Đặc biệt, trong một ngày tu lần này, thay vì chương trình ánh sáng Phật pháp như thường lệ, chùa Hoằng Pháp được cung đón Đại sư Garchen Rinpoche quang lâm viếng thăm cũng như thuyết pháp cho quý Phật tử. Đây là lần thứ ba chùa vinh dự được đón tiếp các vị Đại sư Tây Tạng đến thăm và thuyết giảng.
Được biết, Đại sư Garchen Rinpoche thuộc dòng Drikung Kagyu, sinh trưởng tại miền đông Tây Tạng. Là đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigpen Sumgon, vị tổ lừng danh của dòng phái Drikung Kagyu trong Phật giáo Tây Tạng. Đại sư được vị tổ tiền nhiệm của dòng Prikeny Kyabgon Zhiwe Lodro tuyên nhận là một hóa thân vào năm lên 11 tuổi. Ngài học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn của thành tựu giả Chime Dorje cũng như được nhận giáo huấn thiền định từ bổn sư của ngài là Chenpo Munsel, một đạo sư phái Nying Ma. Và trải qua bao gian khổ, thử thách, ngài đã thành tựu viên mãn trong sự tu tập của mình.
Đúng 7h30, trong không gian tràn ngập sự hân hoan và niềm phấn khởi, toàn thể quý Phật tử đã xếp thành hai hàng danh dự từ ngoài cổng tam quan vào đến nhà khách để cung nghinh Đại sư quang lâm. Sau khi có lời thăm hỏi Thượng tọa trụ trì cùng chư Tăng bổn tự, vào lúc 8h30, Đại sư đã có thời pháp thoại đến toàn thể hội chúng.
Với chủ đề “Phát khởi bồ đề tâm”, Đại sư đã chỉ cho đại chúng thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc phát tâm bồ đề. Bồ đề ở đây có nghĩa là trí tuệ. Trí tuệ ở đây chỉ sự giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là nội tâm đủ sức thẩm định, đủ lực phán đoán, không còn bị bất luận một sự kiện nào chi phối, từ đó hướng đến sự giải thoát. Cũng vậy, tất cả chúng ta ai ai cũng có Phật tính, nhưng tạm thời lại không nhận ra vì đang bị che mờ, chi phối bởi chướng ngại, phiền não. Khi chúng ta nhận thức, phát khởi lòng tin vững chắc và trưởng dưỡng bồ đề tâm thì lúc ấy Phật tính sẽ hiển bày, đạo lộ hướng đến quả vị giải thoát sẽ rộng mở đón chúng ta.
Bên cạnh đó, Đại sư còn chỉ ra khi phát khởi bồ đề tâm sẽ có hai loại là bồ đề tâm tương đối và bồ đề tâm viên mãn.
Phát tâm thông qua việc tu tập bốn món tâm vô lượng là từ, bi, hỉ, xả, từ đó luôn vì lợi ích của tất cả mọi người, ban rải lòng từ đến với mọi người, cảm nhận đau khổ và giúp mọi người thoát khổ, đây là bồ đề tâm tương đối. Và khi chúng ta tu tập đến sự không còn bám chấp, không còn phân biệt, không còn đối đãi, chứng ngộ trí tuệ nguyên sơ thì khi ấy là bồ đề tâm viên mãn. Qua đây, Đại sư cũng khuyến tấn đại chúng phải nên cố gắng dụng công tu tập để đạt được bồ đề tâm viên mãn, góp phần lợi lạc cho chúng sinh.
Buổi chiều cùng ngày, Đại sư tiếp tục có thời pháp đến đại chúng. Từ vấn đề “Phát khởi bồ đề tâm” vào buổi sáng liên hệ đến pháp môn niệm Phật, Đại sư đã chỉ ra rằng, khi chúng ta phát tâm bồ đề kiên cố sẽ rất dễ tu tập để được vãng sinh về cõi Cực lạc của Phật A Di Đà. Từ đó Đại sư đã trình bày về bốn nguyên nhân để được vãng sinh về Tây phương cực lạc. Bốn nguyên nhân đó là:
1. Luôn nhớ nghĩ tới đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh độ.
2. Tích lũy công đức.
3. Phát nguyện mạnh mẽ và thanh tịnh.
4. Luôn luôn phát khởi bồ đề tâm.
Một điều quan trọng, chúng ta phải thường xuyên niệm Phật, thường xuyên quán tưởng về đức Phật A Di Đà, đem sự tu tập cũng như câu Phật hiệu vào cuộc sống. được như vậy thì mọi hành động, suy nghĩ và lời nói của chúng ta đều hướng về đức Phật Di Đà. Khi ấy tâm ta hoàn toàn trong sạch thanh khiết, luôn nhớ tưởng cảnh giới tây phương, điều đó đồng nghĩa với việc sau khi mạng chung chúng ta sẽ được về đất nước của Phật A Di Đà.
Sau khi lĩnh hội những pháp âm của Đại sư truyền trao, toàn thể hội chúng đều rất hoan hỷ và y giáo phụng hành.
Cuối thời pháp, thay mặt chư Tăng bổn tự, Đại đức Thích Tâm Trung, phó trụ trì chùa Hoằng Pháp gởi tặng Đại sư bức tranh “Đêm hoa đăng kỷ niệm đức Phật A Di Đà được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp”.
Chương trình tu học một ngày chính thức được khép lại vào lúc 15h30. Nhân ngày tu, BTC gởi tặng quý Phật tử VCD “Chủ nhân của nghiệp” và lịch tổ chức khóa tu năm 2014.
Bhutan : Những đền Chùa, Tu viện Uy nghi nhất Thế giới Đến Bhutan, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những đền chùa, tu viện uy nghi nhất thế giới.Bhutan, vương
Người viết rất phân vân giữa 2 từ ngữ “phiếm đàm” và “mạn đàm”, và người viết cũng tra hỏi từ điển đủ loại. Cuối cùng được trả lời như sau:Mạn đàm: Trao
Shunryu Suzuki (1904-1971) là một thiền sư phái Tào Động, người lập Tu Viện Phật giáo đầu tiên ngoài châu Á (Trung tâm Núi Thiền Tassajara). Ông lập trung tâm Thiền San
Hành trình kỳ lạ của người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 3: Cuốn nhật ký để đời Nóc chùa Thiên Chơn với mô hình tháp ở Bồ đề đạo tràng Ấn
Tình Nàng Ca KỹTô Đông Pha là một danh sĩ đời Tống bên Tàu, đậu Á-nguyên lúc mới mười chín tuổi. Dưới mắt các vị Hàn Lâm thời đó, Tô Đông Pha
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt