Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Quyển Thứ 400: Hội thứ nhất Phẩm Pháp Dũng Bồ Tát thứ 78-2
 

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Lại nữa, Thiện nam tử! Ví như các thứ hình tướng nơi bóng sáng, hiện có lay động chuyển biến sai khác. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Bóng sáng như thế là từ đâu đến, đi tới chỗ nào? Thường Khóc đáp rằng: Bóng sáng chẳng thật, làm sao nói được có chỗ đến đi. Pháp Dũng Bồ tát bảo Thường Khóc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp bóng sáng có đến đi, phải biết người kia ngu si vô trí. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như vậy, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai tức là pháp thân. Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp. Chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, pháp thân Như Lai cũng lại như thế, không đến không đi.

Lại nữa, Thiện nam tử! Ví như thành tầm hương hiện có vật loại, vật loại như thế tạm có hoàn không. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Thành tầm hương này có bao vật loại vì từ đâu đến, đi tới chỗ nào? Thường Khóc đáp rằng: Thành tầm hương này có bao vật loại vì từ đâu đến, đi tới chỗ nào?

Thường Khóc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp các vật loại thành tầm hương có đến đi, phải biết người kia ngu si vô trí. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như thế, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử!Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai ấy tức là pháp thân. Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp. Chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, pháp thân Như Lai cũng lại như thế, không đến không đi.

Lại nữa, Thiện nam tử! Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biến hóa ra việc, tạm có hoàn không. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Các việc biến hóa ra việc, tạm có hoàn không. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Các việc biến hóa vì từ đâu đến, đi tới chỗ nào? Thường Khóc đáp rằng: Các việc biến hóa đều chẳng thật có, làm sao nói được có chỗ từ đến, đi có chỗ tới. Pháp Dũng Bồ tát bảo Thường Khóc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp việc biến hóa có đến đi, phải biết người kia ngu si vô trí. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như thế, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai ấy tức là pháp thân. Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp. Chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, pháp thân Như Lai cũng lại như thế, khônng đến không đi.

Lại nữa, Thiện nam tử! Như người trong mộng thấy có chư Phật, hoặc mười, hoặc trăm hoặc ngàn cho đến vô số, kia mộng thức rồi, được thấy đều không. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Mộng thấy Phật từ đâu đến, đi tới chỗ nào? Thường khóc đáp rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp mộng được thấy có đến có đi, phải biết người kia ngu si vô trí. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như thế, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Tất cả Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai ấy tức pháp thân. Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp. Chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, pháp thân Như Lai cũng lại như thế, không đến không đi.

Lại nữa, Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thuyết tất cả pháp như mộng được thấy, như việc biến hóa, như thành tầm hương, như bóng sáng, vang, tượng, việc huyễn, ánh nắng, đều chẳng phải thật có. Nếu đối pháp nghĩa sâu thẳm chư Phật đã thuyết như thế chẳng như thật biết, chấp thân Như Lai là danh là sắc, có đến có đi, phải biết người kia vì mê pháp tánh nên ngu si vô trí, trôi lăn các thú chịu khổ sanh tử, xa lìa Bát nhã Ba la mật đa cũng lại xa lìa tất cả Phật pháp. Nếu đối pháp nghĩa sâu thẳm chư Phật đã thuyết như thế năng như thật biết, chẳng chấp Phật thân là danh là sắc, cũng chẳng bảo rằng Phật có đến có đi, phải biết người kia đối pháp nghĩa sâu thẳm mà Phật thuyết như thật hiểu rõ, chẳng chấp các pháp có đến có đi, có sanh có diệt, có nhiễm có tịnh. Do chẳng chấp nên năng hành Bát nhã Ba la mật đa, cũng năng siêng tu tất cả Phật pháp, thời là gần kề sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng gọi là đệ tử chơn tịnh của Như Lai, trọn chẳng uổng thọ quốc nhân tín thí, năng cùng tất cả làm ruộng phước tốt, đáng nhận thế gian, người, trời cúng dường.

Lại nữa, thiện nam tử! Như trong biển cả có các ngọc báu, ngọc báu như thế chẳng phải mười phương đến, cũng chẳng phải hữu tình trong đó tạo tác, cũng chẳng phải ngọc này không nhân duyên mà sanh, nhưng vì sức căn lành các hữu tình nên khiến trong biển cả có các ngọc sanh. Khi các ngọc này sanh, nương sức nhân duyên hòa hợp nên có, không chỗ từ đến. Khi ngọc này diệt ở mười phương diện cũng không chỗ đi, chỉ bởi hữu tình hết sức căn lành khiến kia diệt mất. Sở dĩ vì sao? Vì các pháp hữu vi duyên hiệp nên sanh, duyên lìa nên diệt, ở trong đều không có kẻ sanh kẻ diệt. Vậy nên, các pháp không đến không đi. Thân các Như Lai cũng lại như thế, ở mười phương diện không chỗ từ đến, cũng chẳng phải ở trong có kẻ tạo tác, cũng chẳng thể nói không có nhân duyên mà sanh. Nhưng vì nương gốc tu tịnh hạnh viên mãn làm nhân duyên vậy và nương hữu tình đời trước tu nghiệp thấy Phật thành thục vậy, nên có thân Như Lai xuất hiện giữa đời. Khi mà thân Phật diệt, ở mười phương diện cũng không chỗ đi, chỉ bởi sức nhân duyên hòa hợp hết tức bèn diệt lặn. Vậy nên, chư Phật không đến không đi.

Lại nữa, Thiện nam tử! Ví như đàn không hầu nương dựa các thứ nhân duyên hòa hợp mà có tiếng sanh. Nhân duyên tiếng này chỗ gọi cái cần, cái ống, cái ngựa, cây trục, sợi dây thẳng thảy và tác ý của nhạc sĩ. Như vậy, riêng một chẳng sanh được tiếng, cần khi hòa hợp tiếng đàn mới sanh khởi. Sanh vị tiếng này không chỗ từ đâu đến, với khi diệt dứt tiếng không đi tới đâu. Thiện nam tử! Thân các Như Lai cũng lại như thế, nương dựa cácthứ nhân duyên mà sanh, chỗ gọi vô lượng phước đức trí huệ và các hữu tình đã tu căn lành thấy Phật thành thục. Như vậy, riêng một chẳng sanh thân Phật được , cần khi hòa hợp thân kia mới sanh khởi. Sanh vị thân này không chỗ từ đâu đến , với khi lặn diệt không chỗ tới đi. Thiện nam tử! Ngươi đối tướng Như Lai Ứng chánh Đẳng Giác không đến đi, nên biết theo đạo lý đây như thế tướng đối tất cả pháp không đến đi cũng biết như thế. Thiện nam tử! Nếu đối Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và tất cả pháp năng như thật biết không đến không đi, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh quyết định năng tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phương tiện khéo léo tất được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Khi Bồ tát Ma ha tát Pháp Dũng vì Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc thuyết tướng các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thuyết rộng cho đến Phật Thế Tôn không đến không đi, làm cho cõi Tam thiên đại thiên thế giới kia tất cả đại địa các núi biển cả và các thiên cung sáu thứ biến động. Các cung điện ma đều oai ánh sáng, ma và hình ma thảy đều kinh khiếp. Khi ấy cõi Tam thiên đại thiên thế giới kia, tất cả bao nhiêu cỏ cây lùm rừng sinh hoa phi thời thảy đều hướng đầu về chỗ Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, không trung cũng mưa nhiều thứ hương hoa. Khi đó Thiên Đế Thích, bốn Đại thiên vương và các thiên chúng ở giữa hư không, liền đem các thứ diệu hương hoa trời phụng rải cúng dường Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, rồi lại đem các thứ diệu hương hoa trời phụng rải cúng dường Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, rồi lại đem các thứ diệu hương hoa trời phụng rải cúng dường Thường Khóc Bồ tát, mà xướng lời này: Chúng tôi nhờ Đại sĩ được nghe giáo pháp thắng nghĩa như thế. Tất cả thế gian kẻ trụ thân kiến nghe pháp này rồi bỏ được chấp trước, thảy đều trụ nơi bậc nan phục.

Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc thưa Bồ tát Ma ha tát Pháp Dũng rằng: Nhân gì duyên chi làm cho thế giới đây tất cả đất liền, các núi, biển lớn, sáu thứ biến động và hiện các thứ tướng hiếm có? Pháp Dũng Bồ tát bảo Thường Khóc rằng: Do tôi đáp ngươi đã hỏi tướng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không đến đi. Ở trong hội này tám ngàn chúng sanh thảy đều chứng được vô sanh pháp nhẫn. Lại có tám mươi muôn ức chúng sanh đều phát tâm VÔ thượng Chánh đẳng giác. Lại có tám vạn bốn ngàn chúng sanh xa trần lìa cấu, đối trong các pháp sanh tịnh pháp nhãn. Do nhân duyên này khiến thế giới đây tất cả đất liền, các núi biển lớn sáu thứ biến động và hiện các thứ tướng hiếm có.

Bồ tát Thường Khóc nghe lời này rồi vui mừng nhảy nhót, khởi nghĩ này rằng: Ta nay đã làm được lợi lành lớn. Nghĩa là nhờ ta hỏi Pháp Dũng Bồ tát khiến các hữu tình được nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thuyết các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tướng không đến đi, khiến ngần ấy chúng được nhiêu ích lớn. Ta do căn lành thù thắng như thế, đủ năng thành xong sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ta đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ta đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khônng còn nghi lo. Ta ở đời sau quyết định thành Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, lợi ích an vui vô lượng hữu tình. Khởi nghĩ ấy rồi nhảy nhót vui mừng, bay lên hư không cao bảy cây đa la. Lại khởi nghĩ nữa: Ta phải đem vật gì cúng dường Đại sư Pháp Dũng Bồ tát để dùng đền ơn vì ta thuyết pháp? Khi ấy, Thiên Đế Thích biết chỗ kia nghĩ hóa làm vô lượng hương hoa vi diệu, muốn đem thí cho Bồ tát Thường Khóc mà nói lời này: Đại sĩ ngày nay vì thương xót tôi nên nhận hoa này để đem cúng dường Pháp Dũng Bồ tát. Đại sĩ nên nhận chúng tôi cúng dường, tôi nay giúp thành công đức Đại sĩ. Sở dĩ vì sao? Vì nhờ Đại sĩ nên chúng tôi vô lượng trăm ngàn hữu tình được lợi ích lớn, nghĩa là quyết sẽ chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đại sĩ biết cho, có các kẻ năng vì tất cả hữu tình trải qua vô lượng vô số đại kiếp chịu đựng các cần khổ, kẻ như Đại sĩ rất là khó được. Vậy nên, nay nên nhận sở thí của tôi.

Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc nhận hương hoa vi diệu của Thiên Đế Thích, phụng rải cúng dường Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát rồi, từ hư không xuống đảnh lễ hai chân, chấp tay cũng bất khả đắc kính thưa Đại sư rằng: Tôi từ ngày nay nguyện đem thân mệnh phụnng thuộc Đại sư để sung làm kẻ hầu sai. Nói lời này rồi chấp tay mà đứng trước Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát.

Khi ấy, nàng trưởng giả và các quyến thuộc chấp tay cũng bất khả đắc kính thưa Thường Khóc rằng: Chúng tôi từ nay cũng đem thân mệnh phụng thuộc cấp hầu, xin thương nạp thọ, đem căn lành đây nguyện sẽ được thù thắng pháp như thế, đồng Tôn sư đã chứng nguyện, qua đời sau hằng gần gũi Tôn sư, thườnng theo hầu Tôn sư, cúng dường chư Phật và các Bồ tát, đồng tu phạm hạnh.

Bồ tát Thường Khóc liền bảo kia rằng: các ngươi kẻ chí thành tùy thuộc nơi ta phải theo lời ta dạy, ta sẽ thọ ngươi. Nàng trưởng giả thảy thưa Thường Khóc rằng: Thành tâm thuộc Tôn sư, sẽ theo lời dạy Tôn sư.

Khi ấy, Thường Khóc Bồ tát tức bảo nàng trưởng giả và các quyến thuộc đều lấy các thứ đồ đẹp trang nghiêm mà tự nghiêm sức và đem năm trăm cỗ xe đẹp bảy báu cùnng các đồ cúng đồng thời phụng lên Pháp Dũng Bồ tát, thưa Đại sư rằng: " Tôi đem nàng trưởnng giả thảy như đây phụng thí Đại sư, cúi xin từ bi vì tôi nạp thọ".

Khi AṬ Thiên Đế Thích khen Thường Khóc rằng: Hay thay! Đại sĩ mới năng xả thí như thế được. Các Bồ tát Ma ha tát pháp nên xả thí tất cả sở hữu. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học xả thí tất cả như thế mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu đối Pháp sư năng khởi làm cunng kính cúng dường như thế khônng chút lẫn tiếc, quyết định được nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo. Các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ khi tinh siêng tu học đạo Bồ tát, cũng vì thỉnh hỏi Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, xả các sỡ hữu. Do đây đã chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Khi đó Pháp Dũng Bồ tát muốn cho Bồ tát thường Khóc chỗ trồng căn lành được viên mãn nên nhận nàng trưởng giả cùng các bà con, năm trăm xe báu và các của cúng dường, nhận rồi hoàn thí lại Bồ tát thường Khóc. Pháp Dũng Bồ tát thuyết pháp đã lâu, ngày sắp muốn tối, biết chúng mỏi mệt, xuống tòa Sư tử trở vào trong cung

Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc đã thấy Bồ tát Ma ha tát Pháp Dũng trở vào trong cung liền khởi nghĩ này: Ta vì pháp nên đến nơi đây nhưng chưa nghe chánh pháp, chẳng nên ngồi nằm, ta nên duy đứng, đi đứng uy nghi để đợi Đại sư Pháp Dũng Bồ tát đãvào cung rồi, qua thời gian bảy năm nhất tâm chẳng loạn, du hý Bồ tát

Vô lượng vô số tam ma địa môn, an trụ Bồ tát vô lượng vô số Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo. Bồ tát Thường Khóc với trong bảy năm chẳng ngồi chẳng nằm, duy đứng duy đi, chẳng từ mỏi mệt, chẳng nghĩ ăn uống, chẳng sợ lạnh nónng, chẳng duyên trong ngoài, từng chẳng phát khởi muốn giận hại thảy và tất cả các phiền não buộc bẩn. Chí khởi nghĩ này: " Chừng nào Pháp Dũng Bồ tát sẽ từ tam ma địa khởi, bà con chúng ta nên trải pháp tòa, rảy suốt nơi đất, rải các hương hoa. Pháp Dũng Bồ tát sẽ lên tòa này tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo và các pháp yếu khác?" Khi ấy nàng trưởng giả và các bà con cũng trong bảy năm duy đi duy đứng, chẳng bỏ sở niệm, đều học Thường Khóc tiến chỉ theo nhau từng không chút bỏ.

Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc tinh tiến như thế hơn bảy năm rồi, bỗng nhiên nghe không trung có tiếnng bảo rằng: Chao! Thiện nam tử! Sau bảy ngày kui, Pháp Dũng Bồ tát sẽ từ định khởi ở trong thành này tuyên nói chánh pháp. Bồ tát Thường Khóc nghe tiếng không trung rồi vui mừng nhảy nhót, khởi nghĩ này rằng: Ta nay phải vì Pháp Dũng Bồ tát trải bày sửa sang tòa sư tử, rảy suốt nơi đất, rải diệu hươnng hoa để Đại sư ta sẽ thăng tòa này, vì chúng tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phươnng tiện khéo léo và các pháp yếu. Bồ tát Thường Khóc khởi nghĩ này rồi cùng nàng trưởng giả và các bà con trải bày tòa sư tử bằng bảy báu. Liền đó nàng trưởng giả và các bà con mỗi người cởi một chiếc áo tinh diệu nơi thân, vì Sư thuyết pháp trải lên tòa lớp nữa.

Bồ tát Thường Khóc đã trải tòa xong, tìm nước rảy đất, trọn chảng thể được. Sở dĩ vì sao? Vì bị ác ma che giấu, nước trong ngoài thành đều khiến chẳng hiện. Ma khởi nghĩ này: Bồ tát Thường Khóc tìm nước chẳng được, sầu ưu khổ não, mỏi mệt đúi đừ, tâm mê biến khác, bèn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề căn lành chẳng tăng, trí huệ chẳng soi, đối nhất thiết trí mà có lưu lại, thời chẳng thể làm trống cảnh giới ta được.

Thường Khóc Bồ tát cần các thứ phương tiện để tìm nước chẳng được, khởi nghĩ này rằng: Ta nên đâm thân máu chảy ra rươi đất chớ cho bụi dậy bẩn Đại sư ta. Ta này thân này quyết sẽ bại hoại, dùng làm chi thân hư ngụy như thế! Ta từ vô thỉ đến nay trôi lăn sanh tử hằng bị năm món dục làm tan mất thân mạng biết bao, mà chưa từng vì chánh pháp xả thân! Vậy nên, nay phải đâm thân máu chảy. Khởi nghĩ này rồi, liền cầm dao nhọn đâm khắp thân mình, máu chảy rươi đất. Đồng thời nàng trưởng giả và các bà con cũng học Thườnng Khóc đâm máu rưới đất. Bồ tát Thường Khóc, nàng trưởng giả thảy đều vì pháp nên đâm mình máu chảy cho đến chẳngkhởi một tâm niệm gì khác. Khi đó các ác ma chẳng năng làm gì được, cũng chẳng năng trở ngại sở tu thiện phẩm, vì tâm Thường Khóc thảy dũng mãnh quả quyết vậy.

Khi ấy, Thiên Đế Thích thấy việc này rồi, khởi nghĩ này rằng: Bồ tát Thường Khóc, nàng trưởng giả thảy rất là hiếm có. Vì do nhân duyên mến pháp trọng p[háp cho đến khắp cả thân thể đều đâm máu chảy, vì Sư thuyết pháp rưới khắp nơi đất, từng chẳng phát khởi một tâm niệm gì khác, khiến các ác ma chẳng làm chi được, cũng chẳng năng trở ngại chỗ tu thiện phẩm được! Đại sĩ lạ thay! Mới năng mặc áo giáp kiên cố hoằng thệ như thế, vì muốn lợi vui tất cả hữu tình, đem thuần tịnh chẳng đoái thân mạng, cầu nơi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hằng phát thề rằng: " Ta vì cứu vớt tất cả hữu tình chìm đắm sanh tử vô lượng vô biên thân tâm đại khổ mà cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, việc nếu chưa thành quyết không lui bỏ". Khi Thiên Đế Thích khởi nghĩ này rồi, biến Thường Khóc thảy máu thân đã cháy, tất cả đều thành nước hương chiên đàn, khiến chỗ đất rưới, quanh bốn bên tòa đều có hương khí chiên đàn lạ quí bất khả tư nghì của trên trời. Khi Thiên Đế Thích làm việc này rồi khen Thường Khóc rằng: Hay thay, hay thay! Chí nguyện Đại sĩ be72nương thế tục nên thi thiết có chắc khó lay, tinh tiến dũng mãnh chẳng khá nghĩ bàn, mến trọng cầu pháp rất là vô thượng. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ cũng do chí nguyện bềnn chắc tinh tiến dũng mãnh mến trọnng cầu pháp cũng quyết định sẽ chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thường Khóc lại khởi nghĩ này: Ta nay đã vì Pháp Dũng tát bày sư tử bảy báu, quét rưới đất sạch sẽ khiến cho sạch thơm, làm sao phải được các thứ diệu hương hoa tranng nghiêm nơi đất bốn phía quannh tòa, khi Đại sư thăng tòa sắp thuyết pháp, chúng ta cũng nên đem rải cúng dường. Khi ấy, Thiên Đế Thích biết chỗ nghĩ của kia, tức tốc biến làm hương hoa vi diệu, lượng như ngàn hộc của nước Ma Kiệt Đà, cung kính phụng thí Thường Khóc Bồ tát khiến cùng quyến thuộc đem dùng cúng dường. Khi ấy, Thường Khóc nhận hoa của Thiên Đế Thích dã thí rồi phân làm hai phần: Trước đem một phần cùng các quyến thuộc rải khắp nơi đất bốn phía quanh tòa, còn một phần nữa để đợi khi Đại sư thăng lên pháp tòa sẽ đem phụng rải.

Bấy giờ, Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát qua bảy ngày rồi, từ định tam ma địa môn đã du hý ung dung mà khởi, vì thuyết Bát nhã Ba la mật đa, vô lượng trăm ngàn quyến thuộc vây quanh. Từ nội cung ra thăng lên tòa sư tử, ở giữa đại chúng nghiễm nhiên mà ngồi. Bồ tát Thường Khóc khi đó lại một lần nữa được chiêm ngưỡnng Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, vui mừng nhảy nhót, thân tâm khoái thích. Ví như Bí sô buộc niệm một cảnh, bỗng nhiên được vào tĩnh lự thứ ba, bèn cùng quyến thuộc đem hương hoa vi diệu trước kia còn để lại phụng tán cúng dường. Đã cúnng dường xong đảnh lễ hai chân quanh hữu ba vòng lui ngồi một phía.

Bấy giờ, Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát bảo Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc rằng: Thiện nam tử! Lónng nghe, nghe kỹ, khéo suy nghĩ nhớ, ta sẽ vì ngươi tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa. Thường Khóc thưa rằng: Dạ xin nói cho, chúng tôi muốn nghe.

Pháp Dũng Bồ tát Thường Khóc rằng Thiện nam tử! Tất cả pháp bình đẳng nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng xa lìa. Tất cả pháp chẳng động nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng chẳng dộng. Tất cả pháp không niệm nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng không niệm. Tất cả pháp vô úy nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô úy. Tất cả pháp không sợ nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng khônng sợ. Tất cả pháp nhất vị nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng nhất vị. Tất cả pháp vô tế nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô tế. Tất cả pháp vô sanh nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũnng vô sanh. Tất cả pháp vô diệt nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô diệt. Thái hư không vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Nước biển cả vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Núi Diệu Cao vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Núi Diệu Cao nghiêm dẹp nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng nghiêm đẹp. Như thái hư không vô phân biệt nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô phân biệt.

Thiện nam tử! Sắc vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, thọ tưởng hành thức vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Nhãn xứ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Sắc xứ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, thanh hương vị xúc pháp xứ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Nhãn giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Sắc giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, thanh hương vị xúc pháp giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũnng vô biên. Nhãn thức giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên> Nhãn xúc vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Địa giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, thủy hỏa phong không thức giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Nhân duyên vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Các pháp theo duyên sanh ra vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Vô minh vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Thiện nam tử! Bố thí Ba la mật đa vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, phương tiện khéo léo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Nội không vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; ngoại khônng, nội ngoại không, khôngn không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi khônng, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bản tánh không, tiự tướng không, cộnng tướnng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh khônng, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô biến nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Chơn như vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Bốn niệm trụ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Khổ thánh đế vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, tập diệt đạo thánh đế vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Mười thiện nghiệp đạo vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Thí giới tu vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Bốn tĩnh lự vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Tám giải thoát vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; tám thắng xứ , chín thứ đệ định, mười biến xứ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Không giải thoát môn vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Đà la ni môn vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, tam ma địa môn vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Bồ tát thập địa vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên .

Thiện nam tử! Năm nhãn vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, sáu thần thông vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Phật mười lực vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Pháp vô vong thất vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, tánh hằng trụ xả vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Nhất thiết trí vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Bát nhã Ba la mật đa mươi hai tướng đại sĩ vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, tám mươi tùy hảo vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Quả Dự lưu vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ Đề vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Chư Phật Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Tất cả pháp hữu lậu vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, tất cả pháp vô lậu vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên. Tất cả pháp hữu vi vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên, tất cả pháp vô vi vô biên nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Kim cương dụ bình đẳng nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng bình đẳng. Tất cả pháp vô hoại nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô hoại. Tất cả pháp vô tạp nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô tạp. Tất cả pháp không sai biệt nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng khônng sai biệt. Tự tánh các pháp bất khả đắc nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa tự tánh cũng bất khả đắc. Các pháp vô sở hữu bình đẳng nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu cũnng bình đẳng. Các pháp vô sở tác nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng vô sở tác. Các pháp bất khả tư nghì nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả tư nghì.

Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc nghe thuyết các nghĩa sai khác Bát nhã Ba la mật đa tức ở trước tòa được sáu mươi ức tam ma địa môn. Chỗ gọi các pháp bình đẳng tam ma địa. Các pháp xa lìa tam ma dịa. Các pháp chẳng động tam ma địa. Các pháp vô niệm tam ma địa. Các pháp vô úy tam ma địa. Các pháp vô cụ tam ma địa. Các pháp nhất vị tam ma địa. Các pháp vô tế tam ma địa. Các pháp vô snah tam ma địa. Các pháp vô diệt tam ma địa. Hư không vô biên tam ma địa. Đại hãi vô biên tam ma địa. Núi Diệu Cao vô biên tam ma địa. Núi Diệu Cao nghiêm hảo tam ma địa. Như hư không vô phân biệt tam ma địa. Sắc thảy các uẩn vô biên tam ma địa. Nhãn thảy các giới vô biên tam ma địa. Nhãn xúc thảy vô biên tam ma địa. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy vô biên tam ma địa.

Địa giới thảy vô biên tam ma địa. Nhân duyên thảy vô biên tam ma địa. Các pháp theo duyên thảy vô biên tam ma địa. Các pháp theo duyên sanh ra vô biên tam ma địa. Các nhánh duyên khởi vô biên tam ma địa. Cá Ba la mật đa vô biên tam ma địa. Tất cả không vô biên tam ma địa. Các pháp chơn như thảy vô biên tam ma địa. Bồ đề phần pháp vô biên tam ma địa. Các thánh đế vô biên tam ma địa. Các thiện nghiệp đạo vô biên tam ma địa. Thí giới tu vô biên tam ma địa. Tĩnh lự vô lượng vô sắc vô biên tam ma địa. Giải thoát thắng xứ thảy đến biến xứ vô biên tam ma địa. Không, vô tướng, vô nghuyện giải thoát môn vô biên tam ma địa. Tổng trì, đẳng trì môn vô biên tam ma địa. Các địa Bồ tát vô biên tam ma địa. Các lực, vô úy, vô ngại giải, đại từ bi hỷ xả, pháp Phật bất cộng vô biên tam ma địa. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả vô biên tam ma địa. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô biên tam ma địa. Các tướng tùy hảo vô biên tam ma địa. Thanh văn thừa vô biên tam ma địa. Độc giác thừa vô biên tam ma địa. Vô thượng thừa vô biên tam ma địa. Pháp hữu lậu vô biên tam ma địa. Pháp hữu vi vô vi vô biên tam ma địa. Kim cương dụ bình đẳng tam ma địa. Các pháp không hoại tam ma địa. Các pháp không tạp tam ma địa. Các pháp không sai khác tam ma địa. Các pháp tự tánh bất khả dắc tam ma địa. Các pháp vô sở hữu bình đẳng tam ma địa. Các pháp vô sở tác tam ma địa. Các pháp bất khả tư nghì tam ma địa. Được như vậy thảy sáu mươi trăm ngàn tam ma địa.

Bồ tát Thường Khóc đã được sáu mươi trăm ngàn tam ma địa môn như thế tức thì hiện thấy các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại Đông Tây Nam Bắc bốn góc trên dươí đều như số cát Căng già Tam ma địa.

Thiên đại thiên thế giới, Thanh văn, Bồ tát, đại chúng vây quanh, đem danh như thế, cú như thế, chữ như thế, lý thú như thế, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa. Cũng như ta ngày nay ở thế giới Tam ma địa.

Thiên Đại thiên này, Thanh vănn, Bồ tát, đại chúng vâ quanh, đem danh như thế, cú như thế, chữ như thế, lý thú như thế, vì chúng các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa thảy không sai khác.

Bồ tát Thường Khóc từ đây về sau đa văn trí huệ bất khả tư nghì, in như đại hải, tùy sanh chỗ nào hằng thấy chư Phật, thường sanh cõi nước tịnh diệu chư Phật, thường sanh cõi nước tịnh diệu chư Phật. Cho đến trong mộng cũng thườnng thấy Phật vì thuyết Bát nhã Ba la mật đa, gần gũi cúng dường từng không tạm bỏ, lìa pháp không rảnh, đầy đủ có rảnh.

Hội Thứ Nhất
Phẩm Kiến Khuyến
Thứ 79

Thiện Hiện phải biết: Do lý thú này Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu oai đức thù thắng khiến các Bồ tát mau năng dẫn được Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn học sáu món Ba la mật đa cho mau viên mãn, muốn đủ thông đạt cảnh giới chư Phật, muốn được thần thông tự tại chư Phật, muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, muốn năng rốt ráo an vui lợi ích tất cả hữu tình, thời nên học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nên đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế cung kính lónng nghe, thọ trì đọc tụng, rốt ráo thông lợi, như nói tu hành, như lý suy nghĩ nghĩa thú thẳm sâu, biên chép lưu bố, vì người giải nói. Nên đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa rải thảy, áo mặc, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn sáng và bao nhiêu các thứ ngọc quý tạp vật cúnng dường, cung kính tôn trọng ngợi khen. Sở dĩ vì sao? Do sở thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây là mẹ chơn sinh dưỡng các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, là thầy chơn khuôn phép chúng các Bồ tát Ma ha tát. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều chung tôn trọng cung kính ngợi khen, tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát không ai chẳng cúng dường tinh siêng tu học. Đây là nơi dạy bảo chơn thật của Như Lai.

Bấy giờ, Phật bảo A Nan Đà rằng: Ngươi đối Như Lai có mến kính chăng? A Nan Đà thưa: Bạch Thế Tôn! Có mến kính! Bạch Thiện Thệ! Có mến kính! Như Lai tự biết tôi đối chỗ Phật thật có mến kính.

Phật bảo: Khánh Hỷ! Như vậy, như vậy. Ngươi đối chỗ Ta thật có mến kính. Ngươi từ xưa nay thường đem nghiệp từ thiện thân ngữ ý cung kính cúng dường, theo hầu nơi ta chưa từng trái lỗi. Khánh Hỷ! Ngươi nên như Tất cả pháp hiện tại đem thật mến kính cúng dường thân Ta, sau Ta Niết bàn ngươi cũng phải dùng mến kính cúng dường tôn trọng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế! Lần thứ hai, lần thứ ba, Phật đem Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế dạy bảo Khánh Hỷ khiến cho thâm mến kính cúng dường tôn trọng hơn thân Như Lai.

Lạ bảo: Khánh Hỷ! Ta đem Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế nay đối đại chúng phó chúc cho ngươi. Ngươi nên thọ trì, sau Ta Niết bàn cho đến một chữ chớ cho quên mất. Bát nhã Ba la mật đa như thế tùy ngần ấy thời gian lưu bố nơi đời, phải biết tức có chư Phật Thế Tôn hiện trụ thế gian, vì chúng thuyết pháp. Khánh Hỷ phải biết: Nếu có người đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây cung kính lóng nghe, thọ trì đọc tụng thẳm sâu đây cung kính lóng nghe, thọ trì đọc tụng rốt ráo thông lợi, như nói tu hành, như lý suy nghĩ nghĩa thú thẳm sâu, biên chép lưu bố, vì người giải nói. Lại đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa rải thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn sáng và bao nhiêu các thứ ngọc quý tạp vật khác cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, phải biết người này thường thấy chư Phật, lóng nghe chánh pháp, tu các phạm hạnh.

Khi Đức Bạc Già Phạm thuyết kinh này rồi, vô lượng chúng Bồ tát Ma ha tát, Từ Thị Bồ tát mà làm thượng chúng Bồ tát Ma ha tát, Từ Thị Bồ tát mà làm thượng thủ, Đại Ca Diếp Ba và Xá Lợi Tử, A Nan Đà thảy các Đại Thanh văn và những trời, rồng, người phi người thảy, tất cả đại chúng nghe Phật đã thuyết đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

Xem mục lục