The Great Way is immense and boundless, restraining nothing. The self-nature is serene, neither virtuous nor evil. When a thought of choice arises, many faults come up instantly and separate earth from the sky. Holiness and unholiness come from the same root. Right and wrong are not separate paths. Thus, sinfulness and blessedness are originally void; the cause and effect correlation is ultimately unreal. Every human being embodies perfection and already achieves liberation.
The Buddha-nature and the dharma body are just like forms and shadows: they appear and disappear dependently to each other; they are neither one nor difference. The nose points straight down. The eyebrows lay across your face, above your eyes. Yet it’s very hard for you to see them.
You have to examine why the ancient masters said, “The three thousand dharma-gates point to one heart; countless profound activities come from the original mind.” Thus you already complete the gates of precepts, meditation, and wisdom; just observe yourself.
Having a cough, uttering a throat-clear, raising eyebrows, winking an eye, grabbing something, walking around – what is the essence of those actions? And what is the mind through which you know about that essence? The mind's essence is empty and bright; so what is right, and what is not? The reality is the essence; the Buddha is the mind. Which essence is not reality? Which mind is not Buddha?
Mind is Buddha; Mind is reality. Originally, reality is not reality; reality is just mind. Originally, mind is not mind; mind is just Buddha.
Practitioners! Days and months are flying by. Life is not waiting for you. Why you are eating rice and soup, and don’t realize the use of bowl and spoon? Observe!
PHAP LOA (1284 – 1330)
NOTE: Time is flying fast. We should practice hard to end the three poisons. Watch the mind and see the mind's essence, even when “Having a cough, uttering a throat-clear, raising eyebrows, winking an eye, grabbing something, walking around…” This approach later led to koan practice, pushing the practitioner into a great doubt to cut off all the thoughts which are concealing the mind's essence from view.
How can we see the nature of the mind? My root master said: "The same way we see the river or the mirror." Watch the river: the waves arise and vanish, but the nature of water is unmoving; the waves continuously transform into countless forms, but the wetness always encompasses all them. Look at the mirror: the images appear and disappear, but the nature of the mirror is unmoving; the images continuously transform into countless forms, but the radiance envelops them all. Look at that and feel that, with all things in front of your eyes, and with all feelings in your body.
If you think that explanation is too abstract, you can try something more concrete. Relax, breathe gently, and feel the breaths coming and going. Feel that. Gently feel the breaths coming and going. Try to see as an outsider that the body, not your body, is breathing, while the breaths are transforming endlessly. You would feel that the breaths become one with your body, and then later the breaths become one with your body and your mind.
Now you feel that you are the river and all the waves; also you feel you are the mirror and all the reflected images. What remains unmoved alongside these waves and images? Observe your entire body and mind become reflections in the mirror of the mind. The different reflections come and go endlessly; however, the reflecting mind is always imperturbable, luminous, impartial, unbiased, unborn and undying.
You can discern that unborn mind when you look at a flower and recognize that the flower is a reflection of the mind and that in the seeing there is nobody who sees; you will discern that your reflecting mind seemingly becomes one with everything you've seen. Though you are not one with these reflections, you are not separate from them. Similarly, you can discern that unborn mind when you hear birdsong and recognize that the birdsong is a reflection of the mind and that in the hearing there is nobody who hears; you will discern that your reflecting mind seemingly becomes one with everything you've heard.
When you see, hear and perceive, there is not any trace of the three poisons (greed, hatred, and delusion) before thoughts arise. Everything perceived in your mind is pure and calm before thoughts arise. You will understand that the reflecting mind is empty, luminous, formless and non-self.
--- ---
ĐẠI ĐẠO
Đại đạo rộng suốt nào có ràng buộc, bản tánh lặng lẽ không thiện không ác. Bởi do chọn lựa chợt sanh nhiều lỗi, vừa khởi mảy may đã cách xa trời đất. Phàm thánh vốn đồng một mối, phải quấy đâu có hai đường. Cho nên biết, tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật. Người người sẵn đủ, kẻ kẻ trọn thành.
Phật tánh Pháp thân như hình như bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi duỗi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt, ở trên mắt mà không dễ gì nhìn thấy.
Cần phải tìm xét, đâu chẳng nghe nói “Ba ngàn pháp môn đồng về tấc vuông, hà sa diệu dụng đều ở nguồn tâm” nên nói: Cửa giới cửa định cửa tuệ, ông không thiếu sót, cần phải phản quán nơi mình.
Phàm những tiếng ho, tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm, chân đi, ấy là tánh gì? Biết được tánh này, ấy là tâm gì? Tâm tánh rỗng sáng, cái nào phải, cái nào chẳng phải?
Pháp tức là tánh, Phật tức là tâm. Tánh nào chẳng phải là pháp? Tâm nào chẳng phải là Phật?
Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp. Pháp vốn chẳng phải pháp, pháp tức là tâm. Tâm vốn chẳng phải tâm, tâm tức là Phật.
Các nhân giả! Ngày tháng dễ dàng qua, mạng người không chờ đợi, sao cam ăn cháo ăn cơm mà chẳng rõ việc bát việc muỗng? Tham!
PHÁP LOA (1284 - 1330) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Thời gian qua nhanh. Chúng ta hãy tinh tấn để diệt tam độc. Hãy nhìn vào tâm, và hãy thấy tự tánh, ngay cả khi đang “ho, tằng hắng, nhướng mày, chớp mắt, tay cầm, chân đi…” Pháp tu này sau đó dẫn tới pháp tu công án, đẩy người tu vào một niềm nghi lớn để quét sạch tất cả các niệm đang che khuất tự tánh của tâm.
Làm sao có thể nhìn thấy bản tánh của tâm? Bổn sư của tôi nói: "Chỉ như khi nhìn vào dòng sông hay gương soi." Hãy nhìn dòng sông: các đợt sóng khởi lên và biến mất, nhưng tánh của nước vẫn bất động; sóng liên tục chuyển hóa thành vô lượng hình tướng, nhưng tánh ướt luôn luôn bao trùm tất cả. Hãy nhìn vào gương: ảnh hiện ra và biến đi, nhưng tánh của gương vẫn bất động; ảnh liên tục chuyển hóa thành vô lượng hình tướng, nhưng tánh sáng luôn luôn bao trùm tất cả. Hãy nhìn vạn pháp trứơc mắt bạn, và hãy cảm nhận như thế, với tất cả cảm xúc trong toàn thân của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng giải thích như thế quá trừu tượng, bạn có thể thử nghiệm cụ thể hơn như sau. Bây giờ hãy thoải mái, thở dịu dàng, và hãy cảm nhận hơi thở vào và ra. Hãy cảm nhận như thế. Hãy dịu dàng cảm nhận hơi thở đến và đi. Hãy thử thấy như một người đứng ngoài nhìn vào thân, như không còn là thân của bạn, đang thở, trong khi hơi thở chuyển hóa không ngưng nghỉ. Bạn sẽ cảm nhận rằng hơi thở trở thành một với thân của bạn, và rồi hơi thở trở thành một với thân và tâm của bạn.
Bây giờ bạn cảm nhận rằng bạn là dòng sông và là toàn bộ sóng; bạn cũng cảm nhận rằng bạn là gương và là toàn bộ ảnh. Câu hỏi tới đây là: cái gì bất động xuyên suốt tất cả sóng và ảnh? Bạn sẽ thấy toàn khối thân tâm của bạn trở thành cái được phản chiếu trong gương tâm. Các ảnh phản chiếu tới và đi liên tục; tuy nhiên, tâm phản chiếu luôn luôn bất động, chiếu sáng, bình đẳng, không thiên lệch, bất sinh và bất diệt.
Bạn có thể nhận ra tâm bất sinh đó khi bạn nhìn một bông hoa và nhận ra rằng hoa là một ảnh chiếu trong tâm và rằng trong cái nhìn không có ai nhìn; bạn sẽ có thể nhận ra rằng tâm phản chiếu của bạn như dường là một với tất cả những gì bạn thấy. Trong khi bạn không phải là một với ảnh chiếu, bạn không phải là tách rời ảnh chiếu (không tức, không ly). Tương tự, bạn có thể nhận ra rằng tâm bất sinh đó khi bạn nghe tiếng chim hót và nhận ra tiếng chim hóa là một phản chiếu của tâm và rằng trong khi nghe thì không có ai nghe; bạn có thể nhận ra rằng tâm phản chiếu của bạn như dường trở thành một với tất cả những gì bạn nghe.
Khi bạn thấy, nghe và nhận biết, không có mảy may nào của tam độc (tham, sân, si) trước khi các niệm có thể khởi lên. Bất cứ những gì nhận biết trong tâm đều thanh tịnh và bình lặng trước khi các niệm có thể khởi lên. Bạn sẽ nhận ra rằng tâm phản chiếu thì rỗng rang, chiếu sáng, vô tướng và vô ngã.