Đầu tháng 4, Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ an vị đại tượng Đức Phật A Di Đà cao 44 m, lớn nhất Việt Nam hiện nay, tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn ở xã Vĩnh Phương, phía tây thành phố Nha Trang.
Tượng Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam cao 44 m. Đường kính tòa sen chân đế là 24 m. Ảnh: Mỹ Giang. |
500 tăng ni và 10.000 phật tử thập phương đã về dự đại lễ và chiêm bái bức tượng Phật A Di Đà với chiều cao 44 m, gấp đôi tượng Phật trắng tại chùa Long Sơn (phường Phương Sơn, TP Nha Trang).
Thượng tọa Thích Trừng Thi, trụ trì chùa Tòng Lâm Lô Sơn cho biết, chùa có từ năm 1954, tọa lạc trên diện tích 5 ha. Từ năm 2002, chùa bắt đầu được xây dựng lại và năm 2009 xây tượng Phật khổng lồ này. Đến nay, tổng kinh phí xây chùa lên trên 20 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng bức đại tượng bằng bê tông trên 6 tỷ. Thượng tọa hy vọng chùa và bức đại tượng nằm ngay cạnh quốc lộ sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn của phật tử và du khách thập phương.
Cận cảnh bức tượng. Ảnh: Mỹ Giang. |
Gần đây, nhiều ý tưởng xây đại tượng Phật đã được đề xuất với chính quyền thành phố Nha Trang. Đó là công trình tượng Phật Thích Ca bằng đá cao 70-100 m tại khu vực hòn Dồ, phía nam thành phố Nha Trang (xã Phước Đồng) và bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 108 m ở núi Cô Tiên, phía bắc Nha Trang (phường Vĩnh Hòa).
Nếu tất cả công trình đều được thực hiện, tại Nha Trang sẽ có 3 pho tượng Phật khổng lồ “trấn” ở 3 cực bắc, nam và tây. Đó là chưa kể pho Kim thân Phật Tổ trên đỉnh đồi Trại Thủy, thuộc chùa Long Sơn ở trung tâm Nha Trang.
Bức tượng được xây dựng trên một ngọn đồi. Ảnh: Mỹ Giang. |
Nói về việc xây dựng tượng Phật, Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, xây tượng lớn quá sẽ khó bảo trì, nếu để bị hoen ố, bám bẩn là có tội, thiếu tôn kính Đức Phật.
Lường trước những khó khăn này, Thượng tọa Thích Trừng Thi cho biết, chùa đã chuẩn bị giàn giáo chắc chắn để sẵn sàng cho việc bảo đảm pho tượng A Di Đà luôn trắng đẹp.
Mỹ Giang
Việt Nam rực rỡ qua bộ ảnh 360 độTrang 360cities tập hợp những tấm hình panorama (chụp toàn cảnh) về các địa danh nổi tiếng thế giới, trong đó có ảnh về
NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO LUẬN LÝ HỌC Á ĐÔNGPHAN KHÔI (1887-1959) Khổng Tử và cái thuyết “chánh danh” của ngàiNhiều lần tôi có nhắc tới cái thuyết “chánh danh” của Khổng Tử. Ở
Tánh Không khi nó đầy đủ không phải chỉ có lý tánh Không thôi đâu, mà nó chuyển dần dần qua sự. Ví dụ như tông Duy Thức nói Đại Viên Cảnh
QUÁN TÁNH KHÔNGTHEO TRUNG QUÁN LUẬN1. Tại sao phải quán?Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song
Tang lễ cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu:Thông tin đặc biệt: Lễ tưởng niệm và nhập bảo thápGNO - Trực tuyến lễ tưởng niệm và nhập bảo tháp cố Trưởng lão HT.Thích
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt