huyễn hóa, tâm không kính trọng. Có chúng sinh theo người nghe pháp tâm không khai ngộ, nếu theo súc sinh nghe pháp thời liền tin chịu. Như trong kinh Bổn sinh nói: Bồ-tát thọ thân súc sinh vì người thuyết pháp, người cho là hy hữu nên ai nấy đều tin chịu. Lại bảo tâm súc sinh ngay thẳng, không dối. Có người bảo súc sinh là lồi hữu tình, đều có dối trá, còn cây bảy báu vô tâm mà có âm thanh thời đều tin chịu. Không, Vô tướng, Vô tác dù có Phật hay không có Phật, hết thảy pháp thường không, vì không nên vô tướng, vì vô tướng nên vô tác, vô khởi. Các pháp như vậy đêm ngày thường phát ra. Ở các quốc độ khác thời dùng sức thần thông, sức miệng mỗi mỗi biến hóa, còn trong đây thường phát ra âm thanh tự nhiên. Ở cõi Phật nghiêm tịnh, Phật thường được chư Phật tán thán, vì tạo công đức lớn nên được cõi nước thanh tịnh như vậy; nếu nghe tên đức Phật ở cõi nước thanh tịnh thời chắc chắn được làm Phật.
Hỏi: Các đức Phật khác siêng năng, khổ nhọc thuyết pháp, chúng sinh còn không đắc đạo, còn đây vì sao chỉ nghe danh hiệu Phật bèn đắc đạo?
Đáp: Các nơi khác đức Phật thuyết pháp, chúng sinh hoặc được căn lành trọn không thuyết về tính
* Trang 484 *
không, nếu nghe danh hiệu Phật ấy chắc chắn đến địa vị bất thối chuyển chứ không nói được thành Phật ngay.
Hỏi: Đối hết thảy đức Phật, nếu người có tâm tốt nghe danh hiệu đều sẽ đi đến Phật, như trong kinh Pháp hoa nói: Người có phước đức hoặc lớn hoặc nhỏ đều sẽ làm Phật,[1] cớ gì trong đây riêng nói Phật ở cõi nước thanh tịnh?
Đáp: Người nghe danh hiệu các đức Phật khác cho rằng Phật thọ sinh giống như người không khác, chỉ có được đạo Nhất thiết trí là khác; vì tâm không kính trọng nên tuy gieo trồng căn lành cũng không thể sâu bền. Trong đây là nói về thân do pháp tính sinh. Thân Phật vô lượng vô biên, ánh sáng và âm thanh thuyết pháp biến khắp mười phương các cõi nước. Chúng sinh trong cõi nước ấy đều là những người gần đến Phật đạo, đối với chúng ở trong vô lượng vô số do tuần thuyết pháp hơn. Vô lượng vô số ánh sáng như mặt trời mặt trăng thường từ trong thân phát ra, nếu Phật cho chúng sinh thấy thời được thấy, nếu không cho thấy thời không thấy. Bên trên thân Phật, mỗi lỗ chân lông thường phóng ra vô lượng vô biên vô số Phật, mỗi mỗi đức Phật không khác nhau, nơi mỗi vị hóa Phật ấy lại triển chuyển phóng ra, tùy theo chúng sinh đáng được độ mà cho thấy Phật có hơn có kém, còn căn gốc của vị Phật thật thời không có phân biệt hơn kém. Như thế, hoặc thấy hoặc nghe danh hiệu, hoặc nghe công đức như vậy
[1] T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 4, phẩm 10: pháp sư (法師品第十) tr. 30c15-24: Dược-Vương! Nếu có người hỏi những chúng sanh nào ở đời vị lai sẽ được làm Phật? Nên chỉ các người thường hay thọ trì kinh Pháp Hoa ở đời vị lai chắc chắn được làm Phật. Vì sao? Nếu có người thiện-nam, thiện-nữ nào ở nơi kinh Pháp-Hoa nhẫn đến một câu, thọ trì, đọc tụng, giải nói biên chép. Các thứ cúng dường kinh quyển, hoa, hương, chuỗi ngọc, hương bột, hương xoa, hương đốt lọng lụa, tràng phan, y phục, kỹ nhạc chấp tay cung kính. Người đó hết thảy thế gian đều nên chiêm ngưỡng sùng phụng. Nên đem đồ cúng dường Như-lai mà cúng cho người đó. Phải biết người đó là đại Bồ-Tát đã thành tựu đạo Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, vì thương xót chúng sanh mà nguyện sanh trong đời để rộng nói phân biệt kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa, huống lại trọn đời thọ trì và các thứ cúng dường; Saddharmapuṇḍarīka sūtra, Dharmabhāṇakaparivartaḥ, tr. 142-143: Tatra bhaiṣajyarāja yaḥ kaścidanyataraḥ puruṣo vā strī vā evaṁ vadet-kīdṛśāḥ khalvapi te sattvā bhaviṣyantyanāgate’dhvani tathāgatā arhantaḥ samyaksaṁbuddhā iti? tasya bhaiṣajyarāja puruṣasya vā striyā vā sa kulaputro vā kuladuhitā vā darśayitavyaḥ, ya ito dharmaparyāyādantaśaścatuṣpādikāmapi gāthāṁ dhārayitā śrāvayitā vā deśayitā vā sagauravo veha dharmaparyāye| ayaṁ sa kulaputro vā kuladuhitā vā, yo hyanāgate’dhvani tathāgato’rhan samyaksaṁbuddho bhaviṣyati| evaṁ paśya| tatkasya hetoḥ? sa hi bhaiṣajyarāja kulaputro vā kuladuhitā va tathāgato veditavyaḥ sadevakena lokena| tasya ca tathāgatasyaivaṁ satkāraḥ kartavyaḥ, yaḥ khalvasmāddharmaparyāyādantaśa ekagāthāmapi dhārayet, kaḥ punarvādo ya imaṁ dharmaparyāyaṁ sakalasamāpta mudgṛhṇīyād dhārayedvā vācayedvā paryavāpnuyādvā prakāśayedvā likhedvā likhāpayedvā, likhitvā cānusmaret| tatra ca pustake satkāraṁ kuryāt gurukāraṁ kuryāt mānanāṁ pūjanāmarcanāmapacāyanāṁ puṣpa dhūpa gandhamālyavile-panacūrṇacīvaracchatradhvajapatākāvādyāñjalinamaskāraiḥ praṇāmaiḥ| pariniṣpannaḥ sa bhaiṣajyarāja kulaputro vā kuladuhitā vā anuttarāyāṁ samyaksaṁbodhau veditavyaḥ| tathāgatadarśī ca veditavyaḥ| lokasya hitānukampakaḥ praṇidhānavaśenopapanno’smin jambudvīpe manuṣyeṣu asya dharmaparyāyasya saṁprakāśanatāyaiḥ| yaḥ svayamudāraṁ dharmābhisaṁskāramudārāṁ ca buddhakṣetropapattiṁ sthāpayitvā asya dharmaparyāyasya saṁprakāśanahetormayi parinirvṛte sattvānāṁ hitārthamanukampārthaṁ ca ihopapanno veditavyaḥ|
* Trang 485 *
mà có lòng tin và kính trọng sâu xa; kính trọng nên gieo trồng căn lành, thời làm sao không chắc chắn được thành Phật?
* Lại nữa, khi Phật thuyết pháp không có người nghi, cho đến không có một người nói rằng pháp ấy chẳng phải miệng Phật nói ra, mà đều là pháp do Phật nói.
Hỏi: Nếu như vậy thời vì sao người theo Phật Thích-ca nghe pháp sinh nghi nhiều?
Đáp: Trong kinh đây Phật tự nói nhân duyên: Có người phước mỏng, không gieo trồng căn lành, không gặp được thiện tri thức nên sinh nghi; chấp đắm ngã kiến, biên kiến, tà kiến, các phiền não che lấp tâm thời chẳng phải Phật nói là Phật, Phật nói là chẳng phải Phật. Không gieo trồng căn lành sâu bền, không thuận theo thiện hữu tri thức, ba độc tà kiến một lần khởi lên, không có chỗ nương tựa, tự ý buông lung thời hoặc thấy việc tà kiến thuận với ý mình bèn cho đó là cái thấy của Nhất thiết trí; chư Phật nói rốt ráo không, không thuận với ý mình thời bèn cho đó là chẳng phải Phật; chẳng phải pháp nói là pháp, pháp nói là chẳng phải pháp. Người như vậy ở nơi chỗ Phật sinh nghi nhiều, vì sinh nghi nhiều nên tâm hối hận; trong cõi nước thanh tịnh của Phật không có hạng tội nhân ấy nên không sinh nghi. Phật nói hạng người có tội như vậy vì phá thật tướng các pháp nên chết đọa vào đường ác địa ngục. Các Bồ-tát được Vô thượng chánh đẳng chánh giác thấy người tội qua lại trong sinh tử thời
* Trang 486 *
dùng sức thần thông của Phật mà kéo chúng sinh ra khỏi, đặt vào trong nhóm chánh định,[1] không còn bị đọa vào trong ba đường ác; ấy gọi là nghiêm tịnh cõi Phật. Trong cõi Phật ấy không có các lỗi như vậy, đầy đủ hết thảy; đối với thế gian (loka), xuất thế gian (lokottara), hữu lậu (sāsrava), vô lậu (anāsrava), hữu vi (saṃskṛta), vô vi (asaṃskṛta) không có chướng ngại; đó là cõi nước bảy báu. Thân chúng sinh đẹp đẽ, tướng tốt trang nghiêm, có vô lượng ánh sáng, thường nghe âm thanh giáo pháp, thường không xa lìa sáu Ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung; chúng sinh trong ấy đều chắc chắn đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Hỏi: Ở trên nói nghe danh hiệu Phật chắc chắn đạt đến quả Phật, nơi đây nói đối với các pháp không có chướng ngại thời chắc chắn được thành Phật, có gì sai khác?
Đáp: Chúng sinh ở đây thường thấy Phật, thường nghe pháp, gieo trồng căn lành sâu bền, chứa nhóm Phật pháp nhiều nên mau được làm Phật.
Nghe danh hiệu là tuy chắc chắn mà công đức ít không bằng. Như vậy gọi là tướng cõi nước thanh tịnh của Phật; như ở trong mười địa nói trang nghiêm cây Bồ-đề.[2]
_______________
[1] Đại trí độ luận, quyển 84, tr. 647c28-648a1: Có thể phá điên đảo gọi là chánh định; không thể phá điên đảo là tà định; được nhân duyên có thể phá, không được nhân duyên thời không thể phá, ấy gọi là không định.
[2] Đại trí độ luận, quyển 54, tr. 446a25-26: Mùi thơn cây Bồ-đề độ chúng sinh là như trước luận nghị nói. Khiến cho cây Bồ-đề của Ta phát ra mùi thơm, chúng sanh nghe mùi hương này, không có dâm dục, sân nhuế, ngu si, cũng không có tâm Thanh-văn, Bích chi-phật, hết thảy mọi người đều được Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, nếu chúng sanh nghe mùi hương này, thân bệnh, ý bệnh thảy đều trừ diệt; Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), Thiên chủ phẩm thứ 27 (天主品第27): Mùi thơm cây Bồ-đề phát ra hương thơm, chúng sanh nghe mùi hương này mà được lợi ích lớn.
maskāraiḥ praṇāmaiḥ| pariniṣpannaḥ sa bhaiṣajyarāja kulaputro vā kuladuhitā vā anuttarāyāṁ samyaksaṁbodhau veditavyaḥ| tathāgatadarśī ca veditavyaḥ| lokasya hitānukampakaḥ praṇidhānavaśenopapanno’smin jambudvīpe manuṣyeṣu asya dharmaparyāyasya saṁprakāśanatāyaiḥ| yaḥ svayamudāraṁ dharmābhisaṁskāramudārāṁ ca buddhakṣetropapattiṁ sthāpayitvā asya dharmaparyāyasya saṁprakāśanahetormayi parinirvṛte sattvānāṁ hitārthamanukampārthaṁ ca ihopapanno veditavyaḥ|
* Trang 487 *