Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Để nhận biết những yếu tô" gây phiền não biểu lộ trong chúng ta, chúng ta cần chú ý và cẩn trọng. Từ lúc chúng ta quyết tâm hành động, nói năng và suy nghĩ theo một cách lợi lạc sự chú ý ngăn chúng ta khỏi xao lãng. Sự cẩn trọng khiến chúng ta ý thức những hành vi, lời nói và tư tưởng của chúng- ta. Khi sự cẩn ữọng ghi nhận ữong một thái độ gây phĩền não, nó báo cho chúng ta sự nguy hiểm.

Truyền thống Kadam của Phật giáo Tây Tạng căn dặn:

Khỉ bạn ngồi một mình, hãy quan sát tâm bạn.

Khi bạn ở với người, hãy quan sát lời bạn.

Chúng ta có nhiều bận rộn trong tâm đến độ rất thường chúng ta không ý thức cái gì đi qua trong chứng ta. Chúng ta nghĩ đến tất cả điều muôn làrri và phải tổ chức, đến mức chúng ta không biết rỗ mình là ai vì sự chú ý của chúng ta luôn luôn hướng ra ngoài. Để chữa điều này, quan trọng là thu xếp mỗi ngày "một chốc lát yên lặng", để thư giãn và một mình, để đọc những cuốn sách thú vị hay đơn giản ngồi và suy nghĩ. Nhìn lại những cái gì đã đi qua trong ngày là việc tốt: cái chúng ta đã làm và tại sao, cái những người khác đã nói và làm, chúng ta đã phản ứng thế nào, cái chúng ta đã biểu lộ và cái chúng ta không biểu lộ.

Chốc lát yên lặng này cho chúng ta cơ hội "tiêu hóa" cái chúng ta đã sông, ý thức về những tư tưởng và tình cảm của chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta ,đã biểu lộ thiện cảm với người nào đang khó khăn, hay chúng ta không cảm thấy thương tổn trong một tình huống mà nếu như trước kia thì rất khó chịu. Chúng ta biết những tiến bộ để trau dồi những trạng thái tâm thức tích cực tốt lành. Chúng ta cũng thấy những thái độ không khách quan và tiêu cực của chứng ta. Vô ích khi tự chỉ trích vì những điều ấy. Chúng đơn giản chỉ hiện ra lúc ấy. Trong mức độ chúng ta là những người bình thường, những xúc cảm tiêu cực thỉnh thoảng có mặt là tự nhiên thôi. Đổ không phải là lý do để cảm thấy tội lỗi cũng không phải để làm ngơ với chúng.

Những xúc cảm khó chịu có thể tan biến khi thực hành những phương pháp được giải thích ữong chương này. Chẳng hạn, chúng ta thấy rằng chính một suy diễn về hoàn cảnh làm phát khởi cơn giận. Một khảo sát chú tâm về những sự việc cho chúng ta thấy rõ những phóng chiếu sai lầm của chúng ta. Bấy giờ chúng ta thử xem xét hoàn cảnh trong một viễn cảnh hiện thực và nhân từ hơn. Chính như vậy chúng ta sẽ làm biến mất những xúc cảm khó chịu. Tiếp theo chúng ta có thể quyết định phải ý thức hơn trong tương lai, không thể thả lỏng, về lcri nói hay thân thể, cho những thái độ gây phiền não ấy thao túng.

Chúng ta sẽ thấy trong chốc lát yên lặng ấy rằng chứng ta nghiêng về một số tiêu cực nào đó hơn những người khác, điều này sẽ thúc đẩy chúng ta cẩn trọng hơn trong đời sông hàng ngày. Chúng ta có thể tập quen với một viễn cảnh rộng mở rỗng rang và đầy bi mẫn. Điều đó giúp chúng ta thấy những sự vật theo cách tích cực hơn, và những hoàn cảnh bắt đầu xuất hiện với chúng ta theo cách khác. Tiếp theo, khi những sự cố cùng một bản chất xảy ra trong ngày/ ehúng ta sẽ ghi nhận được những phóng chiếu sai lầm và những thái độ gây phiền não trước khi chúng chiếm lấy chúng ta.

Bằng cách giải thoát khỏi những quan niệm sai lầm và chuyển hóa tâm thức của chúng tạ, chúng ta sẽ thưởng thức hơn nữa đời sông khi sông vì những lợi ích của những người khác. Chính như vậy mà cuộc đời chúng ta sẽ khai mở toàn bộ ý nghĩa của nó.

Xem mục lục