- Làm người khó, mà làm Thầy người ta cũng chẳng dễ.
- Khó là sao ?
- Là vì phải có thiên tư, có học vấn, có kiến thức, có khí tượng.(1) Nếu không có thiên tư, không có học vấn, không có kiến thức, không có khí tượng mà được nên người, thì chưa bao giờ có trường hợp này.
- Có thiên tư rồi mới có học vấn, có học vấn rồi mới có kiến thức, có kiến thức rồi mới có khí tượng. Có đủ như thế mà chưa được nên người là sao vậy ?
- Là vì thiên tư không cao, học vấn không rộng, kiến thức không minh, khí tượng không nhã, thì cũng không thể nên người được.
Bởi không cao thì hèn, không rộng thì hẹp, không minh thì thường, không nhã thì tục. Nếu đã cao mà lại trí, đã rộng mà lại đạt, đã minh mà lại chánh, đã nhã mà lại văn. Có đủ bốn điều này thì đủ tư cách làm người vậy.
Hơn nữa, muốn làm Thầy người ta mà chỉ có như thế thì cũng chưa đủ. Như vậy há cũng chẳng dễ sao ? Nói đến việc muốn làm Thầy người ta, thì phải có tông chỉ, có giáo nghĩa, có pháp tướng. Nếu tông chỉ không vững vàng, pháp tướng không thông suốt, giáo nghĩa không rõ ràng, thì cũng chưa thể làm Thầy người ta được. Phải nắm chắc được tông chỉ, phân tích được giáo nghĩa, giải minh được pháp tướng. Nhưng, nếu chẳng có Thầy truyền, chẳng tỏ được cảnh quán, mà muốn làm Thầy người ta thì cũng chưa bao giờ có trường hợp này.
Đã có Thầy truyền đúng đắn, có cảnh quán rõ ràng, mà không tỏ suốt ý Phật thì cũng không thể được. Có người đã tỏ suốt ý Phật, mà không quên được cảnh quán, không bặt dứt được tri kiến, không lià bỏ được pháp chấp, mà làm bậc đạo sư người, thì cũng chưa có lẽ đó bao giờ. Đã đủ ba điều này, mà không biết tiến thoái, không biết đắc thất thì cũng không thể được.
Cho nên nói làm người khó, mà làm Thầy người ta cũng chẳng dễ vậy.
Thích Lệ Trang dịch
_Thưa thầy, con thắc mắc cái chất lượng của việc cúng dường có ảnh hưởng tới thái độ của người cúng dường đó nghiêm túc chân thật, vậy là nó tăng chất
TÍNSở dĩ tất cả những gì Phật dạy được kết tập, gọi là Kinh(8) – theo truyền thốngHoa dịch – là vì mỗi một thành tố của những Pháp ngôn ấy đều
Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời và hạnh phúc Cũng cùng một đời sống, cùng hít thở không khí, cùng ăn uống ngủ nghỉ, cùng một sinh hoạt của cuộc
I. Tổng Quát Về Thần ChúI.1/ Nguồn gốcThần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm.Theo tinh thần của
Cyndi Dale sinh: 1959 là một tác giả nổi tiếng thế giới, diễn giả, người chữa lành và tư vấn kinh doanh, tư vấn trực quan và chữa bệnh cho hơn 30.000
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt