XXXI. PHẨM TUỲ HỶ HỒI HƯỚNG
02
Lúc bấy giờ, đại Bồ-tát Di Lặc bạch Thượng tọa Thiện Hiện: Thưa Ðại đức! Đại Bồ-tát ấy, duyên các sự như thế, khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, thật không có sự sở duyên như thế, như tướng sở thủ của đại Bồ-tát ấy.
Cụ thọ Thiện Hiện nói: Thưa Ðại sĩ! Nếu không có sự sở duyên như cái tướng sở thủ thì tâm tùy hỷ hồi hướng của đại Bồ-tát ấy dùng thủ tướng làm phương tiện, duyên khắp vô số, vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương. Các thiện căn đã có của vô số, vô lượng, vô biên các đức Phật ở mỗi thế giới đã Niết-bàn, từ sơ phát tâm cho đến pháp diệt và thiện căn đã có của các đệ tử nhóm tụ tất cả sự tùy hỷ hiện tại hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Sự tùy hỷ hồi hướng đã phát khởi như thế, đâu chẳng phải là điên đảo. Như đối với vô thường cho là thường là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo; đối với khổ cho là vui là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo; đối với vô ngã cho là ngã là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo; đối với bất tịnh cho là tịnh là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Ðây đối với vô tướng mà thủ tướng cũng như vậy; Thưa Ðại sĩ! Như sự sở duyên thật không có thì tâm tùy hỷ cũng như vậy; các thiện căn v.v... cũng như vậy; quả vị giác ngộ cao tột cũng như vậy; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng như vậy; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng như vậy; nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng như vậy; vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng như vậy; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng như vậy; pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng như vậy; chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng như vậy; Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo cũng như vậy; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng như vậy; tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng như vậy; bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng như vậy; pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng như vậy; năm loại mắt, sáu phép thần thông cũng như vậy; mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng như vậy; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng như vậy; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng như vậy; chư Thanh-văn, Ðộc-giác, Ðại-thừa cũng như vậy. Thưa Ðại sĩ! Nếu như sự sở duyên thật không có thì tâm tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy; các thiện căn v.v... cũng như vậy; quả vị giác ngộ cao tột cũng như vậy; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng như vậy; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng như vậy; nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng như vậy; địa thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng như vậy; vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng như vậy; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng như vậy; pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng như vậy; chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng như vậy; Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo cũng như vậy; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng như vậy; tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng như vậy; bốn niệm trụ, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng như vậy; Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng như vậy; năm loại mắt, sáu phép thần thông cũng như vậy; mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng như vậy; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng như vậy; tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng như vậy; chư Thanh-văn, Ðộc-giác, Ðại-thừa cũng như vậy. Những gì là sở duyên? Những gì là sự? Những gì là tâm tùy hỷ hồi hướng? Những gì là các thiện căn v.v…? Những gì là quả vị giác ngộ cao tột? mà đại Bồ-tát đã duyên như thế, khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột? Bồ-tát Di Lặc đáp: Thưa Ðại đức! Nếu đại Bồ-tát từ lâu tu hành sáu phép Ba-la-mật-đa, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước đã trồng thiện căn, từ lâu phát đại nguyện, được các thiện hữu nhiếp thọ, khéo học nghĩa không của tự tướng các pháp là đại Bồ-tát có khả năng đối với sự sở duyên khởi tâm tùy hỷ hồi hướng các thiện căn v.v... quả vị giác ngộ cao tột và tất cả pháp đều chẳng thủ tướng, mà có khả năng phát khởi sự tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Tùy hỷ hồi hướng như thế là do dùng phi nhị, phi bất nhị làm phương tiện; phi tướng, phi vô tướng làm phương tiện; phi hữu sở đắc, phi vô sở đắc làm phương tiện; phi nhiễm, phi tịnh làm phương tiện; phi sanh, phi diệt làm phương tiện. Đối với sự sở duyên cho đến quả vị giác ngộ cao tột có thể chẳng thủ tướng; vì chẳng thủ tướng nên chẳng phải thuộc về điên đảo. Nếu có Bồ-tát từ lâu chẳng tu hành sáu phép Ba-la-mật-đa, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước chẳng trồng căn lành, từ lâu chưa phát đại nguyện, chẳng được thiện hữu nhiếp thọ, đối với tất cả pháp chưa khéo học cái không của tự tướng là các Bồ-tát đối với sự sở duyên tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn v.v... quả vị giác ngộ cao tột và tất cả pháp, còn thủ tướng mà khởi sự tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Đã khởi sự tùy hỷ hồi hướng như thế, vì thủ tướng nên còn trong vòng điên đảo. Lại nữa, thưa Ðại đức! Chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v… mà đối trước họ tuyên thuyết pháp không nội; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v… mà đối trước họ tuyên thuyết pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết chơn như; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết Thánh đế khổ; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết bốn tịnh lự; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết bốn vô lưọng, bốn định vô sắc; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết tám giải thoát; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết bốn niệm trụ; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết pháp môn giải thoát không; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết năm loại mắt; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết sáu phép thần thông; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết mười lực Phật; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết pháp không quên mất; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết tánh luôn luôn xả; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết trí nhất thiết; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng chẳng nên vì các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên vì các đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học kia v.v... mà đối trước họ tuyên thuyết nghĩa không của tự tướng tất cả pháp. Vì sao? Thưa Ðại đức! Các Bồ-tát Ðại-thừa tân học v.v... đối với pháp như thế, tuy có đôi chút kính tin, ưa thích, nhưng họ nghe rồi hầu như quên mất, hoang mang, sợ sệt, sanh ra hủy báng. Lại nữa, thưa Ðại đức! Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu phát đại nguyện, được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi bốn tịnh lự, bốn định vô sắc. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi năm loại mắt, sáu phép thần thông. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Nếu đại Bồ-tát bất thối chuyển, hoặc có người đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, thì nên đối trước họ mà biện thuyết rộng rãi nghĩa không của tự tướng các pháp. Vì sao? Thưa Ðại đức! Vì đại Bồ-tát bất thối chuyển như thế và đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, đời trước trồng căn lành, từ lâu đã phát đại nguyện, được các thiện tri thức nhiếp thọ, nếu nghe pháp này đều có khả năng thọ trì, thì chẳng bao giờ bỏ quên, nên tâm chẳng hoang mang, chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hủy báng. Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Bồ-tát Di Lặc: Đại Bồ-tát dùng sự tùy hỷ cùng làm các sự nghiệp phước đức như thế, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì gọi là sự dụng tâm tùy hỷ hồi hướng; sự dụng tâm này là tận diệt ly biến; sự sở duyên này và các thiện căn cũng đều như tâm tận diệt ly biến. Trong đó, cái gì là sự dụng tâm? Lại dùng cái gì làm sự sở duyên và các thiện căn mà nói là tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột? Tâm ấy đối với tâm lý lẽ ra chẳng có tùy hỷ hồi hướng, vì không có hai tâm cùng khởi một lúc; tâm cũng chẳng thể tùy hỷ hồi hướng, vì tâm là tự tánh. Thưa Ðại sĩ! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì có khả năng biết như thật: Sắc không có sở hữu, thọ, tưởng, hành, thức không có sở hữu; nhãn xứ không có sở hữu, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có sở hữu; sắc xứ không có sở hữu, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có sở hữu; nhãn giới không có sở hữu; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu; nhĩ giới không có sở hữu; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu; tỷ giới không có sở hữu; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu; thiệt giới không có sở hữu; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu; thân giới không có sở hữu; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu; ý giới không có sở hữu; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu; địa giới không có sở hữu, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có sở hữu; vô minh không có sở hữu; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có sở hữu; bố thí Ba-la-mật-đa không có sở hữu; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có sở hữu; pháp không nội không có sở hữu; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không có sở hữu; chơn như không có sở hữu; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không có sở hữu; Thánh đế khổ không có sở hữu; Thánh đế tập, diệt, đạo không có sở hữu; bốn tịnh lự không có sở hữu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu; tám giải thoát không có sở hữu; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có sở hữu; bốn niệm trụ không có sở hữu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu; Pháp môn giải thoát không không có sở hữu; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có sở hữu; năm loại mắt không có sở hữu, sáu phép thần thông không có sở hữu; mười lực Phật không có sở hữu; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không có sở hữu; pháp không quên mất không có sở hữu, tánh luôn luôn xả không có sở hữu; trí nhất thiết không có sở hữu; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có sở hữu; tất cả pháp môn Đà-la-ni không có sở hữu, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không có sở hữu; Dự-lưu quả không có sở hữu; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả không có sở hữu; Độc-giác Bồ-đề không có sở hữu; hạnh đại Bồ-tát không có sở hữu; quả vị giác ngộ cao tột không có sở hữu. Thưa Ðại sĩ! Đại Bồ-tát ấy đã biết như thật tất cả pháp đều không có sở hữu, dùng sự tùy hỷ cùng làm các sự nghiệp phước đức, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đó gọi là sự tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột không điên đảo. Lúc bấy giờ, trời Ðế Thích bạch cụ thọ Thiện Hiện: Bạch Ðại đức! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học nghe pháp như thế, tâm họ sẽ không hoang mang sợ sệt? Bạch Ðại đức! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học, dùng tất cả thiện căn đã tu tập hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột như thế nào? Bạch Ðại đức! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học nhiếp thọ sự tùy hỷ cùng làm các sự nghiệp phước đức hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột như thế nào? Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện nương thần lực gia bị của Bồ-tát Di Lặc, bảo trời Ðế Thích: Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học, nếu tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; nếu tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện là nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; nếu tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; nếu trụ pháp không nội, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ pháp không nội; nếu trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nếu trụ chơn như, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ chơn như; nếu trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nếu trụ Thánh đế khổ dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ Thánh đế khổ; nếu trụ Thánh đế tập, diệt, đạo dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; nếu tu bốn tịnh lự, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ bốn tịnh lự; nếu tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nếu tu tám giải thoát dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ tám giải thoát; nếu tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nếu tu bốn niệm trụ dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ bốn niệm trụ; nếu tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nếu tu pháp môn giải thoát không dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ pháp môn giải thoát không; nếu tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nếu tu năm loại mắt, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ năm loại mắt; nếu tu sáu phép thần thông, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ sáu phép thần thông; nếu tu mười lực Phật, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ mười lực của Phật; nếu tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; nếu tu pháp không quên mất, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ pháp không quên mất; nếu tu tánh luôn luôn xả dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; nếu tu trí nhất thiết, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ trí nhất thiết; nếu tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nếu tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni; nếu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu tu hạnh đại Bồ-tát, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ hạnh đại Bồ-tát; nếu tu quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện là nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột. Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này, mà tín giải sâu sắc Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tín giải sâu sắc tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; tín giải sâu sắc pháp không nội; tín giải sâu sắc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; tín giải sâu sắc chơn như; tín giải sâu sắc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không có sở hữu; tín giải sâu sắc Thánh đế khổ; tín giải sâu sắc Thánh đế tập, diệt, đạo; tín giải sâu sắc bốn tịnh lự; tín giải sâu sắc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu; tín giải sâu sắc tám giải thoát; tín giải sâu sắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có sở hữu; tín giải sâu sắc bốn niệm trụ; tín giải sâu sắc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu; tín giải sâu sắc pháp môn giải thoát không; tín giải sâu sắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; tín giải sâu sắc năm loại mắt; tín giải sâu sắc sáu phép thần thông; tín giải sâu sắc mười lực Phật; tín giải sâu sắc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tín giải sâu sắc pháp không quên mất; tín giải sâu sắc tánh luôn luôn xả; tín giải sâu sắc trí nhất thiết; tín giải sâu sắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tín giải sâu sắc tất cả pháp môn Đà-la-ni; tín giải sâu sắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; tín giải sâu sắc hạnh đại Bồ-tát; tín giải sâu sắc quả vị giác ngộ cao tột. Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này thường được thiện hữu nhiếp thọ. Thiện hữu ấy dùng vô lượng pháp môn văn nghĩa xảo diệu vì họ biện thuyết pháp tương ưng Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa Thánh đế khổ, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa năm loại mắt, sáu phép thần thông; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa hạnh đại Bồ-tát; dùng pháp như thế dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa quả vị giác ngộ cao tột; cũng là biện thuyết các sự việc của ác ma, khiến họ nghe rồi đối với các sự việc của ma, tâm không tăng giảm. Vì sao? Vì các sự nghiệp của ma tánh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; cũng dùng pháp ấy dạy bảo trao truyền, khiến họ cho đến được nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường chẳng xa lìa Phật Bạc-già-phạm, vì đối với chư Phật, đã trồng các căn lành, lại do các căn lành đã được nhiếp thọ, nên thường sanh vào nhà đại Bồ-tát, cho đến quả vị giác ngộ cao tột, đối với các căn lành thường chẳng xa lìa. Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học, nếu có khả năng như thế, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, nhiếp thọ các công đức; đối với các công đức, tín giải sâu sắc, thường được các thiện hữu nhiếp thọ, nghe pháp như thế, tâm chẳng hoang mang, chẳng kinh, chẳng sợ. Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học tùy theo sự tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự an trụ năm loại mắt, sáu phép thần thông, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập hạnh đại Bồ-tát, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; tùy theo sự tu tập quả vị giác ngộ cao tột, mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học, nên đối với khắp vô số, vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương, trong mỗi thế giới đều có vô số, vô lượng, vô biên đoạn trừ con đường các hữu, dứt tuyệt con đường hý luận, bỏ các gánh nặng, dẹp gai xóm làng, làm sạch các kiết hữu, đầy đủ chánh trí, tâm hoàn toàn giải thoát, khéo thuyết pháp yếu. Giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn đã thành tựu và các loại công đức đã làm của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử cùng với các thiện căn đã gieo trồng của các nơi như là thiện căn đã gieo trồng của dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ v.v... hoặc thiện căn đã gieo trồng của chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, hoặc thiện căn đã gieo trồng của trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-Quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, hoặc thiện căn đã gieo trồng của trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh v.v… tất cả những thiện căn như thế tập hợp lại, cân nhắc, suy lường, khởi ngay sự so sánh, thì đối với các thiện căn khác, tâm tùy hỷ là tối thắng, là tôn quí, là cao siêu, là vi diệu, là cao cả, là không gì cao hơn, không gì bằng, không gì hơn. Lại dùng sự tùy hỷ như thế cùng làm các sự nghiệp phước đức, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Lúc bấy giờ, Bồ-tát Di Lặc hỏi cụ thọ Thiện Hiện: Thưa Ðại đức! Đại Bồ-tát Ðại-thừa tân học, nếu nghĩ về công đức của Phật và chúng đệ tử cùng thiện căn đã gieo trồng của trời, người v.v… tất cả thiện căn như thế, nhóm tụ lại, cân nhắc suy lường, khởi ngay sự so sánh thì đối với các thiện căn khác, tâm tùy hỷ là tối thắng, là tôn quí, là cao siêu, là vi diệu, là cao cả, là không gì cao hơn, không gì bằng, không gì hơn. Lại dùng thiện căn tùy hỷ như thế cùng với các hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì đại Bồ-tát ấy vì sao chẳng rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo? Cụ thọ Thiện Hiện đáp: Thưa Ðại sĩ! Nếu đại Bồ-tát đối với công đức có được đối với sự niệm Phật và chúng đệ tử, chẳng khởi lên tưởng về công đức của chư Phật và chúng đệ tử; đối với các thiện căn đã gieo trồng của trời, người v.v... chẳng khởi tưởng thiện căn của trời, người v.v... đối với tâm đã phát khởi sự tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, cũng lại chẳng khởi tưởng về tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì đại Bồ-tát ấy, đã khởi sự tùy hỷ hồi hướng không có tưởng điên đảo, không có tâm điên đảo, không có kiến điên đảo. Nếu đại Bồ-tát đối với công đức đã có về sự niệm Phật và chúng đệ tử và tướng công đức của Phật, đệ tử; đối với thiện căn đã gieo trồng của trời, người v.v... giữ lấy tướng thiện căn của trời, người v.v... đó; đối với tâm đã phát khởi sự tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, giữ lấy tướng của tâm đã phát khởi sự tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột thì đại Bồ-tát ấy, đã khởi sự tùy hỷ hồi hướng có tưởng điên đảo, có tâm điên đảo, có kiến điên đảo. Lại nữa, thưa Ðại sĩ! Nếu đại Bồ-tát dùng tâm tùy hỷ như thế, nghĩ về công đức thiện căn của tất cả các đức Phật và chúng đệ tử, biết đúng đắn tâm này là tận diệt ly biến, chẳng phải là năng tùy hỷ; biết đúng đắn tánh của pháp ấy cũng vậy, chẳng phải là sở tùy hỷ; lại hiểu đúng đắn tâm năng hồi hướng, tánh pháp cũng vậy, chẳng phải là năng hồi hướng và hiểu đúng đắn pháp sở hồi hướng, tánh nó cũng vậy, chẳng phải là sở hồi hướng; và nếu có người có khả năng y vào điều đã nói ấy mà tùy hỷ hồi hướng là chánh, chẳng phải tà, đại Bồ-tát ấy đều nên như vậy, tùy hỷ hồi hướng. Lại nữa, thưa Ðại sĩ! Nếu đại Bồ-tát, đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại, từ sơ phát tâm đến đắc quả vị giác ngộ cao tột, cho đến pháp diệt, công đức có được ở khoảng giữa, hoặc đệ tử Phật và các Ðộc-giác y Phật pháp ấy mà khởi thiện căn; hoặc các phàm phu nghe sự thuyết pháp ấy mà trồng căn lành; hoặc các long thần, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn v.v... nghe sự thuyết pháp ấy mà trồng căn lành; hoặc dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ v.v... nghe sự thuyết pháp ấy mà trồng căn lành; hoặc chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại nghe sự thuyết pháp ấy mà trồng căn lành; hoặc trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-Quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả nghe sự thuyết pháp ấy mà trồng căn lành; hoặc trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh nghe sự thuyết pháp ấy mà trồng căn lành; hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... nghe pháp đã thuyết, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, siêng tu đủ các hạnh Bồ-tát, như vậy, nhóm tụ lại tất cả, cân nhắc, suy lường, khởi ngay sự so sánh, thì đối với các thiện căn khác, tâm tùy hỷ là tối thắng, là tôn quí, là cao siêu, là vi diệu, là cao cả, là không gì cao hơn, là không gì bằng, không gì hơn. Lại dùng thiện căn tùy hỷ như thế cùng với các hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, ngay lúc ấy, hoặc là hiểu đúng đắn các pháp năng tùy hỷ hồi hướng là tận diệt ly biến, các pháp sở tùy hỷ hồi hướng, tự tánh đều là không. Tuy hiểu như vậy, mà luôn luôn tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Lại ngay khi ấy, hoặc hiểu đúng đắn hoàn toàn không có pháp để có thể luôn luôn tùy hỷ hồi hướng đối với pháp. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả các pháp đều là không, trong cái không hoàn toàn không có pháp năng, sở tùy hỷ hồi hướng. Tuy biết như vậy, mà luôn luôn tùy hỷ hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; đại Bồ-tát ấy, hoặc luôn luôn tùy hỷ hồi hướng như thế, mà tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tu hành tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, không có tưởng điên đảo, không có tâm điên đảo, không có kiến điên đảo. Vì sao? Vì đại Bồ-tát ấy, đối với tâm tùy hỷ chẳng sanh chấp trước, đối với thiện căn công đức tùy hỷ cũng chẳng chấp trước; đối với tâm hồi hướng chẳng sanh chấp trước, đối với sở hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng chấp trước, đối tâm hồi hướng chẳng sanh chấp trước, đối với sở hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng chấp trước. Do không chấp trước nên chẳng rơi vào điên đảo. Đại Bồ-tát đã khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như thế gọi là sự tùy hỷ hồi hướng vô thượng.