Tin Tức (680)


HỌC CÁCH TÙY THUẬN

553

Bây giờ mình bàn cái câu của ông Dũng đi, là phải 24/7 nghĩa là cái hậu thiền định rất quan trọng. Thật sự đời sống của mình nó nằm hoàn toàn trên hậu thiền định chớ mình ngồi thiền một ngày được mấy tiếng đâu? Mà cái hậu thiền định là nó liên quan tới cái câu của anh Quang Tồn trích từ trong kinh Duy Ma Cật đó: “Nếu như mình mà đắm trước vô mùi vị của thiền định nhiều quá mà không có phương tiện thiện xảo thì đó là trói buộc”. Thì chính cái hậu thiền định đó đó, hai cái đó đầy đủ (thiền định và hậu thiền định) nên nó mạnh. Bởi vì ngồi thiền thì nó sướng rồi, mà nếu như mình ngồi thiền suốt rồi làm sao mình giúp đỡ người khác được; mà muốn giúp đỡ người khác thì mình phải bình thường, anh ở tâm thức bình thường thôi; mà lúc đó mới có phương tiện thiện xảo.
Cho nên bây giờ mình bàn lại, theo Hồng Ngọc thì sao? Hậu thiền định là sao?
_Thưa thầy hậu thiền định theo con là mình duy trì chánh niệm tỉnh giác, trên cái mà mình tiếp xúc sau cái thiền định đó. Thì con cũng thấy cái chuyện thầy nói là quan trọng, ngồi thiền đó là mình chỉ có ngồi thiền một tiếng đồng hồ, tỉnh lặng một tiếng thôi, còn những cái bình thường đó là mình sống được bằng chánh niệm tỉnh giác thì mình duy trì được hậu thiền định đó.
Con nói thêm một chút nữa chỗ duy trì chánh niệm tỉnh giác, giống như thầy nói, “Muốn khởi cũng không được”, con có thấy cái duy trì chánh niệm tỉnh giác của mình, nếu như mình làm được nó tự nhiên, là đến một lúc nào đó mình muốn không chánh niệm tỉnh giác cũng không được.
_Thì hồi đầu là thầy nói vậy đó, mình chánh niệm tỉnh giác; nhưng mà chánh niệm tỉnh giác của mình là có khởi, và có chấm dứt; mình phải chánh niệm tỉnh giác cho tới khi nào nó đụng tới cái tánh giác nó vốn chánh niệm tỉnh giác như vậy. Chính cái đó nó liên tục, chính cái đó thầy nói nó là cái Tan Tra, là một cái dòng thanh tịnh tương tục đó.
Thì chánh niệm tỉnh giác của mình bây giờ có khởi đó chính là tịnh quang con, còn cái chánh niệm tỉnh giác của tánh giác nó thường hằng như vậy thì đó là tịnh quang mẹ, thì tu hành là để mà tiếp xúc cái đó. Hai cái nó tiếp xúc với nhau.
Chớ còn chánh niệm tỉnh giác của mình nó chỉ đề khởi thôi, cái đó chưa phải là cái thường hằng được; chính cái tánh giác nó mới thường hằng được. Chẳng lẻ mình đề khởi, đề thuận như thế mãi sao? Mình đề khởi làm sao mà tới lúc nào đó nó đụng chạm nó tiếp xúc với tánh giác nó vốn thường tỉnh giác như vậy đó.
Bởi vì cái mục đích của tất cả các tông phái Phật giáo là tới cái chỗ vô công dụng đạo. Là không có công dụng nữa, không có tu nữa, mà không tu nữa là chính khi đó mình lọt hoàn toàn vô trong đó mình mới không tu nữa chớ còn cứ chánh niệm tỉnh giác hoài làm sao nổi.
Rồi bây giờ mười hai tháng rồi, năm tới cứ tiếp tục chánh niệm tỉnh giác miết vậy làm sao chịu nổi. Thành ra thiền định hay hậu thiền định, nó chỉ là phương tiện, cái quan trọng nhất là thiền định và hậu thiền định là nó phải tiếp xúc và nó bắt gặp chánh niệm tỉnh giác thật, cũng là định Pháp giới.
Cái định đó là cái định của Pháp Giới chớ không phải cái định ai lập ra. Mình cứ hiểu sai lầm là cái định là do mình lập, nhưng mà nên nhớ là: định của mình dầu có lập ở tứ thiền gì đó mình cũng lập một bầu trời trong một bầu trời thôi. Cái bầu trời thật sự là nó không ai lập hết, bởi vậy trong kinh điển có nói vậy đó: Dầu đức Phật có ra đời hay không, có thuyết pháp hay không thì tánh Không nó vẫn vậy.
Thành ra cái quan trọng là mình phải đạt tới cái định của tánh Không, nó tự nhiên như vậy, tu hành của mình là đạt tới cái đó chớ chẳng lẽ tu miết sao, phải hông?
Thành ra thiền định hay hậu thiền định gì đó nói theo như Đại Toàn Thiện của Tây Tạng, thứ nhất là phải thấy, thứ hai mới thiền định, thứ ba mới là hạnh, cho nó trọn vẹn, thứ tư là quả. Ông nào nhanh thì bốn cái đó nó nhanh hơn, còn ông nào chậm thì đi các đường khác vậy.
Tất cả chỉ là cái thấy đầu tiên đó thôi, nhưng mà cái thấy đó nó phải được giữ gìn được làm quen, đừng có xa lìa cái thấy đó. Đó là thiền định, rồi tới cái hạnh là cái thấy đó mình phát triển trong tất cả mọi mắt tai mũi lưỡi thân ý, chớ không phải là chỉ nhắm mắt thôi đâu. Đi đứng nằm ngồi, thì đó là cái hạnh, như vậy nó sẽ tới cái quả.
Cũng là cái thấy đó nhưng mà nó thấm, bắt đầu nó thấm ở cái tâm mình sau đó nó thấm qua khẩu mình và cuối cùng nó thấm vô thân mình nữa, bởi vậy hồi hôm mình có nói “Đi đứng nằm ngồi cất tay dỡ chân đều là đạo tràng” đó.

Cái cốt lõi nền tảng đó, chỗ gọi là Pháp thân, chỗ thì gọi là tự tánh như ngài Lục Tổ, hoặc là Tánh giác hay gì gì đó… nhưng mà mình phải tiếp xúc được cái đó, gặp gỡ cái đó rồi mới sống trong cái đó, thì lúc đó mình mới thấy cái hậu thiền định này chỉ là biểu hiện của tánh giác thôi.
Tóm lại bốn cái mà mình cho là sanh tử đó đó, phải hông? Sanh tử là bốn trạng thái: thức, ngủ, mộng, trung ấm; đều là sự biểu lộ của tánh giác hết. Nếu như mình làm thì phải làm cho tới nơi tới chốn, chớ bây giờ mình tránh nó đâu có được

Bốn trạng thái, đó chính cái câu mà ngài Huệ Năng gọi là tự tánh khởi dụng đó. Tự tánh khởi dụng ra trạng thái thức, tự tánh khởi dụng ra trạng thái ngủ, tự tánh khởi dụng ra trạng thái thiền định, và tự tánh khởi dụng ra trạng thái trung ấm; cho nên cái quan trọng nhất là mình phải gặp gỡ cái tự tánh đó là gì, ngay khi nó thể hiện trong đời sống này. Và mình sống trong đó cho đến thuần thục, thì lúc đó chẳng qua là bốn trạng thái chỉ là cái tự tánh khởi dụng, chỉ là cái biểu hiện của tánh giác thôi.
Tùy theo cái nghiệp của mình phải hông, tùy theo cái nghiệp, thí dụ như ông này cái nghiệp ông ở bệnh viện thì tối ngày ông ở bệnh viện thôi, còn thầy ở đây, thì thầy thấy cây cối thôi, hai nghiệp khác nhau nhưng mà đó chỉ là tự tánh khởi dụng thôi, phải hông? Chớ bây giờ đổi làm sao được, bây giờ thầy đổi vô chỗ của ông cũng đâu có được, mà ông nhảy ra ông ra ngoài này ông ở đây ông cũng buồn, thành ra cái vấn đề là mình phải gặp gỡ cái tự tánh đó là cái gì, và mình sống trong đó đến cái độ mà mình thấy, bốn cái trạng thái của con người là: thức ngủ, thiền định, và trung ấm; bốn trạng thái đó là do tự tánh khởi ra hết. Tất cả sanh tử nó đều được nhiếp vô trong tự tánh đó hết, trong cái tự tánh Niết bàn đó hết.

Tánh Hải Kính ghi

553

Chùa Viên Quang - Châu Đốc, An Giang.

Tên thường gọi: Viên Quang.Địa chỉ: 82 Đốc Phủ Thu, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 866988.Chùa toạ lạc tại số 82 Đốc Phủ Thu, thj xã Châu Đốc, tỉnh An

2,524
Trích từ Truy Môn Cảnh Huấn:

Đạo làm thầy (Trích từ Truy Môn Cảnh Huấn)   * Pháp sư Phật Quang Chiếu hiệu Đông Bình ở núi Thượng Trúc dạy học đồ : - Làm người khó, mà

12,270
ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19, LỜI KHUYÊN TỪ MỘT VỊ THIỀN SƯ

Thiền sư Pomnyun SunimThiền sư Pomnyun (còn được biết đến là Thiền sư Pháp Luân, Trí Quang Đại sư) nổi tiếng ở đất nước Hàn Quốc vì những đóng góp quan trọng

850
Chùa Ngọc Giang - Long Xuyên, An Giang.

Tên thường gọi: Ngọc Giang.Địa chỉ: 80B Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, An Giang.ĐT: 076 844708.Tịnh xá toạ lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường

1,551
LÀM QUEN VỚI TÁNH GIÁC

(Trên con đường tu hành, khi chúng ta chưa thật sự làm quen và sống bằng tánh giác, chúng ta chỉ thấy tâm thanh tịnh trong những giờ công phu thiền định,

559
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc