Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

 

Tiểu sử Đại Sư Ribur Rinpoche

(1923 - 2006)

Đại sư Ribur Rinpoche sinh tại vùng Kham xứ Tây tạng vào năm 1923, được đức Đalai Lama đời thứ 13 xác nhận là hóa thân của sư trưởng trụ trì Tu Viện Ribur. Sư vào tu học ở Viện Sera, nhận nhiều giáo pháp từ các bậc thầy như đại sư Pabongka Rinpoche, hoàn tất bằng Geshe năm 1948.

[...] Từ khi lưu vong qua Ấn độ vào năm 1985, đại sư Ribur ra công viết lại tiểu sử của nhiều đấng đại đạo sư, như đức Đalai Lama đời thứ 13, cùng một bộ sử về Tây tạng, trong đó có cả tiểu sử của chính mình. Trong những năm trước khi qua đời, sư thường đi thuyết pháp và hướng dẫn các khóa nhập thất, thuyết pháp ở nhiều nơi trên thế giới như Úc, Tân Tây Lan, Mỹ và các nước Âu Châu. Với tính tình vui vẻ ấm cúng, trí tuệ sâu thẳm cùng lời dạy luôn gần gũi với thực tế, ngài là đấng đạo sư vô vàn kính yêu của Phật tử nhiều nơi trên thế giới.

[Đại sư Ribur Rinpoche viên tịch tháng 01 năm 2006. Ngài còn ngồi trong tư thế kiết già thiền định năm ngày sau khi dứt hơi thở, và để lại rất nhiều xá lợi.]

Bảo Quản Kinh Sách Phật Giáo

Kinh sách Phật Pháp chứa đựng lời dạy của Phật; có năng lực chở che chúng sinh không rơi vào ác đạo, lại có khả năng khai mở con đường giác ngộ. Vì vậy chúng ta cần thận trọng giữ gìn kinh sách, không nên để dưới đất, hay đặt nơi người khác có thể dẫm đạp lên, bước ngang qua hay ngồi lên trên. Khi mang theo bên mình nên bao bọc cẩn thận; khi cất giữ nên để nơi cao ráo sạch sẽ, không để chung với các loại đồ dùng thế tục khác. Tránh không đặt vật dụng thế tục lên trên kinh sách, không thấm nước miếng lật sách, vì làm như vậy là tự tạo ác nghiệp. Bao giờ cần tiêu hủy tài liệu có nội dung Phật pháp, nên đốt, không nên vất bỏ. Trước khi đốt, nên đọc một câu nguyện, hay tụng chú, ví dụ như chú OM AH HUM, quán tưởng chữ viết trong trang giấy hòa nhập vào chữ AH, và chữ AH tan vào trong thân mình, mang trí tuệ của Phật hòa vào dòng tâm thức của mình. Sau đó vừa đốt vừa tụng OM AH HUM. 

Lama Zopa Rinpoche khuyên rằng đối với hình ảnh của Phật, Bồ tát, các đấng Hộ Phật Mạn đà la, cũng như các bảo vật tượng trưng cho thân miệng ý của Phật, không nên đốt mà nên trân trọng cất giữ vào trong bảo tháp hay trong bọng cây, hoặc để nơi ráo cao thanh tịnh. Cũng có thể đặt vào trong lồng chim bằng gỗ, rồi niêm kín lại. 

Như vậy biểu tượng của thân miệng ý của Phật sẽ không đến nỗi phải rơi vãi dưới đất. 

Trích Nghi Thức Tụng Niệm FPMT

Hội Bảo Tồn Truyền Thống Phật Giáo Ðại Thừa.

Tham Khảo thêm về Phật Giáo Tây Tạng

http://nalanda.batnha.org - Thư Viện Nalanda [Vietnamese

Nalanda Library] – lưu trữ tài liệu Phật học đến từ Phật Giáo Tây

Tạng theo truyền thống cựu học viện Nalanda

http://www.vietnalanda.org/ - Viet Nalanda Foundation – tạo

nhịp cầu nối kết giữa những Kim-Cang hữu và thân hữu người

Việt tại khắp nơi trên thế giới.

http://www.thuvienhoasen.org - Thư Viện Hoa Sen

http://quangduc.com - Tu Viện Quảng Đức

http://www.daouyen.com - Đạo Uyển – trang Phật Học Tiếng Việt, bao gồm nhiều tài liệu đáng kể, đặc biệt là bộ Từ Điển Phật Học với phần Phụ Lục Ngoại Ngữ rất hữu ích.

Nguyện cho Bồ đề tâm

Nơi nào chưa phát triển

Sẽ nảy sinh lớn mạnh.

Nơi nào đã phát triển

Sẽ tăng trưởng không ngừng

Không bao giờ thoái chuyển.

Mọi sai sót là của người dịch

Mọi công đức xin hồi hướng pháp giới chúng sinh.

 Nguồn: http://www.vietnalanda.org

Xem mục lục